(GDVN) – Theo nguồn tin của hãng thông tấn Anh Reuters ngày 3/7/2011, chính quyền Hàn Quốc trong thời gian tới đây sẽ đệ trình lên Liên Hợp Quốc tuyên bố mở rộng vùng đặc quyền kinh tế (EFZ) trên khu vực Biển Hoa Đông, động thái này có thể châm ngòi cho những xung đột về lãnh thổ liên quan đến hai quốc gia láng giềng khác là Trung Quốc và Nhật Bản.
Biển Hoa Đông |
Reuters trích dẫn nguồn tin của thống tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết vào cuối năm nay 2011, chính phủ Hàn QUốc sẽ đệ trình Liên Hợp Quốc tài liệu chính thức liên quan đến tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế mở rộng của nước này trên Biển Hoa Đông.
Yonhap cho biết việc đệ trình tài liệu tuyên bố chủ quyền này sẽ được gửi đến Ủy Ban Giới Hạn Thềm Lục Địa (CLCS) của Liên Hợp Quốc. Thông tin này đươc môt quan chức giấu tên được thông tấn Yonhap trích dẫn.
“Để đệ trình tài liệu chính thức lên CLCS, chính phủ Hàn Quốc đang cân nhắc và xử lý các dữ liệu liên quan” – quan chức được yêu cầu giấu tên cho hay.
Trong tài liệu dự định gửi Liên Hợp Quốc lần này, Seoul sẽ tuyên bố rằng thềm lục địa mở rộng tự nhiên của Bán đảo Triều Tiên kéo dài tới khu vực Okinawa Trough ở Biển Hoa Đông, đồng nghĩa với việc vùng EFZ của Hàn Quốc sẽ vượt giới hạn cũ.
Biển Hoa Đông cũng là một trong những vùng biển của châu Á đang tồn tại nhiều tranh chấp xuất phát từ những phát hiện liên quan đến năng lượng dầu mỏ và khí đốt.
Yonhap cho biết việc đệ trình tài liệu tuyên bố chủ quyền này sẽ được gửi đến Ủy Ban Giới Hạn Thềm Lục Địa (CLCS) của Liên Hợp Quốc. Thông tin này đươc môt quan chức giấu tên được thông tấn Yonhap trích dẫn.
“Để đệ trình tài liệu chính thức lên CLCS, chính phủ Hàn Quốc đang cân nhắc và xử lý các dữ liệu liên quan” – quan chức được yêu cầu giấu tên cho hay.
Trong tài liệu dự định gửi Liên Hợp Quốc lần này, Seoul sẽ tuyên bố rằng thềm lục địa mở rộng tự nhiên của Bán đảo Triều Tiên kéo dài tới khu vực Okinawa Trough ở Biển Hoa Đông, đồng nghĩa với việc vùng EFZ của Hàn Quốc sẽ vượt giới hạn cũ.
Biển Hoa Đông cũng là một trong những vùng biển của châu Á đang tồn tại nhiều tranh chấp xuất phát từ những phát hiện liên quan đến năng lượng dầu mỏ và khí đốt.