BĐS vẫn đang trong tình trạng èo uột |
Việc quy định hạn mức tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có BĐS trong thời gian ngắn từ 22% xuống còn 16% (từ ngày 30.6 đến ngày 31.12.2011) đã tạo sự khan hiếm vốn cho BĐS. Điều này khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn để hoàn thiện nốt phần dự án dở dang, giao dịch trên thị trường cũng vì thế mà chậm lại hoặc đóng băng.
Do đó, khá nhiều ý kiến không đồng tình với việc đưa BĐS vào danh sách lĩnh vực phi sản xuất. TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cũng hoàn toàn phản đối khái niệm tín dụng sản xuất và tín dụng phi sản xuất. Theo ông Nghĩa, đã nói đến tín dụng thì kiểu gì nó cũng là tín dụng. Còn sản xuất hay phi sản xuất thì phải hiểu một cách tổng quát, tức là khi chúng ta sống trong thời đại sản xuất dư thừa, nếu không có tiêu dùng thì không thể sản xuất được.
“Nếu cơ quan quản lý nhìn thấy tín dụng BĐS ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại thì cần phải khống chế và phải kiểm soát tín dụng BĐS. Không nên đưa ra những khái niệm chung chung. Còn BĐS có thuộc về phi sản xuất hay không thì chúng ta cũng không nên mất thì giờ để phân tích xem nó thuộc về lĩnh vực nào, vì nhà ở là một nhu cầu rất lớn và tất yếu của xã hội”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Ông Nghĩa cho rằng, trong quản lý tín dụng, đặc biệt là chính sách tiền tệ cần phải nhìn vào những khái niệm có tính đặc trưng hơn, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tài sản hơn là những khái niệm mơ hồ như sản xuất hay phi sản xuất.
Đồng thời, có những BĐS lúc đầu được xác định là phi sản xuất, sau đó lại được xác định là sản xuất bởi một cán bộ ngân hàng thẩm định một dự án thì họ cũng phân vân nó là sản xuất hay không sản xuất và trong đó lại có hạng mục nào là sản xuất có hạng mục phi sản xuất trong khi họ không có nghiệp vụ để phân loại.
Chính vì thế, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã kiến nghị với Chính phủ về việc đưa BĐS ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất. Tuy nhiên, ông Nam cho rằng, BĐS dù đã được đưa ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất nhưng vẫn bị kiểm soát vốn.
Do đó, ông Nam nhấn mạnh, doanh nghiệp phải tự cứu mình trước khi chờ ngân hàng can thiệp. “Doanh nghiệp cần liên doanh, liên kết, chọn sản phẩm có tính thanh khoản cao để có thể đưa ngay ra thị trường cung như bán hàng có chất lượng để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng. Chưa thể có phép tiên để ngành bất động sản có thể bật lên ngay”, ông Nam khẳng định.
Đóng góp ý kiến của mình cho thị trường lúc này, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng, Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới cần thiết lập lại trật tự thị trường trên lĩnh vực tiền tệ. Xóa bỏ các công cụ hành chính không hiệu quả, hình thành hệ thống lãi suất chuẩn để điều hành thị trường hiệu quả hơn.
Nguyên nhân là do tài chính, tức là do vốn giá rẻ khiến cho nhiều người đầu tư một cách không cân nhắc, thậm chí những dự án đầu tư dưới chuẩn vẫn quyết định đầu tư dẫn đến làm cho giá cả tăng lên. Và giá tăng lại càng khuyến khích đầu tư vì thấy lợi nhuận lớn. Song, đùng một cái thị trường sụt giảm thì nó lại tác động ngược trở lại làm cho hệ thống tài chính khủng hoảng.
(Theo lao dong)
-Bất động sản sẽ bật lên khi thoát khỏi lĩnh vực phi sản xuất?
------
-
Giải pháp nào xử lý nhà bỏ hoang?
KĐTM Linh Đàm được Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) đầu tư xây dựng từ năm 1997, năm 2010, KĐT này được công nhận là 1 trong 2 KĐT kiểu mẫu đầu tiên của cả nước. Với thành công này, HUD đang tập trung hoàn thiện để tiếp tục KĐT Việt Hưng cũng được công nhận là KĐT kiểu mẫu vào 2012.
Với hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện đại, nhưng các KĐT này cũng không tránh khỏi tình trạng “xôi đỗ” khi vẫn còn những ngôi nhà, mảnh đất bị bỏ hoang. Hình ảnh này như một tấm áo rất đẹp nhưng lại bị một vài lỗ thủng.
Bức xúc trong công tác quản lý, một cán bộ của Cty Quản lý Dịch vụ KĐT (HUDS) phản ánh: Tất cả những căn nhà hoang này đều đã có chủ, nhưng hiện nay khó mà tìm được chủ nhà là ai, ở đâu, bởi có tình trạng mua đi bán lại. Vệ sinh môi trường, an ninh trật tự vẫn phải giữ gìn, nhưng đơn vị quản lý không thể thu phí của những căn nhà “vắng chủ” này...
Vấn đề “khó xử lý hơn” trong các KĐT của HUD hiện nay còn là những mảnh đất “chắp vá” không thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư. Thực tế tại KĐT Linh Đàm và KĐT Pháp Vân, có diện tích đất chủ đầu tư HUD quy hoạch xây dựng trường học hoặc công trình công cộng, nhưng do chưa GPMB được nên đất vẫn thuộc chủ khác, các chủ này đem cho thuê làm cơ sở sản xuất hoặc kho bãi. Chính điều này đã dẫn đến sự hiểu lầm là chủ đầu tư sử dụng đất không đúng mục đích, không xây dựng trường học, công trình công cộng mà đem cho thuê đất, trong khi chính HUD cũng đang bức xúc vì không hoàn thiện được GPMB.
Nhằm tạo sự đồng bộ trong các KĐT của mình, tránh bị “tiếng oan” lỗi do chủ đầu tư, mới đây Tập đoàn HUD đã phải báo cáo Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng của TP Hà Nội về tình trạng một số nhà đầu tư sau khi mua biệt thự và nhà liền kề tại các dự án của HUD chưa hoàn thiện, bỏ hoang nhà, lãng phí đất, tạo bức xúc trong dư luận. Theo đó HUD đã chủ động rà soát, thống kê các trường hợp nhà để lâu chưa hoàn thiện, sử dụng, yêu cầu các chủ nhà nhanh chóng hoàn thiện. Đồng thời Tập đoàn cũng đề nghị các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền và người dân phối hợp với chủ đầu tư để hoàn thiện công tác GPMB tại các dự án KĐTM của Tập đoàn như Linh Đàm, Việt Hưng... để chủ đầu tư có điều kiện xây dựng đồng bộ các dự án KĐTM, tránh để tình trạng “chắp vá” khi còn những mảnh đất “bỏ hoang” trong các KĐT như hiện nay.
Cần giải pháp mạnh về kinh tế và xử phạt
Nhằm tránh tình trạng nhà bỏ hoang, bảo đảm sự đồng bộ, mỹ quan đô thị trong KĐTM, tại các dự án mới của HUD cũng như nhiều chủ đầu tư khác, các nhà liền kề hoặc biệt thự đều được xây thô hoàn thiện mặt ngoài công trình sau đó mới giao cho khách hàng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định giải pháp này của các chủ đầu tư cũng chỉ giải quyết được việc hoàn thiện nhà theo đúng quy hoạch, thiết kế, đảm bảo cảnh quan đô thị chứ không giải quyết dứt điểm tình trạng chưa đưa nhà, đất vào sử dụng, gây lãng phí như đang tồn tại như hiện nay.
Theo các chuyên gia của Bộ Tài chính để giải quyết dứt điểm tình trạng đất nền, đất xây dựng nhà biệt thự, nhà liền kề, nhà phân lô chưa đưa vào sử dụng trong các KĐT, dự án xây dựng nhà ở như hiện nay thì dùng các biện pháp mạnh kinh tế và biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là cần thiết.
Qua đó, cần xây dựng quy định đất nền, đất xây dựng nhà biệt thự, nhà liền kề, nhà phân lô chưa đưa vào sử dụng là đất chưa sử dụng theo đúng quy định và phải chịu thuế suất cao theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Phương án này đã có cơ sở pháp lý, thực hiện từ 01/01/2012 cùng với việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ chỉ phê duyệt dự án chung cư có tối đa 20% căn hộ cao cấp hoặc quy định tỷ lệ nhà liền kề, biệt thự chiếm tối đa 20%, 80% phải là chung cư. Khi thị trường hướng vào đại đa số người dân có nhu cầu thật, khả năng thanh toán sẽ cao hơn, giảm tình trạng nhà bỏ không...
(Theo báo xây dựng)
-----------
- Sở hữu đất đai: Luật chưa thống nhất, thiếu khả thi (PLTP).
---- Cứu hay không cứu bất động sản – (Trần Vinh Dự’s blog).
--Đại gia Hà Nội chơi biệt thự sang hơn đại gia Sài Gòn -Mua nhà “Bá Kiến” rồi bỏ hoang!? - “Mổ xẻ” thị trường bất động sản Việt Nam: Không nên ép Nhà nước phải can thiệp (LĐ).
- Chống rửa tiền qua bất động sản (TP). -
-
- Doanh nghiệp Châu Á “đổ bộ” vào bất động sản Việt Nam (Landtoday).
- Diễn đàn Đầu tư xây dựng và BĐS Việt Nam: Kinh tế và triển vọng (HNM). - Nhà đất ế, sàn giao dịch bất động sản đóng cửa hàng loạt (TP).
-"Chủ đầu tư Làng Việt kiều châu Âu phạm luật, cư dân có thể kiện"(GDVN) - Trước tố cáo của hàng trăm khách hàng Làng Việt kiều châu Âu, LS Bùi Quang Hưng khẳng định: Cty TSQ VN đã vi phạm luật, người dân có thể khởi kiện...
-
--Thị trường chung cư: Lộ rõ sự bế tắc(Tamnhin.net) - Thiếu tính chuyên nghiệp, thậm chí chụp giật cộng với tình hình thị trường trầm lắng suốt từ đầu năm… là những nguyên nhân đẩy phân khúc BĐS chung cư vào bế tắc.
- Chủ đầu tư nhà thu nhập thấp giải trình chuyện giá trên trời (VNE).
- Quỹ Tiết kiệm nhà ở: Dân có thực được hưởng lợi? (Stox). Độc giả BBC có câu rất CƯỜI RA NƯỚC MẮT: “Nhà cho người thu nhập thấp, theo tính toán của các chuyên gia, nếu mức lương từ 2-3 triệu/tháng, sau khi trừ chi tiêu thì phải tích luỹ từ thời Lý Công Uẩn dời đô mới đủ tiền mua nhà.”
'Lương Bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà thu nhập thấp' (VnEx 19-8-11) -- À há! Thế thì những ngôi nhà đồ sộ của các bộ trưởng, thứ trưởng... là tiền ở đâu ra? Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, nếu chỉ trông vào lương, người nghèo đừng nghĩ đến nhà thu nhập thấp, vì "lương cỡ Bộ trưởng cũng phải 40 năm mới đủ tiền mua".
> Người nghèo không mơ nhà thu nhập thấp / Chủ đầu tư giải trình giá trên trời- Vụ lãnh đạo DN Nhà nước thưởng tiền tỉ: Nhiều cơ quan vào cuộc (SGTT).
Cty thừa nhận báo cáo tiền thưởng chưa đúng Tiền Phong Online
TP - Ngày 18-8, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Khánh Hòa cùng Liên đoàn Lao động tỉnh cử cán bộ đến Cty TNHH Một thành viên Thương mại và Đầu tư Khánh Hòa (TMĐTKH), làm việc về việc phân phối lương, thưởng tại đây. Tiền Phong số ra ngày 16-8 có bài về chênh lệch rất ...
Vụ chia thưởng tiền tỷ: Nhiều cơ quan vào cuộcDân Trí
Dồn 15 năm trích thưởng một lầnThanh Niên
Thưởng... “trên trời, dưới đất”!Lao động
VNExpress
-