Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Nợ công trong tầm kiểm soát?


--- Nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 42% GDP (DVT). Việt Nam nợ nước ngoài 32,5 tỷ USD
-“Kiệt sức” vì thắt chặt tiền tệ? (VnEconomy) -Hàng chục tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn vừa lên tiếng về sự “hà khắc” của chính sách tiền tệ
-Nợ nước ngoài: Một năm tăng gần 4,6 tỷ USD (VnEconomy) -

▪  ANH QUÂN
15/08/2011 09:08 (GMT+7)
Nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh, giai đoạn 2006-2010 - Nguồn: Bộ Tài chính.
Chậm hơn thường lệ, bản tin về nợ nước ngoài đến cuối năm 2010 của Việt Nam, theo quy định được công bố với độ trễ nửa năm, mãi đến tháng 8/2011 mới được công bố chính thức.


Điểm đáng chú ý trong bản tin số 7 vừa công bố là những cập nhật về mặt con số đều cho thấy gánh nặng nợ nần của Việt Nam đang tăng lên rất nhanh. Cho nên, nguyên tắc quản lý nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công 2009 về bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô nền kinh tế, có lẽ là điều đáng bàn nhất lúc này.

Vượt 32,5 tỷ USD

Theo bản tin số 7, tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam (chỉ bao gồm nợ Chính phủ trung ương, địa phương và nợ do Chính phủ bảo lãnh) tính đến cuối năm 2010 đã vượt 32,5 tỷ USD, từ con số gần 27,93 tỷ USD trong năm trước đó.

Điều đó cũng có nghĩa, trong vòng 1 năm, khối nợ nước ngoài của Việt Nam đã gia tăng thêm gần 4,6 tỷ USD.

Trong khi đó, nếu tính cả khoản trả nợ gốc trong năm gần 1,06 tỷ USD, ước tính trong năm 2010, Việt Nam đã thông qua các hiệp định, hợp đồng vay nợ tổng cộng xấp xỉ 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 5,3% GDP cùng năm (theo ước tính của Tổng cục Thống kê vào khoảng 104,6 tỷ USD).

Với ý nghĩa là khoản vay để bù đắp bội chi ngân sách, theo công bố của Bộ Tài chính ngày 1/4 năm nay, là vào khoảng 5,6% GDP, thì vay nước ngoài năm 2010 của Việt Nam có vẻ tiếp tục vượt trội so với vay trong nước.

Con số dư nợ tăng trong mấy năm gần đây “nhảy nhót” không theo tốc độ tịnh tiến đều (năm 2007 tăng thêm khoảng 3,6 tỷ USD; 2008 khoảng 2,6 tỷ USD; 2009 trên 6,1 tỷ USD). Có điểm trùng hợp là ở những giai đoạn thị trường ngoại hối xuất hiện căng thẳng, hiệp định vay vốn nước ngoài thường được thông qua. Năm 2010, dự trữ ngoại hối cũng ghi nhận sự sụt giảm lớn, theo một số ước tính có thể lên đến 4 tỷ USD, còn năm 2009 trước đó thì ghi nhận mức thâm hụt tới 8,8 tỷ USD.

Ngoài ra, khía cạnh đánh đổi giữa tăng trưởng đạt thấp trong năm ngoái (6,78%) với những rủi ro tăng lên cùng khối nợ nước ngoài nở rộng nhanh cũng là điểm cần xem xét.

Chi phí vay ngày càng “đắt”

Cũng theo bản tin số 7, phần lớn nợ nước ngoài của Chính phủ có lãi suất thấp từ 0% đến dưới 3%. Cụ thể là trong tổng số gần 27,86 tỷ USD dư nợ thì có tới gần 21,85 tỷ USD ở mức lãi suất này, tăng khoảng 11,1% so với năm 2009. Dư nợ các khoản vay có lãi suất thả nổi theo LIBOR 6 tháng và Euro LIBOR 6 tháng chỉ tăng rất ít trong năm 2010, tổng cộng là trên 1,96 tỷ USD.

Tuy nhiên, tốc độ tăng của các khoản vay lãi suất cao mới là vượt trội. Có trên 2,15 tỷ USD dư nợ có lãi suất từ 3% đến dưới 6%, tăng tới 43% so với năm trước; lãi suất từ 6-10% có tổng dư nợ trên 1,89 tỷ USD, gấp hơn hai lần năm 2009.

Điều này cũng làm thay đổi rất nhiều nghĩa vụ nợ hàng năm về nợ nước ngoài của Chính phủ, theo sau mỗi bản tin về nợ nước ngoài được công bố. Với cập nhật mới nhất, từ nay đến năm 2015, Việt Nam sẽ phải trả nợ nước ngoài cả gốc và lãi mỗi năm xấp xỉ 1,5 tỷ USD.

Mức đỉnh mới về trả nợ sẽ rơi vào năm 2020, với nợ phải trả lên tới gần 2,4 tỷ USD, trong khi chỉ một năm trước, Bộ Tài chính mới đưa mức dự kiến cho năm này khoảng 1,15 tỷ USD.

Riêng trong năm 2010, đã có khoảng 1,67 tỷ USD ra khỏi Việt Nam qua các khoản trả nợ gốc, lãi và phí, tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm trước đó. So sánh dữ liệu về nghĩa vụ nợ năm 2010 với tổng thu ngân sách cùng năm của Bộ Tài chính, tỷ lệ này là khoảng 5,5%.

Liên quan đến dòng chảy này, năm 2010 cũng ghi nhận thêm khoản nợ mới từ phát hành trái phiếu Chính phủ quốc tế với lợi suất trên 7% mà thời hạn kéo dài trong 10 năm, rơi đúng vào đỉnh năm 2020 như nói ở trên.

Cũng sau khoản trái phiếu 1 tỷ USD được phát hành thành công, chủ nợ của Việt Nam cũng có thêm nhiều đối tượng là cá nhân nắm giữ trái phiếu. Tuy nhiên, cơ cấu đồng tiền vẫn khá tập trung, chủ yếu là đồng Yên Nhật, SDR (quyền rút vốn đặc biệt, đơn vị tiền tệ quy ước của của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF), USD và Euro.

Cụ thể, đồng Yên chiếm tỷ trọng lớn nhất 38,8%; tiếp đến là SDR gần 27,1%; và USD, Euro lần lượt là 22,2% và 9,2%. Điều này cho thấy tỷ giá những khi thay đổi có thể thổi phồng khối nợ rất nhanh, và tỷ trọng nghĩa vụ nợ so với thu ngân sách cũng có thể thay đổi theo.

Có đi kèm rủi ro?

Theo bản tin số 7, đa số các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài xấu đi so với năm 2009. Tổng dư nợ nước ngoài so với GDP đã ở mức 42,2%, nếu so với tiêu chí của Ngân hàng Thế giới (WB) thì thuộc diện vừa phải.

Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ nước ngoài so với GDP đang tăng rất nhanh cũng hàm ý rằng những giới hạn an toàn đang bị đe dọa. Chỉ trong vòng 3 năm gần đây, từ 2008 đến cuối 2010, chỉ tiêu này của Việt Nam đã “nở” thêm khoảng 10 điểm phần trăm.

Nhưng đáng chú ý nhất là tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn đang xuống thấp. Nếu như năm 2007, chỉ tiêu này đang là gấp gần 102 lần, cuối năm 2010 ghi nhận chỉ còn chưa đầy 2 lần.

Có hai vấn đề đặt ra với sự thay đổi này, một là dự trữ ngoại hối đang mỏng hơn, và hai là nợ ngắn hạn đang tăng lên nhanh chóng.

Theo nhiều nguồn số liệu thì năm 2009, thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam ở mức 8,8 tỷ USD, năm 2010 vào khoảng 4 tỷ USD (có nguồn tin là 2,6 tỷ USD). Diễn biến này đã bào mòn dự trữ ngoại hối.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia kinh tế đã từng cảnh báo rằng nợ nước ngoài của Việt Nam có lãi suất ngày càng cao và kỳ hạn vay ngày càng ngắn. Quan điểm này một lần nữa lại được khẳng định tại bản tin số 7, khi nghĩa vụ nợ dự kiến của Việt Nam thay đổi liên tục trong mấy năm gần đây mà chủ yếu là trong tương lai gần.

Cùng lúc với dư nợ nước ngoài tăng nhanh và dự trữ ngoại hối vơi đi, tỷ giá tiếp nối vào rủi ro nợ của Việt Nam. Theo dữ liệu từ bản tin số 7, tỷ giá cuối kỳ của VND so USD đã giảm khoảng 10,26% trong so sánh năm 2010 với 2009; tương tự, so với Euro giảm 11,14%; so với SDR giảm khoảng 5,53%; và so với đồng Yên tăng 6,43%.

Trong bối cảnh lạm phát liên tục tăng cao, dự địa chính sách tiền tệ để ổn định ngoại hối sẽ khó khăn hơn khi phải đánh đổi giữa nghĩa vụ nợ tăng lên, hay bào mỏng dự trữ để can thiệp. Bởi, cùng với trách nhiệm trả nợ thì Chính phủ còn phải cân nhắc đến khả năng tăng thu ngân sách, khi mà tỷ trọng thu so với GDP đã cao và tình hình kinh tế trong ngắn hạn chưa cho thấy triển vọng phục hồi mạnh mẽ.

 - Nợ công trong tầm kiểm soát? Stockbiz Theo World Factbook, nợ công của VN năm 2010 xếp vị trí 44/ 129 quốc gia có nợ công lớn nhất thế giới, đạt mức 56, 7% GDP. Và với thực trạng tỷ lệ tiết kiệm nội địa khoảng 27% trong khi mức đầu tư an toàn xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP, Chính phủ sẽ phải vay thêm nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách, thì tốc độ gia tăng nợ công tại VN trong năm 2011 sẽ khó chậm lại.

Vào ngày 4/8, phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII sẽ thảo luận các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, các giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2011, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009. Theo đó, vấn đề nợ quốc gia sẽ lại được đặt lên bàn thảo luận với những con số báo cáo, và có thể có chênh lệch khi không thể cập nhật được hết mọi khoản nợ chính phủ, mọi khoản “nợ ngầm” do DN vay được Chính phủ bảo lãnh, bởi phương cách tính toán và dữ liệu để đưa vào tính toán sẽ còn phụ thuộc vào khái niệm về nợ công, mặc dù Luật quản lý nợ công VN đã được ban hành từ năm 2009.

An toàn hay vượt ngưỡng ?


Một bản tin trên cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính ngày 8/7 cho biết tính đến 31/12/2010, tổng số dư nợ công năm 2010 của VN ở mức 1.122 ngàn tỉ đồng, tương đương 56,7% GDP; còn năm 2011, dự kiến con số này sẽ đạt đến 1.375 ngàn tỉ, bằng khoảng 58,7% GDP. Trong đó, tổng số dư nợ nước ngoài ở mức 835.000 tỉ đồng, bằng 42,2% GDP năm 2010 và dự kiến nợ nước ngoài sẽ ở mức 44,5% GDP năm 2011.

Tuy nhiên, dư nợ này chỉ gồm khoản nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh, không gồm nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ, trong đó có các DN nhà nước. Và dĩ nhiên loại trừ các khoản nợ của DN vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, mà nếu xét tổng nợ nước ngoài của một quốc gia, thì các khoản nợ này vẫn phải tính đủ.

Vận dụng định nghĩa của Luật quản lý nợ công VN, theo đó, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương, thì giữa con số mà Bộ Tài chính đưa ra và nợ công thực tế, có sự chênh lệch khoảng 10 phần trăm, và rất có khả năng nợ công VN năm 2011 sẽ trên dưới 70% GDP. Bởi trong khoảng thời gian 3 năm, riêng năm 2008, theo Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, TCty nhà nước đã lên tới 287.000 tỉ đồng (hay 20% GDP năm 2008), chưa kể con số chênh lệch trong các khoản nợ đã báo cáo. Năm 2009, theo số liệu của Bộ Tài chính, nợ nước ngoài của VN là 27, 929 tỷ USD. Còn tính đến giữa năm 2010, nợ nước ngoài cộng thêm 1 tỉ USD, bằng 29 tỉ USD, quy đổi tỉ giá cùng thời kỳ khoảng 537.800 tỉ đồng (GDP năm 2010 của VN khoảng 104 nghỉn tỉ đồng). Trung bình mỗi năm, nợ công đã duy trì mức tăng 4-7%/ năm và khi lạm phát tăng cao, mức tăng này lại càng khó dừng lại.

Một số tổ chức trong và ngoài nước cũng như nhiều chuyên gia cho rằng với mức tăng “đều đặn” như vậy, tương ứng với nguồn thu ngân sách hiện nay, thì khả năng trả nợ công vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg ngày 14/12/2004 của Thủ tướng phê duyệt định hướng phát triển tài chính VN đến năm 2020, trong đó xác định rõ mức trần nợ công là 50% GDP, cũng là chuẩn an toàn theo thông lệ quốc tế, thì quy mô nợ công mà Bộ Tài chính ước tính, hay quy mô nợ công thực tế, đều đã vượt ngưỡng an toàn.

Cơ cấu nợ và rủi ro tỉ giá

Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể điều chỉnh, hay quản lý nợ công như thế nào để tránh những rủi ro có thể xảy đến ? Nếu nhìn vấn đề này ở khía cạnh bao quát, thì câu trả lời thuộc về bản chất nợ công của từng quốc gia, bởi mỗi quốc gia có cơ cấu nợ và các tiêu chí nợ, cũng như các rủi ro nợ, khác nhau. Với Nhật Bản, dù nợ công có quy mô lên tới trên 200% GDP, nhưng sự vượt ngưỡng này vẫn không làm khó nền kinh tế, do phần lớn các chủ nợ là nhà đầu tư trong nước và Nhật vẫn ở ngoài tầm công kích của giới đầu cơ. Trong khi đó, với nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ, quy mô nợ công thấp hơn Nhật, hơn Hy Lạp, nhưng lại đang phải loay hoay xử lý nguy cơ vỡ nợ kỹ thuật, là do các vấn đề nội tại của cơ cấu chính trị, song hành cùng các vấn đề thuộc cơ cấu nợ.

Với VN, chúng ta không có may mắn như Nhật Bản, bởi nếu xét về cơ cấu, nợ công nước ta đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro mà nếu không sớm điều chỉnh, thì tai họa sẽ rất khó lường. Một trong những vấn đề là nợ công VN đang quá lệ thuộc vào nguồn cho vay nước ngoài. Trong cơ cấu nợ công hiện nay, nợ Chính phủ chiếm hơn ¾, riêng các khoản nợ ODA đã chiếm tới 74% nợ công.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2010, khoản tiền để chi trả nợ là 80.250 tỉ đồng, tăng hơn 14% so với dự toán ban đầu là 70.250 tỉ đồng. Ủy ban Tài chính Ngân sách đã lý giải nguyên nhân khoản tăng này là từ biến động tỉ giá ngoại tệ và việc phải hoàn trả một phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán. Cũng theo Bộ Tài chính, năm 2011, dự kiến khoản chi trả nợ ước tính là 86.000 tỉ đồng, tăng 22,4% so với dự toán. Rõ ràng, khi nợ nước ngoài có tỷ trọng cao trong tổng số nợ công, thì các khoản gốc và lãi phải trả sẽ bị neo vào tỉ giá, và rủi ro sẽ lớn hơn khi thời điểm thanh toán trùng với thời điểm thị trường tài chính thế giới nhiều biến động, nhất là khi đồng USD ở trong tình trạng có nguy cơ rớt giá.

Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, TS Lê Xuân Nghĩa phân tích: Trong chiến lược phát triển kinh tế của VN trong những năm gần đây, Chính phủ có kế hoạch triển khai nhiều dự án hạ tầng lớn như nhà máy điện nguyên tử, đường sắt cao tốc... nên tỷ lệ nợ nước ngoài sẽ còn tăng vọt. Cách đây vài năm, tỉ giá là 11 nghìn VN đồng quy đổi bằng 1 USD, thì ở thời điểm hiện tại tỉ  giá đã lên đến mức trên dưới 20 nghìn VN đồng quy đổi bằng 1 USD. Như vậy, với các khoản vay vào thời điểm đó, đến nay con số chênh lệch là rất lớn và khoản chênh lệch này nền kinh tế VN phải hứng chịu.

Nhân tố gia tăng lạm phát

Một chuyên gia thuộc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhận xét, bên cạnh việc neo vào tỉ giá hối đoái, nợ công VN còn neo vào yếu tố lạm phát, và tham vọng tăng trưởng GDP. Sau một thời gian đầu tư mạnh, tăng trưởng cao, lạm phát trở lại và lãi suất ngân hàng tăng vọt sẽ khiến lợi suất trái phiếu trong nước và trái phiếu quốc tế cũng tăng theo. Năm 2010, lợi suất trái phiếu trong nước trung bình ở mức 10%. Còn trong 6 tháng đầu năm 2011, lợi suất trái phiếu quốc tế và trong nước ghi nhận mức dao động 11-12,5%, thậm chí, có phiên đấu thầu lô lớn, lãi suất đăng ký cao nhất cho kỳ hạn 5 năm đã lên tới 17% và chỉ mới chịu giảm gần đây do thị trường tín dụng đã phần nào hạ nhiệt lãi suất huy động. Đó là một vòng xoáy mà theo thời gian, cho dù các khoản vay được hưởng lãi suất ưu đãi thấp tới đâu (không tính đến các khoản vay với lãi suất thả nổi và mức lãi trên dưới 10% mà năm 2010, VN nợ 1,888 tỉ USD với mức lãi này), thì áp lực của các khoản nợ đến lúc phải trả cả gốc lẫn lại cũng không hề nhỏ. Đó chính là một nhân tố làm gia tăng lạm phát.  “Việc bắt buộc phải cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu, tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế. Do đó, chống lạm phát ở năm 2011 – 2012, cũng phải tính đến xem xét lại con số nợ công và việc quản lý rủi ro nợ công. Và một công tác quan trọng là giám sát, và giám sát chặt chẽ hơn nữa hiệu quả dòng vốn đầu tư, đặc biệt là từng đồng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dự án, hoạt động kinh doanh của tập đoàn, tổng Cty, lẫn các khoản chi tiêu mua sắm của chính phủ và chính quyền địa phương”, chuyên gia này nói.

Như vậy, lạm phát trước mắt có thể kiềm chế bằng chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa, còn các khoản nợ có thể làm gia tăng lạm phát thì lại phụ thuộc phần lớn vào thị trường tài chính nước ngoài. Mong sao trong phiên họp Quốc hội khóa XIII kỳ này, các đại biểu Quốc hội cẩn trọng và nghiêm khắc hơn trong việc thảo luận về vấn đề nợ công, cũng như khả năng kiểm soát nợ công thực tế. Đây cũng là nguyện vọng chính đáng của những người dân đang phải gánh trên vai khoản nợ không dưới 600 USD mỗi người để đưa vào các khoản thuế phải đóng ở hiện tại và tương lai, cho các khoản nợ công hôm qua và hôm nay.

Lê Mỹ
  -
Nguồn- Nợ công trong tầm kiểm soát? Stockbiz-Theo World Factbook, nợ công của VN năm 2010 xếp vị trí 44/ 129 quốc gia có nợ công lớn nhất thế giới, đạt mức 56, 7% GDP...
-Nguy! Nguy! Việt Nam bớt hấp dẫn đối với giới đầu tư nước ngoài:  Vietnam loses appeal to foreign investment amid economic woes (Christian Science Monitor 2-8-11)


-------------------
-Country Sovereign Ratings-Standard & Poor’s currently rates 126 governments on their capacity to meet financial commitments. A top-notch AAA rating allows a country to borrow relatively cheaply on international markets. Today’s graphic takes a look at the credit rating of countries throughout the world.


Related Posts:

-Nguồn: Reuters -Country Sovereign Ratings

Tổng số lượt xem trang