Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Phong trào Dân chủ



Các đảng phái và tổ chức chính trị
Dù bị cấm đoán, kiểm soát và bắt bớ gắt gao từ phía chính quyền nhưng các đảng phái và tổ chức chính trị vẫn được thành lập và bí mật hoạt động. Như một minh chứng cho sự khát khao tiếp nối những truyền thống anh hùng của dân tộc. Thể hiện cho khát vọng những giá trị tốt đẹp của người dân Việt nam đối với một xã hội tự do – dân chủ. Và năm 2006 là một năm đáng nhớ đối với lịch sử cách mạng dân chủ Việt Nam, cùng trong năm này nhiều đảng phái và tổ chức chính trị đã nối nhau ra đời. Điều này đã thách thức sự cầm quyền độc tôn của đảng cộng sản đã mấy chục năm nay.
Đảng dân chủ thế kỷ XXI
Người lãnh đạo và đồng thời chủ tịch đảng là cụ Hoàng Minh Chính. Đảng Dân chủ được thành lập từ năm 1946 và có mặt trong chính phủ liên hiệp của nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà lúc bấy giờ. Cùng với quá trình chuyên chính vô sản của mình, đảng cộng sản đã dần gạt các đảng phái khác tham gia đời sống chính trị và độc quyền lãnh đạo đất nước. Đảng dân chủ cũng nằm trong số đó, và từ đó đến nay đảng không hoạt động. Nhận thấy đảng cộng sản đã không thực hiện những điều họ đã hứa trước quốc dân đồng bào trước đây: Là mang lại hạnh phúc và tự do dân chủ cho người dân, mà ngược lại người dân thì bị cướp đi các quyền căn bản của mình và phải sống trong sự bất công ngày càng gia tăng. Người chủ tịch đảng năm xưa đã quyết chí phục hoạt đảng Dân chủ với tên gọi mới: “Đảng Dân chủ thế kỷ XXI”, với mong muốn lấy lại các quyền tự do dân chủ đã bị đảng cộng sản cướp mất, đồng thời mang lại những giá trị mới và tốt đẹp mang tính thời đại cho người dân. Khi phục hoạt đảng Dân chủ (năm 2006) cụ đã ngoài 80 tuổi. Lời kêu gọi của vị chủ tịch đảng lảo thành đã lập tức nhận được sự hưởng ứng to lớn của các tầng lớp nhân dân cũng như giới trí thức trong và ngoài nước. Ngay sau đó cụ đã bị nhà cầm quyền quản thúc tại gia, không cho người đến thăm viếng ngay cả khi cụ bị ốm đau do tuổi cao. Và bên ngoài ngôi nhà của cụ tại Hà Nội là ngôi nhà Việt nam, đảng dân chủ vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi vị chủ tịch cao tuổi của mình đang bị quản thúc. Vài năm sau, một số người của đảng dân chủ đã bị bắt giam như: Luật sư Lê Công Định, Nguyễn Tiến trung (vốn là một kỹ sư điện đang làm việc tại Pháp, nặng lòng với vận mệnh đất nước nên anh đã về nước tham gia đảng dân chủ để đấu tranh cho nền dân chủ Việt nam), Trần Anh Kim (ông trước đây là cựu sĩ quan quân đội, nay đấu tranh phản đối chính sách bất công của nhà cầm quyền đối với người dân, ông quê ở Thái Bình)…; ở trong nhà giam vì mong muốn nhanh chóng được thả ra để tiếp tục tranh đấu cho lý tưởng, họ đã giả vờ nhận lỗi để được tự do. Nhưng nhà nước đã lừa dối họ và làm kẻ thất tín khi tiếp tục xử tù họ, dù rằng họ chỉ thực thi quyền công dân của mình là thành lập và tham gia đảng phái.
Đảng Thăng tiến Việt Nam
Với mục tiêu mong muốn cho Việt Nam thăng tiến nhanh hơn trên con đường dân chủ hoá và phát triển đất nước, đảng “Thăng tiến Việt Nam” ra đời và lấy tên gọi làm tôn chỉ hoạt động của mình. Nhà dân chủ trẻ là Luật sư Lê Thị Công Nhân cũng đồng thời là phát ngôn viên của đảng này.
Khối 8406
Khối này có tên gọi chính thức là “Liên minh nhân dân vì dân chủ”. Ra đời với mục đích liên minh các phong trào đấu tranh dân chủ trong nước thành một khối để phấn đấu cho mục tiêu chung là dân chủ hoá đất nước. Liên minh được thành lập ngày 8.4.2006, vì thế mới có tên gọi là khối 8406 do được ghép lại bằng ngày, tháng và năm ra đời. Liên minh quy tụ nhiều nhà dân chủ nổi tiếng và có uy tín trong nước.
Công Đoàn độc lập
Do tiến trình công nghiệp hoá phát triển mà vì thế giai cấp công nhân Việt Nam cũng đã trở nên đông đảo hơn trước. Những người công nhân sống tập trung tại các khu công nghiệp hoặc những thành phố lớn. Họ đến đây từ nhiều miền quê của đất nước với mong muốn tìm được một công việc tốt để mưu sinh. Và bao giờ cũng vậy, có hoạt động sản xuất thì có những tranh chấp lao động phát sinh.
 Những bất công và vi phạm từ phía giới chủ đối với công nhân đã không được giải quyết thoả đáng. Công đoàn nhà nước không phải là người đại diện và đứng về phía công nhân khi có tranh chấp lao động xảy ra. Ngược lại, tổ chức công đoàn nhà nước còn liên kết với giới chủ để kiềm toả người lao động, không đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của họ. Nhiều cuộc đình công, bải công tự phát của công nhân tại các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài đã nổ ra. Do không có người đại diện và lãnh đạo mà những đòi hỏi của họ phần lớn không được đáp ứng hoặc đáp ứng không thoả đáng, và bị đối xử thô bạo trong một số trường hợp. Trước tình hình đó, cuối năm 2006 “Công Đoàn Độc Lập” được thành lập để bảo vệ và đoàn kết giới công nhân. Tổ chức là người đại diện đích thực cho người công nhân, bảo vệ và đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng của họ. Nó đối trọng với Công Đoàn nhà nước, vốn là một tổ chức do nhà nước lập ra, làm theo sự chỉ đạo của nhà nước thay vì đại diện cho giới công nhân. Tổ chức công đoàn đã chọn một người lãnh đạo xứng đáng cho mình là ông Nguyễn Khắc Toàn. Từ nay giai cấp công nhân Việt Nam đã có người lãnh đạo và đại diện đích thực của mình, vì quyền lợi của người công nhân.
Chính quyền đã không thừa nhận Công đoàn độc lập, coi họ là một tổ chức không hợp pháp và ra tay đàn áp, bắt bớ. Nhiều nhà hoạt động công đoàn đã bị bắt giam như : Đoàn Huy Chương, Nguyễn Thị Minh Hạnh, Bùi Kiến Quốc…; mặc dù vậy Công Đoàn Độc Lập vẫn không ngừng lớn mạnh cùng với sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam. Vì rằng giới công nhân cần một tổ chức thực sự là người đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, và đó không là ai khác ngoài tổ chức Công đoàn Độc lập mà họ đã gửi gắm niềm tin.

Các nhà dân chủ tiêu biểu
Linh mục Nguyễn Văn Lý
Là một vị Linh mục của đạo Công giáo tại giáo phận Huế, ông là người kính chúa yêu nước. Người mà mọi người vẫn gọi ông với cái tên trìu mến: Cha Lý. Trước bối cảnh các tôn giáo (trong đó có đạo Công giáo của ông) bị bách hại, nhân quyền của người dân bị chà đạp mà cha Lý đã dấn thân cho con đường đấu tranh vì tự do tôn giáo và dân chủ hoá đất nước. Bị nhà nước bắt và giam cầm nhưng cha vẫn luôn giữ vững đức tin nơi chúa và sức mạnh của tự do. Dù đứng trước toà án hay nơi tù ngục, người ta luôn nhận thấy ở cha phong thái hiên ngang của một con người đấu tranh cho chân lý và lẽ phải. Cha luôn đặt niềm tin vào sự tất thắng của lực lượng dân chủ Việt Nam.
 Linh mục Nguyễn Văn Lý xứng đáng là niềm tự hào của mọi người dân nước Việt, những người đang cần đến một điểm tựa tinh thần để vượt qua nổi sợ hải mà chế độ độc tài đã gieo rắc khắp nơi, từ đó mà họ có đủ dũng khí đứng lên tranh đấu để đòi quyền tự do – dân chủ cho đất nước và cho chính bản thân mình.

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn
Đã nhiều năm nay bác sĩ Phạm Hồng Sơn tranh đấu cho công cuộc dân chủ hoá đất nước. Ông bị nhà cầm quyền bắt giam nhiều lần và đã phải ngồi tù vì lý tưởng tranh đấu của mình. Với một trí Tuệ sắc sảo cùng lối lý luận sắc bén ông đã nhiều lần phân tích bản chất và bộ mặt thật của chính quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây cho nhà cầm quyền nhiều sự lúng túng và tức giận. Ông lên tiếng ủng hộ các nhà dân chủ khác để cùng họ tranh đấu cho một mục đích chung.
Trước cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp của nhà nước năm 2011, bác sĩ Sơn đã lên tiếng kêu gọi dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử do nhà nước dàn dựng. Vào ngày chính quyền mở phiên toà sơ thẩm xét xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ (đầu năm 2011) bác sĩ Sơn cùng nhiều người khác đã đến dự để bày tỏ sự ủng hộ đối với nhà dân chủ này; ông cùng với Luật sư Lê Quốc Quân và một số người khác nữa bị bắt giam. Sau đó 10 ngày được thả ra và ngay lập tức ông lại xuất hiện trên đài phát thanh để lên án nhà cầm quyền. Bác sĩ Sơn là một ngọn cờ tranh đấu dân chủ mà nhiều người đang hướng tới.

Luật Sư Nguyễn Văn Đài
Là người có quê gốc ở tỉnh Hưng Yên và hiện tại anh sinh sống tại Hà Nội. Nhà dân chủ này đồng thời cũng là một tín đồ của đạo tin lành, người luôn tin tưởng vào những ân phước mà chúa sẽ ban cho sự nghiệp dân chủ hoá đất nước Việt Nam. Từng là cố vấn pháp luật cho chủ tịch đảng Dân chủ là cụ Hoàng Minh Chính và là người khởi thảo bản tuyên ngôn, anh đã góp phần to lớn cho sự phục hoạt của Đảng Dân chủ thế kỷ 21.
Trăn trở với những nổi oan khuất và bất công mà người dân phải gánh chịu trước một nền tư pháp không minh bạch, anh mở Văn phòng Luật sư “Thiên Ân” để giúp đỡ họ về mặt pháp lý và tinh thần. Anh cũng đồng thời là sáng lập viên của “Tổ chức Luật sư vì công lý”. Vì những hoạt động dân chủ và giúp đỡ dân oan của mình mà Luật sư Đài đã bị chính quyền bắt giam vào năm 2006 rồi bị kêu mức án 4 năm tù. Là một người hiểu rõ những giá trị cao đẹp của sự tự do - dân chủ mà mình theo đuổi, anh vẫn bình thản trước trước phiên tòa bất công xét xử mình và lời tuyên án mà họ đưa ra. Chúa đã che chở và ban phước cho anh trong những năm tháng lao tù để tiếp tục cho sự nghiệp dân chủ cao cả. Với uy tín và lòng yêu tự do của mình, Luật sư Nguyễn Văn Đài trở thành niềm ngưỡng mộ của nhiều người yêu nước tại Việt Nam.

Nhà dân chủ trẻ Phạm Thanh Nghiên
Người con gái nhỏ nhắn mới ngoài 20 tuổi quê ở Hải Phòng này mang trong tim một mối quan tâm sâu sắc đối với sự tồn vong đất nước và khát khao cho một tiền đồ tươi sáng của dân tộc.
Cô thực sự là niềm tự hào của giới trẻ Việt Nam, thể hiện cho ý chí kiên cường và lòng dũng cảm trước bạo quyền và bất công. Xứng đáng là con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu khi cô đã dám đứng lên một mình đấu tranh cho chân lý và sự thật. Trước thái độ hèn hạ của nhà cầm quyền dâng đất và biển đảo cho Trung Quốc, cô không thể im lặng nhìn một phần lảnh thổ đất nước và cũng là xương máu của tiền nhân để lại rơi vào tay Trung cộng, cô đã đã lớn tiếng phản đối thái độ bán nước của nhà cầm quyền. Cô dự định tổ chức một cuộc biểu tình để phản đối thái độ khiếp nhược của nhà nước trước sự xâm lấn của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi nhân dân Việt Nam đứng lên bảo vệ lảnh thổ đất nước. Bị công an và chính quyền địa phương ngăn cản, cuộc biểu tình dự định đã không diễn ra được. Trước tình hình đó, cô quyết định có hành động dứt khoát để đánh động dư luận, cứu nguy tổ quốc, và cô đã toạ kháng tại nhà trong khi công an vẫn vây hảm chung quanh. Trước ngôi nhà của mình, Phạm Thanh Niên đã trưng biểu ngữ phản đối hành động bán nước của chính quyền Việt Nam. Hành động dũng cảm của người con gái bé nhỏ này đã thực sự thức tỉnh dư luận trong và ngoài nước, đồng thời phơi bày bộ mặt bán nước và thái độ hèn hạ luồn cúi quan thầy Trung cộng của chính quyền Hà Nội.
Câu nói nổi tiếng của cô trước việc đất đai và biển đảo Việt Nam bị mất về tay Trung cộng được các đài phát thanh quốc tế phát đi đã lay động nơi hàng triệu con tim: “Chúng ta sẽ đấu tranh để lấy lại những gì đã mất và ngăn chặn những gì sẽ mất trong tương lai”. Mục tiêu tranh đấu của cô là bảo vệ chủ quyền lảnh thổ đất nước, thức tỉnh lòng yêu nước của người dân trước hiểm hoạ xâm lược của Trung cộng.

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ
Ông là con trai của nhà thơ nổi tiếng đồng thời là Bộ trưởng bộ Canh Nông trước đây trong chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà Cù Huy Cận. Là người đã từng du học tại Pháp quốc, Cù Huy Hà Vũ hiểu được những giá trị tốt đẹp của một xã hội tự do – dân chủ mà nước Pháp mang lại cho người dân của mình. ông mong muốn những giá trị đó được thực thi trên đất nước Việt Nam, nơi mà người dân đang phải chịu quá nhiều bất công đau khổ do thể chế chính trị độc tài.
Nổi tiếng là người cương trực với nhiều bài phát biểu thẳng thắn chỉ trích những sai trái của chính quyền, ông đã được nhiều người tiến bộ trong và ngoài nước biết đến. Bằng trình độ học vấn tài năng của mình về luật pháp, ông đã biến điều đó thành những hoạt động tích cực trong việc bênh vực và bảo vệ người dân thấp cổ bé họng trước sự áp bức của chính quyền. Là người nhiệt huyết với vận mệnh dân tộc, ông đã nhiều lần gửi thư lên giới lãnh đạo cao nhất của nhà nước để đề đạt những nguyện vọng của mình đối với sự phát triển và tiến bộ của đất nước. Đáp lại những tình cảm chân thực đó của ông là sự im lặng và làm ngơ của nhà cầm quyền.
Những hoạt động dân chủ của ông đã trở nên đa dạng và phong phú: Tiến hành các trợ giúp pháp lý để bảo vệ dân oan, bênh vực các giáo dân công giáo bị bắt giam vô cớ vì thực thi quyền tự do tôn giáo, viết bài cổ suý tự do dân chủ cho đất nước, gửi thư can gián những quyết sách sai lầm của nhà cầm quyền…; chính quyền đã tiến hành bắt giữ và đưa ông ra xét xử vào đầu năm 2011 với mức án tại phiên toà sơ thẩm là 7 năm tù.Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ là một người có tâm huyết với sự tiến bộ của đất nước và hạnh phúc của người dân.

Luật sư Lê Thị Công Nhân
Nữ Luật sư khi sinh ra được cha mẹ đặt cho tên gọi “Công Nhân” (với hy vọng sau này con mình sẽ thành một người công dân có ích cho xã hội, mang lại sự công bằng và nhân ái cho mọi người). Cô đã xứng đáng với tên gọi đó khi dấn thân vào con đường tranh đấu cho dân chủ để mang lại sự tự do và công bằng cho nhân dân mình. Năm 2006 Công Nhân bị nhà cầm quyền kết án 3 năm tù vì những hoạt động dân chủ của mình, cô sẵn sàng chấp nhận ngồi tù vì những giá trị tự do mà mình theo đuổi cho dân tộc. Là một người phụ nữ kiên định và có trí tuệ, cô luôn nhất quán mục tiêu tranh đấu dù trong hoàn cảnh nào. Với lối ứng xử mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ chân lý, ngay cả khi ở trong nhà tù cô cũng nhận được sự nể phục từ những kẻ là đại diện cho bạo quyền. Khi Tổng Thống Ba Lan có ý định mời Công Nhân sang đất nước ông tị nạn chính trị, cô đã gửi lời cảm ơn và nói rằng: “Tôi sẽ ở lại trong nước để tranh đấu, cho đến chừng nào đất nước Việt Nam có được tự do – dân chủ”. Với vóc người nhỏ nhắn và tính cách dễ mến, cô được mọi người yêu tự do và dân chủ cảm mến bởi sự kiên định của cô đối với sự nghiệp dân chủ hóa đất nước.

Vi Đức Hồi – Lương tri và thức tỉnh
Từng là giám đốc trường đảng của huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn và nắm giữ nhiều chức vụ khác trong bộ máy chính quyền cộng sản, nhà dân chủ Vi Đức Hồi đã làm một cuộc cách mạng triệt để trong nhận thức bản thân để dấn thân cho sự nghiệp đấu tranh cho dân chủ.
Từ vị trí là người đào tạo cán bộ đảng, lương tri đã thức tỉnh trong con người Vi Đức Hồi để đưa anh đến với lý tưởng tự do – dân chủ và những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Nhận thấy sự sai trái và nguy hại mà những gì đảng cộng sản đang làm cho dân tộc, anh đã đoạn tuyệt với chính quyền để tìm đến với con đường giải thoát dân tộc khỏi ách độc tài. Những bài viết của anh phê phán đường lối sai lầm của đảng cộng sản và cổ suý cho tự do – dân chủ thể hiện sự thức tỉnh sâu sắc của một con tim hướng thiện. Sẵn sàng từ bỏ những đặc quyền đặc lợi mà những chức vụ có thể mang lại để chọn cho mình lý tưởng dân chủ, Vi Đức Hồi thực sự là một người có tấm lòng yêu nước chân chính, vì hạnh phúc và tương lai của dân tộc mà quên bản thân mình. Với nảo trạng của một kẻ độc tài, chính quyền đã bắt giam anh, quy cho anh cái tội chống đảng và chống nhà nước. Đầu năm 2011 anh bị toà án nhà nước đưa ra xét xử với mức án 5 năm tù giam vì lý tưởng yêu nước của mình. Con người và cuộc đời của nhà dân chủ Vi Đức Hồi là hành trình đi tìm chân lý, đại diện cho sự thức tỉnh lương tri của mỗi người dân Việt Nam để tìm đến với những giá trị tự do – dân chủ đích thực của con người.

Sự trở lại của niềm tin bị đánh mất
Đã từ lâu người dân Việt Nam sống trong bóng đêm của sự lừa dối và nhồi sọ tư tưởng của nhà nước độc tài, đối mặt với những giá trị cuộc sống bị đảo lộn nên đã đánh mất niềm tin ngay trong tiềm thức của chính mình. Họ không còn tin vào pháp luật, chân lý và những giá trị tốt đẹp của con người. Người dân đã bị nhà cầm quyền cướp đi các quyền tự do căn bản, bị trói buộc trong guồng máy độc tài nên đã trở nên bất lực và ngơ ngác trước hiện thực. Nhà cầm quyền nắm giữ và quyết định tất cả, biến những công dân của mình thành những chú cừu ngoan ngoản. Họ nói đúng là đúng, nói sai là sai và nói đúng thành sai, nói sai thành đúng đều được; tóm lại chính quyền nói sao dân biết vậy, không ý kiến và cũng không cả thắc mắc.
Người dân im lặng trước sức mạnh của bạo quyền, lòng dân căm ghét chế độc tài nhưng không dám phản đối vì sợ bị trả thù và gây khó dễ. Hơn 80 triệu người dân Việt như một hồ nước đầy đang bị con đập vây quanh, chỉ chờ ngày vỡ bờ thoát khỏi sự vây hảm. Sự xuất hiện của phong trào Dân chủ như một luồng gió mới mang lại hy vọng và niềm tin cho dân tộc Việt Nam. Sự dấn thân của các nhà dân chủ mang lại sức mạnh tinh thần và sự thay đổi nhận thức trong nhân dân. Toàn thể nhân dân đã lấy lại được những niềm tin đã bị đánh mất mấy mươi năm nay, chờ ngày phá tan ách độc tài toàn trị để mang lại hạnh phúc cho dân tộc và đất nước Việt Nam.


Tổng số lượt xem trang