Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Tấm biểu ngữ gây tranh cãi

Tiến sỹ Thọ và tấm biểu ngữ gây tranh cãi
TS Đỗ Xuân Thọ biện minh cho khẩu hiệu gây tranh cãi trong cuộc biểu tình
-Tấm biểu ngữ gây tranh cãi BBC cũng đã hỏi chuyện Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ từ Hà Nội, người nói ông đã "bị bắt hai lần".
Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ: Lần thứ nhất là hôm mùng 10/07, tôi không chịu nổi vì bức xúc về việc công an đàn áp biểu tình, rồi Trung Quốc nó lộng hành quá cho nên tôi quyết định xuống đường cùng các cháu sinh viên.

Thế nhưng, khi vừa mới đến tôi đã bị bắt và bị hỏi cung rất dữ dội. Cả đoàn chúng tôi đã đấu tranh rất nghiêm chỉnh và xác định là chúng tôi là những người không có tội.
Lần thứ hai là hôm 17/07 sau khi có kêu gọi của các nhóm yêu nước. Tôi chuẩn bị kỹ càng hơn với khẩu hiệu mà tôi và các đồng đội của tôi đã nghiền ngẫm nhức đầu là muốn giải quyết vấn đề xâm chiếm của Trung Quốc phải chung sức với Mỹ, Nhật, Ấn Độ và EU để "xé Trung Quốc ra thành nhiều quốc gia độc lập".
BBC: Vâng, tấm biểu ngữ của ông đã gây ra khá nhiều tranh luận trên các diễn đàn mạng, thưa ông. Một số người nói ông đang nhằm vào phá hoại nền hòa bình của Trung Quốc, chứ thông điệp vì biển đảo Việt Nam qua đó lại bị loãng đi.
Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ: Không, đấy là những chính khách nói. Tôi cam đoan là với các lực lượng ngầm ở Mỹ, Nhật, Ấn Độ và ở EU thì đó là một khát khao không bao giờ nói ra nhưng họ cũng đều muốn xé Trung Quốc ra làm nhiều quốc gia độc lập.
Và đấy cũng là ước vọng của nhân dân Trung Quốc.
Tiến sỹ Thọ và tấm biểu ngữ gây tranh cãi
TS Đỗ Xuân Thọ biện minh cho khẩu hiệu gây tranh cãi trong cuộc biểu tình
Theo nhóm chúng tôi nghiền ngẫm trong ba năm thì đấy là cách giải quyết triệt để nhất mối hiểm họa phương Bắc đối với Việt Nam.
Tôi nghĩ khẩu hiệu của tôi là đánh trúng vào huyệt đạo của Trung Quốc và cái đó làm Bắc Kỳ cực kỳ sợ sệt và cực kỳ kinh hãi.
Một khẩu hiệu nữa mà tôi ưng ý là ‘Sự bành trướng của Trung Quốc ảnh hưởng đến an ninh và hòa bình TG. Đấy là khẩu hiệu nhẹ nhàng hơn khẩu hiệu của chúng tôi.
BBC: Không khí cuộc biểu tình ở cả hai bên, theo ông trải nghiệm, là như thế nào?
Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ: Tôi bị gãy chân từ trước nên công an họ giật cái biểu ngữ ra khỏi người tôi và đẩy lên xe cùng với một sốngười khác. Sau đó, chúng tôi xuống đồn CA Mễ Trì thì cuộc đấu tranh ở đấy thật tuyệt vời.
Trong số người bị bắt có một phụ nữ đi khám bệnh bị đưa lên xe vô cớ. Xuống đến nơi thì bà này chửi um lên và nói rằng đã như thế thì Chủ Nhật tuần sau bà cứ đi biểu tình với những người yêu nước.
Ngoài ra còn có hai cháu bé tiểu học bị bắt. Tôi hỏi các cháu làm sao bị bắt, bố mẹ các cháu đâu thì các cháu nói chúng cháu bỏ học để đi biểu tình cùng với các ông các bà, với các chú các bác.
Tôi nhận xét rất trung thực như thế này. Họ làm rất căng trên ĐSQ Trung Quốc để chứng tỏ cho TQ thấy rằng họ đàn áp cuộc biểu tình rất cứng rắn.
Nhưng mà xuống đến chỗ tiếp đón thì họ lại dùng những lời lẽ là: "Mời các bác xuống đây để nói chính kiến của mình chứ ở trên đó nóng lắm".
Tôi thấy xuống công an Mỹ Đình thì không ai bị đánh đập. Mọi người đều tỏ ra rất phẫn nộ, thậm chí có những lời lăng mạ độc địa nhưng công an ở dưới Mễ Trì tỏ ra khá là nín nhịn.
Nguồn: -Người biểu tình 17/07 kể chuyện-BBC




(không hiểu sao Đông A lại có giả thiết này, nó xúc phạm những người đi biểu tình. Mà sao chuyện bé xé ra to. ... )

-Điều tôi không ngờ tớiĐông A

Photobucket
Thông thường tôi hay nghĩ tới nhiều phương án, giả thuyết để soi rọi các vấn đề mà tôi quan tâm. Nhưng quả thật có một phương án mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới, cho đến tận hôm nay, khi xem các bức ảnh chụp biểu tình, tôi mới giật mình nhận ra điều tôi không ngờ tới. Đó là bức ảnh ở trên, tôi lấy trên mạng internet.

Vừa mới hôm qua, báo Trung Quốc có bài viết Các nước láng giềng đe dọa hòa bình của Trung Quốc thì ngay hôm nay, ngay tại cuộc biểu tình của các "nhân sĩ, trí thức hàng đầu của đất nước" có ngay khẩu hiệu "Cùng chung tay xé Trung Quốc thành nhiều quốc gia độc lập". Vậy tôi phải hiểu thông điệp của biểu tình như thế nào đây? Khẩu hiệu của cuộc biểu tình không phải là thông điệp của cuộc biểu tình sao? Như vậy, phải chăng các "nhân sĩ, trí thức hàng đầu của đất nước" muốn khẳng định trước toàn thế giới rằng người Việt Nam đang muốn phá hoại nền hòa bình của Trung Quốc?

Đúng là có một khả năng mà tôi thật sự chưa bao giờ ngờ tới: hay là các cuộc biểu tình là do Trung Nam Hải giật dây? Nếu không phải thì sao khẩu hiệu của cuộc biểu tình hôm nay lại trùng khớp với sự dẫn dắt dư luận của truyền thông Trung Quốc đến như vậy? Khẩu hiệu như vậy tôi chưa từng thấy ở các cuộc biểu tình lần trước. Giờ đây tôi thấy rằng trong phân tích của tôi cần phải đưa thêm một phương án nữa.

Tổng số lượt xem trang