Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Phá rừng phòng hộ trồng sắn và những hệ lụy tại Tây Nguyên

Phá rừng phòng hộ trồng sắn và những hệ lụy tại Tây Nguyên (Tamnhin.net) -
(Tamnhin.net) - Các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum) đang ồ ạt phát triển diện tích sắn (mỳ) không theo quy hoạch, kế hoạch không những phá vỡ quy hoạch phát triển cơ cấu cây trồng mà còn làm suy thoái đất trên địa bàn.

Cây gỗ thông gần 40 tuổi bị cưa hạn tại Di Lăng, huyên Sơn Hà (Quảng Ngãi). Ảnh: Internet

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, chỉ riêng vụ hè thu năm nay, tuy mới giữa vụ mà các tỉnh Tây Nguyên đã trồng trên 122.580 ha sắn . Địa phương nào cũng trồng vượt kế hoạch diện tích, trong đó tỉnh Gia Lai có diện tích sắn nhiều nhất, với trên 50.670 ha, kế đến là tỉnh Kon Tum 35.500 ha, Đắk Lắk trên 24.000 ha, diện tích sắn còn lại là của tỉnh Đắk Nông.

Trong hai năm trở lại đây, giá sắn trên thị trường tăng cao nên đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên tự ý đổ xô vào chuyển đổi cây trồng sang phát triển cây sắn. Chỉ riêng tại Đắk Lắk, năm 2003, cả tỉnh chỉ có 9.007 ha sắn nhưng đến nay theo kế hoạch chỉ có trên 20.000 ha thì nay đã tăng lên trên 24.000 ha, tỉnh Gia Lai cũng tăng diện tích sắn lên gần gấp đôi so với kế hoạch diện tích... Nghiêm trọng hơn, nhiều địa phương còn “phớt lờ” để đồng bào phá rừng phòng hộ, lấn chiếm đất rừng trái phép, hoặc để đồng bào tự ý phá vỡ hợp đồng với các doanh nghiệp trồng rừng, trồng cây bông vải lấy đất chuyển sang trồng sắn. Tại huyện các Ea Súp, Krông Bông (Đắk Lắk), Sa Thầy, Chư Pưh (Gia Lai), Tuy Đức, Krông Nô (Đắk Nông)...đồng bào các dân tộc đã phá hoặc lấn chiếm đất rừng trái phép hàng ngàn ha để trồng sắn. Qua khảo sát, trong quá trình sản xuất, phần lớn, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên chỉ tập trung khai thác triệt để nguồn dinh dưỡng trong đất mà không chú trọng đến chế độ đầu tư thâm canh cũng như áp dụng các biện pháp luân, xen canh, cải tạo đất, nhất là một số diện tích trồng sắn trên các chân đất dốc gây xói mòn dẫn đến suy thoái đất.


Bà con huyện miền núi sông Hinh (Phú Yên) phá rừng trồng sắn trên đồi cao (Ảnh: Internet)

Các tỉnh Tây Nguyên cần có biện pháp xử lý nghiêm túc các địa phương buôn lỏng công tác quản lý để dân tự ý phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép trồng sắn. Cũng theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên cần sớm quy hoạch cũng như ứng dụng các tiến bộ về giống, quy trình kỹ thuật luân canh, xen canh, không độc canh, quảng canh và chế độ canh tác cây sắn trên đất dốc...nhằm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững./.

Quang Huy


 -Tây Nguyên lại ồ ạt trồng sắn (VOV)-Tuy mới giữa vụ hè thu nhưng các tỉnh Tây Nguyên đã trồng trên 122.580 ha sắn.

Tổng số lượt xem trang