Cứ sau vài năm thì những hồ nghi về Trung Quốc tiếp tục dấy lên. Bất chấp những người phản đối, Trung Quốc vẫn kiên định đi theo con đường đã chọn, duy trì kỳ tích phát triển ngoạn mục trong thời đại mới. Trung Quốc có những lí do làm mình trở nên khác biệt.
Các dấu hiệu hiện nay cho thấy hàng loạt các mối quan ngại, đặc biệt là những quan ngại về lạm phát, đầu tư quá mức, lương tăng cao và nợ xấu ngân hàng. Các học giả nổi tiếng cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sẽ rơi vào bẫy "thu nhập trung bình" đã làm chệch đường ray của nhiều quốc gia đang phát triển.
Những lo ngại trên, đặc biệt là vấn nạn lạm phát hiện tại, đều có cơ sở thực tế. Nhưng các lo ngại này chủ yếu đến từ những sự khái quát không hợp lý. Dưới đây là 10 lý do tại sao không thể "chẩn đoán" nền kinh tế Trung Quốc bằng cách rút ra kết luận từ kinh nghiệm của các quốc gia khác.
Bài viết của GS. Stephen S. Roach,giảng viên ĐH Yale, là Chủ tịch không điều hành của công ty Morgan Stanley khu vực châu Á và là tác giả của cuốn "Một châu Á tiếp theo".
1. Chiến lược. Kể từ năm 1953, Trung Quốc đã đưa các mục tiêu vĩ mô vào các kế hoạch 5 năm, với các chỉ tiêu được xác định rõ ràng và các khuyến khích về mặt chính sách được xây dựng để đạt được các chỉ tiêu đó.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 mới có hiệu lực gần đây có thể là một bước ngoặt chiến lược - mở ra sự biến chuyển từ mô hình sản xuất thành công lớn của 30 năm qua sang một xã hội tiêu dùng thịnh vượng.
2. Cam kết. Sau những bài học từ các cuộc khủng hoảng và cuộc Cách mạng Văn Hóa những năm 1960-1970, giới lãnh đạo Trung Quốc đặt ưu tiên cao nhất tới sự ổn định. Cam kết này vô cung hữu ích với Trung Quốc, giúp họ tránh được thiệt hại của cuộc khủng hoảng 2008-2009, đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong cuộc chiến đẩy lùi lạm phát, bong bóng tài sản, v..v.
3. Tài lực cần thiết. Cam kết ổn định có sức mạnh vô cùng to lớn. Hơn 30 năm đổi mới đã giải phóng sự năng động của nền kinh tế Trung Quốc. Các cải cách doanh nghiệp và thị trường tài chính có vai trò chủ đạo, và họ cũng sắp có thêm nhiều cải cách hơn.
Hơn nữa, Trung Quốc đã chứng minh là họ rất giỏi trong việc học hỏi kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ và chuyển hướng đi khi cần thiết.
4. Tiết kiệm. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước trên 50% đã hỗ trợ Trung Quốc rất lớn. Khoản tiết kiệm này đáp ứng các đòi hỏi đầu tư phát triển kinh tế và thúc đẩy dự trữ ngoại hối bảo vệ Trung Quốc trước những biến động bên ngoài. Hiện quốc gia này đã sẵn sàng thu hút một số tiết kiệm thặng dư để thúc đẩy sự đổi hướng tới nhu cầu trong nước.
5. Di dân từ nông thôn ra thành thị. Trong vòng 30 năm qua, thị dân đã tăng từ 20% lên 46%. Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) , trong 20 năm tới các thành phố của Trung Quốc sẽ đón thêm khoảng 316 triệu người. Làn sóng đô thị hóa chưa từng có này là hỗ trợ vững chắc cho đầu tư cơ sở hạ tầng và hoạt động xây dựng các khu thương mại và dân cư.
6. Mục tiêu dễ đạt được - Tiêu dùng. Tiêu dùng gia đình chỉ chiếm khoảng 37% GDP của Trung Quốc - tỷ lệ nhỏ nhất trong số bất kỳ nền kinh tế lớn nào. Bằng cách chú trọng tới tạo công ăn việc làm, tăng lương và mạng lưới an toàn xã hội, Kế Hoạch 5 năm lần thứ 12 có thể thúc đẩy sức mua lớn trong dân cư. Điều này có thể giúp tăng 5% tỷ lệ tiêu dùng của Trung Quốc đến năm 2015.
7. Mục tiêu dễ đạt được - Dịch vụ. Dịch vụ chỉ chiếm 43% GDP của Trung Quốc - thấp hơn rất nhiều so với chuẩn quốc tế. Dịch vụ là một phần quan trọng của chiến lược thúc đẩy tiêu dùng của quốc gia này - đặc biệt là các ngành kinh doanh dựa vào các giao dịch lớn như phân phối (bán sỉ và bán lẻ), giao thông trong nước, vận chuyển, khách sạn và giải trí.
Trong 5 năm tới, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP của Trung Quốc có thể vượt qua mục tiêu tăng 4 điểm phần trăm hiện tại. Đây là một phương pháp tăng trưởng dựa vào lực lượng lao động dồi dào, sử dụng nguồn lực hiệu quả và thân thiện với môi trường - chính xác là điều mà quốc gia này cần trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một Trung Quốc hiện đại từ lâu đã như một thanh nam châm thu hút các tập đoàn đa quốc gia muốn tìm kiếm sự hiệu quả và nền tảng để thành công trong thị trường đông dân nhất thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp Trung Quốc tiếp cận với công nghệ hiện đại và các hệ thống quản trị mới - một chất xúc tác để phát triển kinh tế.
Việc tái cân bằng tiêu dùng sắp tới của Trung Quốc cho thấy một sự chuyển đổi tiềm năng về FDI - từ sản xuất sang dịch vụ - và sự chuyển đổi này có thể thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa.
9. Giáo dục. Trung Quốc đã có những bước tiến rất lớn trong việc xây dựng nguồn nhân lực. Tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành hiện đạt gần 95%, và tỷ lệ trẻ nhập học cấp trung học cơ sở tăng lên đến 80%. Mới đây học sinh lứa tuổi 15 ở Thượng Hải được xếp hạng cao nhất về môn toán học và đọc hiểu theo tiêu chuẩn đánh giá học sinh quốc tế PISA. Các trường ĐH hiện mỗi năm đào tạo hơn 1,5 triệu kỹ sư và nhà khoa học. Quốc gia này đang thẳng tiến tới nền kinh tế tri thức.
10. Đổi mới. Năm 2009 có khoảng 280.000 đơn xin cấp bằng sáng chế trong nước đã được đệ trình, giúp Trung Quốc vươn lên đứng vị trí thứ ba thế giới chỉ sau Nhật Bản và Mỹ. Quốc gia này đứng ở vị trí thứ 4 về đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế và con số này đang tiếp tục tăng lên.
Đồng thời, Trung Quốc cũng đang có mục tiêu tăng tỷ lệ nghiên cứu và phát triển trong GDP lên 2,2% đến năm 2015 - gấp đôi tỷ lệ năm 2002. Điều này phù hợp với trọng tâm mới của Kế Hoạch 5 năm lần thứ 12 vào "các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi" dựa vào đổi mới - ví dụ như bảo tồn năng lượng, công nghệ thông tin thế hệ mới, công nghệ sinh học, sản xuất bằng trang thiết bị hiện đại, năng lượng tái chế, nguyên liệu thay thế và ô tô chạy bằng nhiên liệu thay thế.
Hiện nay, bảy ngành công nghiệp này chiếm 3% GDP của Trung Quốc; và chính phủ đang có mục tiêu tăng lên 15% đến năm 2020.
Nhà sử học của ĐH Yale Jonathan Spence từ lâu đã cảnh báo rằng phương Tây có xu hướng quan sát Trung Quốc theo lăng kính của chính họ. Ngành tiểu thủ công nghiệp hiện nay là một ví dụ. Tất nhiên, theo tiêu chuẩn của chúng ta thì sự mất cân bằng của Trung Quốc là không ổn định và không bền vững. Trên thực tế, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng đã phê bình vấn đề này trước công chúng.
Nhưng đó là lý do khiến Trung Quốc trở nên khác biệt. Họ nghiêm túc nhìn nhận những quan ngại này. Không giống như phương Tây - nơi khái niệm chiến lược đã trở thành một phép nghịch hợp, Trung Quốc đi theo khung chương trình chuyển đổi nhằm giải quyết những hạn chế về tính bền vững. Hơn nữa, không giống như phương Tây bị mắc kẹt trong một vũng lầy rối loạn chính trị, Trung Quốc có cả quyết tâm và tài lực để thực hiện chiến lược đó. Đây không phải là lúc để chúng ta đánh cuộc về Trung Quốc.
Những lo ngại trên, đặc biệt là vấn nạn lạm phát hiện tại, đều có cơ sở thực tế. Nhưng các lo ngại này chủ yếu đến từ những sự khái quát không hợp lý. Dưới đây là 10 lý do tại sao không thể "chẩn đoán" nền kinh tế Trung Quốc bằng cách rút ra kết luận từ kinh nghiệm của các quốc gia khác.
Bài viết của GS. Stephen S. Roach,giảng viên ĐH Yale, là Chủ tịch không điều hành của công ty Morgan Stanley khu vực châu Á và là tác giả của cuốn "Một châu Á tiếp theo".
1. Chiến lược. Kể từ năm 1953, Trung Quốc đã đưa các mục tiêu vĩ mô vào các kế hoạch 5 năm, với các chỉ tiêu được xác định rõ ràng và các khuyến khích về mặt chính sách được xây dựng để đạt được các chỉ tiêu đó.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 mới có hiệu lực gần đây có thể là một bước ngoặt chiến lược - mở ra sự biến chuyển từ mô hình sản xuất thành công lớn của 30 năm qua sang một xã hội tiêu dùng thịnh vượng.
2. Cam kết. Sau những bài học từ các cuộc khủng hoảng và cuộc Cách mạng Văn Hóa những năm 1960-1970, giới lãnh đạo Trung Quốc đặt ưu tiên cao nhất tới sự ổn định. Cam kết này vô cung hữu ích với Trung Quốc, giúp họ tránh được thiệt hại của cuộc khủng hoảng 2008-2009, đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong cuộc chiến đẩy lùi lạm phát, bong bóng tài sản, v..v.
3. Tài lực cần thiết. Cam kết ổn định có sức mạnh vô cùng to lớn. Hơn 30 năm đổi mới đã giải phóng sự năng động của nền kinh tế Trung Quốc. Các cải cách doanh nghiệp và thị trường tài chính có vai trò chủ đạo, và họ cũng sắp có thêm nhiều cải cách hơn.
Hơn nữa, Trung Quốc đã chứng minh là họ rất giỏi trong việc học hỏi kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ và chuyển hướng đi khi cần thiết.
4. Tiết kiệm. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước trên 50% đã hỗ trợ Trung Quốc rất lớn. Khoản tiết kiệm này đáp ứng các đòi hỏi đầu tư phát triển kinh tế và thúc đẩy dự trữ ngoại hối bảo vệ Trung Quốc trước những biến động bên ngoài. Hiện quốc gia này đã sẵn sàng thu hút một số tiết kiệm thặng dư để thúc đẩy sự đổi hướng tới nhu cầu trong nước.
5. Di dân từ nông thôn ra thành thị. Trong vòng 30 năm qua, thị dân đã tăng từ 20% lên 46%. Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) , trong 20 năm tới các thành phố của Trung Quốc sẽ đón thêm khoảng 316 triệu người. Làn sóng đô thị hóa chưa từng có này là hỗ trợ vững chắc cho đầu tư cơ sở hạ tầng và hoạt động xây dựng các khu thương mại và dân cư.
6. Mục tiêu dễ đạt được - Tiêu dùng. Tiêu dùng gia đình chỉ chiếm khoảng 37% GDP của Trung Quốc - tỷ lệ nhỏ nhất trong số bất kỳ nền kinh tế lớn nào. Bằng cách chú trọng tới tạo công ăn việc làm, tăng lương và mạng lưới an toàn xã hội, Kế Hoạch 5 năm lần thứ 12 có thể thúc đẩy sức mua lớn trong dân cư. Điều này có thể giúp tăng 5% tỷ lệ tiêu dùng của Trung Quốc đến năm 2015.
7. Mục tiêu dễ đạt được - Dịch vụ. Dịch vụ chỉ chiếm 43% GDP của Trung Quốc - thấp hơn rất nhiều so với chuẩn quốc tế. Dịch vụ là một phần quan trọng của chiến lược thúc đẩy tiêu dùng của quốc gia này - đặc biệt là các ngành kinh doanh dựa vào các giao dịch lớn như phân phối (bán sỉ và bán lẻ), giao thông trong nước, vận chuyển, khách sạn và giải trí.
Trong 5 năm tới, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP của Trung Quốc có thể vượt qua mục tiêu tăng 4 điểm phần trăm hiện tại. Đây là một phương pháp tăng trưởng dựa vào lực lượng lao động dồi dào, sử dụng nguồn lực hiệu quả và thân thiện với môi trường - chính xác là điều mà quốc gia này cần trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một Trung Quốc hiện đại từ lâu đã như một thanh nam châm thu hút các tập đoàn đa quốc gia muốn tìm kiếm sự hiệu quả và nền tảng để thành công trong thị trường đông dân nhất thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp Trung Quốc tiếp cận với công nghệ hiện đại và các hệ thống quản trị mới - một chất xúc tác để phát triển kinh tế.
Việc tái cân bằng tiêu dùng sắp tới của Trung Quốc cho thấy một sự chuyển đổi tiềm năng về FDI - từ sản xuất sang dịch vụ - và sự chuyển đổi này có thể thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa.
9. Giáo dục. Trung Quốc đã có những bước tiến rất lớn trong việc xây dựng nguồn nhân lực. Tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành hiện đạt gần 95%, và tỷ lệ trẻ nhập học cấp trung học cơ sở tăng lên đến 80%. Mới đây học sinh lứa tuổi 15 ở Thượng Hải được xếp hạng cao nhất về môn toán học và đọc hiểu theo tiêu chuẩn đánh giá học sinh quốc tế PISA. Các trường ĐH hiện mỗi năm đào tạo hơn 1,5 triệu kỹ sư và nhà khoa học. Quốc gia này đang thẳng tiến tới nền kinh tế tri thức.
10. Đổi mới. Năm 2009 có khoảng 280.000 đơn xin cấp bằng sáng chế trong nước đã được đệ trình, giúp Trung Quốc vươn lên đứng vị trí thứ ba thế giới chỉ sau Nhật Bản và Mỹ. Quốc gia này đứng ở vị trí thứ 4 về đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế và con số này đang tiếp tục tăng lên.
Đồng thời, Trung Quốc cũng đang có mục tiêu tăng tỷ lệ nghiên cứu và phát triển trong GDP lên 2,2% đến năm 2015 - gấp đôi tỷ lệ năm 2002. Điều này phù hợp với trọng tâm mới của Kế Hoạch 5 năm lần thứ 12 vào "các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi" dựa vào đổi mới - ví dụ như bảo tồn năng lượng, công nghệ thông tin thế hệ mới, công nghệ sinh học, sản xuất bằng trang thiết bị hiện đại, năng lượng tái chế, nguyên liệu thay thế và ô tô chạy bằng nhiên liệu thay thế.
Hiện nay, bảy ngành công nghiệp này chiếm 3% GDP của Trung Quốc; và chính phủ đang có mục tiêu tăng lên 15% đến năm 2020.
Nhà sử học của ĐH Yale Jonathan Spence từ lâu đã cảnh báo rằng phương Tây có xu hướng quan sát Trung Quốc theo lăng kính của chính họ. Ngành tiểu thủ công nghiệp hiện nay là một ví dụ. Tất nhiên, theo tiêu chuẩn của chúng ta thì sự mất cân bằng của Trung Quốc là không ổn định và không bền vững. Trên thực tế, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng đã phê bình vấn đề này trước công chúng.
Nhưng đó là lý do khiến Trung Quốc trở nên khác biệt. Họ nghiêm túc nhìn nhận những quan ngại này. Không giống như phương Tây - nơi khái niệm chiến lược đã trở thành một phép nghịch hợp, Trung Quốc đi theo khung chương trình chuyển đổi nhằm giải quyết những hạn chế về tính bền vững. Hơn nữa, không giống như phương Tây bị mắc kẹt trong một vũng lầy rối loạn chính trị, Trung Quốc có cả quyết tâm và tài lực để thực hiện chiến lược đó. Đây không phải là lúc để chúng ta đánh cuộc về Trung Quốc.
- Trí thức Trung Quốc kêu gọi cải tổ — (RFI). -Chiến thuật định hướng công luận của giới lãnh đạo Trung Quốc (RFI) -- Trung Quốc: Ngoại giao lòng dân đổ vỡ phá hỏng giấc mơ thành rồng thế giới — (boxitvn).
- Tự do ngôn luận ở Hồng Kông đang bị đe dọa — (RFI).
-Trung Quốc sắp đi xuống? China’s political anniversary: a long cycle nears its end (FT 3-7-11)◄
-Trung Quốc sắp đi xuống? China’s political anniversary: a long cycle nears its end (FT 3-7-11)◄