Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Uẩn khúc vụ bắt ban giám đốc Jetstar Pacific

Uẩn khúc vụ bắt ban giám đốc Jetstar Pacific
Điện mật ngoại giao cho thấy phần nào về những uẩn khúc trong vụ chính quyền Việt Nam giữ thẩm vấn và rồi thả hai chuyên viên của hãng hàng không Qantas của Úc.

Trong bài đăng trên báo The Sydney Morning Herald của Úc ngày 04/07, tác giả Matt O'sullivan viết các bức điện mật cũng cho thấy mức độ nhạy cảm của vụ việc lan tỏa tới tầng cao nhất trong bộ máy chính phủ.


Daniela Marsilli và Tristan Freeman, hai chuyên viên cao cấp của Qantas, bị giữ lại sân bay Tân Sơn Nhất khi họ chuẩn bị rời Việt Nam về nước nghỉ lễ Giáng sinh năm 2009.

Kể từ đó, hai người làm việc trong ban giám đốc của hãng hàng không liên doanh Jetstar Pacific (Qantas có cổ phần) đã bị nhân viên an ninh Bộ Công An giữ để thẩm vấn trong sáu tháng.

Hai người của Qantas bị giữ để thẩm vấn tại Việt nam sau khi Jetstar Pacific bị thu lỗ 31 triệu USD từ hồi năm 2008 do các hợp đồng mua xăng theo dạng định giá trước (fuel hedging).

Hầu hết các hãng hàng không trên thế giới đều có nghiệp vụ mua xăng dầu theo thể thức giao hẹn trước về giá cả trong tương lai để tránh bất ổn.

Tên của Marsilli (Tổng giám đốc) và Freeman (Giám đốc tài chinh) nằm trên các hợp đồng này.

'Gói thương mại'

Vụ hai chuyên viên Qantas bị giữ để thẩm vấn khiến giới kinh doanh và đầu tư nước ngoài vào lúc đó hết sức quan ngại đối với thực trạng nhà nước Việt Nam hình sự hóa các hoạt động kinh tế thông thường.
Bộ Công an là một phần bí mật của bộ máy của đảng cộng sản trong một đất nước mà quyền lực thuộc về quân đội, tổng bí thư và thủ tướng
Các bức điện mật mà báo The Sydney Morning Herald của Úc có được, theo luật tự do thông tin, hé mở những gì diễn ra đằng sau nỗ lực lớn nhằm trả tự do cho hai chuyên viên này vào cuối tháng Sáu năm 2009.

Sau khi hai chuyên viên này về Úc, Qantas quả quyết rằng “Bộ Công an Việt Nam hẳn là nơi tách biệt đối với bất kỳ mối quan hệ thương mại giữa Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Qantas.

SCIC là bên đầu tư của chính phủ cộng sản Việt Nam và là cổ đông lớn nhất tại Jetstar Pacific. Qantas là cổ đông nữa nắm 27% cổ phần.

Tuy nhiên một trong những tài liệu ngoại giao tiết lộ rằng đã có một thỏa thuận giữa Qantas và SCIC và chính thỏa thuận này đã đóng vai trò trong việc giúp hai chuyên viên Marsilli và Freeman được trả tự do để xuất cảnh.

Bài viết cho hay ba ngày trước khi có cuộc họp cuối cùng với một tướng công an hai sao (trung tướng), Qantas và SCIC đạt thỏa thuận về một gói thương mại.

Trong suốt sáu tháng bị an ninh giữ để thẩm vấn Marsilli và Freeman không hề biết liệu họ sẽ được tự do hay không và đi hoặc cho dù họ sẽ được tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về thiệt hại tại Jetstar Pacific.

Mặc dù đã được cung cấp thông dịch viên, họ không được tiếp cận với luật sư tại một số cuộc phỏng vấn.

Qantas cho biết “gói thương mại'' đạt được là để hai cổ đông (SCIC và Qantas) có được “khuôn khổ thương mại nhằm giải quyết kỳ vọng chung” của hai phía cũng như để hai phía tiếp tục tham gia doanh nghiệp Jetstar Pacific.

Điện mật

Qantas không nói gì thêm chi tiết về điện tín mật từ Bộ Ngoại giao và Mậu dịch (DFAT) vì nội dung được mô tả là “thông tin mật”
Những gì hai người Úc nếm trải từ phần vẩn đục của hệ thống tư pháp và chính trị của Việt nam có thể đã kết thúc, nhưng vụ việc này một lần nữa cho thấy những rủi ro đối với các công ty Úc làm ăn tại những nước đang phát triển
Tuy nhiên, vào năm ngoái Qantas xác nhận với báo The Sydney Morning Herald rằng họ có bổ sung điều khoản ràng buộc về tài sản “cho khá nhiều năm”.

“Put option” hay điều khoản ràng buộc về tài sản được dùng để thu hút các nhà đầu tư bằng cách cho họ cơ hội thu hồi vốn đầu tư của mình nếu công ty không làm ăn được theo mong đợi.

Điều khoản này là quan trọng bởi, nếu Qantas phải dùng tới điều khoản này, thì điều đó có nghĩa là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ phải đi kiếm 43 triệu USD để trả cho phần hùn của Qantas.

Có thể là phía Việt Nam muốn Qantas bật khỏi liên doanh này, nhưng việc Qantas lựa chọn dùng tới điều khoản ràng buộc về tài sản (put option) có nghĩa rằng SCIC phải nhờ cậy vào cơ bắp tài chính từ các giới chóp bu chính trị tại Hà Nội.

Bộ ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) nói rằng trong số các điện tín được công bố thì họ giữ lại 12 bức điện “miễn hoàn toàn'' vì nói rằng quan hệ với Việt Nam có thể bị phương hại.

DFAT cho biết các công văn này nói chi tiết về các giao dịch, các ý kiến ​​của DFAT về giới chức Việt Nam cũng như các mối quan hệ của họ với các quan chức Việt Nam và hoạt động của họ''.

Qantas cũng đã tìm cách giữ bí mật bằng cách nói với DFAT rằng ''việc đưa ra nội dung thông tin dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ, cả ở Việt Nam lẫn các khu vực khác''.

Một trong bức điện coi là “thông tin mật'' ngày 04 Tháng Sáu 2010 nói về cuộc trò chuyện qua email đối với một bức thư từ SCIC.

Cùng ngày Đại sứ Úc tại Việt Nam, Allaster Cox, đã gặp Bộ trưởng Tài chính, Vũ Văn Ninh. Và SCIC trả lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam.

Chưa đầy ba tuần sau đó, Qantas và SCIC, cổ đông chính của Jetstar Pacific, đạt được thỏa thuận về thương mại về ''gói thương mại” tạo điều kiện để hai công dân Úc được ra khỏi Việt Nam.

Bộ công an vào cuộc

Vào ngày 29 tháng 6 năm ngoái, một bức điện ''mật'' từ DFAT cho thấy Marsilli và Freeman đã gặp một viên tướng hai sao Trần Trung Dũng, và một đại tá, cả hai đều từ ngành công an.

''Từ kết luận về việc có hỗ trợ cho điều tra, hai người Úc được chính quyền Việt Nam thông báo là họ được tự do xuất cảnh, tài liệu vào ngày 30 Tháng Sáu 2010 của DFAT nói.

Tài liệu DFAT cho thấy đã có việc đăng tải rộng rãi trên phương tiện truyền thông Việt Nam và Úc'' và cho thấy đại sứ Úc đã tham gia vào một loạt các cuộc họp giữa Qantas và các quan chức cấp cao của Việt Nam trong thời gian đó''.

Cuộc điều tra về thua lỗ tại Jetstar Pacific khởi đầu là công việc của công an kinh tế của Việt Nam.

Với thực tế là Bộ Công an sau đó đã tham gia thì bước đi này cho thấy mức độ nhạy cảm cao, cũng như nỗi sợ hãi và mức độ đe dọa.

Nhà báo Matt O'sullivan kết luận: "Công an chìm là lực lượng reo rắc sự sợ hãi trong tâm lý công chúng Việt Nam. Được xem là nơi có luật riêng của mình, Bộ Công an là một phần bí mật của bộ máy của đảng cộng sản trong một đất nước mà quyền lực thuộc về quân đội, tổng bí thư và thủ tướng."

"Những gì hai người Úc nếm trải từ phần vẩn đục của hệ thống tư pháp và chính trị của Việt nam có thể đã kết thúc, nhưng vụ việc này một lần nữa cho thấy những rủi ro đối với các công ty Úc làm ăn tại những nước đang phát triển."

Vụ tiền polymer liên quan tình báo VN?
Ông Lương Ngọc Anh từng được ca ngợi trên báo Đảng CSVN
Báo Úc tiếp tục đưa tin về vụ in tiền polymer của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với chi tiết mới nói người môi giới Lương Ngọc Anh là đại tá ngành an ninh.

Tờ The Age tiếp tục loạt bài về cáo buộc tham nhũng liên quan các quan chức cao cấp ngành ngân hàng, trong đó có cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, với bài mới ra hôm thứ Hai 04/07/2011 dưới tựa đề 'Bê bối hối lộ vươn ra tới một đại tá tình báo'.

Trong bài báo, hai phóng viên Nick McKenzie và Richard Baker nói ông Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD vốn đóng vai trò trung gian trong việc công ty Securency in tiền polymer cho Việt Nam, là nhân viên tình báo, cấp bậc đại tá.

Trước đó, The Age đã cáo giác ông Lương Ngọc Anh là người của cơ quan an ninh Việt Nam, nhưng chưa rõ cấp bậc.

Nay các phóng viên cho hay quan chức thương mại Australia đã tiếp xúc với ông tổng cộng 18 lần trước khi giới thiệu ông cho công ty Securency, chuyên cung cấp giấy và dịch vụ in tiền polymer.

Vụ cáo buộc công ty này, trực thuộc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA), hối lộ quan chức ngân hàng các nước trong đó có Việt Nam vẫn đang được điều tra và các quan chức nói đây là vụ điều tra hối lộ lớn nhất nước từ trước tới nay.

Báo The Age cũng tiết lộ rằng cảnh sát liên bang đã điều tra một đại diện thương mại của Úc, hiện còn đương chức ở châu Á, trong vụ này.

Hai hôm trước, ngày 02/07, cũng tờ The Age đã nêu đích danh tên của cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy trong một danh sách ba quan chức nước ngoài mà Securency đã 'mua chuộc' được bằng 'tiền hoa hồng'.

Tờ báo có trụ sở tại Melbourne đưa ra chi tiết về vị quan chức Việt Nam: "Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy, một trong những quan chức giàu quyền lực nhất của đất nước và là người mà Securency bị cáo buộc đã hối lộ vào năm 2003 bằng việc trả các học phí cho con trai ông này du học tại Đại học Durham, Anh."

Vai trò chủ chốt

The Age nói 'vị đại tá' Lương Ngọc Anh hiện vẫn chưa bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn. Tờ báo này còn nhận xét rằng nhà chức trách Việt Nam vẫn "từ chối hỗ trợ phía Úc trong cuộc điều tra toàn cầu".
Các cựu quan chức thương mại và ngoại giao Australia đã xác nhận một cách riêng tư rằng nhân vật môi giới của Securency Lương Ngọc Anh là đại tá ngành an ninh và điều này đã được Đại sứ quán Úc ở Hà Nội biết từ khi cơ quan đại diện thương mại Austrade giới thiệu ông ta và công ty CFTD của ông làm trung gian vào năm 2002.
The Age

Báo này viết: "Các cựu quan chức thương mại và ngoại giao Australia đã xác nhận một cách riêng tư rằng nhân vật môi giới của Securency Lương Ngọc Anh là đại tá ngành an ninh và điều này đã được Đại sứ quán Úc ở Hà Nội biết từ khi cơ quan đại diện thương mại Austrade giới thiệu ông ta và công ty CFTD của ông làm trung gian vào năm 2002".

Theo luật Úc, việc công ty nước này thuê quan chức nước ngoài làm môi giới có trả tiền bị coi là trái phép. Thêm vào đó, Securency còn bị cáo buộc đã chuyển cho 'đại tá Lương Ngọc Anh' tới 20 triệu đôla Úc, đa số đó là để hối lộ.

Đổi lại, ông Anh đã giúp Securency thắng hợp đồng khổng lồ in tiền polymer cho Việt Nam.

Trong bài báo mới ra, The Age không nhắc tới chi tiết mà cũng chính báo này cáo giác trước đó, rằng ông Lương Ngọc Anh "có quan hệ thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ hồi ông Dũng còn giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quan hệ làm ăn với Securency bắt đầu".

Ông Lương Ngọc Anh từng được báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ca tụng như một tấm gương doanh nhân thành đạt.

Ông bị cáo buộc đã sử dụng một phần trong số tiền môi giới để trả học phí cho con trai của ông Lê Đức Thúy.

Các chi tiết mới được The Age tung ra là: vào tháng 11/1999, 'đại tá Lương Ngọc Anh' được mời tới Australia tham dự hội thảo của Austrade về thị trường Việt Nam.

Tháng 8/2008, ông đã là đại biểu của một ủy ban hợp tác Kinh tế-Thương mại Việt-Úc, nhiều lần tham dự họp hành chiêu đãi với sứ quán nước này.

Tài liệu nội bộ Austrade từ 1998 trở đi còn nói ông Anh có "quan hệ gia đình ở một số bộ ngành quan trọng". Cha ông được cho là có quan hệ rộng và bố vợ ông là quan chức công an cao cấp.
Tiền polymerVụ cáo buộc liên quan tiền polymer vẫn đang được điều tra

Các cơ quan công quyền Việt Nam hiện chưa có phản ứng gì trước các thông tin đưa ra ở trên.


Vụ tai tiếng hối lộ của công ty Securency với các quan chức Việt Nam và nước ngoài trong các thương vụ hoa hồng in tiền Polymer giai đoạn từ 1999 tới 2005 đã bị tờ The Age phát giác từ tháng 5/2009.

Các phát giác gây tác động lớn tại Úc và đã kéo các cơ quan điều tra, an ninh và tư pháp của nước này vào cuộc.

Báo The Age cho biết phóng sự điều tra của báo đã được cảnh sát sử dụng cho cuộc điều tra liên quốc gia. Chính quyền Indonesia và Malaysia miễn cưỡng hợp tác với cuộc điều tra, trong khi Việt Nam thì từ chối.

Ông Lê Đức Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong 8 năm, từ năm 1999. Người tiền nhiệm của ông là đương kim Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng.

Sau khi ông Thúy thôi chức Thống đốc, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ nhiệm ông, từ tháng 3/2008 tới 05/2011 làm Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.





Tổng số lượt xem trang