Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Trung Quốc leo thang, Việt Nam xuống nước

Đô đốc Mike Mullen và tướng Trần Bỉnh Đức, sau cuộc họp báo, ngày 11/07/2011, ở Bắc Kinh. Trung Quốc cử tàu ngư chính tuần tra Trường Sa , lại khẳng định Biển Đông là lợi ích cốt lõi, tấn công tàu cá của ngư dân... Vẫn chưa thấy VN lên tiếng, ... còn TTXVN có bản tin .... gây tranh cãi !!!
Đô đốc Mike Mullen và tướng Trần Bỉnh Đức, sau cuộc họp báo, ngày 11/07/2011, ở Bắc Kinh.
Reuters
-Trung Quốc lại khẳng định Biển Đông thuộc phạm vi lợi ích cốt lõi của mình ?
Trọng Nghĩa Sau một thời gian im hơi lặng tiếng về việc liệt Biển Đông vào diện lợi ích cốt lõi của đất nước, phải chăng Trung Quốc lại bắt đầu cứng giọng xác định trở lại điều này ? Câu hỏi này vừa được nêu lên vào hôm nay 14/07/2011 sau một bài xã luận đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong bài viết mang tựa đề « Để cải thiện quan hệ, Mỹ phải tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc », ấn bản Anh ngữ của tờ Nhân dân Nhật báo trên mạng (People Daily Online) đã đề cập đến chuyến đi thăm Trung Quốc của Đô đốc Mike Mullen, Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, để đáp ứng lại chuyến công du nước Mỹ hồi tháng Năm vừa rồi của Tướng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức.
Sau khi hoan nghênh việc quan hệ Mỹ Trung đang hồi phục « nhờ những nỗ lực chung từ cả hai bên », tờ báo đã cho rằng cả hai phía cần phải « trân trọng tình hình đạt được một cách khó khăn đó ».
Nhắc lại tuyên bố của Đô đốc Mike Mullen theo đó Trung Quốc đã thực sự trở thành một ‘’cường quốc thế giới’’, tờ báo cho rằng điều quan trọng không phải là lời nói suông, mà Hoa Kỳ cần phải xử sự với Trung Quốc như là một cường quốc bằng vai với Mỹ, trong đó có việc tôn trọng « các lợi ích cốt lõi » của Trung Quốc, mà theo tác giả bài báo, đôi khi đã bị Hoa Kỳ có động thái đe dọa
Điều đáng ghi nhận là trong dẫn chứng về các động thái của Hoa Kỳ bị cho là đe dọa các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo nói trước tiên đến các diến biến ở Biển Đông : « Vấn đề Biển Đông là tấm gương phản ánh tâm lý và chính sách phức tạp của Hoa Kỳ. Khi tranh chấp Biển Đông leo thang, Hoa Kỳ, nước có sự hiện diện quân sự mạnh nhất trong khu vực, thay vì làm dịu tình hình, thì lại phô trương uy lực và vun bồi các tranh chấp ».
Tờ báo đã liệt kê một loạt các hành động của Mỹ liên quan đến Biển Đông : « Một số cơ quan truyền thông và học giả ở Hoa Kỳ còn công khai kêu gọi quân đội Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Một bài xã luận trên tờ Washington Post thậm chí còn yêu cầu Lầu Năm Góc hỗ trợ quân sự cho Philippines. Mỹ, Philippines và Việt Nam còn tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung… »
Ngoài lời chỉ trích Hoa Kỳ can thiệp vào vấn đề Biển Đông, tờ báo cũng nhắc lại việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, cũng như sức ép từ nhiều nghị sĩ Mỹ, muốn Wahington bán cho Đài Bắc thêm nhiều chiến đấu cơ loại F 16 C/D.
Theo các nhà quan sát, việc tờ báo của đảng Cộng sản Trung Quốc nêu trường hợp Đài Loan thành ví dụ cho thấy là Washington không tôn trọng các lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh, điều đó không có gì đáng nói. Từ xưa đến nay, Trung Quốc vẫn xếp ba vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương vào phạm trù lợi ích cốt lõi của họ. Duy có vấn đề Biển Đông là đáng lưu tâm.
Vào đầu năm ngoái, nhiều nguồn tin xác định là chính ông Đới Bỉnh Quốc là người đầu tiên đã tiết lộ với Mỹ rằng Biển Đông đã trở thành lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trước làn sóng phản đối dữ dội của công luận tại các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trong khu vực, chính quyền Bắc Kinh không dám chính thức khẳng định điều đó, đồng thời các nhà ngoại giao, các « học giả » Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế đều cố sức giảm nhẹ tầm mức của tuyên bố này, thậm chí đổ lỗi cho nước ngoài là đã diễn giải sai lệch.
Thế nhưng, lần này, khi nêu lên các lợi ích cốt lõi của mình, Trung Quốc lại hàm ý xác định Biển Đông thuộc diện đó. Trong bối cảnh trên vùng Biển Đông, Bắc Kinh không ngần ngại có những hành động hung bạo nhắm vào ngư dân và tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và Philippines trong thời gian gần đây, đồng thời nhiều lần nhắc nhở Hoa Kỳ là không nên can dự vào khu vực, bài viết trên tờ báo của đảng Cộng sản Trung Quốc có thể được xem là một động thái leo thang trở lại của Bắc Kinh.
-(Nguyễn Duy Xuân tại trang PVĐ)
Bạn đọc suy nghĩ gì khi người ta vô tư (chẳng khác gì đưa tin nhà) đưa nguyên vẹn bản tin của Tân Hoa Xã mà không một lời bình luận nào về tính hợp pháp của nó ?
Một người bình thường, không là nhà báo cũng biết phản ứng khi tiếp nhận thông tin trên:
1. Lên án hành động trên của Trung Quốc là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam.
2. Bác bỏ những luận điệu xằng bậy nêu trong bản tin của Tân Hoa Xã nào là “tuần tra bảo vệ ngư chính ở Trường Sa”, rồi “tăng cường bảo vệ và quản lý tài nguyên sinh vật biển ở Trường Sa” và “là biện pháp quan trọng thể hiện chủ quyền và sự quản lý của Trung Quốc đối với vùng biển Trường Sa”.
3. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với vùng biển và quần đảo Trường Sa.
Thế mà, Vietnam+ của TTXVN lại không làm được như vậy. Thật khó hiểu khi Vietnam+ chỉ thòng vào cuối bài báo vài câu: “Cần nhắc rằng các tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam.(chỉ nhắc một cách chung chung thôi-NDX). Gần đây, các tàu cá Trung Quốc với sự yểm trợ của các tàu ngư chính đã liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”
Tuyệt nhiên không một câu chữ nào lên án hành động và lời nói sai trái, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền Việt Nam của phía Trung Quốc.
Một tờ báo của TTXVN mà đưa tin kiểu này thì định hướng dư luận sao đây ?
Từ bản tin của Vietnam+, hàng loạt các trang mạng khác cùng đăng tải, vô hình trung truyền thông Việt  đang tuyên truyền không công cho kẻ khác và mặc nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa ?

Nguyễn Duy Xuân.
-Trung Quốc cử tàu ngư chính tuần tra Trường Sa (tt 11/07) - Trung Quốc cử tàu ngư chính tuần tra Trường Sa (TTXVN).
 Trong bản tin ảnh phát đi vào lúc 15 giờ 41 phút ngày 10/7, phóng viên Tân Hoa xã Hầu Kiến Sâm cho biết sáng cùng ngày, tàu ngư chính số 46012 đã rời cảng Tú Anh thuộc thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam lên đường đi Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) thay thế tàu ngư chính số 301 làm nhiệm vụ bảo vệ đảo đá ngầm Vành Khăn (Trung Quốc gọi là đá ngầm Mỹ Tế) và quản lý ngư chính trong thời gian 50 ngày.

Đây là lần đầu tiên ngành cá hải dương tỉnh Hải Nam thực hiện tuần ngư chính ở Trường Sa.

Liên quan tới sự kiện này, trong bản tin phát đi vào lúc 20 giờ 26 phút tối 10/7, hãng thông tấn bình luận Trung Quốc dẫn lời Trưởng phòng Hải dương và nghề cá Hải Nam Triệu Trung Xã cho biết việc tuần tra bảo vệ ngư chính ở Trường Sa là hành động chấp pháp chuyên ngành do Cục Ngư chính khu Nam Hải tổ chức thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, bảo vệ an toàn sản xuất, quy phạm hành vi sản xuất của các tàu cá Trung Quốc, tăng cường bảo vệ và quản lý tài nguyên sinh vật biển ở Trường Sa và cung cấp dịch vụ cứu trợ cần thiết cho các tàu cá Trung Quốc.

Đồng thời, hành động tuần tra bảo vệ ngư chính là biện pháp quan trọng thể hiện chủ quyền và sự quản lý của Trung Quốc đối với vùng biển Trường Sa.

Theo thuyền trưởng tàu ngư chính số 46012 Tạ Bất Phong, thực hiện nhiệm vụ lần này, tàu ngư chính số 46012 có tổng cộng 22 nhân viên ngư chính, vật tư dự trữ trên tàu gồm nước ngọt, thực phẩm, thuốc... đủ sử dụng trong 60 ngày.

Nhằm đối phó với khả năng xảy ra bão biển, sóng lớn..., các nhân viên ngư chính làm nhiệm vụ phải đề ra phương án phòng chống, bảo đảm tác động của thiên nhiên không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ.

Cần nhắc rằng các tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
 
Gần đây, các tàu cá Trung Quốc với sự yểm trợ của các tàu ngư chính đã liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam./.


Thứ trưởng Phó Oánh--TQ kêu gọi xử lý bất đồng về lãnh thổ (BBC)
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai 11/07 kêu gọi Việt Nam và Philippines sử dụng biện pháp 'ngoại giao khôn khéo' trong khi Bắc Kinh điều tàu ngư chính tới Trường Sa.Hãng thông tấn Reuters dẫn lời Thứ trưởng Phó Oánh nói trong bài phát biểu tựa đề 'Phát triển hòa bình của Trung Quốc và môi trường quốc tế' tại Hong Kong: "Điều quan trọng là cần xử lý các điểm bất đồng"."Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cần sử dụng các biện pháp ngoại giao khôn ngoan nhằm bảo đảm rằng các khác biệt của chúng ta được kiềm chế, xử lý tốt và chúng ta sẽ ngăn chặn không để các khác biệt ảnh hưởng tới quan hệ chung."Bà Phó, cựu đại sứ tại Anh và là gương mặt khả ái của ngành ngoại giao Trung Quốc, khẳng định: "Chúng ta đang đi về hướng này".

Tình hình Biển Đông trong những tháng gần đây đang căng thẳng, với các động thái của các nước phản ứng trước hoạt động khẳng định chủ quyền ngày càng mạnh bạo của Bắc Kinh tại nơi này.
Việt Nam cáo buộc tàu Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị tàu thăm dò dầu khí, trong khi Philippines nói Trung Quốc đã vi phạm hải phận hàng chục lần từ cuối tháng Hai.
Manila đang có dự tính đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Indonesia vào giữa tháng và khiếu nại Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc.
Đáp lại, Trung Quốc một mặt kêu gọi giải quyết tranh chấp qua thương lượng một cách hòa bình, mặt khác kiên quyết tuyên bố chủ quyền tại phần lớn Biển Đông.
Bà Phó Oánh nói trong bài phát biểu rằng dư luận đã quá phóng đại về phát triển quốc phòng Trung Quốc.
Bà nói quân đội Trung Quốc phát triển tương ứng với sự phát triển kinh tế của đất nước và "còn chưa phải là thuộc loại hùng mạnh nhất".

Tuần tra ở Biển Đông

Trong khi đó, cũng vào hôm thứ Hai 11/07, Trung Quốc làm lễ tiễn tàu ngư chính 46012 lên đường đi tuần tra ở khu vực quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Tàu ngư chính 46012 được điều tới Biển Đông thay thế tàu ngư chính 301, và sẽ hoạt động ở khu vực đảo Vành Khăn trong thời gian 50 ngày.
Tân Hoa Xã cho hay tàu ngư chính 46012 với thủy thủ đoàn 22 người thuộc quyền quản lý của cơ quan Thủy hải sản tỉnh Hải Nam.
Đây là tàu dân sự thuộc thế hệ mới, được trang bị đầy đủ để thực hiện công việc tuần tra, và thông qua đó "thể hiện chủ quyền và sự quản lý của Trung Quốc" đối với quần đảo Trường Sa.
Từ đầu tháng Tư, Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc điều tàu ngư chính tới Trường Sa, nói đây là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Hiện chưa thấy Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về quyết định điều tàu 46012.
---

 
Tin liên quan:Những hành động bảo kê của tàu ngư chính Trung Quốc tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam.

-Tổng kết một số hoạt động của tàu ngư chính Trung Quốc tại Trường Sa của Việt Nam

VN cũng liên tục phản đối việc này-Yêu cầu Trung Quốc ngừng tuần tra ở Trường Sa




Tổng số lượt xem trang