Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Chờ Lãnh Tụ Cấp Tiến?

-Trần Khải
Có nên chờ một lãnh tụ Gorbachev tại Việt Nam? Hay là chờ cho tới khi một nhóm lãnh tụ Đảng CSVN bỗng nhiên có tinh thần tự giác xây dựng dân chủ tự do mà không cần áp lực nào của ngưòi dân?
Nghĩa là, chờ một nền dân chủ tự do được ban phát? Thí dụ, một hôm, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “hốt nhiên đại ngộ,” và tuyên bố rằng Việt Nam sẽ khẩn cấp chuyển sang chế độ dân chủ đa đảng?

Chuyện như thế có vẻ như chỉ có trong mơ, khi chờ đợi một nền tự do được ban phát như thế. Thực tế, chuyển thân mà không bị áp lực thì dường như chỉ xảy ra có một lần trong lịch sử nhân loại, khi vương quyền Bhutan quyết định đổi sang chế độ dân chủ đa đảng năm 2008. Mà đó phần lớn là nhờ nền văn hóa Phật Giáo Kim Cang Thừa (ảnh hưởng Phật Giáo Tây Tạng) với 76% dân số, và cũng do vương triều thành tâm.
Câu hỏi là, tại sao CS Việt Nam và CS Trung Quốc cũng có một vài lãnh tụ cấp tiến, như Võ Văn  Kiệt, hay Ôn Gia Bảo, nhưng tại sao lại không chuyển hóa thành dân chủ được? Có phải vì họ cô đơn, bị cô lập giữa một rừng cán bộ hung hiểm? Hay có phải họ chỉ nói lên đôi lời lương tâm, và rồi buông xuôi vì cũng không muốn chế độ thay đổi theo hướng mà họ không tiên liệu hết tương lai?
Bài báo nhan đề “China’s Premier Seeks Reforms and Relevance” (Thủ Tướng TQ Đi Tìm Cải Tổ và Vấn Đề Thực Tế) của một nhóm phóng viên trên  tờ New York Times hôm 7-8-2011 cho thấy rằng, một con én, cho dù là cán bộ gộc cỡ Thủ Tướng, vẫn không làm nổi mùa xuân.
Nổi bật nhất là khi Thủ Tướng Ôn Gia Bảo hồi tháng trước, đứng giữa những vòng hoa tang lễ ở Wenzhou, nơi một tai nạn xe lửả cao tốc làm chết 40 người, và cam kết thực hiện cuộc điều tra của chính phủ “công khai và minh bạch. Chìa khóa là người ta có thể tìm ra sự thật hay không.”
Tuyệt vời, khi có một lãnh tụ CS tuyên bố sẽ đi tìm sự thật.
Ngay ngày hôm sau, bàn tay kiểm duyệt của chính phủ bưng bít tất cả các thông tin về tham nhũng và sai trái trong ngành đường sắt, và sau đó ra lệnh kiểm duyệt luôn các trang blog bày tỏ phẫn nộ về tai nạn xe lửa cao tốc này.
Rồi mới tuần trước, ngay cả cuộc điều tra của chính phủ lại bị tố cáo là “dàn dựng,” điều hành bởi một ủy ban trong đó có Thứ Trưởng Bộ Đường Sắt và các chuyên gia trung thành tuyệt đối với Đảng CSTQ. Thế là còn điều tra gì nữa.
Nhưng điển hình này cho thấy Thủ Tướng Ôn Gia Bảo, người quyền lực thứ ba tại TQ, đã được nhiều nhà phân tích nhận ra là đã bị cô lập về ý thức hệ bởi ủy ban thường vụ Bộ Chính Trị Đảng  CSTQ.
Báo New York Times nhận ra rằng bản thân Thủ Tướng họ Ôn đã kình với ông xếp là Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng trong nội bộ, phe bảo thủ CSTQ nắm quyền  vững chắc, những lời kêu gọi cải tổ chính trị của họ Ôn chỉ làm suy yếu chính ảnh hưởng của họ Ôn.
Tình hình này có thể liên tưởng rằng, nếu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi dân chủ đa đảng, ông có thể bị bắt ngay tức khắc, hay là bị chích cho một mũi thuốc để đứng tim chết liền?
Nhưng những người từng ủng hộ vai trò cấp tiến của Thủ Tướng Ôn Gia Bảo cũng mất kiên nhẫn. Mọi chuyện không thấy nhúc nhích gì hết.
He Weifang, một luật gia cấp tiến ở Bắc Kinh, nói, “Khi Ôn Gia Bảo lên nắm chức Thủ Tướng hồi 8 năm trước, người ta có kỳ vọng cao vì các bài diễn văn của ông luôn luôn cho người ta hy vọng. Nhưng bây giờ thì 8 năm rồi. Thời hạn của ông ta sắp kết thúc. Đáng ngờ là ông ta có ý chí vững mạnh muốn cải tổ hay không, bởi vì không có vẻ gì ông ta có hành động mạnh mẽ chống lại phe bảo thủ.”
Thực tế là họ Ôn chưa bao giờ được xem là mạnh mẽ. Một vài học giả về  chính trị TQ nói rằng các lời kêu gọi mơ hồ của ông về dân chủ và về quyền lực nhân dân thực ra là phù hợp trong việc củng cố quyền lực tuyệt đối của Đảng CSTQ.
Những học giả khác thì chất vấn về lập trường thật tâm cải tổ của ông, nói rằng họ Ôn không có vẻ gì là nhà cải tổ, mà chỉ là một “công an tốt bụng” trong một hệ thống hầu hết là “công an xấu xa.”
Susan Shirk, chuyên gia lâu năm về TQ tại University of California, San Diego, nói, “hình ảnh của Ôn Gia Bbảo là khuôn mặt nhân đaọ trong chế độ, và ông ta hiệu quả như thế. Một khả thể khác làm Ôn Gia Bảo có 2 khuôn mặt. Ông bênh vực sự minh bạch trong các lời tuyên bố công khai, nhưng chỉ khi nào không đe dọa tới quyền lực của đảng.”
Một hình ảnh minh họa cụ thể ở cách xử lý sau tai nạn đường sắt cao tốc ở Wenzhou. Một phân tích gia chính trị gần với các quan chức cao cấp, nói rằng Ôn Gia Bảo không dự tính tới thăm nơi xảy ra tai nạn. Một Phó Thủ Tướng về an toàn lao động tên là Zhang Dejiang giữ nhiệm vụ này.
Thế nhưng khi Zhang tới chỉ huy, thì xe ủi lô được đưa tới cán bẹp, vùi chôn một toa xe lửa đã bị đụng nát nơi hiện trường, có vẻ như muốn xóa sổ các chứng cớ có thể bị điều tra -- thế là các bloggers phóng lên lời phẫn nộ, tố cáo chính phủ bưng bít.
Thế là, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo, lúc đó đang nằm viện trong Bệnh viện Quân Đội và đang hạn chế xuất hiện, liền được đưa tới để trấn an dư luận.
Ông Ôn lúc đó cũng nói rằng ông đang bệnh (một tiết lộ hiếm gặp) và rồi tuyên bố là cần phải điều tra cho ra sự thật, để đòi hỏi công lý, “minh bạch từng bước một” để công chúng hiểu rõ, thấy rõ.
Truyền thông nhà nước lúc đó xem lời Ôn Gia Bảo như mệnh lệnh, bèn viết bài đàò sâu về tình trạng bê bối ở Bộ Đường Sát. Nhưng chỉ một ngày hôm sau, là mọi chuyện lại bưng bít hoàn toàn.
Tình hình tai nạn xe lưả tháng trước cũng y hệt như khi Ôn Gia Bảo đứng trước gạch vụn cuộc động đất ở tỉnh Sichuan năm 2008, và hứa điều tra minh bạch vụ sụp đổ nhiều ngôi trường xây quá sập xệ để làm chết nhiều ngàn trẻ em. Báo TQ nói lúc đó có 2,500 điều tra viên được cử tới điều tra các công ty xây cất trườøng học ở đó. Kết quả: không có gì sai trái cả. Và cùng lúc, nhiều nhà hoạt động đòi hỏi điều tra ở Sichuan bị tống giam vào tù.
Còn nhớ hồi tháng 8 năm ngoái ở Thẩm Quyến, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo cũng tuyên bố, “Nếu  không cải tổ chính trị, TQ có thể mất những thành quả đạt được xuyên qua cải tổ kinh tế.”
Rồi tháng 10-2010, họ Ôn nóí với CNN rằng “ước muốn và nhu cầu của dân TQ về dân chủ và tựï do là ‘không thể kháng cự’ được,” và rằng dân TQ nên được phép chỉ trích chính phủ tự do hơn. Báo chí TQ im lặng, không đăng một dòng nào.
Nhưng một thờøi gian ngắn sau đó, Nhân Dân Nhật Báo đăng loạt bài bình luận 5 bài liền, ca ngợi Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào có tài lãnh đạo chiến lược.
Một câu nói được báo chí Tây Phương ghi nhận vang dội từ loạt bài viết đó, “Kháí niệm rằng cải tôå chính trị đang nghiêm túc trì trệ” thì không chỉ “trái với quy luật khách quan, nhưng cũng không phù hợp với sự kiện khách quan.”
Nghĩa là, không nên chờ dân chủ tự do từ các lãnh tụ?
Hình như là thế, vì cơ cấu đã bị lỗi hệ thống rồi, thì làm sao mà bỗng nhiên có “từ bi bất ngờ” từ lãnh đạo nào nữa. Dù đó là ông Võ, ông Nguyễn nào nữa.

-- Chờ Lãnh Tụ Cấp Tiến?

China’s Premier Seeks Reforms and Relevance (NYT 7-8-11) 
 Agence France-Presse — Getty Images
Prime Minister Wen Jiabao, bowing, at the scene of a deadly July 23 train wreck near Wenzhou. The crash, and subsequent official efforts to suppress information, have stirred anger in China.
BEIJING — China’s prime minister, Wen Jiabao, stood amid funerary wreaths in Wenzhou, near where a high-speed train accident claimed 40 lives late last month, and pledged an “open and transparent” government inquiry into the disaster. “The key,” he said, “is whether the people can get the truth.”
The next day, censors silenced the news media’s dogged reporting on railway negligence and corruption, then started censoring posts on microblogs that had stoked outrage over the crash.
By last week, the government inquiry itself was accused of being rigged, run by a panel that included the Railways Ministry’s second in command and loyalist experts.

Such indignities are not new. As Mr. Wen enters the twilight of a decade as China’s third-ranked leader, he appears to be struggling to remain relevant in a political system that covets his benevolent public image but has little use for his ideas.
The leading spokesman for what passes for political liberalism in China, Mr. Wen is by most accounts ideologically isolated on the Communist Party’s nine-member Politburo standing committee. More than once, his views have been rebuffed, tacitly or openly, in party organs. There are tantalizing hints of rifts with his boss, President Hu Jintao.
“Grandpa Wen,” who shares the common man’s pain and champions his interests, is easily China’s most popular politician. But internally, as Communist Party hard-liners strengthen their control, his advocacy of political reform has increasingly sapped his influence.
He has become such a high-risk figure, one official news media editor says, that a conservative-led state radio network last year balked at his offer of an exclusive exchange with listeners on the air. Even liberals who support Mr. Wen’s reformist oratory find themselves disillusioned by his failure to gain traction within the leadership.
“When Wen became premier eight years ago, people had high hopes because his speeches always leave people hopeful,” said He Weifang, a liberal Beijing legal scholar. “But now it has been eight years. His term is coming to an end. It’s doubtful whether he genuinely has the strong will to reform, because it doesn’t seem he has taken enough convincing actions to resist the conservatives.”
Mr. Wen has never been seen as especially strong. Some scholars of China’s leadership say his unspecific calls for democracy and people power actually fit comfortably within a Communist Party committed to absolute rule.
Others question his maverick credentials, calling him less a reformer than the good cop in a bad-cop system. “Wen’s become the human face of the administration, and he’s been very effective,” said Susan Shirk, a longtime China expert at the University of California, San Diego. “The other possibility is that Wen Jiabao has two faces. He advocates transparency in his public statements, but only insofar as it doesn’t threaten the authority of the party.”
But in a mostly faceless and closed-mouth leadership, no one strains so publicly at his tethers — or suffers as many rebuffs — as Mr. Wen. That pattern has intensified as jockeying begins for next year’s choices of a new politburo and the next generation of China’s top leaders.
The Wenzhou episode is illustrative. One political analyst close to senior officials said Mr. Wen had not planned to visit the disaster scene; a deputy prime minister who oversees work safety, Zhang Dejiang, was to handle the matter.
But with Mr. Zhang in charge, backhoes crushed and buried a wrecked train car at the site — and provoked a national outcry from bloggers who accused the government of a cover-up. Mr. Wen, then in a People’s Liberation Army hospital and limited to occasional appearances, was sent to Wenzhou to soothe the masses.
Mr. Wen pointedly mentioned that he had been sick — a rare disclosure for a leader — then delivered a call for truth, justice and an inquiry that was open at “every step” to public supervision. The official state media took Mr. Wen’s broadside as a pass to keep digging into Railways Ministry incompetence.
But the event underscored how the Communist Party’s Propaganda Department trumps a prime minister’s pledge of openness. China’s national CCTV network, which normally trails Mr. Wen to every disaster scene, did not broadcast his remarks live, prompting one anchor to protest on his microblog. Within a day, press coverage backflipped to cheery articles like a paean to the new Beijing-Shanghai high-speed line.
And it showed that Mr. Wen, who leads the cabinetlike State Council, has trouble controlling a State Council investigation — indeed, not even President Hu controls China’s fractured ruling elite.
As he did after the train accident, Mr. Wen stood in the rubble of the Sichuan Province earthquake in 2008 and promised a transparent investigation into the collapses of shoddily built schools that killed thousands of children. The press reported that 2,500 investigators were deployed. But no wrongdoing was ever disclosed — instead, several activists who pursued malfeasance wound up in detention.
Mr. Wen can be crafty. In April 2010, analysts puzzled over a People’s Daily essay by him — published while President Hu was in Brazil — extolling Hu Yaobang, the popular leader forced to resign in 1987 for his reformist bent and whose death, in 1989, helped propel the Tiananmen Square protests. One anecdote described a Hu Yaobang visit that Mr. Wen arranged with Guizhou Province villagers — secretly, he wrote, because Hu Yaobang did not trust local leaders to let them speak freely.
President Hu was the Guizhou party chief during that visit. Outsiders largely missed the article’s implicit jab — but President Hu was mightily displeased, said an editor with high official connections.
More often, Mr. Wen is blunt. In a speech last August in Shenzhen, the birthplace of China’s market-oriented reforms, he warned that “without political reform, China may lose what it has already achieved through economic restructuring.”
He followed in October by telling CNN that “the people’s wishes for and needs for democracy and freedom are irresistible” and that Chinese should be permitted to criticize the government more freely. The state press, which ignored a similar CNN interview in 2008, ignored this one as well.
But shortly afterward, People’s Daily began publishing a five-editorial series on party discipline, which was said by two state media editors to have been orchestrated by President Hu’s leading strategists and approved by top leadership.
A sentence in one stood out: “The notion that political reform has seriously lagged” is not only “contrary to objective laws, but also inconsistent with objective facts.”
At least once after the CNN appearance, two journalists close to senior party officials said, members of the leadership personally, although how strongly was unclear, warned Mr. Wen about making statements that appeared out of tune with the Communist Party line.
At 68, with retirement in sight, Mr. Wen may not care about such slaps on the wrist. In fact, he might gain a voice in shaping the next class of upper-echelon leaders.
But Mr. Wen’s happy-warrior persona also shows signs of tarnishing his standing with the masses, as government action consistently falls short of his promises. “More people are starting to ask, ‘Why don’t these words come true?’ ” said Mr. He, the legal scholar.
Chen Jianping, 23, a friend of two of Wenzhou train-crash survivors, said “I only believe part of what Premier Wen said. The government is unable to carry out everything it promises; some of what he says may be just show.”
Yet in a China that seems more suspicious of authority almost daily, a show may be better than nothing.
“The cynicism about the system is rising,” said Cheng Li, a Brookings Institution scholar of the Chinese leadership. “My real worry is whether the next generation will have a Wen Jiabao-like leader.”
Staff of the Beijing bureau of The New York Times contributed research.

-Trung Quốc - Ôn Gia Bảo: China’s Premier Seeks Reforms and Relevance (NYT 7-8-11) -- Bài rất hay về Ôn Gia Bảo

Tổng số lượt xem trang