-Erlangen, Germany - Chinese dissident writer Liao Yiwu, who fled his country last month, is planning a literary treatment of the June 1989 massacre in Tiananmen Square in Beijing, he told a German cultural gathering Saturday evening.VN cũng không thể quên những sự kiện như chiến tranh biên giới 79, nhân văn giai phẩm, CCRĐ ...
At the Poetenfest (poets' festival) in Erlangen in southern Germany, Liao said his next book would include accounts given by witnesses and victims of the massacre.
The 53-year-old novellist said that in his flight from China in July he carried with him the documented testimonies of 20 of his compatriots who had witnessed the bloody suppression of the pro-democracy demonstrations on Tiananmen Square.
Liao accused the Chinese government of systematically seeking to suppress any recollection of the massacre.
'The people are being forced to forget,' he said. The Beijing government's message was, 'forget your ideals and love money instead.'
Liao said many Chinese were embittered by the Beijing government's repressions, but the shock of the Tiananmen massacre had intimidated them so much that people now could scarcely offer any resistance.
Liao, who had spent many years in prison managed to reach Germany via Vietnam. His latest book titled 'For a song and a hundred songs' describes the inhumane conditions of Chinese prisons.
The writer, who now lives in Berlin, said his manuscript was twice confiscated by the police. It was when he was told to confirm to the authorities that he would not publish the book abroad that he decided this summer to flee.
Nguồn: -Chinese dissident plans literary treatment of 1989 massacre DPA
TLQ:
-- NGƯỜI VỀ TỪ GẠC MA– (Huỳnh Ngọc Chênh).:– Anh đã sống thay đồng đội (TN).
-- Truyện tranh thời chống quân bành trướng – (Culangcat).
- Quốc huy Việt Nam ngày ấy và bây giờ (TN).-
------------
-Khi Trung Quốc cho phép “Trăm Hoa Ðua Nở”
24-08-2011
Tự do ngôn luận giúp gột rửa sạch nạn tham nhũng của giới quan chức lạm dụng quyền lực và nó cũng tạo thêm nhiều ảnh hưởng lên các chính sách của chính quyền.
Mao Trạch Ðông có một câu nói nổi tiếng hồi năm 1957 rằng, hãy để cho trăm hoa đua nở. Bề ngoài, đó là lời mời gọi các nhà trí thức phát biểu quan điểm khác nhau, thậm chí phê bình, chỉ trích về đường lối của Ban Lãnh đạo Trung Quốc. Chiến dịch ‘Trăm Hoa Ðua Nở ” kéo dài được sáu tuần và khi nó kết thúc, trong số nhiều người tham gia góp ý cho lãnh đạo đảng, những người đã thực lòng tin tưởng vào lời kêu gọi của Mao Chủ Tịch, lần lượt bị tống vào các trại lao động cải tạo.
Vấn đề mà giới lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt ngày nay là, không phải chỉ có mỗi ‘một trăm hoa’ đáng lo ngại nữa, mà có đến tận 500 triệu các loại khác nhau đang vươn lên, và không ít trong số đó là loại hoa đầy gai góc. Con số 500 triệu đó cũng chính là số người sử dụng internet ở Trung Quốc hiện nay. Trong khi đa số những người này thỏa mãn với việc sử dụng internet chỉ để download nhạc và tán phét vô thưởng vô phạt với bạn bè, một thiểu số đáng kể khác sử dụng internet để chỉ trích chính quyền và nói lên các bất bình của họ.
Theo một nghĩa nào đó, điều này (việc sử dụng interner rộng rãi) cũng có lợi cho Đảng Cộng sản. [Trung Quốc] không hề có một kênh chính thức nào, chẳng hạn như qua các cuộc bầu cử, ý kiến của người dân có thể được [chính phủ] biết đến. Vì vậy, có được tự do ngôn luận ở một mức độ nào đó là một biện pháp tốt để có thể theo dõi tâm trạng của người dân vốn không được đi bỏ phiếu (chính xác hơn là chỉ đi bỏ phiếu một cách giả vờ – ND). Ðó cũng là một phương cách gột tẩy nạn tham nhũng quá đáng hoặc các sai phạm của các quan chức địa phương lạm dụng quyền lực ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Khuyến khích dân chúng bày tỏ ý kiến cũng có thể là một phương pháp tương đối ít nguy hại [cho chính quyền] khiến cho người dân bớt bùng nổ bột phát, đem lại các ‘van an toàn’ cho xã hội và tạo ra ảo tưởng của sự tư do ngôn luận. Và nếu sự bất bình của dân chúng đi quá đà, anh (tức chính quyền) luôn có thể kiềm hãm chúng lại được.
Ban tuyên huấn của Ðảng đã tạo ra một dạng nghệ thuật của sự nới lỏng và thắt chặt kiểm soát. Thế nhưng điều đó còn xa mới đạt được sự hoàn hảo. Trò chơi mèo đuổi chuột giữa những người kiểm duyệt nhà nước và công chúng đã thử thách các giới hạn của sự cho phép.
Các sự kiện ở Ðại Liên cuối tuần vừa rồi là một ví dụ minh hoạ cho việc nhiều chuyện có thể tuột khỏi tầm kiểm soát nhanh như thế nào. Khoảng 12 ngàn người theo sự ước lượng của chính phủ (con số thực sự có thể lên đến hàng chục ngàn người – ND) đã phát động một cuộc biểu tình chống lại một nhà máy hóa dầu chế tạo ra một loại hoá chất độc hại gọi là paraxyelene. Cuộc biểu tình phản đối của họ lớn đến mức người đứng đầu Đảng Cộng sản địa phương ngay tức khắc phải cam kết sẽ di chuyển nhà máy đó đi chỗ khác. Ðiều này rõ ràng là thắng lợi thuộc về sức mạnh nhân dân. Cuộc biểu tình đã được phát động qua các trang blogs nhỏ ở Trung Quốc, chẳng hạn như Weibo. Dường như nó bị ảnh hưởng bởi cuộc biểu tình ở thành phố phía nam Hạ Môn hồi năm 2008, đã buộc nhà chức trách phải huỷ bỏ kế hoạch [xây dựng] một nhà máy tương tự như thế.
Sự lan truyền thông tin như thế và sự bất đồng chính kiến, không bị hạn chế ở internet. Các phương tiện thông tin đại chúng chính thức cũng trở nên năng động hơn. Ðiều này phần lớn là do các tờ báo, tạp chí và các chương trình TV cũng đã trở nên thương mại hơn. Số lượng các tờ báo, tạp chí đã tăng nhanh. Vào năm 1979 chỉ có 69 tờ báo trên toàn cõi Trung Quốc. Giờ đây đã có đến 2000 tờ báo, cộng với hơn 9000 tạp chí. Ðã nhiều năm trôi qua kể từ khi các hệ thống truyền thông đại chúng ở Trung Quốc chỉ đơn thuần là “cái miệng và lưỡi” của Đảng Cộng sản, theo cách gọi của Susan Shirk, một nhà nghiên cứu và tác giả của ‘Siêu Cường Rạn Vỡ ‘ viết về Trung Quốc. Việc thương mại hóa của các phương tiện thông tin chính thống khiến cho chúng trở nên rất khó phục tùng mệnh lệnh phổ biến tuyên truyền của đảng, đặc biệt là nếu nó quá tẻ nhạt. Cách đây ít lâu, năm 2004, Lưu Hiểu Ba, người được trao giải thưởng Nobel, hiện đang bị cầm tù, đã nói: “Hiện người tiêu dùng chính là người điều khiển sự trung thành của các nhà quản lý truyền thông. Những nhà quản lý này biểu hiện sự hăng hái nhiệt tình giả vờ với các mệnh lệnh từ bên trên, trong khi đó các cố gắng của họ nhằm cầu cạnh khách hàng là rất thật lòng.”
Hu Shuli, nhà báo tài chính nổi tiếng nhất Trung Quốc đã biến tạp chí Caijing thành một tạp chí hấp dẫn ăn khách đáng đọc bằng các vụ điều tra tham nhũng của quan chức, lừa bịp tài chính và bất công xã hội. Giờ đây, phóng viên điều tra đã trở thành yếu tố chủ yếu của nhiều tờ báo và tạp chí.
Cũng có không ít các điều cấm kỵ đã bị công bố [trên các phương tiện thông tin chính thống của Trung Quốc]. Các tờ báo, thậm chí ngay cả các tờ được Đảng Cộng sản chính thức quản lý, đã có một ngày tường trình tại hiện trường ngay sau khi xảy ra tai nạn thảm khốc tàu cao tốc ở Ôn Châu hồi tháng trước. Truyền hình nhà nước CCTV đã phát một buổi chiếu chất vấn những nguyên nhân gây ra tai nạn, trong đó đưa ra giả thuyết rằng chính quyền đã đặt tăng trưởng kinh tế lên trên phúc lợi của nhân dân. Người làm chương trình, ông Wang Quingle ngay lập tức đã bị đình chỉ công tác. Tuy vậy, các cố gắng thắt chặt kiểm soát đưa tin về vụ tai nạn phần lớn đã bị phản ứng lại. Vào ngày 30 tháng 7, tờ Tin tức Bắc Kinh đưa trên trang nhất một báo cáo thời tiết dài bất thường, chiếm nguyên trang than khóc “bảy ngày mưa”, một sự ám chỉ tinh quái về lễ tưởng niệm 7 ngày, vụ tai nạn tàu.
Ðối với những người mong thấy dân chúng Trung Quốc đạt được tiếng nói mạnh mẽ và có nhiều ảnh hưởng hơn nữa đối với các chính sách của chính quyền thì đó là những phát triển tích cực. Chẳng hạn như sự lan truyền rộng rãi thông tin về sữa bột nhiễm độc – mà trên thực tế đã bị ngăn chặn một phần bởi vì nó xuất hiện quanh thời điểm Olympics 2008 – lẽ ra đã có thể cứu nhiều em bé thoát chết hoặc thoát khỏi tật nguyền.
Tuy vậy cũng có các mối nguy hiểm [cho chính quyền]. Giáo sư Shirk đã chỉ ra rằng, ở các nước dân chủ, chính phủ có xu hướng chú ý đến những người dân thường, là những người hầu như sẽ quyết định kết quả của các cuộc bầu cử. Trong khi đó chính quyền toàn trị thiên về việc lắng nghe những người la to nhất. Ðiều đó có thể có nghĩa là [chính quyền] lắng nghe những người không muốn cái nhà máy hóa chất độc hại kia trong khu vườn sân sau nhà của họ, nhưng nó cũng có nghĩa là [chính quyền] dễ bị uốn theo các tâm lý dân tộc cực đoan hơn.
Ðiều đó tạo ra một mối quan hệ bất ổn giữa Đảng Cộng sản, báo chí và quần chúng Trung Quốc, và đó là cũng điều hấp dẫn đáng được quan tâm theo dõi. Nó cũng khiến cho thí nghiệm của Mao về tư do ngôn luận (tức chiến dịch “trăm hoa đua nở”) giống như trò chơi của trẻ con.
Nguyễn Trùng Dương dịch từ Gulf News
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
—————
Financial Times
Vì sao lãnh đạo Trung Quốc phải
đáp ứng chủ nghĩa lợi ích cục bộ
Jamil Anderlini17-08-2011
Cảnh tượng hàng chục ngàn dân thường Trung Quốc diễu hành một cách ôn hòa xuyên qua thành phố ven biển Ðại Liên vào ngày Chủ Nhật chắc đã khiến giới lãnh đạo Trung Quốc rùng mình, lạnh cột sống.
Những ngưỡi biểu tình đòi chính quyền phải dời khu nhà máy hóa chất độc hại ra khỏi vùng đất hoang ngoài khu cảng, chỉ cách trung tâm thành phố Ðại Liên 20 km. Trong vòng mấy tiếng đồng hồ các quan chức phải cam kết đóng dự án trị giá 1.5 tỷ đô la và chuyển nó đi chỗ khác.
Ðó là bản tóm lược của cái gọi là “chủ nghĩa lợi ích cục bộ”, nimbyism, một thuật ngữ mới viết tắt của “không được ở trong sân sau nhà tôi” (NIMBY: Not In My Back Yard) tâm lý trong tầng lớp trung lưu ở khắp mọi nơi. Hầu như đa số những người biểu tình đã giải tán khi họ nghe rằng cái nhà máy độc hại đó sẽ bị chuyển tới ‘sân sau‘ của ai đó.
Ðây không phải là lần biểu tình đầu tiên kiểu này xảy ra ở Trung Quốc.
Các kế hoạch xây dựng nhà máy chế tạo cùng loại hoá chất – paraxyelene là hóa chất dùng trong sản phẩm sơn và nhựa, gây nguy hiểm đến tính mạng cho những ai tiếp xúc với nó trong một khoảng thời gian kéo dài – cũng đã bị hủy bỏ ở thành phố miền nam Hạ Môn vài năm trước đây sau những cuộc biểu tình tương tự ở đó. Ở Thượng Hải, kế hoạch mở rộng đường tàu cao tốc trên cao, xuyên qua trung tâm thành phố cũng đã bị hủy bỏ, sau khi nhiều đám đông lớn tập hợp thành các cuộc biểu tình có tổ chức lỏng lẻo, tương tự như năm 2007.
Tuy vậy, sự kiện chính quyền khuất phục một cách nhanh chóng và hoàn toàn như vậy ở Ðại Liên cho thấy, một sự gia tăng lo ngại [trong giới lãnh đạo của Trung Quốc], rằng các cuộc biểu tình phản đối những vấn đề cụ thể ở các địa phương như thế, có thể kích động thành điều gì đó thách thức hơn đối với nguyên trạng chính trị hiện nay.
Ðiều đã khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đặc biệt lo sợ các cuộc biểu tình như thế sẽ nâng cao uy tín cho lý thuyết: các xã hội toàn trị không thể nào tránh khỏi quá trình dân chủ hóa, một khi các xã hội đó đạt đến mức thu nhập trung bình trên mỗi đầu người khoảng 5.000 – 6.000 đô la.
Trong năm 2010, thu nhập trung bình của mỗi người Trung Quốc khoảng 4.660 đô theo tỷ giá trao đổi, nhưng nếu theo sức mua sắm thì Trung Quốc đã vượt khỏi điểm để dân chủ hóa trở nên dễ xảy ra [theo lý thuyết nói trên].
Ðảng Cộng sản chuyên quyền đã bác bỏ lý thuyết này từ lâu, dựa trên các cơ sở đặc thù ở Trung Quốc. Nhiều ý kiến chủ yếu chống lại ý tưởng đó ở nước ngoài cũng đã phản bác lý thuyết đó, viện dẫn trường hợp Trung Quốc và sự thiếu dân chủ của nó như là bằng chứng cho lập luận của họ (cho rằng Trung Quốc đã vượt qua cái ngưỡng thu nhập đó mà vẫn là nước thiếu dân chủ – ND).
Nhưng một lý thuyết khác được đưa ra bởi ông Paul Collier, một nhà kinh tế học của Ðại học Oxford và là tác giả của tác phẩm “Chiến tranh, Súng đạn và Phiếu bầu“, cho rằng, một tương lai thách thức hơn [cho các xã hội chuyên chế toàn trị] có thể đã xuất hiện.
Sau khi nghiên cứu các số liệu hầu như của tất cả các nước từ năm 1960, Giáo sư Collier đã phát hiện ra rằng trên một mức ngưỡng thu nhập [trung bình đầu người] nào đó, các nước dân chủ sẽ trở nên kém thiên về tình trạng bất ổn chính trị khi các nước đó trở nên càng giàu có hơn.
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên ở đây cả.
Tuy vậy điều mà giáo sư Collier cũng phát hiện ra là trên thực tế các chế độ chuyên chế chịu nhiều bất ổn chính trị hơn một khi các nước trở đó nên giàu có hơn.
Ông ấy đưa ra cái ngưỡng đó là 2.700 đô la thu nhập trung bình đầu người. Nếu ông ấy đúng, sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc sẽ càng làm cho nó trở nên bất ổn chính trị hơn nữa.
Các thống kê không chính thức được một học giả đáng kính của Trung Quốc công bố trong năm nay, cho thấy rằng “các vụ bạo động của quần chúng” – các cuộc nổi loạn, biểu tình, bãi công và tương tự – đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm qua, khoảng 180.000 vụ trong năm ngoái, ngay cả khi kinh tế tăng mạnh.
Phần lớn, tính chính đáng của Đảng Cộng sản ngày nay bắt nguồn từ khả năng đem lại sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Thế nhưng, nếu Giáo sư Collier đúng, thì sự tập trung ngắn hạn vào tăng trưởng GDP cũng có thể đã gieo mầm cho những phiền toái tương lai.
Hãy quay lại và suy nghĩ một chút đến khu nhà máy hóa chất ở Ðại Liên.
Khi các cư dân của thành phố còn nghèo hơn và mối bận tâm chính của họ là bảo đảm cho họ đủ ăn, không nghi ngờ gì nữa [lúc bấy giờ] họ đã hoan hô đón chào sự thúc đẩy kinh tế và công ăn việc làm mà nhà máy hóa chất có thể đem lại cho thành phố.
Nhưng giờ đây, đa số cư dân Ðại Liên đã đủ ăn, họ có thể đủ khả năng để lo cho con em của họ có thể bị ngộ độc nếu một tai nạn quái quỉ nào đó có thể gây ra rò rỉ, là việc hồi tuần trước, hầu như suýt nữa đã xảy ra, khi một cơn bão nhiệt đới đe dọa cuốn phăng nhà máy. Xu hướng này đã nảy sinh trên toàn cõi Trung Hoa: sự giàu có hơn cho phép dân chúng đóng vai trò mạnh mẽ hơn đối với việc bảo đảm các quyền lợi của họ.
“Ðó là tình huống gay go khó xử của chính quyền, bởi vì chính quyền nhận ra rằng trong giai đoạn ngắn hạn, tăng trưởng là cách duy nhất để duy trì sự kiểm soát về mọi mặt. Tuy nhiên, mỗi năm trôi qua, sự tăng trưởng đó cũng có là nghĩa là, vấn đề càng trở nên khó [giải quyết] hơn“. Giáo sư Collier nói: “Ðó cũng là bức thông điệp của Tunisia. Phong trào nổi dậy Ả Rập đã bùng nổ ở ngay chính mô hình chuyên chế thành công nhất về mặt kinh tế ở Châu Phi“.
Và sự so sánh đó là điều khiến các nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ phải lo sợ, bởi những cảnh tượng mà họ đã nhìn thấy ở Ðại Liên hôm Chủ Nhật vừa qua.
Nguyễn Trùng Dương dịch từ Financial Times
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
-Nguồn:Khi Trung Quốc cho phép “Trăm Hoa Ðua Nở”
--
- Chinese Protest Suspensions of Bloggers – (NYT). Hơn 200 triệu người sử dụng internet ở Trung Quốc, trong đó có nhiều bloggers, bị giữ account trong 1 tháng do…biểu tình trên mạng. “The announcements provoked a torrent of online protest, some of which was directed at the government on the assumption that it was behind the punishments.”
-Chinese dissident plans literary treatment of 1989 massacre DPA