Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Câu chuyện 'đổi gác' ở Việt Nam

Dàn lãnh đạo chủ chốt với các ông Sang, Dũng, Trọng, Hùng  ra mắt Quốc hội
Nội các mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gồm bốn Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua.
Nhà báo Roger Mitton, một người từng làm việc nhiều năm ở Việt Nam, hồi đầu tuần có bài phân tích đăng trên tờ Phnom Penh Post nói rằng việc Chính phủ mới ra mắt chắc chắn đang mang lại hy vọng về một sự tiến bộ mới, nhất là trong bối cảnh có nhiều sai lầm về quản lý kinh tế trong thời gian qua.
Ông Mitton nhận định rằng các thay đổi lần này sẽ tăng ảnh hưởng của phe mà ông gọi là "bảo thủ" trong Đảng Cộng sản Việt Nam và các thành phần cải cách cấp tiến sẽ bị yếu thế.

"Về cơ bản, điều này có nghĩa là cải cách hệ thống chính trị và kinh tế vốn đang trì trệ của Việt Nam sẽ không xảy ra trong 5 năm tới."
"Điều thứ hai, tích cực hơn, là cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc có cơ may sẽ được giải quyết."
Nhà báo Roger Mitton giải thích điều này là vì phe thủ cựu thân cận với 'các đồng chí Trung Quốc' hơn là phe cải cách, bởi vậy có cơ hội đạt thỏa thuận nào đó, cho dù chỉ tạm thời.
Điều thứ ba, theo ông Mitton, một sự thật hiển hiện là sẽ không có thêm tự do dân chủ trong nền báo chí bị kiểm soát chặt chẽ ở Việt Nam.

Các gương mặt lãnh đạo

Nhà báo kỳ cựu này xem xét hai nhân vật lãnh đạo cao nhất ở Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.
"Ông Trọng, người có mái tóc bạc và gương mặt hiền từ, là nhân vật lãnh đạo được chấp nhận một cách thỏa hiệp, giống như người công nhân đói bụng đành ăn cháo trắng."
"Ấm bụng thật đấy, nhưng chưa chắc đã ngon."
Ông Lê Hồng Anh là cựu Bộ trưởng Công an, mà nhiệm kỳ được đánh dấu bằng các hoạt động theo dõi kiểm soát chặt chẽ người dân, với hàng chục nhà hoạt động bị bỏ tù.
Dưới hai ông nói trên, trong hàng ngũ Đảng, là Chủ tịch Trương Tấn Sang, 62 tuổi, và Thủ tướng tái đắc cử Nguyễn Tấn Dũng, 61.
"Ông Sang không ưa ông Dũng," nhà báo Roger Mitton nhận xét, "nhất là khi ông Dũng tái đắc cử sau khi đã có nhiệm kỳ đầu nhiều sai lầm như thế".
Ông Mitton còn thẳng thắn nhận định rằng việc ông Dũng duy trì chức vụ có lẽ là chi tiết đáng thất vọng nhất trong việc bổ nhiệm nội các mới.
"Ông Trọng là nhân vật lãnh đạo được chấp nhận một cách thỏa hiệp, giống như người công nhân đói bụng đành ăn cháo trắng. Ấm bụng thật đấy, nhưng chưa chắc đã ngon."
Nhà báo Roger Mitton
Đối lại, ông Trương Tấn Sang, theo nhà báo này, là một lãnh đạo có kinh nghiệm đã tiến thân lên vị trí hàng đầu cho dù bị vướng vào vụ bê bối liên quan thế giới ngầm khi ông làm Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh.
Nhiều nhà phân tích từng kỳ vọng rằng ông sẽ thành Thủ tướng và ông Dũng sẽ bị đẩy sang làm Chủ tịch nước, vị trí không có thực quyền, thế nhưng điều này đã không xảy ra.
Theo ông Roger Mitton, hai gương mặt mới đáng chú ý và có nhiều triển vọng là tân Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 55 tuổi, và tân Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, 52 tuổi.
Ông Phúc được nhiều người đánh giá là trong sạch, có khả năng và có cơ hội trở thành Thủ tướng một ngày trong tương lai.
Ông Phạm Bình Minh không chỉ có lợi thế tuổi trẻ, mà còn có gốc gác gia đình thuận lợi vì ông là con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người từng lãnh đạo ngành ngoại giao Việt Nam hơn một thập niên.
"Nếu may mắn thì người con trai có tài ăn nói và thông minh của ông Thạch sẽ tại vị còn nhiều năm hơn thế."

Chính sách kinh tế không đổi

Trong lĩnh vực kinh tế-tài chính, các nhà báo nước ngoài dựng lên một bức tranh xấu tốt lẫn lộn.
Nhà báo Roger Mitton nhận định rằng tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, 54 tuổi, là nhân vật có tài năng và trong sạch, được biết tới vì khả năng xử lý các vấn đề hóc búa về tài chính.
Tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ có bằng tiến sĩ về kế toán, kiểm toán và ngân sách nhà nước ở Slovakia, theo hãng tin Anh Reuters.
Hãng Reuters cũng trích lời Alan Phạm, kinh tế trưởng tại công ty môi giới chứng khoán Vina Securities, nói: "Với việc Tổng kiểm toán nhà nước Vương Đình Huệ lên làm Bộ trưởng tài chính, Thủ tướng Dũng muốn mọi người thấy rằng ông muốn tiếp tục kiểm soát các doanh nghiệp Nhà nước để tránh xảy ra một vụ sụp đổ như Vinashin".
"Với việc Tổng kiểm toán nhà nước Vương Đình Huệ lên làm Bộ trưởng Tài chính, Thủ tướng Dũng muốn mọi người thấy rằng ông muốn tiếp tục kiểm soát các doanh nghiệp Nhà nước để tránh xảy ra một vụ sụp đổ như Vinashin."
Alan Phạm, Vina Securities
Nhà báo Roger Mitton trong bài báo của mình đã viết: "Đáng tiếc là ông Nguyễn Văn Bình, 55 tuổi, tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lại không được như vậy."
Theo nhiều nguồn tin, ông Bình thân cận với cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, người đang bị báo nước ngoài cáo buộc tham nhũng.
Tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có sự nghiệp gắn liền với Ngân hàng Trung ương. Ông được đào tạo ở Nga và là một trong năm Phó Thống đốc kể từ năm 2008, phụ trách quan hệ đối ngoại. Ông Bình cũng từng làm việc với ông Dũng thời kỳ ông Dũng là Thống đốc Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998.
Nhà báo Mitton nói đang có quan ngại rằng các chính sách tài chính của Việt Nam sẽ tiếp tục quay vòng trong các xáo trộn của đồng tiền mất giá, hạn chế tín dụng và mua bán ngoại tệ.
Trong khi đó, một nhà ngoại giao ở Hà Nội nói với hãng Reuters với điều kiện giấu tên rằng ông “không thấy bất cứ thay đổi đột ngột nào trong chính sách kinh tế cả.”
Matt Hildebrandt, nhà kinh tế của JP Morgan Chase ở Singapore, nói ông hy vọng nội các mới sẽ đem đến những chính sách kinh tế rõ ràng và nhất quán hơn giúp dẫn đến ổn định kinh tế trung hạn, điều mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam đã không làm được kể từ năm 2007.

-Câu chuyện 'đổi gác' ở Việt Nam (BBC 3-8-11) -- Tường thuật lại bài này của Roger Mitton: Changing of the guard in Hanoi a mixed blessing (Phnom Penh Post 1-8-11) -- Hử? Đài BBC của Vương Quốc Anh dùng một bài trên báo Nam Vang nói về Việt Nam? (Roger Mitton là fan của Phạm Bình Mình từ ... 5 năm trước!)  – Chính phủ mới ở VN đối mặt với bốn thử thách: New Vietnamese government to face four major challenges (Tân Hoa xã). By Le Phuong
HANOI, Aug. 3 (Xinhua) -- The ongoing first session of 13th National Assembly (NA) of Vietnam on Wednesday approved the government cabinet personnel in new term, including four deputy prime ministers and 22 government members.
The new Vietnamese government will be facing with four major challenges, including instability of the macro-economy, corruption, wealth gap between the rich and the poor, and the interest benefited by special groups, analysts said.
Instability of the macro-economy is manifested through inflation, trade deficit, public debt and poor management of the state-owned corporations. Over the past four years, Vietnam's economy had been in an instable situation. In 2008, the country faced to the worst skyrocketing inflation and trade deficit, which tends to return this year.
Vietnam's consumer price index (CPI) in July rose by 1.17 percent against June, bringing the country's CPI to 22.16 percent rise year-on-year, highest among Asian countries. Meanwhile, Vietnam's growth is expected to slow to six percent this year as authorities tighten monetary policies and cut government expenditures to bring inflation under control.
During his inaugural speech on Wednesday, re-elected Prime Minister Nguyen Tan Dung said in the immediate time, the government will focus on drastically and effectively containing inflation, stabilizing the macro-economy, removing difficulties for production and businesses, ensuring security and social welfare.
"To stabilize the macro economy, the government has set forth basic measures, but they had not yet been strictly and comprehensively implemented, resulting in low effectiveness," Vietnamese senior economic expert and policy consultant Pham Chi Lan said.
Preventing corruption is the second challenge faced by the government. Although the Anti-corruption Law had been enacted since 2006 in Vietnam, corruption is now happening at a deeper and broader scale which leads to the huge loss in property. The scandal of Vietnam Ship-building Group (Vinashin) and the debt crisis between Petro Vietnam and Electricity of Vietnam (EVN) made the country lose trillions of Vietnamese dong.
Corruption will waste the country's natural and human resources and threaten economic growth. It will also erode the Vietnamese people and the foreign investors' confidence, Lan said.
The increasing wealth gap between the rich and the poor also becomes a challenge and a "headache" for the government and national assembly. According to the recent biennial survey by the Vietnamese Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, the income and consumption gap between 25 percent of the richest and 25 percent of the poorest is increasing. In 2006, consumption gap between those two groups was six folds, in 2008 with eight folds, and in 2010 with nine folds. In property, the gap may rise to thousand folds.
The existing of special group interest results in the widening wealth gap. "The interest of some localities or branches should also be re-adjusted correctly and in line with the country's development. Poor coordination among state offices, including irresponsibility and low spirit of the local or branch's leaders would lead to difficulty in solving the interest among those groups," Lan said.
It is not easy for the government to solve the problem. But once clearly defined its way and with its firm spirit, the government will know whose interest should be protected or not, the analyst said. 

Editor: Deng Shasha

Tổng số lượt xem trang