Thương lái Trung Quốc đang đóng vải tươi tại Việt Nam để chở về Trung Quốc. Ảnh: Chí Hiếu
- Bất ngờ từ việc Trung Quốc săn lùng nông sản Việt Nam (Sgtt) SGTT.VN - Việc thương nhân Trung Quốc ráo riết săn lùng, thu mua nông sản, thực phẩm tại Việt Nam đang tạo ra rất nhiều bất ngờ. Có lẽ bất ngờ không chỉ đến với những người nông dân vốn thiếu thông tin mà còn khá bất ngờ đối với những nhà quản lý và các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Nông dân vui
Thương nhân Trung Quốc chọn mua thuỷ sản Việt tại Vietfish 2011, diễn ra vào cuối tháng 6 vừa qua. Ảnh: Lê Quang Nhật |
Hiện tượng thương nhân Trung Quốc đến tận ao, vườn của những người nông dân đặt hàng, thu mua sản phẩm với số lượng lớn, giá cao hơn giá thị trường đang khiến không ít người dân Việt Nam cảm thấy rất vui mừng. Cũng nhờ hiện tượng này mà thực trạng “được mùa, mất giá” vốn là nỗi ám ảnh của những người nông dân chân lấm tay bùn tạm thời được xua tan.
Liên tiếp trong thời gian gần đây, rất nhiều loại nông sản của nông dân từ Bắc chí Nam được các thương nhân Trung Quốc tìm mua. Từ các loại nông sản truyền thống như tiêu, sắn lát, cao su, thịt, thủy hải sản, … đến các sản phẩm ít phổ biến hơn hay được thu hoạch theo mùa vụ như dừa, trứng vịt, vải thiều, khoai lang…
Rủi ro cao
Đứng trước hiện tượng này, ngoài niềm vui của người nông dân thì không ít ý kiến của các chuyên gia lại tỏ ra lo ngại. Trong đó, đa số đều cho rằng sự quá phụ thuộc vào một thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc, lại còn chủ yếu là xuất khẩu theo dạng tiểu ngạch đang chứa đựng nhiều rủi ro tìm ẩn. Ngoài ra, việc chạy theo nhu cầu bất thường của các thương nhân Trung Quốc sẽ dễ dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta. Và, việc thu gom ồ ạt của thương nhân Trung Quốc sẽ gây ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối một số sản phẩm trong nước.
Những lo ngại này rất đáng quan tâm bởi trong quá khứ đã không ít lần nông dân Việt Nam đã phải ngậm “trái đắng”. Còn nhớ, những năm 2001 – 2002 nông dân và thương lái ở các tỉnh phía Bắc đã phải ngậm ngùi nhìn giá long nhãn rớt giá thê thảm từ 140.000 – 180.000 đồng/kg xuống còn 40.000 – 60.000 đồng/kg, thậm chí năm 2004, giá chỉ còn 10.000 – 20.000 đồng/kg. Cũng trong những năm 2004 – 2005, đứng trước việc thương lái Trung Quốc thu mua dưa hấu với giá khoảng 10.000 đồng/kg nên nông dân miền Trung đã ồ ạt trồng dưa hấu nhưng “kết quả” của niềm vui ấy là hàng trăm xe chở dưa hấu phải nằm lại và đổ bỏ ở cửa khẩu Lạng Sơn do không xuất được sang Trung Quốc.
Và rất nhiều ví dụ khác tương tự đều có nguyên nhân từ việc thu gom của thương nhân Trung Quốc như quả cau vào những năm 2007 – 2008, rau bắp non, tắc kè hay đỉa trong thời gian gần đây, …
Vì sao trung Quốc mua nhiều ?
Như vậy thử lý giả việc tại sao thương nhân Trung Quốc lại bất ngờ quá “mặn mà” đối với các loại nông sản của Việt Nam trong thời gian này?
Khác với những lần trước, lần này thương nhân Trung Quốc thu gom rất nhiều loại nông sản cùng lúc chứ không phải “sốt” một loại duy nhất. Ngoài ra, thương nhân Trung Quốc đang thu mua có chọn lọc các sản phẩm có chất lượng cao. Điều này có thể thấy ngay rằng các sản phẩm nông sản của Việt Nam có chất lượng tốt hơn đồng thời có giá rẻ hơn tại Trung Quốc.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ tăng cao và hàng loạt vụ bê bối về vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ trong nước cũng là nguyên nhân chính để các thương nhân đến từ Trung Quốc phải lùng sục các nguồn thực phẩm dồi dào và chất lượng hơn từ các nước khác, và Việt Nam là lựa chọn tốt nhất do chi phí vận chuyển thấp.
Sản phẩm Việt Nam phải “núp bóng”
Một đặc điểm đáng lưu ý trong đợt thu gom hàng hóa từ Việt Nam gần đây của các thương nhân Trung Quốc là họ yêu cầu phía Việt Nam đóng gói và dán nhãn mác Trung Quốc, điển hình là sản phẩm trứng vịt muối của bà Năm ở TP Long Xuyên, An Giang.
|
Từ sự việc này có thể thấy rằng rất nhiều khả năng các sản phẩm khác cũng có số phận tương tự, tức là thương nhân Trung Quốc thu gom nông sản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam về đóng nhãn mác của Trung Quốc để bán trong nước hay xuất khẩu sang một nước thứ ba với giá cao hơn.
Như vậy, những sản phẩm do chính tay nông dân Việt Nam làm ra nhưng vẫn mang thương hiệu khác, điều này cho thấy các sản phẩm nông sản này cũng chẳng khác gì so với những mặc hàng gia công khác như may mặc, điện tử, phầm mềm, … Và khi đó, các sản phẩm chất lượng cao từ Việt Nam lại đang phải đành “núp bóng” dưới các thương hiệu Trung Quốc.
Nhưng trớ trêu thay khi các sản phẩm kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc như quả dâu tây và rất nhiều sản phẩm khác thì lại đang xuất hiện với các thương hiệu Việt Nam và được bày bán công khai tại thị trường Việt Nam!
Tất cả những điều này cho thấy rằng, nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức hết được chất lượng và giá trị của các loại nông sản do chính bà con nông dân Việt Nam làm ra. Đây là một lãng phí vô cùng lớn đối với các sản phẩm đang được xem là thế mạnh quốc gia.
Không riêng gì các mặt hàng nông sản thực phẩm mà rất nhiều sản phẩm khác như may mặc, điện tử, … do chính người Việt Nam làm ra để xuất khẩu và lại được nhập khẩu về lại dưới các thương hiệu nổi tiếng để tiêu thụ trong nước và tất nhiên giá cả đã được đẩy lên cao hơn rất nhiều lần. Điều này cho thấy một phần là do tâm lý sính ngoại và phần khác là do các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước vẫn chưa thoát khỏi tâm lý tự ti, chưa đủ tự tin khi không dám tự làm nên những thương hiệu có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác.
Nếu các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam nhưng phải “núp bóng” dưới các thương hiệu khác thì đến bao giờ nông dân Việt Nam nói riêng và những nhà sản xuất khác nói chung mới được thụ hưởng xứng đáng giá trị của các sản phẩm do mình làm ra? Và, với cái đà này thì đến bao giờ Việt Nam mới có những thương hiệu nổi tiếng thế giới?
TRẦN MINH QUÂN
- Làm sao cứu quê tôi Nguyen Phi
- Đối phó với”bẫy”của thương nhân Trung Quốc
Tranh mua, tranh bán do thị trường nông sản thế giới đang được giá. Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch.
GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (ảnh), cho hay việc thương nhân Trung Quốc tranh mua hàng nông sản chưa hẳn tín hiệu vui cho ngành nông nghiệp.
Nguy cơ thao túng thị trường
. Ông nhìn nhận thế nào việc thời gian gần đây thương nhân Trung Quốc vào nước ta thu gom hàng nông sản và doanh nghiệp (DN) trong nước bất lực đứng nhìn?
. Vậy việc ồ ạt thu mua nông sản như vừa qua về lâu dài không tốt cho nền kinh tế?
+ Rất không tốt vì lâu dài họ sẽ thao túng giá nông sản trong nước. Điều đáng chú ý là thương nhân Trung Quốc chỉ thích mua tiểu ngạch chứ không ký nghị định thư. Và như thế, khi có sự cố thì nông dân mình là người lãnh đủ. Đã có năm mặt hàng rau quả chất cả đống ở cửa khẩu. Hay có năm thương nhân Trung Quốc chỉ mua móng chân trâu. Chỉ trong thời gian ngắn, tổng đàn trâu của VN giảm mạnh và sau đó không thể phát triển.
. Trước đây thương nhân Trung Quốc chỉ mua vài mặt hàng nhưng hiện nay hầu như mặt hàng nông sản nào họ cũng mua. Như vậy rõ ràng thị trường có nhu cầu?
+ Thương nhân Trung Quốc mua có chọn lọc chứ không phải bất cứ mặt hàng nào cũng mua đâu. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang rất nóng, tăng tới 8%/năm. Do vậy, nguyên liệu bị thiếu hụt rất nghiêm trọng và VN là thị trường béo bở. Nhưng điều đáng nói Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch.
DN trong nước đang vã mồ hôi đối phó với việc thương nhân Trung Quốc tăng cường thu mua nguyên liệu thủy sản. Ảnh: Q.TRUNG
Phải cam kết mua lâu dài
. Qua sự việc này bộc lộ sự yếu kém của DN trong nước?
+ Phải thừa nhận rằng DN Trung Quốc tổ chức hệ thống đại lý nhỏ rất giỏi. Còn DN của ta lại quá yếu trong khâu này. Do đó, hàng nông sản ra thị trường phải qua bao nhiều tầng nấc, trung gian. Cái hay khi có sự cạnh tranh của DN Trung Quốc thì DN mình phải xem xét kế hoạch kinh doanh đã hợp lý chưa. Trước nay DN trong nước chỉ toàn ăn phần ngọn mà không lo phần gốc. Người nông dân từng rất khổ sở vì sự làm ăn thiếu bài bản của DN trong nước.
. Theo ông, khi giao thương với các DN Trung Quốc, điểm gì mà Nhà nước và DN mình nên lưu ý?
+ Trong làm ăn với VN, Trung Quốc luôn có những chính sách căn cơ, lâu dài chứ không đơn giản, ăn xổi ở thì như nhiều người nghĩ. Hiện VN đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên muốn cấm họ mua cũng không được. Muốn làm ăn lâu dài, Nhà nước phải yêu cầu Trung Quốc ký nghị định thư cam kết mua mặt hàng nông sản của VN qua các năm như các nước châu Âu, Mỹ đã làm. Tuy nhiên, 15 năm qua, việc đàm phán không thành công.
. Xin cảm ơn ông.
Chưa tận dụng hết cam kết WTO Trước đây VN từng cấp phép cho DN đầu tư trồng cây hồi và xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hoa hồi. Tuy nhiên, sau đó DN nước ngoài nhảy vào mua hết hoa khiến nhà máy phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu. Sau đó họ lại không mua nữa khiến nông dân "chết đứng". Về lâu dài, việc DN Trung Quốc tranh mua nông sản dẫn đến nhiều hệ quả không tốt cho nông nghiệp trong nước. Được giá thì họ tranh mua, còn khi rớt giá không thấy đâu. Đây là hiện tượng cần được phân tích kỹ để có hướng xử lý lâu dài chứ không nên vì lợi trước mắt. Hiện sự liên kết giữa DN và DN, giữa DN với nông dân rất yếu. Nhà nước phải có chính sách liên kết các đối tượng này. Ngoài ra, Nhà nước phải hỗ trợ nhiều hơn nữa cho nông nghiệp. Cần lưu ý là cam kết WTO cho phép hỗ trợ 10% cho nông nghiệp nhưng hiện mới ta mới sử dụng khoảng 2%-3%. Ngoài ra, khi gia nhập WTO, ta được phép không mở cửa hết trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó DN có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép xuất khẩu không được lập cơ sở thu mua hàng trực tiếp. Ông LƯƠNG VĂN TỰ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, Trưởng đoàn đàm phán về WTO của VN |
TRUNG HIẾU
-Đừng tự biến thành 'ao nhà' của Trung Quốc ( )
(VEF.VN) - Thương nhân Trung Quốc đi đến các hang cùng ngỏ hẻm, thậm chí lội ruộng để mua nông sản. Ai cấp phép để họ được làm như vậy? Ai quản lý các thương nhân này? Phải chăng Trung Quốc đang coi thị trường Việt Nam là "ao nhà" của họ?
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam chọn chất vấn của độc giả Chithanh7677 để gióng lên hồi chuông báo động về những mối nguy đằng sau việc thương nhân Trung Quốc đang ồ ạt vơ vét nguyên liệu nông sản Việt Nam nói riêng, và các nguyên liệu, hàng hoá khác nói chung.
Phản hồi về bài viết Trung Quốc ồ ạt vét nông sản: Nguy hay cơ?, có đến 2/3 ý kiến độc giả bày tỏ sự lo ngại về tình trạng này, mặc dù đã diễn ra từ lâu và rộ lên thời gian gần đây, nhưng cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam gần như "bó tay".
Mua bán kiểu tận thu, tận diệt
Độc giả Kinhcan (way_to_bed@...) cho rằng, trong khi một vài nước khác ở châu Âu đang thực hiện việc hạn chế, căng hơn nữa là cấm xuất khẩu nông sản, cho thấy một tín hiệu về việc an ninh lương thực đang có nguy cơ bị đe dọa, thì Trung Quốc lại đang kiếm lời được rất nhiều từ hàng hóa nông sản có chất lượng từ Việt Nam.
Mặc dù lượng nông sản từ nước ta có nguồn cung rất dồi dào, nhưng cũng sẽ đến lúc dẫn đến tình trạng khủng hoảng, đồng thời các doanh nghiệp cũng để mất một nguồn thu và nguồn cung rất lớn nếu tình hình này cứ tiếp tục diễn ra.
Thậm chí, nhiều độc giả nghi ngờ về động cơ của thương nhân Trung Quốc khi sang Việt Nam thu gom nông sản. Độc giả Lee (lttu58@...) nghi ngại, nhiều người thấy Trung Quốc mua giá cao cho nông dân thì cảm thấy là tốt, cứ bán cho họ, và thương nhân Trung Quốc cứ qua mua. Nhưng, có chắc là bán được giá cao thì thu nhập sẽ cao, chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn không hay kéo theo đó là DN không có nguyên liệu, lượng lớn công nhân ngồi chơi và giá cả tăng theo?
Độc giả BinhKT (binhktxd...) nhận xét, Trung Quốc từ xưa tới nay, cách buôn bán của họ làm lũng đoạn thị trường thế giới. Còn tại Việt Nam, từ ngày mở cửa thông thương biên giới những năm 90, họ thu mua chủ yếu hàng hoá tại cửa khẩu phía Bắc. Giá thu mua do hiệp hội buôn bán của họ ấn định. Mới đầu họ thu mua giá rất cao đối với mặt hàng họ cần, tư thương Việt Nam thấy thế ồ ạt đem hàng đến, thế là họ trở mặt hạ giá xuống tận mặt đất khiến không ít người "dở khóc dở cười, bán thì không được, đổ đi cũng không xong". Nhiều người mất cả chì lẫn chài dẫn đến trắng tay.
"Có một điều đáng lưu ý là hầu hết các tư thương của Trung Quốc đều ở trong một hiệp hội, tùy theo ngành hàng họ thu mua, giá cả do hiệp hội quyết định. Vì thế người trong hiệp hội không thể mua phá giá thị trường (kể cả giá rẻ), do đó tư thương Việt Nam kinh doanh nhỏ lẻ " kiểu mua cướp, bán tranh" bị Trung Quốc ép giá (thậm chí là gần như cướp không, vì nếu bán rẻ cho tư thương Trung Quốc cũng không dám mua vì vi phạm quy ước của hiệp hội và sẽ bị phạt rất nặng).
Mặt hàng khô tồn đọng tại cửa khẩu thì không sao, mặt hàng đông lạnh, tươi sống, hoa quả quá "date" (hạn sử dụng) để thối thì chỉ có nước đổ đi", độc giả này phân tích.
Còn nữa, thương nhân Trung Quốc khi đã thò được cả hai chân vào thị trường nội địa của Việt Nam rồi thì bất chấp mọi giá để mua, chủ yếu gây lũng đoạn thị trường trong nước, và gây sốt giá. Kiểu thu mua của họ là "tận thu, tật diệt". TẬN THU ở đây là thu mua kiểu vơ vét. TẬN DIỆT ở đây là không để con giống cho tái sản xuất. Điều đó minh chứng qua việc họ thu mua từ con đỉa.
Trở lại vấn đề "Trung Quốc ồ ạt vét nông sản"? vậy câu hỏi là: Ai cho phép tư thương Trung Quốc sang tận ao nhà để vơ vét? Tại sao họ được phép đi khắp ngang cùng ngõ hẻm ở Việt Nam? Phải chăng Trung Quốc coi thị trường Việt Nam là "ao nhà" của mình chăng?
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Trương Đức (thahcong1963@...) cho rằng, mục đích tận thu của thương nhân Trung Quốc quá rõ ràng, không phải chỉ vì lợi nhuận mà còn rối loạn thị trường.
Chẳng hạn, khi Trung Quốc thu mua cả tôm cá nhiễm tạp chất, việc sản xuất nông sản, thủy sản Việt Nam sẽ náo loạn, không tuân theo bất kỳ một tiêu chuẩn, quy trình nào, không chỉ tăng rủi ro cho nền kinh tế, người sản xuất, tiểu thương nếu họ giảm giá đột ngột hay không thu mua nữa mà còn là hành vi nhằm giảm uy tín chất lượng sản phẩm của Việt Nam trên thị trường các nước khác, vi phạm các cam kết với WTO và các quy chuẩn chất lượng, phá vỡ các cam kết và hợp đồng đã ký với các nước EU, Mỹ, v.v...
Hơn nữa, tình trạng này sẽ hình thành tâm lý và thói quen nguy hại cho nông dân, ngư dân Việt Nam: gian dối, a dua, phụ thuộc vào người mua, nguy hại đến sức khỏe, môi trường, bòn rút kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên...
Đừng quay lại thói quen tự phát, lệ thuộc
Ngoài ý kiến lên án gay gắt, một số độc giả bình tĩnh nhìn nhận, rằng để trả lời những câu hỏi tại sao trên, chính cơ quan quản lý, các thương nhân, người dân Việt Nam cần soi lại mình trước.
Theo một độc giả, việc thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua nông sản không có gì đáng lo ngại, mà phải xem đây là cơ hội, là thời cơ để hoàn thiện mình hơn.
Về mặt giá cả nếu bán được giá cao, có lãi để người dân tái sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng nông sản là điều rất tốt. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam có sự cạnh tranh thì mới phát triển được, không thể đợi vào sự bảo hộ của nhà nước mãi. Tại sao tư thương Việt không tìm hiểu xem Trung Quốc mua nông sản của ta làm gì, kinh doanh có lãi hay không để học hỏi?
Và vấn đề thu thuế. Liệu chính phủ có thu được đủ thuế cho các giao dịch này hay không, nếu thu đủ thì đây là cơ sở để quản lý, nếu không đủ thì phải xem lại ngành thuế!
Mặt khác, theo độc giả Khachquan2011, chẳng phải chúng ta đang trong quá trình hội nhập hay sao? Câu chuyện thương nhân đi mua hàng là câu chuyện quá bình thường. Chúng ta thấy thương nhân trong nước đâu có phải vì thương nông dân mà có thể tùy ý mua với giá cao hơn thị trường để trợ giúp nông dân.
Ví như vải Lục Ngạn đang quá nhiều, tư thương Việt Nam có sẵn sàng vì nông dân mà bỏ tiền ra gom hàng không? Còn thương nhân Trung Quốc đang mua với giá cao hơn để "phá hoại" ngành vải thiều hay sao? An ninh lương thực là đại sự quốc gia - điều này nhà nước cần có chính sách quản lý, nhưng không phải vì thế mà cấm nông dân không được bán nông sản khi có nhiều sản phẩm ế thừa mà thị trường trong nước cũng không tiêu thụ nổi mà giá cả thì thấp.
Độc giả Huongduong1229 cho rằng, tình trạng thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua hàng nông sản vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Ở cấp vĩ mô, các cơ quan nghiên cứu thị trường cần xem xét đã đưa ra được dự báo thị trường chưa? Có tạo ra được những chính sách vĩ mô có tầm quyết định, định hướng cho sản xuất và xuất khẩu?.
Chúng ta thường nói: 3 nhà (nhà nông, nhà quản lý, nhà khoa học) với tình hình hiện nay thì yếu nhất là nhà quản lý. Nên không tạo sức bật được cho nền kinh tế mặc dù chúng ta sản xuất ra được hàng hóa nhưng không đáp ứng được thị trường (lúc thì ế, lúc thì khan hiếm).
Nói đi nói lại, để thương nhân Trung Quốc vào thao túng thị trường nông sản nội địa, đầu tiên vẫn là lỗi của chúng ta không làm chủ được nguồn nguyên liệu, kênh phân phối - đầu vào của sản xuất.
Chỉ có điều, độc giả Trương Đức khẳng định, nông dân Việt Nam - với bản chất và thói quen sản xuất nhỏ, không có kế hoạch, chiến lược và tư duy yếu kém về phát triển bền vững sẽ đẩy một bộ phận không nhỏ quay lại thói quen tự phát, lệ thuộc, mất kiểm soát. Khi đó thương nhân dễ dàng thao túng, lũng loạn. Vì vậy việc tuyên truyền, định hướng và ngăn chặn không chỉ là của ngành chức năng mà cả của chính quyền các cấp.
Do vậy, độc giả Denell_tran kiến nghị:
1. Nhà nước cần xem xét đến khả năng sử dụng hàng rào thuế quan để cân bằng cung cầu trong nước với xuất khẩu. Hạn chế các con đường tiểu ngạch. Chính sách thuế sẽ áp dụng linh hoạt và tuân theo các cam kết của khối WTO.
2. Sử dụng và kiên quyết thực thi các hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm định với tất cả các mặt hàng nhập khẩu. Về vấn đề này thì không nói chắc mọi người cũng biết, chúng ta hiện nay chưa được bảo vệ đúng mức và xứng đáng trước những sản phẩm có chứa các độc tố cao, hàng giả... nhập khẩu mà chủ yếu từ Trung Quốc. Các cơ quan kiểm dịch, kiểm định chưa được quan tâm đúng mức và hiện làm việc chưa hết trách nhiệm. Nhiều sản phẩm khi nước ngoài phát hiện, loan tin rồi thì các cơ quan của ta mới đi lấy mẫu về kiểm tra....
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tiêu dùng, người sản xuất có ý thức về việc trao đổi thương mại với đối tác khó lường như Trung Quốc. Tuyên truyền để người dân không vì cái lợi trước mắt mà buôn bán sản phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, của tương lai đất nước.
4. Cấm và thực thi nghiêm túc các điều luật cấm sản xuất, buôn bán, sử dụng các sản phẩm có độc tố gây hại, và cần đưa ra xét xử ở khung hình sự. Hiện chủ yếu là xử lý hành chính, phạt tiền...
-Trung Quốc tranh mua nông sản, doanh nghiệp Việt Nam lo sợPhản hồi về bài viết Trung Quốc ồ ạt vét nông sản: Nguy hay cơ?, có đến 2/3 ý kiến độc giả bày tỏ sự lo ngại về tình trạng này, mặc dù đã diễn ra từ lâu và rộ lên thời gian gần đây, nhưng cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam gần như "bó tay".
Mua bán kiểu tận thu, tận diệt
Độc giả Kinhcan (way_to_bed@...) cho rằng, trong khi một vài nước khác ở châu Âu đang thực hiện việc hạn chế, căng hơn nữa là cấm xuất khẩu nông sản, cho thấy một tín hiệu về việc an ninh lương thực đang có nguy cơ bị đe dọa, thì Trung Quốc lại đang kiếm lời được rất nhiều từ hàng hóa nông sản có chất lượng từ Việt Nam.
Mặc dù lượng nông sản từ nước ta có nguồn cung rất dồi dào, nhưng cũng sẽ đến lúc dẫn đến tình trạng khủng hoảng, đồng thời các doanh nghiệp cũng để mất một nguồn thu và nguồn cung rất lớn nếu tình hình này cứ tiếp tục diễn ra.
Thậm chí, nhiều độc giả nghi ngờ về động cơ của thương nhân Trung Quốc khi sang Việt Nam thu gom nông sản. Độc giả Lee (lttu58@...) nghi ngại, nhiều người thấy Trung Quốc mua giá cao cho nông dân thì cảm thấy là tốt, cứ bán cho họ, và thương nhân Trung Quốc cứ qua mua. Nhưng, có chắc là bán được giá cao thì thu nhập sẽ cao, chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn không hay kéo theo đó là DN không có nguyên liệu, lượng lớn công nhân ngồi chơi và giá cả tăng theo?
Độc giả BinhKT (binhktxd...) nhận xét, Trung Quốc từ xưa tới nay, cách buôn bán của họ làm lũng đoạn thị trường thế giới. Còn tại Việt Nam, từ ngày mở cửa thông thương biên giới những năm 90, họ thu mua chủ yếu hàng hoá tại cửa khẩu phía Bắc. Giá thu mua do hiệp hội buôn bán của họ ấn định. Mới đầu họ thu mua giá rất cao đối với mặt hàng họ cần, tư thương Việt Nam thấy thế ồ ạt đem hàng đến, thế là họ trở mặt hạ giá xuống tận mặt đất khiến không ít người "dở khóc dở cười, bán thì không được, đổ đi cũng không xong". Nhiều người mất cả chì lẫn chài dẫn đến trắng tay.
"Có một điều đáng lưu ý là hầu hết các tư thương của Trung Quốc đều ở trong một hiệp hội, tùy theo ngành hàng họ thu mua, giá cả do hiệp hội quyết định. Vì thế người trong hiệp hội không thể mua phá giá thị trường (kể cả giá rẻ), do đó tư thương Việt Nam kinh doanh nhỏ lẻ " kiểu mua cướp, bán tranh" bị Trung Quốc ép giá (thậm chí là gần như cướp không, vì nếu bán rẻ cho tư thương Trung Quốc cũng không dám mua vì vi phạm quy ước của hiệp hội và sẽ bị phạt rất nặng).
Mặt hàng khô tồn đọng tại cửa khẩu thì không sao, mặt hàng đông lạnh, tươi sống, hoa quả quá "date" (hạn sử dụng) để thối thì chỉ có nước đổ đi", độc giả này phân tích.
Còn nữa, thương nhân Trung Quốc khi đã thò được cả hai chân vào thị trường nội địa của Việt Nam rồi thì bất chấp mọi giá để mua, chủ yếu gây lũng đoạn thị trường trong nước, và gây sốt giá. Kiểu thu mua của họ là "tận thu, tật diệt". TẬN THU ở đây là thu mua kiểu vơ vét. TẬN DIỆT ở đây là không để con giống cho tái sản xuất. Điều đó minh chứng qua việc họ thu mua từ con đỉa.
Trở lại vấn đề "Trung Quốc ồ ạt vét nông sản"? vậy câu hỏi là: Ai cho phép tư thương Trung Quốc sang tận ao nhà để vơ vét? Tại sao họ được phép đi khắp ngang cùng ngõ hẻm ở Việt Nam? Phải chăng Trung Quốc coi thị trường Việt Nam là "ao nhà" của mình chăng?
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Trương Đức (thahcong1963@...) cho rằng, mục đích tận thu của thương nhân Trung Quốc quá rõ ràng, không phải chỉ vì lợi nhuận mà còn rối loạn thị trường.
Chẳng hạn, khi Trung Quốc thu mua cả tôm cá nhiễm tạp chất, việc sản xuất nông sản, thủy sản Việt Nam sẽ náo loạn, không tuân theo bất kỳ một tiêu chuẩn, quy trình nào, không chỉ tăng rủi ro cho nền kinh tế, người sản xuất, tiểu thương nếu họ giảm giá đột ngột hay không thu mua nữa mà còn là hành vi nhằm giảm uy tín chất lượng sản phẩm của Việt Nam trên thị trường các nước khác, vi phạm các cam kết với WTO và các quy chuẩn chất lượng, phá vỡ các cam kết và hợp đồng đã ký với các nước EU, Mỹ, v.v...
Hơn nữa, tình trạng này sẽ hình thành tâm lý và thói quen nguy hại cho nông dân, ngư dân Việt Nam: gian dối, a dua, phụ thuộc vào người mua, nguy hại đến sức khỏe, môi trường, bòn rút kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên...
Đừng quay lại thói quen tự phát, lệ thuộc
Ngoài ý kiến lên án gay gắt, một số độc giả bình tĩnh nhìn nhận, rằng để trả lời những câu hỏi tại sao trên, chính cơ quan quản lý, các thương nhân, người dân Việt Nam cần soi lại mình trước.
Theo một độc giả, việc thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua nông sản không có gì đáng lo ngại, mà phải xem đây là cơ hội, là thời cơ để hoàn thiện mình hơn.
Về mặt giá cả nếu bán được giá cao, có lãi để người dân tái sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng nông sản là điều rất tốt. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam có sự cạnh tranh thì mới phát triển được, không thể đợi vào sự bảo hộ của nhà nước mãi. Tại sao tư thương Việt không tìm hiểu xem Trung Quốc mua nông sản của ta làm gì, kinh doanh có lãi hay không để học hỏi?
Và vấn đề thu thuế. Liệu chính phủ có thu được đủ thuế cho các giao dịch này hay không, nếu thu đủ thì đây là cơ sở để quản lý, nếu không đủ thì phải xem lại ngành thuế!
Mặt khác, theo độc giả Khachquan2011, chẳng phải chúng ta đang trong quá trình hội nhập hay sao? Câu chuyện thương nhân đi mua hàng là câu chuyện quá bình thường. Chúng ta thấy thương nhân trong nước đâu có phải vì thương nông dân mà có thể tùy ý mua với giá cao hơn thị trường để trợ giúp nông dân.
Ví như vải Lục Ngạn đang quá nhiều, tư thương Việt Nam có sẵn sàng vì nông dân mà bỏ tiền ra gom hàng không? Còn thương nhân Trung Quốc đang mua với giá cao hơn để "phá hoại" ngành vải thiều hay sao? An ninh lương thực là đại sự quốc gia - điều này nhà nước cần có chính sách quản lý, nhưng không phải vì thế mà cấm nông dân không được bán nông sản khi có nhiều sản phẩm ế thừa mà thị trường trong nước cũng không tiêu thụ nổi mà giá cả thì thấp.
Độc giả Huongduong1229 cho rằng, tình trạng thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua hàng nông sản vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Ở cấp vĩ mô, các cơ quan nghiên cứu thị trường cần xem xét đã đưa ra được dự báo thị trường chưa? Có tạo ra được những chính sách vĩ mô có tầm quyết định, định hướng cho sản xuất và xuất khẩu?.
Chúng ta thường nói: 3 nhà (nhà nông, nhà quản lý, nhà khoa học) với tình hình hiện nay thì yếu nhất là nhà quản lý. Nên không tạo sức bật được cho nền kinh tế mặc dù chúng ta sản xuất ra được hàng hóa nhưng không đáp ứng được thị trường (lúc thì ế, lúc thì khan hiếm).
Nói đi nói lại, để thương nhân Trung Quốc vào thao túng thị trường nông sản nội địa, đầu tiên vẫn là lỗi của chúng ta không làm chủ được nguồn nguyên liệu, kênh phân phối - đầu vào của sản xuất.
Chỉ có điều, độc giả Trương Đức khẳng định, nông dân Việt Nam - với bản chất và thói quen sản xuất nhỏ, không có kế hoạch, chiến lược và tư duy yếu kém về phát triển bền vững sẽ đẩy một bộ phận không nhỏ quay lại thói quen tự phát, lệ thuộc, mất kiểm soát. Khi đó thương nhân dễ dàng thao túng, lũng loạn. Vì vậy việc tuyên truyền, định hướng và ngăn chặn không chỉ là của ngành chức năng mà cả của chính quyền các cấp.
Do vậy, độc giả Denell_tran kiến nghị:
1. Nhà nước cần xem xét đến khả năng sử dụng hàng rào thuế quan để cân bằng cung cầu trong nước với xuất khẩu. Hạn chế các con đường tiểu ngạch. Chính sách thuế sẽ áp dụng linh hoạt và tuân theo các cam kết của khối WTO.
2. Sử dụng và kiên quyết thực thi các hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm định với tất cả các mặt hàng nhập khẩu. Về vấn đề này thì không nói chắc mọi người cũng biết, chúng ta hiện nay chưa được bảo vệ đúng mức và xứng đáng trước những sản phẩm có chứa các độc tố cao, hàng giả... nhập khẩu mà chủ yếu từ Trung Quốc. Các cơ quan kiểm dịch, kiểm định chưa được quan tâm đúng mức và hiện làm việc chưa hết trách nhiệm. Nhiều sản phẩm khi nước ngoài phát hiện, loan tin rồi thì các cơ quan của ta mới đi lấy mẫu về kiểm tra....
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tiêu dùng, người sản xuất có ý thức về việc trao đổi thương mại với đối tác khó lường như Trung Quốc. Tuyên truyền để người dân không vì cái lợi trước mắt mà buôn bán sản phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, của tương lai đất nước.
4. Cấm và thực thi nghiêm túc các điều luật cấm sản xuất, buôn bán, sử dụng các sản phẩm có độc tố gây hại, và cần đưa ra xét xử ở khung hình sự. Hiện chủ yếu là xử lý hành chính, phạt tiền...
SGTT.VN - Việc để thương lái Trung Quốc ồ ạt thu gom nông sản, kể cả tận thu nông sản kém chất lượng như thời gian qua đã bắt đầu có những hệ lụy, rủi ro khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp khó.
Thua ngay trên sân nhà
Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản (Vasep) cho hay, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản tại miền Trung và miền Nam đang gặp khó khăn lớn trong thu mua nguyên liệu cho chế biến hải sản, khiến các doanh nghiệp không đủ nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
Lý do, theo ông Nam, ngoài việc sản lượng đánh bắt giảm do tình hình trên biển căng thẳng, thì yếu tố chính là vì các doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc tranh mua. “Từ miền Nam ra đến miền Trung, doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc thu mua cả trên bờ, ngoài biển, cả thủy sản đánh bắt lẫn nuôi trồng”, ông Nam nói.
Ông Đỗ Hoài Nam, chủ tịch hiệp hội Tiêu nhìn nhận, nhờ hưởng lợi từ chính sách lãi suất thấp trong nước, nên các doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực tài chính dồi dào, họ sẵn sàng trả giá cao khiến doanh nghiệp trong nước của ta thua ngay trên sân nhà. Hơn nữa, họ có cả đại lý thu mua xuống tận cấp huyện, điều mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều yếu. Nếu chuyện này tiếp tục xẩy ra thì doanh nghiệp Việt sẽ thua dần, 1-2 năm nữa không hiểu chuyện gì sẽ xẩy ra với doanh nghiệp chúng ta.
Không chỉ là câu chuyện thua trong cạnh tranh thu gom do yếu tố giá, giám đốc một doanh nghiệp thủy sản lo ngại, vấn đề thương lái Trung Quốc tận thu cả nguyên liệu kém chất lượng như tôm tạp chất không chỉ gây khó trước mắt trong vấn đề thu mua nguyên liệu, mà về lâu dài, sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bị “vạ lây” khi nhiều sản phẩm thủy sản kém chất lượng có nguồn gốc từ Việt Nam xuất ra khỏi biên giới.
Ngành tiêu vỡ quy hoạch
Hệ lụy câu chuyện này, theo thứ trưởng bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, không chỉ khiến doanh nghiệp gặp khó, nông dân lao đao mà địa phương cũng đang đối mặt với nguy cơ vỡ quy hoạch ngành vì dân phá cây này, thi nhau trồng cây kia. Ông Biên cho rằng, hạt tiêu vừa rồi được giá làm cho nông dân đổ xô đốn cà phê trồng tiêu, có hiện tượng phá vỡ quy hoạch trồng tiêu, như tại Đắk Lắk, quy hoạch diện tích trồng tiêu chỉ 5.000ha nhưng giờ đã vọt lên 10.000ha.
Ông Biên nói: "Bộ Công thương chủ trương, một mặt ủng hộ các hoạt đông buôn bán chính ngạch hoặc mậu dịch biên giới theo pháp luật hai nước và đúng các thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng thương lái, doanh nghiệp nước ngoài nói chung hay doanh nghiệp Trung Quốc thu mua nông sản trái quy định của pháp luật Việt Nam thì các địa phương, hiệp hội hãy phản ánh các vướng mắc cụ thể ra sao để, đối chiếu với quy định bán buôn với từng khách hàng, qua đó có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu của ta, đồng thời giảm thiểu tác động mua bán gây xáo trộn trong quy hoạch một số ngành như tiêu, cà phê”.
Ông Biên nhấn mạnh: “Nếu có thu mua sai quy định chúng tôi sẽ xử lý”!
Dẫu vậy, thứ trưởng bộ Công thương cũng cho rằng, đây không phải là vấn đề mới, song tất cả chỉ dừng lại ở mức thông tin chung chung chứ các doanh nghiệp không phản ánh cụ thể ở đâu, vụ việc gì, thu mua sản phẩm gì.
Chí Hiếu