Các nhà lập pháp ở Trung Quốc đã thông qua một đạo luật mà họ nói là sẽ gây nhiều khó khăn hơn cho các cơ quan hành pháp khi tiến hành trục xuất, cưỡng bức người dân.
Giới lập pháp TQ cũng tin rằng đạo luật vốn được xây dựng sau mười hai năm và trải qua nhiều tranh luận trong quá trình soạn thảo, sẽ cải thiện các quyền công dân, theo phái viên Chris Hogg của BBC từ Thượng Hải.
Tại Trung Quốc,chính phủ sở hữu toàn bộ đất đai và khi chính quyền địa phương muốn tái phát triển một khu vực, họ thường ra lệnh trục xuất để buộc người dân phải di dời khỏi nhà, đất của họ.
Quy định này có thể bị lạm dụng và đôi khi chính quyền địa phương dựa vào đó để huy động cảnh sátvà các nhân viên an ninh triển khai các biện pháp cứng rắn và bạo lực để đảm bảo việc chắc chắn cưỡng chế thành công người dân rời bỏ nhà cửa, đất đai của họ.
Đạo luật mới được thông qua, theo các nhà soạn thảo, sẽ bảo vệ các quyền của người dân khi dân có thể uỷ quyền cho các nhà quản trị với các quyền lực mà họ cần có để thực hiện các chức phận của mình.
Tuy nhiên vẫn theo phái viên Chris Hogg, việc cân bằng các quyền của chủ sở hữu nhà và quyền của chính quyền địa phương thường rất khó khăn.
Lỗ hổng luật pháp
Đây chính là lý do tại sao người ta đã phải mất tới 12 năm tranh luận và bàn thảo trước khi soạn thảo xong các quy định.
Các quy định mới sẽ loại trừ bạo lực trong việc thực thi pháp luật.
Các nhà lập pháp cũng nói rằng các cơ quan có thẩm quyền cũng không nên 'giải phóng mặt bằng' vào các ngày nghỉ lễ hoặc vào ban đêm, trừ khi có trường hợp khẩn cấp.
Nhưng luật mới lại không định nghĩa rõ ràng những gì cấu thành một trường hợp khẩn cấp, điều được tin là có thể tạo ra lỗ hổng luật pháp để các chính quyền địa phương có thể khai thác.
Báo chí do nhà nước kiểm soát ở TQ đang gọi đạo luật mới thông qua là một văn bản luật pháp được chờ đợi lâu nhất từ trước tới nay ở nước này.
Luật mới được ban hành tiếp theo các quy định pháp luật khác được công bố vào hồi tháng Giêng, vốn hứa hẹn các mức giá đền bù công bằng hơn cho các chủ nhà bị mất tài sản do bị công hữu và đồng thời chấm dứt các hoạt động phá hủy bắt buộc mà không có sự chuẩn thuận pháp lý.
Đạo luật mới sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
Tất nhiên, các giả định như vậy đi kèm với một thái độ chấp nhận ngầm rằng sẽ có một số người giàu lên nhanh chóng hơn những người khác, và rồi những lợi ích mới có được đó sẽ được phân chia xuống cho người khác.
Ngày nay, ở Trung Quốc đã xuất hiện một tầng lớp trung lưu khá giả hơn, người dân có nhiều tiền tiết kiệm hơn và ít nợ nần hơn.
Tuy nhiên, có những bằng chứng thuyết phục cho thấy sự tăng trưởng kinh tế đã tạo nên sự phất lên nhanh chóng của một số người, đồng thời khoảng cách chênh lệch giàu nghèo cũng tăng tới mức chóng mặt.
Những chênh lệch này cho thấy sự mong manh ẩn giấu bên trong mức tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc.
Dưới sự bảo trợ của Đảng cộng sản, tại Trung Quốc đã xuất hiện nhanh chóng giới nhà giàu tư nhân.
Việc tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước, với các phúc lợi nhà ở hay phúc lợi xã hội đi kèm, việc tái quy hoạch đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, và sự bùng nổ xây dựng, đã đem lại những cơ hội khổng lồ để cá nhân làm giàu.
Bản phúc trình về mức độ giàu có toàn cầu trong năm 2010 của Credit Suisse nói rằng các hình thức tài sản này tính ra đạt mức 9.600 đô la giá trị tài sản trên một đầu người ở Trung Quốc nếu chỉ tính người trưởng thành.
Báo cáo cho thấy rằng mặc dù mỗi công dân Trung Quốc có trung bình tài sản là 17.126 đô la - gần gấp đôi so với các nền kinh tế tăng trưởng cao khác như Ấn Độ - nơi con số này là 6.327 đô la.
Nhưng sự giàu có không được phân chia đồng đều.
Việc tư nhân hóa các tài sản trước đây thuộc sở hữu nhà nước rõ ràng đã tạo nên một lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc, mà sự phất lên của nhóm người này, các cá nhân, là nhờ hưởng lợi từ những phí tổn công.
Phân cách nông thôn - thành thị
Trong năm 2010, hệ số Gini tại Trung Quốc - thước đo về mức phân phối giàu nghèo trong một xã hội - là 0,47 (giá trị 0 tương ứng mức bình đẳng, giá trị 0 tương ứng mức cực kỳ bất bình đẳng).
Hệ số Gini 0,4 thường được coi là ở mức cảnh báo quốc tế cho thấy sự bất bình đẳng ở mức nguy hiểm.
Sau ba thập niên tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc vẫn còn là một nền kinh tế nặng tính nông thôn.
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhưng khoảng 50,3% dân số Trung Quốc (674,15 triệu người) vẫn đang sống ở các vùng nông thôn.
Trong năm 2010, người dân nông thôn có thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 5.900 nhân dân tệ (tương đươn 898 đô la), chưa bằng một phần ba dân thành thị, 19.100 nhân dân tệ (tương đương 2.900 đô la).
Chênh lệch tại một số thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải so với các nơi khác cũng có sự khác biệt lớn.
Vào thời điểm cuối năm 2009, ba tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc là Tây Tạng, Vân Nam và Tứ Xuyên, theo cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng của Trung Quốc; hơn 50 hạt ở các tỉnh này không có dịch vụ ngân hàng.
Điều này có nghĩa rằng người dân những nơi này không hề có các dịch vụ tài chính cơ bản.
Đáng quan ngại đặc biệt là nhóm đông lao động di cư.
Vào cuối năm 2009, Trung Quốc có 229,8 triệu lao động nông thôn di cư, trong đó khoảng 149 triệu người làm việc bên ngoài khu vực quê nhà.
Theo con số chính thức thì tiền lương hàng tháng trung bình, nhiều người trong số họ làm việc trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp, lên tới 1.417 nhân dân tệ. Tuy nhiên các tường thuật không chính thức cho thấy nhiều người chỉ kiếm được chưa tới 1.000 nhân dân tệ một tháng.
Và bởi phải đi làm xa quê, mức lương thấp không đủ bù đắp cho những hy sinh cá nhân to lớn, như phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, ăn ở tồi tàn, và đặc biệt là không được hưởng các phúc lợi liên quan đến việc có đăng ký hộ khẩu.
Cái giá đáng trả?
Câu hỏi đặt ra cho Trung Quốc là liệu có đáng trả giá như vậy để đổi lấy mức độ tăng trưởng đó không.
Đây chẳng hề là câu hỏi mới.
Ngay cả năm 1978, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng ở mức hơn gấp đôi so với thu nhập ở vùng nông thôn, và các cải cách sau năm 1978 dường như càng khiến cho khoảng cách này rộng thêm.
Rõ ràng là giới lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được mức tổn hại mà sự bất bình đẳng có thể gây ra cho quốc gia nay đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chính phủ muốn đưa chừng 40 triệu người dân sống ở vùng nông thôn thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Kể từ năm 2004, chính phủ đã nâng mức lương tối thiểu cho người lao động nhập cư, cải thiện thu nhập ở nông thôn thông qua việc cắt giảm thuế và triển khai thực hiện luật hợp đồng lao động.
Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng cố gắng buộc các ngành công nghiệp cần nhiều nhân lực và tạo giá trị gia tăng thấp chuyển vùng nông thôn.
Mặc dù những cải cách đó bị coi là sự quay trở lại với thời tập trung bao cấp, nhưng các biện pháp này cho thấy người ta đã nhận ra rằng những lợi ích từ sự tăng trưởng không chắc đã đến được với những đối tượng nghèo nhất trong xã hội Trung Quốc.
-Hu lighter on Marxism, heavy on harmony DPA