Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Gia đình cháu Bích gửi đơn lên UBTV Quốc hội ?


--Gia đình cháu Bích gửi đơn lên UBTV Quốc hội ? (VnMedia).
Nét mặt lo âu của Lê Văn Luyện tại toà (VNN). - Vụ Lê Văn Luyện: Gia đình cháu Bích sẽ khiếu nại bản án phúc thẩm (GDVN).Kiến nghị xét xử tiếp Lê Văn Luyện (TP).  - Lo sát thủ nhí: Có nên điều chỉnh luật ? (NLĐ). -  Người nhà nạn nhân bị bắt vì “ăn thua đủ” với Luyện (PLTP).  - Cháu Bích: “Một người bấm đèn pin, một người đâm bố cháu” (GDVN).  
VKSND Tối cao khẳng định Lê Văn Luyện không có đồng phạm (DT). - Lê Văn Luyện một mình ra tay chém chủ tiệm vàng(TT).  - Gia đình nạn nhân yêu cầu hủy bản án sơ thẩm, điều tra lại (NLĐ).   - Mẹ của Lê Văn Luyện vẫn biệt tích không ai hay biết (VTC).--- Y án 18 năm tù đối với Lê Văn Luyện (VNN). - Phúc thẩm Lê Văn Luyện: Y án sơ thẩm, tăng bồi thường (Bee). - Người nhà bị hại bỏ về khi Tòa đang tuyên án(GDVN).  - Vụ án Lê Văn Luyện: Gia đình bị hại sẽ tiếp tục khiếu nại (VOV).


Tòa tuyên y án, gia đình nạn nhân đứng dậy bỏ về
 (NLĐO) - Chiều 30-3, khi HĐXX đang tuyên y mức án sơ thẩm với Lê Văn Luyện và các bị cáo là thân nhân của Luyện, nhiều người thân trong gia đình nạn nhân đã đứng dậy bỏ tòa ra về trong sự bức xúc.
Sáng sớm nay (30-3) người thân và bạn bè của gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích ở phố Sàn, huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) cùng hàng trăm người dân đã đổ về TAND tỉnh Bắc Giang, nơi xét cử phúc thẩm Lê Văn Luyện - sát thủ đã gây ra vụ thảm sát được đánh giá là “dã man, tàn bạo chưa từng có”.


 
6 giờ 30 phút: Người thân và bạn bè của gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích là anh Trịnh Thành Ngọc và chị Đinh Thị Chín (chủ tiệm vàng Ngọc Bích) cùng hàng trăm người dân đã đổ về TAND tỉnh Bắc Giang. Những tấm băngrôn về hình ảnh bé Trịnh Ngọc Bích, nạn nhân sống sót duy nhất trong vụ thảm sát tiệm vàng ở phố Sàn, được người nhà mang theo.  

Lê Văn Luyện trong vẻ mặt bình thản bị hàng chục cảnh sát dẫn giải ra tòa sáng 30-3
Hơn 300 cảnh sát đã được huy động bảo đảm an ninh cho phiên xử phúc thẩm Lê Văn Luyện và các thân nhân dự kiến diễn ra trong 1 ngày 30-3.

Để đảm bảo an ninh, trật tự cho phiên tòa, Công an tỉnh Bắc Giang đã tăng cường lực lượng nhằm thắt chặt công tác an ninh. Ngoài khoảng 100 cảnh sát bảo đảm an ninh vòng ngoài, chốt chặn các tuyến đường chính dẫn đến TAND tỉnh, hàng rào thép đã được dựng lên để chắn 2 đầu phố Hoàng Văn Thụ, nơi đặt trụ sở tòa án tỉnh.

Những người dân đi qua khu vực này đều không rời mắt khỏi những tấm băngrôn của gia đình nạn nhân vụ thảm sát.

8 giờ: Lê Văn Luyện với vẻ mặt bình thản thường thấy và trông gầy hơn khi xuất hiện tại phiên xử sơ thẩm hơn 2 tháng trước, bị hàng chục cảnh sát dẫn giải vào phòng xử trong tiếng la ó lớn của thân nhân những người bị hại. Tuy nhiên, người thân của gia đình bị thảm sát đã bình tĩnh trở lại sau những phút bức xúc, phẫn nộ.

8 giờ 20 phút: HĐXX gồm 3 người do ông Nguyễn Đức Nhận - thẩm phán TAND Tối cao - làm chủ toạn bắt đầu làm việc. Lê Văn Luyện và các bị cáo được dẫn trở lại phòng xử án.

Chủ tọa phiên tòa phổ biến những thông tin cho các bị cáo và bị hại. Thẩm phán đọc bản tóm tắt nội dung vụ án với những nội dung cơ bản đã được nêu trong phiên sơ thẩm. Luyện cúi gằm mặt nghe bản án cũ nhưng không biểu lộ cảm xúc nào.

Nhiều thân nhân người bị hại đã không kìm nén được tiếng khóc khi nghe lại quá trình xuống tay vô cùng dã man và tàn bạo của Luyện với những người thân của mình.
9 giờ: Tòa bắt đầu chuyển sang phần thẩm vấn. Trả lời các câu hỏi về việc chuẩn bị hung khí gây án, Luyện khai nhận lại việc chuẩn bị dao phớ, đèn pin… cũng như quá trình thăm dò tiệm vàng Ngọc Bích. Phía dưới, gia đình nạn nhân lại phẫn nộ la ó, ồn ào khiến chủ tọa phiên tòa phải nhắc nhở. Lúc này hàng trăm người dân đã đứng kín trong sân TAND tỉnh Bắc Giang để nghe tường thuật trực tiếp phiên phúc thẩm qua hệ thống loa phóng thanh.
Lê Văn Luyện đứng trước vành móng ngựa trả lời các câu hỏi của HĐXX
9 giờ 30 phút: Luật sư Phạm Văn Huỳnh (Văn phòng luật sư Tâm Đức, bào chữa cho gia đình bị hại) đặt các câu hỏi với Lê Văn Luyện về các tình tiết, ra tay hành động khi giết người như thế nào... Trước các câu hỏi của luật sư, Luyện đã thể hiện sự lúng túng, thiếu logic trong lời khai với cơ quan điều tra.
Luật sư cho biết qua trao đổi gia đình bị hại khẳng định bị cáo Luyện không thể một mình đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích. Luyện bình thản đáp: "Bị cáo không biết, bị cáo chỉ có một mình". Luật sư hỏi: "Nếu cho diễn ra lại, bị cáo có một mình đột nhập được vào tiệm vàng Ngọc Bích hay không?". Luyện khẳng định không chút do dự: "Chắc chắn làm được".

10 giờ 10 phút: Tòa thẩm vấn các bị cáo là thân nhân của Luyện. Bị cáo Lê Văn Miên (bố Luyện) biện minh rằng che giấu Luyện và cất giấu vàng là do “không hiểu biết pháp luật và thương con”. Nghe lời khai của bố Luyện, nhiều người dân đứng ngoài sân tòa nghe qua hệ thống phát thanh nói: “Không hiểu pháp luật hay vì tham vàng nên đem đi chôn giấu".
Hàng trăm người dân đứng trong sân TAND tỉnh Bắc Giang nghe xét xử qua loa phóng thanh
11 giờ: Kết thúc phần thẩm vấn các bị cáo, tòa chuyển sang phần trình bày của gia đình bị hại. Đại diện gia đình bị hại – ông Đinh Văn Hương (anh trai chị Đinh Thị Chín, chủ tiệm vàng) – cho rằng những nghi vấn cho thấy lời khai của Luyện tại cơ quan điều tra là bất hợp lý

Gia đình bị hại cũng đề nghị cho gia đình xin lại chiếc thẻ nhớ camera để làm rõ nhiều tình tiết không rõ ràng. Một vấn đề nữa là các chứng từ của tiệm vàng gia đình không hề nhận được bản gốc. Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường Cơ quan chức năng cũng không báo cho gia đình hoặc luật sư biết để đến tham dự.

Đại diện gia đình bị hại đánh giá vụ án còn quá nhiều khuất tất mà phía gia đình bị hại nghi ngờ cơ quan điều tra đã cố tình không làm rõ. Gia đình nạn nhân yêu cầu hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại.

Đồng thời, gia đình bị hai cũng yêu cầu dựng lại hiện trường vụ án, trong đó có việc bị cáo Luyện mô tả chi tiết các hành động dã man của mình, xem liệu với một mình Luyện có thể gây nên một loạt các hành động tàn độc như vậy hay không. Người nhà bị hại cũng đề nghị trong buổi dựng hiện trường đó phải có sự tham gia của gia đình bị hại, đại diện luật sư và các cơ quan chức năng

Anh trai của nạn nhân Đinh Thị Chín cũng cho biết, trước khi bị sát hại chưa lâu em gái có nói cho gia đình biết số lượng vàng lớn hơn rất nhiều so với số vàng đã nhận lại từ cơ quan điều tra.
Ông Đinh Văn Hương, đại diện gia đình bị hại yêu cầu hủy bản án sơ thẩm, điều tra lại từ đầu vụ án
Nhiều người thân gia đình bị hại thắc mắc: “Tại sao cơ quan điều tra không đếm số lượng vàng và chỉ đếm số nhẫn, như vậy là đánh đồng trọng lượng và số lượng?”.

Hơn nữa, trong biên bản kiểm đếm, Cơ quan điều tra ghi 199 chiếc nhẫn, nhưng khi trả lại lại có 223 chiếc nhẫn. “Tại sao lại có sự nhầm lẫn đến vài chục chiếc nhẫn như vậy? Tại sao trong số vàng cơ quan điều tra trả lại có quá nửa là vàng Tây?”, phía gia đình nạn nhân đặt hàng loạt câu hỏi.

Gia đình bị hại cũng cho rằng số tiền bồi thường thiệt hại quá ít và đề nghị tính toán lại. Gia đình bị hại đề nghị khoản bồi thường chi phí mai táng cho 3 nạn nhân thiệt mạng là 500 triệu đồng.
11 giờ 30 phút: Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa vẫn nêu quan điểm về mức án cũng như mức bồi thường như tòa đã tuyên trong phiên sơ thẩm. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và tham gia phiên tòa hôm nay, đại diện Viện Kiểm sát nhận định do thiếu tiền ăn chơi và chuộc xe nên Luyện nghĩ cách cướp tiệm vàng Ngọc Bích.
Đại diện Viện Kiểm sát cũng không đồng ý với nội dung các trong đơn kháng cáo của bị cáo.

Vị đại diện Viện Kiểm sát cho biết, có 2 lời khai của cháu Trịnh Thị Bích (con gái chủ tiệm vàng Ngọc Bích và là nạn nhân cũng như nhân chứng duy nhất sống sót trong vụ thảm sát này) về việc có 2 đối tượng tham gia gây án.

“Tuy nhiên, cháu Bích cũng khai khi đó trời tối nên nhìn không rõ. Khi cho nhìn lại ảnh thì cháu cũng không nhìn ra được. Lời khai của cháu Bích lúc đó không thể hiện đang đứng ở đâu? Nhìn thấy đối tượng trong hoàn cảnh nào?”, đại diện Viện Kiểm sát nói.

Đại diện Viện Kiểm sát cho biết thêm sau đó, cháu Bích có khai lại khi bị đối tượng chém thì có cảm giác bên ngoài có một đối tượng khác. “Trong khi đó lời khai của bị cáo Luyện từ đầu tới cuối luôn chỉ thể hiện có một mình Luyện tham gia sát hại gia đình cháu Bích. Án sơ thẩm xác định không có đồng phạm tham gia cùng Luyện trong việc sát hại gia đình cháu Bích”, đại viện Viện Kiểm sát “chốt” lại.

Trước những yêu cầu nâng mức bồi thường của gia đình bị hại, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, tòa sơ thẩm đã căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra mức bồi thường. Tổng cộng số tiền Luyện phải bồi thường là hơn 310 triệu đồng. Ngoài ra, tòa cũng buộc bị cáo nuôi dưỡng cháu Bích nuôi dưỡng cháu Bích 1.500.000 đồng/tháng đến khi cháu Bích đủ 18 tuổi.

Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng mức bồi thường như vậy cơ bản là phù hợp, tuy nhiên cũng có khoản thấp như việc Luyện gây ra thương tật cho cháu Bích là rất cao, mức bồi thường cho cháu Bích khi ra viện chỉ 225 triệu đồng là chưa phù hợp.

Đại diện Viện kiểm sát đề nghị tòa phúc thẩm bác kháng cáo của các bị cáo, chấp nhận một phần kháng cáo của bị hại, tăng mức bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại
11 giờ 40: Chủ tọa phiên tòa tuyên kết thúc phiên xử buổi sáng và yêu cầu các bị cáo tại ngoại phải có mặt tại phiên xử chiều nay, bắt đầu lúc 13 giờ 30 phút.
Sau khi Chủ tọa phiên tòa tuyên kết thúc phiên tòa buổi sáng và lực lượng chức năng tiến hành áp giải Lê Văn Luyện và các bị cáo về nơi tạm giam, nhiều người thân trong gia đình bị hại đã tỏ thái độ bức xúc, chửi bới và nhảy vào đòi đánh Luyện.

Một thân nhân của gia đình nạn nhân vị lực lượng công an tạm giữ
Hàng chục chiến sĩ công an, cảnh sát cơ động đã phải tham gia bảo vệ, ngăn cản người thân gia đình bị hại mới có thể đưa Luyện được ra xe đặc chủng về nơi giam giữ.
Vì lao vào đánh Luyện, tham gia gây rối nên lực lượng công an đã tạm giữ một số người nhà gia đình bị hại, trong đó có anh Đinh Văn Hương, anh trai của nạn nhân Đinh Thị Chín.
Trước đó, khoảng 8 giờ 30 phút sáng nay, lực lượng chức năng cũng đã tạm giữ một người tự xưng là chú của cháu Bích, khi người này lao vào đánh Luyện tại tòa.

Người thân của gia đình nạn nhân tỏ ra quá đau khổ và phẫn nộ bên ngoài chiếc xe chở Luyện
13 giờ 40 phút: Phiên toà phúc thẩm xét xử Lê Văn Luyện và các bị cáo là thân nhân của Luyện do ông Nguyễn Đức Nhận - thẩm phán TAND Tối cao - làm Chủ toạ bắt đầu trở lại tại TAND tỉnh Bắc Giang.


Trong phần tranh luận bắt đầu tại tòa, luật sư Nguyễn Bá Ngọc (bào chữa cho Luyện) cho rằng các bản án được đưa ra tại phiên tòa sơ thẩm là hợp lý. Theo luật sư, hành vi của bị cáo có xuất phát từ lối sống không lành mạnh.

Luật sư Lê Sơn (bào chữa cho các bị cáo Lược, Hợp, Hồng, Định, Nghi) cho rằng các bị cáo do không hiểu biết pháp luật nên mới hành động như vậy.

Trong khi các luật sư trình bày quan điểm bào chữa cho các bị cáo, gia đình bị hại bức xúc, la ó. Vị chủ tọa đã phải nhắc nhở, đó chỉ là quan điểm riêng của luật sư, còn việc quyết định thế nào đều do HĐXX đưa ra.

14 giờ 10 phút: Bào chữa cho phía gia đình bị hại, luật sư Phạm Thanh Huỳnh cho rằng, trong bản án sơ thẩm hành vi giết người của Luyện đã "bỏ sót" nhiều chi tiết. "Bị cáo Luyện ngoài cướp tài sản, giết 3 người, còn gây tổn hại hơn 60% sức khoẻ cho cháu Bích. Cần phải tuyên Luyện 3 tình tiết trên kịch khung", luật sư Huỳnh đề nghị.

Vị luật sư đại diện cho bị hại cũng cho rằng hồ sơ của cơ quan điều tra và lời khai của Luyện có nhiều điểm khập khiễng. Việc thực nghiệm hiện trường vẫn dựa quá nhiều vào lời Luyện khai chứ chưa phải thực sự yêu cầu Luyện thực hiện lại hành vi phạm tội.
"Chúng tôi đã đến hiện trường và thấy nhà nạn nhân lắp 3 camera và chắc chắn khi phạm tội hình ảnh của Luyện đã được thu vào camera đó. Nhưng đến thời điểm này tại sao lại chưa công bố một hình ảnh nào của bị cáo Luyện đã được camera thu lại", luật sư Huỳnh thắc mắc.

Luật sư cho rằng hồ sơ của cơ quan điều tra quá nhiều sơ hở, dựa vào lời khai của Luyện là chủ yếu nên còn không ít mâu thuẫn, không đạt được sự đồng thuận của phía bị hại. Luật sư đề nghị HĐXX tuyên trả hồ sơ, điều tra lại để làm rõ Luyện có đồng phạm hay không.
Luật sư Huỳnh đề nghị toà tuyên huỷ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại xem Luyện có đồng phạm hay không
Luật sư Huỳnh vừa dứt lời, hàng chục người thân của gia đình bị hại vỗ tay rầm rập đồng tình. Người đại diện cho gia đình bị hại cũng đồng ý thống nhất tòa cần phải tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại, tránh để lọt tội phạm.
15 giờ: Được chủ tọa phiên tòa cho phát biểu, ông Trịnh Văn Tín (ông nội cháu Bích) đã dẫn ra hàng loạt vấn đề và khẳng định các cấp điều tra, xét xử sơ thẩm đã không nhắc tới.

"Tôi đã viết đơn, phân tích cụ thể về những vấn đề này và sẽ gửi tới các đồng chí lãnh đạo trung ương để xem xét vụ việc. Luyện có thể không chết nhưng các cấp xét xử không thể lấy lý do nào khác để biện hộ cho mình nếu để lọt đồng phạm với Luyện", ông Tín tỏ ra bức xúc.

"Tên Luyện có ba đầu sáu tay cũng khó mà một mình thực hiện được những hành động tàn độc, sát hại nhiều người như thế", ông Tín không tin một mình Luyện có thể ra tay trong vụ thảm sát.

Ông Tín không tin một mình Luyện (thứ hai từ phải sang) có thể một mình gây án
Hàng trăm người có mặt tại phiên tòa đều có thể nhận thấy sự bức xúc đến cùng cực của một người cha mất con, người ông mất cháu. Ông Tín cho rằng, cơ quan điều tra phải tìm ra kẻ đồng phạm với Luyện, để lấy lại niềm tin cho nhân dân Bắc Giang cũng như dư luận cả nước.
15 giờ 30 phút: Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, các bản án mà phiên sơ thẩm tuyên cho các bị cáo Miên, Lược, Hồng, Hợp... là chính xác có căn cứ, dù các bị cáo không phải là người trực tiếp tham gia vụ án.

Khi Viện Kiểm sát cho rằng vết thương “lạ” hình móng ngựa trên người anh Ngọc chứ không phải trên người chị Chín thì ngay lập tức nhiều người nhà nạn nhân ào ào phản đối. “Chúng tôi từng tắm cho em Chín, tại sao lại nói vết thương trên người em Ngọc", người nhà chị Chín ngồi phía dưới nói vọng lên.

Luật sư Phạm Thanh Huỳnh cũng giữ nguyên quan điểm về vết thương “lạ” hình móng ngựa trên người chị Chín và đề nghị làm rõ cơ chế tạo nên chúng.

16 giờ: Lê Văn Luyện được cho nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án. Cũng giống với phiên sơ thẩm, Luyện ấp úng: “Bị cáo có lỗi với xã hội, gia đình nạn nhân, mong mọi người tha thứ. Bị cáo mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt”. 
Luyện nói nhỏ tới mức khiến HĐXX phải nhắc nhở tới 3 lần.

Các bị cáo khác cũng mong muốn tòa phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho mình.

16 giờ 15 phút: HĐXX tạm dừng phiên tòa để nghị án.

17 giờ 20 phút: HĐXX phiên phúc thẩm tuyên y án như phiên sơ thẩm. Theo đó, Lê Văn Luyện bị tuyên phạt tổng cộng 18 năm tù (mức án cao nhất dành cho người chưa thành niên) với 3 tội danh “giết người”, “cướp của” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; Lê Văn Miên 48 tháng tù, Trương Thanh Hồng 30 tháng tù, Lê Thành Nghi 15 tháng tù, Lê Thị Định 15 tháng về tội "che giấu tội phạm"; 2 bị cáo Trương Văn Hợp 12 tháng tù, Dương Thị Lược 9 tháng tù về tội "không tố giác tội phạm".

Tuy nhiên, HĐXX đã tuyên Luyện phải bồi thường cho cháu Bích thêm 30 triệu đồng, nâng tổng số tiền mà sát thủ này phải bồi thường chữa trị các vết thương cho nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích lên 340 triệu đồng.

HĐXX cho rằng những yêu cầu hủy bản án sơ thẩm và điều tra lại xem Luyện có đồng phạm hay không là chưa đủ căn cứ. Theo HĐXX, việc điều tra của cơ quan điều tra và xét xử của phiên sơ thẩm đều dựa trên các căn cứ xác đàng, đúng pháp luật.

Khi HĐXX đang tuyên án, nhiều người thân trong gia đình bị hại đã đồng loạt đứng dậy bỏ tòa ra về trong nỗi bức xúc.

Chủ tọa phiên tòa nói, nếu luật sư và đại diện gia đình bị hại thấy còn có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, mức bồi thường chưa thỏa đáng, khác biệt trong biên bản và thực tế số vàng trả lại gia đình bị hại… có thể liên hệ với cơ quan cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát và TAND tỉnh Bắc Giang để tiếp tục làm rõ.

Kết thúc phiên phúc thẩm, Lê Văn Luyện được hàng rào cảnh sát đông đảo áp giải ra xe đặc chủng về trại giam trong sự phẫn nộ, uất ức của thân nhân gia đình nạn nhân.
  
Trước phiên tòa, ông Trịnh Quốc Sinh, anh trai của nạn nhân Trịnh Thành Ngọc, cho biết gia đình rất mong muốn làm rõ những tình tiết chưa được sáng tỏ trong phiên sơ thẩm.

“Luyện nói thuê nhà nghỉ cả mà lại không làm rõ đó là nhà nghỉ nào? Tại sao Luyện lại có thể nắm rõ tường tận ngôi nhà như vậy khi tại cơ quan công an nó khai đi xe buýt về qua phố Sàn thấy tiệm vàng Ngọc Bích giàu nên quyết định cướp? Trong bản cáo trạng, Luyện khai trước khi đột nhập cướp tiệm vàng có đi cùng một người bạn để mua dao, vậy đó là ai?....” - ông Sinh đặt nghi vấn.

Người nhà ông Sinh cũng cho biết số vàng thu được sau khi bắt được Luyện có trộn lẫn vàng ta và vàng tây. Tuy nhiên tại hiện trường sau khi vụ án xảy ra, tủ vàng tây vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có tủ vàng ta bị đập vỡ kính. Luyện gây án ở tầng hai nhưng cả 3 nhà vệ sinh ở 3 tầng của tòa nhà đều có vết máu.

Ông Sinh cho biết tới giờ phía gia đình, họ hàng nhà Luyện chưa có một lời xin lỗi nào đối với gia đình bị hại.

Thân nhân cầm di ảnh các nạn nhân trong phiên xử sơ thẩm - Ảnh: Nguyễn Quyết
Bào chữa cho gia đình bị hại, luật sư Phạm Văn Huỳnh (Văn phòng luật sư Tâm Đức) cho biết, vẫn sẽ cố gắng tập trung phân tích, làm rõ những tình tiết làm dấy lên nghi vấn Lê Văn Luyện có đồng phạm.

Ông Huỳnh cho biết đến thời điểm này cháu Bích vẫn cho biết nhìn thấy 2 hung thủ cùng tham gia gây án. Mặc dù phía luật sư rất muốn cháu Bích xuất hiện làm chứng tại phiên tòa nhưng ông Sinh cho biết điều này là không thể.

“Lời khai của cháu công an đã lấy hết rồi. Việc bây giờ là làm sáng tỏ những mâu thuẫn trong lời khai và hành động của Luyện. Cháu Bích vẫn đang ở nhà người thân trong miền Nam. Chưa ai trong gia đình kể cho cháu nghe về sự việc nhưng có lẽ cháu đã biết. Điều tốt nhất lúc này là không nên để cháu phải sống lại một nỗi đau quá lớn như thế” - ông Sinh nói.

Hơn 2 tháng trước, TAND tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm trong 2 ngày 10 và 11-1 xét xử Lê Văn Luyện với 3 tội danh “giết người", "cướp tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; 6 bị can khác là thân nhân của Luyện, gồm: Lê Văn Miên (bố Luyện); Trương Thanh Hồng (anh họ của Luyện), Lê Thành Nghi (chú rể của Luyện) và Lê Thị Định (cô của Luyện) bị xét xử với tội danh “Che dấu tội phạm”; Trương Văn Hợp (bố của Trương Thanh Hồng) và Dương Thị Lược (vợ Hợp) bị xét xử với tội danh “Không tố giác tội phạm”.

Theo HĐXX phiên sơ thẩm, hồ sơ vụ án, kết quả khám nghiệm cho thấy không có cơ sở xác định Luyện có đồng phạm. Lời khai của Luyện về việc đột nhập tiệm vàng trùng với kết quả thực nghiệm hiện trường. Các vết chém trên người 4 nạn nhân khi khám nghiệm cũng khớp với lời khai hung thủ.

Với những phân tích trên, HĐXX cho rằng cáo trạng truy tố Luyện về 3 tội danh là có cơ sở. Luyện bị phạt 18 năm về tội giết người, 18 năm cho tội cướp tài sản, 9 tháng tù do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, do bị cáo gây án khi chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt Luyện bị tuyên 18 năm tù (mức án cao nhất dành cho người phạm tội chưa thành niên).

6 bị cáo còn lại là thân nhân của Luyện bị tuyên phạt từ 9 đến 48 tháng tù với 2 tội danh “che giấu tội phạm” và “không tố giác tội phạm”.

Ngay sau phiên sơ thẩm, đại diện gia đình bị hại đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án. Gia đình bị hại cho rằng tại hồ sơ vụ án và trước tòa, các bị cáo khai không thành khẩn; nhiều nội dung, lời khai mâu thuẫn nhằm che giấu hành vi đồng phạm giúp sức cho Luyện thực hiện tội phạm.

Dã man, tàn bạo chưa từng có
Theo cáo trạng truy tố Lê Văn Luyện và 5 bị can liên quan, vào rạng sáng 24-8-2011, lợi dụng đêm mưa gió, Lê Văn Luyện đã đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) mang theo dao với mục đích cướp của.

Tại đây, Luyện đã ra tay sát hại dã man vợ chồng chủ tiệm vàng là anh Trịnh Thành Ngọc (37 tuổi), chị Đinh Thị Chín (35 tuổi) và  cháu Trịnh Thị Thảo (18 tháng tuổi); chém đứt bàn tay phải cùng nhiều nhát khác lên người cháu Trịnh Thị Bích (8 tuổi).

Sau khi gây ra vụ thảm sát, Luyện xuống tầng 1 cướp đi một lượng vàng lớn. Số tang vật vụ án sau này được thu giữ bao gồm 231 nhẫn, 67 dây chuyền, 13 vòng tay, 4 kiềng cổ, 5 mặt đá có bọc kim loại màu vàng,… 1 điện thoại Nokia 3110 cũ. Tổng giá trị ước tính khoảng 1,3 tỉ đồng.

Ngoài Lê Văn Luyện bị đưa ra xét xử với 3 tội danh: “giết người", "cướp tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; 6 bị can khác là thân nhân của Luyện, gồm: Lê Văn Miên (bố Luyện); Trương Thanh Hồng (anh họ của Luyện), Lê Thành Nghi (chú rể của Luyện) và Lê Thị Định (cô của Luyện) bị xét xử với tội danh “Che dấu tội phạm”; Trương Văn Hợp (bố của Trương Thanh Hồng) và Dương Thị Lược (vợ Hợp) bị xét xử với tội danh “Không tố giác tội phạm”.

Tại phiên xử sơ thẩm, TAND tỉnh Bắc Giang đã tuyên phạt Lê Văn Luyện bị tuyên phạt tổng cộng 18 năm tù (mức án cao nhất dành cho người chưa thành niên) với 3 tội danh “giết người”, “cướp của” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; Lê Văn Miên 48 tháng tù, Trương Thanh Hồng 30 tháng tù, Lê Thành Nghi 15 tháng tù, Lê Thị Định 15 tháng về tội "che giấu tội phạm"; 2 bị cáo Trương Văn Hợp 12 tháng tù, Dương Thị Lược 9 tháng tù về tội "không tố giác tội phạm".

Bài và ảnh: Thế Kha




Vụ xử Lê Văn Luyện: Đề nghị hủy án sơ thẩm điều tra lại từ đầu -Lê Văn Luyện có đồng phạm?
-Y án sơ thẩm 18 năm tù đối với Lê Văn Luyện TN



-Tin mới: Lê Văn Luyện sẽ phải hầu tòa trong vụ kiện khác --Lê Văn Luyện tại tòa Tuổi Trẻ
Hầu như ngày nào chúng ta cũng đọc và nghe thấy những vụ án dã man ở nhiều góc độ, nhiều hình thức khác nhau... Đọc mà thấy xé lòng. Tại sao? Sao các vụ án lại khủng khiếp và nhiều thế? Sao nhiều người lại trở nên vô cảm và tàn ác thế? ...Lê Văn Luyện có thể đối mặt một vụ kiện dân sựZing News
Đạo đức và pháp luật qua phiên xử Lê Văn Luyện (PLTP).   -Đạo đức và pháp luật qua phiên xử Lê Văn Luyện -Một số người trẻ lại dửng dưng trước tội ác man rợ, không những thế lại còn bày tỏ công khai sự hâm mộ của mình với kẻ sát nhân!Sửa luật để tiêu diệt cái ác?  —  (Tuanddk).  – Cần một trái tim nóng chứ không phải cái đầu nóng (PLTP).  – THẤY GÌ SAU VỤ ÁN LÊ VĂN LUYỆN  (Trần Đăng Khoa/GDVN).

Từ vụ Luyện: Làm gì để chống lại cái ác?24 giờ
Sẽ thêm tình tiết vào phiên xử phúc thẩm Lê Văn LuyệnXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
VietNamNet -An ninh thủ đô -Người Lao Động
--Luật sư yêu cầu xác định lại tuổi Luyện - Thân nhân Lê Văn Luyện sẽ kháng cáo (NLĐ).- Sốc: Lê Văn Luyện có thể chỉ phải ở tù 12 năm! (GDVN).  – Tội ác và… (SGTT).
Bác đơn xin ân giảm của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa (CAND).- Tội và lỗi -Bản án kịch khung 18 năm tù cho Lê Văn Luyện đang gây phẫn nộ trong dân chúng. “100 % người dân đồng tình xử tử Lê Văn Luyện” làý kiến một độc giả trên VnExpress. Vô số độc giả trên khắp các diễn đàn khác hô “Giết! Giết!”.
Thất vọng vì giới hạn của luật pháp, họ tìm ra những hình phạt khác. Người đề nghị, phải “treo nó lên ngoài phố, mỗi người đi qua xẻo một miếng, bao giờ nó chết thì ném xuống sông”, “phải tháo khớp rút gân cho nằm đó chờ chết”, “giam chung nó với giang hồ miền Nam Á cho nếm mùi địa ngục mỗi ngày trong suốt 18 năm trời. Sau đó thả nó về với đời nhưng công khai và không có bảo vệ để sau 18 năm địa ngục, người dân cho nó nếm mùi tử thần”.
Người tiên đoán, “tên Lê Văn Luyện sẽ được xóa sổ trong một ngày gần nhất. Nếu y không nhận được bản án thích đáng từ pháp luật thì cũng bị bạn tù làm thay cái điều mong muốn của bạn đọc.” Trên trang Facebook “Một triệu chữ ký đề nghị tử hình Lê Văn Luyện“, một thành viên đưa ra giải pháp: “Tòa không xử tử hình thì chém bỏ mẹ tòa đi”.
Như để góp phần hoàn thiện hệ thống tòa án hiện hành vốn đầy thiếu sót, mỗi chúng ta đều sốt sắng làm một vị quan tòa tự phong, vị quan tòa chính trực và nghiêm minh nhất, đồng thời đóng luôn vai đao phủ nếu vai này còn trống. Ở Việt Nam đầu thế kỉ 21, rất nhiều chức quan tòa và đao phủ ngoài biên chế như vậy đang trông chờ ngày trở về của Luật Hồng Đức. Xuy, trượng, đồ, lưu là những hình phạt tối thiểu. Trong trường hợp Lê Văn Luyện, họ coi phanh thây còn là nhẹ. Sự dã man trong hành vi gây án ở tiệm vàng Ngọc Bích bị trừng trị. Sự dã man trong tư duy và cảm xúc của dân chúng có vẻ như được tán đồng. Tôi sợ hậu quả từ đám đông hơn.
Một bên là tội ác. Một bên là hình phạt. Bản chất của tội ác là muôn thuở. Nhưng thái độ của một cộng đồng trước tội ác phải là thành tựu mang tính thời đại của toàn bộ các nhận thức về tội ác và nỗ lực chống tội ác. Điểm đến cho hành trình đối diện cái Ác của chúng ta hôm nay, dù bao nhiêu lần đáng lật lại, nhất định không thể là thời Trung cổ.
Đằng sau mỗi hệ thống luật hình sự là một hay tổng hợp của nhiều triết lý về tội lỗi và sự trừng phạt. Với quy định không áp dụng án tử hình cho người phạm tội vị thành niên, luật hình sự Việt Nam, ở điểm này, đã dựa trên cùng một triết lý xuyên suốt những bộ luật hình sự ở các quốc gia tiên tiến: câu hỏi về lỗi đứng trước câu hỏi về tội. Nói cách khác, luật pháp hiện đại xác định kích thước của hình phạt trước hết trên cơ sở độ lớn của lỗi, bởi số đo của lỗi không nhất thiết trùng với số đo của tội. Bản thân tội có thể tương đối nhẹ, nhưng lỗi lớn vì người phạm tội cố tình tái phạm nhiều lần. (Nhân đây nói thêm, khi giảm nhẹ hình phạt cho những tội phạm được coi là “có nhân thân tốt”, hay “gia đình có nhiều cống hiến cho cách mạng”, các tòa án Việt Nam lại làm một phép tính lạ: phép trừ thay vì phép cộng vào lỗi.) Ngược lại, tội có thể rất nặng nhưng người phạm tội không có lỗi vì hoàn toàn mất năng lực trách nhiệm hình sự, hay chỉ có lỗi trong một chừng mực nhất định, chẳng hạn khi chưa có đầy đủ năng lực đó, như Lê Văn Luyện còn vị thành niên ở thời điểm gây án. Tại Đức, mức án cao nhất dành cho tội phạm vị thành niên là 10 năm và có thể áp dụng đến hết tuổi 20. Tôi không nghĩ rằng thanh thiếu niên Đức chậm trưởng thành hơn thanh thiếu niên Việt Nam.
Song bên ngoài các bộ luật, câu hỏi về lỗi trong trường hợp Lê Văn Luyện lẽ ra phải chiếm tít lớn trên mặt báo, thay vì những cái tít kích động thêm sự cuồng nộ của dân chúng. Khi chạy tít về sự dửng dưng, vô cảm và tàn nhẫn của người thanh niên này, nhà báo không nghĩ rằng chính những tính cách đó, không hơn không kém, đang khắc họa sâu sắc diện mạo của cái xã hội đã nuôi lớn Lê Văn Luyện và đang hung dữ đòi đào thải vĩnh viễn sản phẩm của mình?
Một trăm lần phanh thây xé xác Lê Văn Luyện có thể xoa dịu nỗi sợ và khao khát trừng trị, nhân danh công lí, của đám đông trong vài khoảnh khắc. Nhưng đám đông ấy sẽ làm gì trước hiệu ứng Lê Văn Luyện sinh ra từ những ngày này? Đã có gần 1,5 triệu lượt truy cập clip “Lê Văn Luyện trở thành Hotboy của teen Việt Nam” trên YouTube.
-Phiên tòa xử Luyện và bí ẩn trang giấy của ông nội cháu Bích  --Chủ tọa phiên tòa trả lời về nghi ngờ Luyện có đồng phạm-Phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện: Mức án 18 năm tù chưa thể thỏa lòng dư luận (ĐĐK). - Luyện và câu chuyện của người lớn (ĐV).-Vụ án Lê Văn Luyện: Lọt tội? NLĐO - Do chưa đủ 18 tuổi, Lê Văn Luyện chỉ phải lãnh mức án kịch khung 18 năm tù, không tương xứng với tội ác tày trời mà tên sát thủ máu lạnh này gây raNhững phút căng thẳng tại phiên tòa xử Lê Văn Luyện   -Luyện và câu chuyện của người lớn-Nhiều người lo ngại rằng, sau khi ra tù, trong một hoàn cảnh nào đó, liệu Luyện có lại tiếp tục ra tay giết người cướp của?-'Tôi không thể tuyên án tử hình Lê Văn Luyện'-
 Toà tuyên Luyện 18 năm tù, gia đình nạn nhân sẽ kháng án (NLĐ).  – Lê Văn Luyện lãnh 18 năm tù: Luyện có còn đồng phạm?(PLTP). – Phương Thoại – Nhân vụ án Lê Văn Luyện – (Dân Luận). -
-Toà tuyên Luyện 18 năm tù, gia đình nói sẽ kháng án
(NLĐO)- Chủ toạ phiên toà - thẩm phán Thân Quốc Hùng thay mặt HĐXX tuyên phạt Lê Văn Luyện 18 năm tù giam như đề nghị của Viện KSND sáng nay. Ngoài ra, Luyện và gia đình phải bồi thường 1,683 tỉ đồng và nuôi dưỡng cháu Bích đến năm 18 tuổi. Gia đình nạn nhân cho biết sẽ kháng án.

17 giờ 50: Ngay sau khi Chủ toạ phiên toà thay mặt HĐXX tuyên án xong, lực lượng cảnh sát lập tức dẫn giải Lê Văn Luyện và 6 bị cáo ra khỏi phòng xử án trong sự phản đối của gia đình nạn nhân. Thay vì đi ra bằng cửa trước như các lần trước, lần này lực lượng cảnh sát dẫn giải Luyện và các bị cáo ra bằng cửa ngách phía sau, gây bất ngờ cho nhiều người. Sau khi thấy Luyện và các bị cáo đã được dẫn giải về trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang, tình hình quanh toà án cũng nhanh chóng ổn định.
Người nhà nạn nhân cũng đã tỏ ra bình tĩnh hơn, không có những hành động và lời nói kích động. Đại diện gia đình nạn nhân cho biết chắc chắn sẽ kháng án.
Xe đặc của cảnh sát đưa Luyện và các bị cáo về trại giam trong cảnh an ninh thắt chặt quanh toà

17 giờ 45: HĐXX cũng tuyên phạt Lê Văn Miên (bố Luyện) 48 tháng tù giam, Trương Thanh Hồng (anh họ Luyện) 30 tháng tù, Lê Thị Định (cô của Luyện) 15 tháng tù, Lê Thành Nghi (chủ rể của Luyện) 15 tháng tù, Trương Văn Hợp (bác họ của Luyện, bố của Trương Thanh Hồng) 12 tháng tù và Dương Thị Lược (vợ Hợp) 9 tháng tù.

Như vậy, 2 bị cáo Nghị và Lược không được hưởng án treo như đề nghị của Viện KSND sáng 11-1.

17 giờ 30: Chủ toạ phiên toà - thẩm phán Thân Quốc Hùng thay mặt HĐXX tuyên phạt Lê Văn Luyện mức án tổng cộng 18 năm tù giam như đề nghị của Viện KSND tỉnh Bắc Giang sáng nay 11-1. Trong đó, 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản, 9 tháng tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Luyện và gia đình còn phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 1,683 tỉ đồng và nuôi dưỡng cháu Trịnh Thị Bích đến năm 18 tuổi.

17 giờ 30: Chủ toạ phiên toà - thẩm phán Thân Quốc Hùng thay mặt HĐXX tuyên phạt Lê Văn Luyện mức án 18 năm tù giam như đề nghị của Viện KSND tỉnh Bắc Giang sáng nay 11-1.

Viện KSND đề nghị phạt Luyện 18 năm tù về tội giết ngươi, 18 năm về cướp của, 6- 8 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng cộng tuyên phạt là 18 năm tù (do Luyện gây án khi chưa đủ 18 tuổi (sinh 18-10-1993) nên hình phạt cao nhất với người vị thành niên chỉ là 18 năm tù - PV).
17 giờ 10: Chủ toạ phiên toà vẫn đang tiếp bản kết tội Lê Văn Luyện và các bị can. Thời tiết Bắc Giang lúc này khá lạnh nhưng thấy vị chủ toạ vừa đọc vừa liên tục lấy khăn tay lau mồ hôi.

Trong vòng vây an ninh thắt chặt, Luyện tỏ ra khá căng thẳng nghe bản kết tội, có thể nhìn thấy rõ mồ hôi rịn thành giọt thấy rõ trên trán Luyện, dù Luyện chỉ mặc chiếc áo sơ mi màu xanh da trời mỏng cùng 1 áo bên trong.

Ông Tín khẳng định gia đình nạn nhân sẽ kháng án
Trao đổi với phóng viên Người Lao động lúc chủ toạ phiên toà đang đọc bản kết tội, ông Trịnh Văn Tín - bố anh Trịnh Thành Ngọc, ông nội của cháu Trịnh Thị Bích - bày tỏ sự không hài lòng. "Gia đình chắc chắn sẽ kháng án để đảm bảo công bằng hơn", ông Tín khẳng định.
16 giờ 45: Nghe Chủ toạ phiên toà đọc bản kết tội trước "rừng" máy ảnh, máy quay camera, đèn flash, Luyện không ngẩng lên nhìn thẳng. Dù vậy, Luyện vẫn ngó ngoáy, quay nhìn sang hai bên. Đôi lúc thấy Luyện chau mày vẻ suy nghĩ, giơ tay gãi đầu, gãi tai.
Luyện (giữa) cùng bố đẻ (trái) và anh họ Hồng (phải) cùng tỏ vẻ suy nghĩ khi nghe bản kết tội
16 giờ 35: Thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang - cùng HĐXX đã xuất hiện trước toà để tuyên án. Thẩm phán Thân Quốc Hùng trước hết đọc bản kết tội Lê Văn Luyện và 6 bị cáo. Cả phỏng xét xử im phăng phắc. Lê Văn Luyện cùng 6 bị cáo là thân nhân của Luyện mặt cúi gằm nghe bản kết tội, không một lần thấy Luyện ngẩng lên.

Chủ toạ phiên toà đọc bản kết tội Lê Văn Luyện và 6 bị cáo
16 giờ 25: Thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang - chủ toạ phiên toà cùng HĐXX đã xuất hiện trước toà để tuyên án.

Ngay trước đó, Luyện và 6 bị cáo đã được lực lượng cảnh sát áp giải ra trước vành móng ngựa trong sự giận dữ của gia đình nạn nhân.
16 giờ 15: Đã quá 45 phút so với dự định buổi sáng nhưng HĐXX vẫn chưa nghị án xong để tuyên trước toà (dự định 15 giờ 30 phút).

Trong khi đó, an ninh ở khu vực xung quanh khu vực TAND tỉnh Bắc Giang đã được thắt chặt hơn sáng nay và cả ngày 10-11. Cách cổng tòa khoảng 500 m, một hàng rào dây thép gai cùng lực lượng an ninh đông đảo được thiết lập.

Hàng trăm cảnh sát cơ động, bảo vệ với trang bị áo giáp và các công cụ hỗ trợ đứng khắp từ cổng tòa vào đến phòng xử. Mọi người ra vào tòa đều bị kiểm tra giấy tờ gắt gao. Ngoài một lực lượng cảnh sát đông đảo bảo vệ Luyện và các bị cáo, một lực lượng cảnh sát cũng đông không kém đứng quanh thân gia đình nạn nhân.
15 giờ 15: Bị cáo Lê Văn Luyện cùng 6 bị cáo là thân nhân của Luyện được lực lượng cảnh sát đông đảo dẫn giải vào toà. Thân nhân trong gia đình nạn nhân đầu quấn khăn tang trắng, cầm di ảnh các nạn nhân cũng đã vào vị trí trong phòng xử án.

Tuy nhiên, chưa thấy Chủ toạ phiên toà - thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang - cùng HĐXX xuất hiện.

Nhiều người nhà nạn nhân bị kích động mạnh, liên tục chửi bới Lê Văn Luyện. Gia đình liên tục giơ di ảnh người đã mất, đòi "Luyện phải đổi mạng", không được bảo vệ cho kẻ giết người...

Gia đình nạn nhân la hét đòi Luyện "đổi mạng" chiều 11-1
Trước tình hình quá căng thẳng, lực lượng cảnh sát tạm dẫn giải Luyện và các bị cáo tạm lui vào trong chờ HĐXX - hiện vẫn đang nghị án - ra tuyên án.
13 giờ 01: Chủ tọa tuyên bố kết thúc phần phần xét hỏi và thẩm vấn. Chiều nay (11-1), HĐXX nghị án và kế hoạch tuyên án vào lúc 15 giờ 30 phút chiều cùng ngày.

Trước khi kết thúc phần xét hỏi và thẩm vấn, Lê Văn Luyện lần đầu tiên công khai lên tiếng xin lỗi các nạn nhân, gia đình nạn nhân cũng như người thân của mình về những tội ác đã gây ra. Luyện nói sẽ chấp nhận mức án cao nhất mà tòa sẽ tuyên, đồng thời xin giảm án cho các thân nhân của mình.

Các bị cáo khác là thân nhân của Luyện cũng mong tòa giảm nhẹ hình phạt để có thể sớm trở về với cuộc sống bình thường.
Lê Văn Luyện rời tòa về trại tạm giam
12 giờ 35: Luật sư phía bị hại đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung, làm rõ những chi tiết còn mâu thuẫn. Luật sự cũng đề nghị dựng lại hiện trường với sự xuất hiện của chính Luyện chứ không phải người đóng thế và các bên liên quan.

Ông Trịnh Văn Tín, ông nội của cháu Bích, cũng không đồng ý với Viện KSND, đề nghị điều tra làm rõ có hay không người thứ 2 vì Luyện không thể “3 đầu 6 tay” dùng 3 loại vũ khí, giết 3 người một lúc.
11 giờ 35: Luật sư Trần Chí Thanh tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại: "Chúng tôi đã đề nghị với cơ quan điều tra để được nghiên cứu hồ sơ trước đó nhưng không được đáp ứng. Tôi cũng nói luôn là thời gian ban hành hồ sơ vụ án cho các luật sư có vấn đề. Cáo trạng không thể hiện đến đến thời điểm nào, vụ án được phát hiện".

Luật sư Thanh cũng đưa ra nghi ngờ Trương Thanh Hồng chính là đồng phạm của Lê Văn Luyện bởi ngay sau khi vụ án xảy ra, các thông tin được đưa rộng rãi, không có lý gì mà bị cáo Hồng lại không biết có vụ án cướp vàng xảy ra.

Luật sư nghi Trương Thanh Hồng (phải) là đồng phạm với Luyện (trái)
Theo luật sư này, lời khai của Lê Văn Luyện về quá trình đột nhập, hành động của y tại nhà anh Trịnh Thành Ngọc có điểm thiếu logic. Điều này thể hiện ở chỗ, Luyện khó có thể thông thuộc các nơi trong nhà và có thể cắt camera theo dõi, báo chống trộm... Luật sự đặt nghi vấn Luyện ở trên gác và một đối tượng khác ở dưới nhà, tắt cầu dao chứ một mình Luyện không thể thực hiện được.

Luật sư mong chờ tiến hành thực nghiệm hiện trường. “Thật không ngờ việc này lẽ ra phải công khai song lại được cơ quan điều tra giấu kín, tiến hành bí mật. Sau khi xong thì luật sư mới tá hỏa về việc này”, luật sư Thanh.

Theo luật sư Thanh, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng thì luật sư tham gia lại không được thông tin, giấu kín về việc dựng lại hiện trường là thiệt thòi cho gia đình bị hại.

11 giờ 15: Luật sự bảo vệ cho phía bị hại bắt đầu trình bày phần bào chữa. Luật sư Phạm Văn Huỳnh, bảo vệ cho gia đình bị hại, cho rằng, hành vi phạm tội của Luyện là hành vi đặc biệt nghiêm trọng.

“Với tư cách là người bảo vệ người bị hại, tôi đồng tình một phần trong cáo trạng. Khi thực nghiệm hiện trường cần phải cho bị cáo ra và các nhân chứng xuất hiện. Nhưng điều này cơ quan điều tra chưa làm được”, luật sự Huỳnh nói.

Theo luật sư, các tình tiết tăng nặng chưa được đưa ra như: bị cáo Luyện giết trẻ em, động cơ đê hèn, giết nhiều người. “Hành vi đặt cháu Thảo lên giường cầm dao cắt cổ cháu thì không còn tính người. Ngoài ra, bị cáo còn cố tình thực hiện hành vi giết người tới cùng”, luật sư Huỳnh lên tiếng.
Luật sư Phạm Văn Huỳnh: Luyện giết trẻ em, động cơ đê hèn, giết nhiều người
10 giờ 55: Bào chữa cho 3 bị cáo Hồng, Hợp và Lược, luật sư cho rằng cả 3 bị cáo này nhận thức pháp luật đều thấp. Với bản chất là những người lao động cần cù, chân chất, họ không biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Điều này cũng phù hợp với tâm lý, phong tục tập quán của người ViệtNam nói chung khi có người thân phạm tội.

Gia đình bị cáo này đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và có nhân thân tốt. Ba bị cáo trên có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên nên luật sư đề nghị tòa phạt cảnh cáo với Hợp, phạt Hồng cải tạo không giam giữ.

Luật sư đề nghị cho Lê Thành Nghi được hưởng án treo vì là người phạm tội đã lập công chuộc tội. Ngoài ra, xin giảm án cho vợ của Nghi là Lê Thị Định. Lê Thành Nghi cũng bày tỏ mong được giảm tội vì đã lập công chuộc tội, dẫn dụ Luyện trở về Việt Nam.
10 giờ 50: Sau khi hai luật sư bào chữa trình bày xong, nhiều người nhà của nạn nhân lại nhao nhao lên đòi tử hình Luyện. Tiếp theo, các luật sư tiếp tục bào chữa cho các bị cáo của mình.
Người nhà gia đình nạn nhân đòi tử hình Luyện

10 giờ 35: Hai luật sư Phạm Xuân Anh và Nguyễn Bá Ngọc đọc bản bào chữa của mình. Các luật sư này cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới tội lỗi của Luyện là sự buông lỏng quản lý gia đình. Ngoài ra, những trò chơi trên mạng mang tính bạo lực đã ảnh hưởng lớn tới Luyện, trong cả cách tiêu tiền và cách gây án.

Nhiều người cho rằng cần phải sửa luật để tăng hình phạt cho Luyện, song căn cứ vào nhiều yếu tố, nhất là việc chưa đủ tuổi vị thành niên và pháp luật của Việt Nam có tính chất răn đe, giáo dục cho bị cáo.

“Tôi cho rằng, do phương pháp giáo dục của chúng ta cần phải xem lại. Việc quản lý con người đang bị buông lỏng, sự phối hợp giữa”, luật sự nói. 
Luật sư trình bày bản bào chữa của mình
10 giờ 20: Đại diện Viện KSND đề nghị tòa tuyên phạt Lê Văn Luyện tổng cộng 18 năm tù. “18 năm tù về tội giết ngươi, 18 năm về cướp của, 6- 8 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng cộng tuyên phạt là 18 năm tù” đại diện Viện KSND đề nghị (do Luyện gây án khi chưa đủ 18 tuổi (sinh 18-10-1993) nên hình phạt cao nhất với người vị thành niên chỉ là 18 năm tù - PV).

Trước đó, tòa án bước vào phần tranh luận. Đại diện Viện KSND bắt đầu trình bày quan điểm và bản luận tội. Với bị cáo Lê Văn Luyện, theo nhận định của Viện KSND, hành vi lạm nhiệm tín dụng tài sản là một nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi phạm tội khác. Vì sau khi tiêu hết số tiền do cắm xe máy, Luyện mới nảy sinh ý định cướp tiệm vàng để lấy tiền.

Tại phiên tòa, bị cáo Luyện đã thừa nhận tội ác của mình, không có đồng phạm. Lê Văn Luyện có 1 tình tiết giảm nhẹ là khai báo thành khẩn.
Tại phiên tòa, gia đình yêu cầu bị cáo bồi thường. Đề nghị bị cáo chấp hành nghiêm chỉnh và gia đình bị hại cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ. Ngoài ra, bị cáo Luyện còn phải có trách nhiệm với cháu Bích số tiền 1,5 triệu đồng/tháng đến năm 18 tuổi.

Luyện sống chung với bố mẹ, chưa có tài sản riêng nên bố mẹ Luyện phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình bị hại.

Với hành vi lạm nhiệm tín dụng, cha mẹ bị cáo đã trả lại tài sản cho người bị hại nên đề nghị áp dụng hình thức giảm nhẹ vì đã khắc phục hậu quả.

Các bị cáo khác khai báo thành khẩn. Bị cáo Nghi còn tích cực sang Trung Quốc tìm Luyện đưa về Việt Nam, có bố được tặng huân chương nên áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Trương Văn Hồng, Trương Văn Hợp dù không tham gia song đã nộp đầy đủ số vàng. Lê Văn Miên, Lê Thị Định có bố đẻ có công với cách mạng nên được giảm nhẹ. 
Viện kiểm sát đề nghị: Lê Văn Miên: xử phạt 42- 48 tháng tù; Trương Văn Hồng: 24- 30 tháng tù; Lê Thị Định: 18- 24 tháng tù che giấu tội phạm; Lê Thành Nghi: 15- 18 tháng tù cho hưởng án treo; Trương Văn Hợp: 15- 18 tháng tù; Dương Thị Lược: 9- 12 tháng tù, cho hưởng án treo.
9 giờ 55: Tòa bước vào phần tranh luận. Đại diện Viện KSND tỉnh Bắc Giang bắt đầu trình bày quan điểm và bản luận tội.

Với bị cáo Lê Văn Luyện, theo nhận định của Viện KSND, hành vi lạm nhiệm tín dụng tài sản là một nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi phạm tội khác. Vì sau khi tiêu hết số tiền do cắm xe máy, Luyện mới nảy sinh ý định cướp tiệm vàng để lấy tiền.

Đại diện Viện KSND trình bày bản luận tội Luyện và các bị cáo
9 giờ 52: Chủ tọa hỏi: “Gia đình bị hại đòi bồi thường và tăng chăm sóc cho cháu Bích, trước hết, bị cáo có chấp nhận thế nào về số tiền này?”. Luyện trả lời: “Bị cáo đồng ý bồi thường”.

9 giờ 50: Chủ tọa tiếp tục hỏi về khoản bồi thường dân sự. Người nhà tiếp tục giữ nguyên đòi bồi thường gần 1,7 tỉ và yêu cầu nuôi cháu Bích đến năm 18 tuổi.

Lúc này, tại TP Bắc Giang trời chuyển mưa lất phất. Một số người dân đã phải tản đi trú, một số khác vẫn bám trụ và liên tục nghe ngóng phiên tòa. Nhiều người tỏ ra bức xúc khi biết Luyện không thể hiện thái độ ăn năn của mình.

9 giờ 35: Tòa chuyển sang phần hỏi về bồi thường dân sự. Chị Đinh Thị Nhi - chị gái của chị Đinh Thị Chín - kể lại buổi sáng hôm xảy ra án mạng và nói về chiếc túi màu xanh đựng tiền và vàng của tiệm vàng Ngọc Bích.

Người nhà nạn nhân đòi bồi thường gần 1,7 tỉ đồng và nuôi cháu Bích đến 18 tuổi
Chị Nhi cho biết, hàng ngày chiếc túi này đập vào mắt và một hôm phát hiện ra chiếc túi này dùng để đựng tiền và vàng. Song chiếc túi này không có trong danh mục kiểm kê tài sản. Chủ tọa hỏi: “Bà có căn cứ nào để minh chứng cho điều đó?”. Song chị Nhi không chứng minh được.
9 giờ 25: Luật sư tiếp tục hỏi Luyện: “Nay bị cáo đã đủ 18 tuổi, dự phiên tòa hôm nay, nghe HĐXX mô tả hành vi phạm tội của bị cáo trước đây, nghe các người nhà lên án nhát dao cứa cổ, trong suy nghĩ của bị cáo như thế nào?”. Luyện đáp: “Không biết ạ!”

Luật sư hỏi: “Đây là cơ hội để bị cáo đối diện lại với toàn bộ tội ác của mình trước vành móng ngựa, trước HĐXX, trước người nhà nạn nhân, bị cáo có nguyện vọng, đề đạt nguyện vọng gì không?”. Luyện đáp: “Không ạ!”. Tại sao khi giết 2 người lớn rồi, bị cáo còn giết cả hai cháu nhỏ?” - “Vì bị cáo sợ bị lộ”.

Trước câu trả lời ngắn, sắc lạnh của Luyện ngoài mong đợi của luật sư, nhiều người tham gia phiên tòa phải thốt lên: “Bó tay với thằng này!”.
9 giờ 10: Luật sư Trần Anh Sơn hỏi Luyện: “Mục đích vào trong tiệm vàng này là gì?” -  “Giết người, cướp của”. “Tại sao bị cáo mục đích giết người, cướp của lại đi giết cháu bé mới nhỏ tuổi?” - “Vì cháu bé khóc”. “Mục đích của bị cáo là giết người, cướp của hay là chỉ cướp của rồi giết người?” -  “Cả giết người, cướp của”. “Tại sao khi giết hết người rồi lại không lấy hết vàng?” - “Vì không kịp ạ”.

Luyện bình thản nhìn về phía gia đình và di ảnh những nạn nhân
Vị luật sư này tiếp tục đi sâu vào chi tiết trong vụ án, hỏi Luyện những câu hỏi thể hiện lại quá trình trước, trong và sau khi gây án của Luyện. 
8 giờ 55: Tòa chuyển sang phần luật sư hỏi các bị cáo. Luật sư Phạm Xuân Anh hỏi lại Luyện để tái khẳng định lại một số tình tiết về việc mua dao, thực hiện án mạng, động cơ gây án tại tiệm vàng Ngọc Bích.

Các luật sư khác cũng lần lượt hỏi những thân chủ của mình về thời điểm biết Luyện phạm tội, hành vi sau đó. Luyện cũng được gọi lên để hỏi: “Ngoài bị cáo còn ai là đồng phạm?”. Luyện khẳng định: “Ngoài bị cáo, không có ai là đồng phạm”.  
8 giờ 40: Tòa gọi Luyện ra trước vành móng ngựa hỏi. Luyện tiếp tục khẳng định chứ một mình hắn gây án.

Bị cáo Trương Thanh Hồng cũng khai nhận như chiều qua (10-1).
Luyện một lần nữa khẳng định chỉ một mình gây án
8 giờ 25: Chủ tọa công bố thông tin đã hỏi cháu Bích. Cháu Bích cho biết, ngoài chú cao to còn một chú người nhỏ hơn, có đuôi ở sau gáy. Cả hai người này cháu đều không quen. Cháu thấy người này mặc áo sáng màu tây, quần dài cũng đi chân đất. Còn những đặc điểm khác cháu không nhận được vì trời tối.

“Cháu chỉ biết chính xác 1 chú chém cháu còn cháu có cảm giác ở ngoài có 1 thanh niên khác song cháu không biết. Khi tỉnh dậy, cháu chỉ biết có chú thanh niên vào trong phòng và sau đó nghe tiếng động dưới phòng khách. Cháu chỉ biết đó là chú thanh niên cao hơn bố cháu và gầy hơn bố cháu. Cháu chỉ nghe tiếng dao rơi chứ không nhìn rõ. Chú thanh niên giật máy điện thoại nhưng không thấy nói hay gọi điện với người khác”.

Chị Đinh Thị Nhi, bác của cháu Bích, cho biết thêm: “Tôi đưa cháu Bích chuẩn bị đi viện kề mồm vào tận tai cháu hỏi: Thế con có nhận ra bá là ai không? - “Bá Nhi”. Con có đau không? - “Con đau”. Chú công an hỏi: Thế con nhìn thấy mấy  người - “Cháu nhìn thấy 2 người”. Thanh niên hay người thế nào? - “Hai chú thanh niên cũng cao cao, gầy gầy”.

Chị Nhi đặt câu hỏi, tại sao ở Bệnh viện, cháu Bích lại khai khác?    

8 giờ 24: Chị Trịnh Thị Nga, chị gái của anh Ngọc, đứng lên có ý kiến, cung cấp thông tin với tòa: “Cháu Bích có thấy 2 thằng úp mặt bố mẹ cháu vào tường. Trong cáo trạng không có chi tiết này”.

Tòa cho rằng, để dành đến phần tranh luận sẽ đưa vấn đề này ra.

8 giờ 15: Tòa chuyển sang phần xét hỏi các nhân chứng. Nhân chứng hàng xóm của gia đình chủ tiệm vàng anh Trịnh Thành Ngọc và chị Đinh Thị Chín là anh Trương Ngọc Tám, người phát hiện ra vụ việc đầu tiên.

Khi thấy gia đình không mở cửa, gọi mãi không được, anh Tám đã trèo vào nhà từ cửa sổ tầng 3 (nơi Luyện đột nhập vào tiệm vàng), phát hiện xác chị Chín, anh Tám vội trèo ra và báo cho mọi người biết.

“Khi tôi bế cháu Bích xuống, đưa cháu đi bệnh viện có thêm mấy người nữa, cháu cung cấp cho chúng tôi chi tiết trong cáo trạng không nhắc đến”, anh Tám khai trước tòa.
8giờ 07: Chủ tọa phiên tòa hỏi anh Hoàng Văn Trai (trú bản Na Tồng, xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) là người đã đưa Luyện sang Trung Quốc song cũng là người đã dụ Luyện từ Trung Quốc về Việt Nam để lực lượng biên phòng bắt giữ.  Trai khai, do Nghi nhờ nên đưa Luyện đưa sang và đưa về vì Nghi nói công an đang bắt Luyện nên đưa Luyện về. Trai đã bị đồn biên phòng Nha Hình phạt hành chính 2 triệu đồng về tội đưa người trái phép qua biên giới.
 7 giờ 55: Đại diện gia đình cho rằng, Luyện giết nhiều người, giết trẻ em với cách ra tay tàn độc. Luyện đã sát hại cả một gia đình nên cần phải xử lý nghiêm minh.
Gia đình nạn nhân yêu cầu xét xử nghiêm minh Lê Văn Luyện
7 giờ 50:  Sáng nay 11-1, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện và 6 bị cáo là thân nhân trong vụ thảm sát cướp tiệm vàng Ngọc Bích bắt đầu ngày xét xử thứ hai dưới sự chủ tọa của thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang.

7 giờ 48: Lê Văn Luyện cùng 6 bị cáo là thân nhân của mình được lực lượng cảnh sát đông đảo dẫn giải đến tòa trong sự phẫn nộ, căm phẫn của người thân gia đình nạn nhân cũng như hàng trăm người dân đến chứng kiến phiên tòa.
Vẫn như ngày xét xử đầu tiên, Luyện cùng 6 bị cáo khác xuất hiện trước tòa với vẻ mặt khá bình thản trong bộ “đồng phục” màu xanh da trời.

Lê Văn Luyện bình thản và hơi mỉm cười đến tòa sáng nay 11-1

Trong phiên xét xử hôm nay, TAND tỉnh Bắc Giang sẽ bước vào phần tranh luận tại tòa với một số vấn đề mới hé lộ, chưa được làm rõ. Theo Luật sư Trần Chí Thanh, đoàn luật sư Hà Nội, bảo vệ cho người bị hại, phần tranh luận ngày hôm nay, luật sư sẽ cố gắng làm rõ xem ngoài Luyện còn đồng phạm nào nữa hay không.

Đây là vấn đề được đặt ra ngay từ khi vụ án mới bắt đầu được khám phá. Ngay cả trước khi diễn ra vụ xử Luyện 1 ngày, cả ông nội của cháu Bích và ông nội của Lê Văn Luyện đều tin rằng, 1 mình Luyện không thể đủ sức giết cả 3 người.

Người nhà nạn nhân cho rằng, nhiều dấu vết tại hiện trường chưa được làm rõ, còn nhiều nghi vấn về hung thủ thứ hai.

Trong khi đó, từ khi bị bắt đến nay, Luyện luôn khẳng định chỉ một mình mình gây án và chấp nhận mọi hình phạt cho tội lỗi của mình. Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bắc Giang trong kết luận điều tra cũng khẳng định, Luyện là hung thủ duy nhất trong vụ án.

Trong phiên tranh luận, đại diện của bị hại sẽ đưa ra những quan điểm của mình về việc có hay không hung thủ thứ hai trong vụ án này, trình bày những điều còn chưa làm rõ trong quá trình điều tra. Lê Văn Luyện sẽ được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án và dự kiến tuyên án vào chiều nay 11-1.

Cũng trong ngày đầu tiên xét xử, Luyện đã cúi đầu nhận tội của mình và xin lỗi tới gia đình nạn nhân. Những giọt nước mắt lần đầu tiên rơi xuống từ khóe mắt của sát thủ máu lạnh.

Đây là điều bất ngờ đối với những người trong phiên tòa bởi từ khi bước vào phiên tòa, trước sự phẫn nộ cao độ của nhiều người, Luyện vẫn bình thản. Ngay cả trong tiếng gào thét “Phải giết tên sát nhân Luyện”, “Mạng đổi mạng”, “Tên Luyện phải chết”… thì Luyện vẫn giữ một bộ mặt bình thản, không bộc lộ cảm xúc gì.

Người thân của gia đình bị hại đòi trả lại công bằng

Tại phiên tòa ngày 10-1, cháu Trịnh Thị Bích, nhân chứng đồng thời là bị hại duy nhất còn sống sót trong vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích, vắng mặt. Mẹ của Luyện là bà Trương Thị Thơm, cũng không có mặt. Trước đó, có tin cho rằng sau khi Luyện bị bắt vì tội ác quá dã man, bà Thơm đã có dấu hiệu của bệnh thần kinh do quá căng thẳng. 

Dù vậy, sự hối cải muộn màng của Luyện không ngăn được những cơn giận giữ, kích động của người nhà nạn nhân ngay trong phòng xét xử và bên ngoài. HĐXX đã hai lần phải hoãn tòa để hội ý và phải tạm dừng buổi sáng để chiều cho tình hình dịu xuống, đại diện của gia đình nạn nhân mới chịu bước vào phòng xét xử làm việc của mình.

Người đại diện của gia đình bị hại cũng đã yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường 1.683,5 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải nuôi dưỡng cháu Trịnh Thị Bích suốt đời.  

Ngoài Luyện, các bị cáo còn lại đều khai báo thành khẩn. Chỉ cô ruột Lê Thị Định và chú rể Lê Thành Nghi của Luyện thì kêu oan vì không biết che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là phạm tội. Sau khi tòa giải thích thì các bị cáo này đều nhận ra.

Báo Người Lao động Online liên tục cập nhật


Dã man, tàn bạo chưa từng có

Theo cáo trạng truy tố Lê Văn Luyện và 5 bị can liên quan, vào rạng sáng 24-8-2011, lợi dụng đêm mưa gió, Lê Văn Luyện đã đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) mang theo dao với mục đích cướp của.

Tại đây, Luyện đã ra tay sát hại dã man vợ chồng chủ tiệm vàng là anh Trịnh Thành Ngọc (37 tuổi), chị Đinh Thị Chín (35 tuổi) và  cháu Trịnh Thị Thảo (18 tháng tuổi); chém đứt bàn tay phải cùng nhiều nhát khác lên người cháu Trịnh Thị Bích (8 tuổi).

Sau khi gây ra vụ thảm sát, Luyện xuống tầng 1 cướp đi một lượng vàng lớn. Số tang vật vụ án sau này được thu giữ bao gồm 231 nhẫn, 67 dây chuyền, 13 vòng tay, 4 kiềng cổ, 5 mặt đá có bọc kim loại màu vàng,… 1 điện thoại Nokia 3110 cũ. Tổng giá trị ước tính khoảng 1,3 tỉ đồng.

Ngoài Lê Văn Luyện bị đưa ra xét xử với 3 tội danh: “giết người", "cướp tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; 5 bị can khác là thân nhân của Luyện, gồm: Lê Văn Miên; Trương Thanh Hồng (anh họ của Luyện) và Lê Thị Định (cô của Luyện) bị xét xử với tội danh “Che dấu tội phạm”; Trương Văn Hợp (bố của Trương Thanh Hồng) và Dương Thị Lược (vợ Hợp) bị xét xử với tội danh “Không tố giác tội phạm”.
Nguyễn Quyết

-Lê Văn Luyện bị phạt 18 năm tù    (11/01)

Ngày 11/1, tiếp tục phiên xét xử Lê Văn Luyện (VOV).  – Cận cảnh phiên tòa xét xử sát thủ Lê Văn Luyện(VnMedia). – Hỗn loạn đòi “xử” Lê Văn Luyện (24h). - Vỗ tay tán thưởng Lê Văn Luyện là hành động… “dị biệt”(GDVN). – Cập nhật từng phút: Phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện sáng 11/1 (GDVN).Luyện đồng ý bồi thường 1,63 tỷ cho gia đình nạn nhân -Đề nghị 18 năm tù cho Luyện (VNN).  – Luật sư nghi Trương Thanh Hồng là đồng phạm với Luyện (NLĐ).  – Trực tiếp vụ xử sát thủ Lê Văn Luyện: Luyện còn giấu túi tiền vàng có thể “ăn cả đời”? (PLTP).Tuyên phạt Lê Văn Luyện 18 năm tù (TN).  - Thượng tôn pháp luật hay xử mạnh để răn đe? (TT).  - Toàn cảnh phiên xử Lê Văn Luyện (VNN).Hoãn phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện đến chiều nay (NLĐ).  – Vì sao phiên toà xử Lê Văn Luyện tạm dừng? (VNN).-- Nghẹt thở phiên xử Lê Văn Luyện (VNN).  - Người dân bao vây đòi “xử” Lê Văn Luyện (TN).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


-Người thân đòi gia đình Luyện phải nuôi cháu Bích suốt đời
(NLĐO)- Trước khi khép lại ngày đầu tiên phiên toà xét xử Lê Văn Luyện và 5 bị cáo trong vụ thảm sát cướp tiệm vàng Ngọc Bích, người thân gia đình nạn nhân đòi gia đình hung thủ phải bồi thường 1,6 tỉ đồng và nuôi cháu Trịnh Thị Bích suốt đời vì cháu bị thương tật vĩnh viễn 74,6%.


17 giờ 15: Chủ toạ phiên toà tuyên bố phiên toà tạm dừng để 7 giờ 30 phút sáng mai (11-1) tiếp tục. Luyện và các bị cáo bị dẫn giải ra xe đặc chủng của công an về trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang. Người thân của gia đình nạn nhân hét lên đòi Luyện phải đền mạng. 
Dẫn giải Lê Văn Luyện và các bị cáo ra khỏi phòng xử án
17 giờ: Ông Trịnh Quốc Sinh, đại diện uỷ quyền của gia đình nạn nhân, đề nghị uỷ quyền trả lời cho ông Trịnh Xuân Lộc. Ông Lộc bày tỏ bày tỏ lại bức xúc với cả chủ toạ. Chủ toạ liên tục nhắc nhở đại diện cần thực hiện đúng quyền của mình. "Đây đang là phần thẩm vấn, những ý kiến sẽ để đến phần tranh luận. Xin ông cho biết, yêu cầu bồi thường dân sự của gia đình như thế nào?".

Ông Lộc trả lời: "Ngoài khoản hơn 1,6 tỉ đồng. Với cháu Bích, cháu bị thương tật mất 74,6%. Đây là thương tật vĩnh viễn, suốt đời nên đề nghị gia đình Luyện phải nuôi cháu Bích cả đời. Ngoài ra còn phải bồi thường tổn thất tinh thần cho cả hai họ. Khi xảy ra bên nội 8 anh em, bên nội 9 anh em suốt đời phải suy nghĩ, đau đầu vì câu chuyện này. Hàng xóm láng giềng giờ 7-8 giờ đã đóng cửa đi ngủ. Trẻ con run sợ không dám đi đâu. Mất đi bình yên của xóm làng"

Đại diện cho gia đình nạn nhân, ông Lộc yêu cầu gia đình Luyện phải nuôi cháu Bích suốt đời
16 giờ 55: Anh Trịnh Quốc Sinh, đại diện uỷ quyền của gia đình nạn nhân được hỏi. Theo anh Sinh, tài sản giao lại cho gia đình còn thiếu chiếc điện thoại và máy ảnh và một chiếc túi màu xám. "Chiếc túi này, vợ chồng Bích Ngọc đựng tiền và vàng. Chắc chắn là phải có tiền và vàng vì hàng ngày chú thím dọn hàng đều bỏ vào đấy. Tôi chắc chắn là thế!"

Lúc này người nhà nạn nhân nhao nhao: Phải mạng đổi mạng! Phải tử hình tên Luyện

Chủ toạ phải liên tục nhắc nhở, đây là vấn đề bồi thường dân sự. 

16 giờ 45: Lê Thành Nghi cho rằng mình "bị oan". Chủ toạ hỏi tại sao lại nghĩ mình oan thì Nghi trả lời, do bị cáo không biết. Khi chủ toạ giải thích, việc không biết nhưng vẫn phạm tội thì không phải là oan thì Nghi mới chịu. 

16 giờ 28: Lần lượt, các bị cáo Trương Văn Hợp, Dương Thị Lược và Lê Thành Nghi trả lời, kể lại các tình tiết trùng khớp với cáo trạng.

16 giờ 15: bị cáo Lê Văn Miên, bố của Luyện, bắt đầu trả lời các câu hỏi của chủ tọa. Toà hỏi: "Khi nào thì bị cáo nghi ngờ con trai mình cướp vàng?", Miên đáp: "khi bị cáo nhận được 2 chỉ vàng từ con trai". 

Lê Văn Miên nói không biết phải làm gì khi biết Luyện cướp vàng
Toà hỏi và Miên đáp tiếp: "Gặp Luyện, biết Luyện cướp vàng, bị cáo suy nghĩ như thế nào?", "Bị cáo không biết phải như thế nào nữa"; "Vợ bị cáo biết không?", "Không ạ"; "Em trai Luyện biết không?", "Không ạ"; "Bị cáo có kể cho ai không?", "Không ạ. Do bị cáo không hiểu pháp luật nên đã không khai báo Luyện".



16 giờ 02: Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Hồng: "Khi nào bị cáo biết tin về vụ án tại tiệm vàng Ngọc Bích". Hồng đáp: "Khi bị cáo đưa Luyện đến trạm xá xã Thanh Lâm". Hồng khai, khi chở Luyện về nhà đã gặng hỏi nhiều lần nhưng Luyện nói không liên quan đến vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích.
15 giờ 55: Kết thúc phần xét hỏi với Luyện, bị cáo Trương Thanh Hồng bước lên đứng trước vành móng ngựa để nghe toà xét hỏi.

Ngay khi bị cáo Hồng vừa trả lời được mấy câu thì người thân của gia đình nạn nhân có ý kiến. Một số thân nhân yêu cầu được đưa di ảnh của người đã mất lên phía trên để các bị cáo trông thấy. Tuy nhiên, chủ toạ đã bác bỏ yêu cầu này vì cho rằng đây là toà án, cần thể hiện tính nghiêm minh. 

Bị cáo Trương Thanh Hồng đứng trước vành móng ngựa

Phiên toà tiếp tục. Trương Thanh Hồng trong dáng vẻ gầy yếu, giọng khàn ồm trả lời từng câu hỏi của chủ toạ đúng như những tình tiết đã nêu trong cáo trạng.

15 giờ 35: Chủ toạ phiên toà hỏi: "Tại sao không cướp vàng trước mà lại giết cả nhà rồi mới cướp vàng?". Lê Văn Luyện đáp: "Khi vào đến nhà, cháu không dám lấy trước vì phá tủ kính gây tiếng động, sợ cả nhà thức dậy nên giết trước".

Luyện cũng đã khai nhận những hành vi đột nhập tiệm vàng, tiến hành "Giết người", "Cướp tài sản"... như trong cáo trạng đã nêu.
Lê Văn Luyện thừa nhận những gì mà cáo trạng nêu
15 giờ 15: Phiên toà bắt đầu chuyển sang phần xét hỏi. Chủ toạ yêu cầu các bị báo khác lui về sau ngồi xuống, riêng Lê Văn Luyện đứng lại trước vành móng ngựa để nghe xét hỏi. Chủ toạ hỏi: "Bị cáo thấy cáo trạng đúng không?". Luyện đáp: "Dạ thưa, đúng ạ!".

Luyện nói có vẻ ngập ngừng "Bị cáo đã khai hết với cơ quan điều tra rồi!"  rồi nhát ngừng khai lại diễn biến vụ án từ khi đột nhập vào tiệm vạng Ngọc Bích. Chủ toạ phải nhắc nhở: "Bị cáo cứ bình tĩnh trình bày rõ ràng sự việc". Luyện vẫn im lặng khoảng 10 giây rồi mới tiếp tục chậm rãi trả lời tiếp các câu hỏi.
14 giờ 45: Lê Văn Luyện sau khoảng thời gian bình thản, không biểu lộ cảm xúc cuối cùng cũng đã cúi gằm mặt, khóc sụt sịt. Luyên phải bật khóc khi nghe đại diện Viện KSND đọc cáo trạng về kết quả khám nghiệm mô tả chi tiết các vết đâm chém trên cơ thể 3 nạn nhân chết thảm cũng như cháu Bích bị trọng thương.

Lê Văn Luyện cúi gằm mặt khóc
Người thân gia đình anh Ngọc, chị Chín, cháu Thảo và cháu Bích phía dưới tiếp tục khóc nấc lên.
14 giờ 30: Trong đoạn cáo trạng nói về phát hiện xác chết của gia đình anh Ngọc, chị Chín và cháu Thảo, người nhà phía dưới vì quá đau thương, bức xúc đã gào thét lên khiến đại diện Viện KSND phải dừng trong phút chốc. Nhiều tiếng vang lên: "Giết chết thằng Luyện đi! Mạng phải đền mạng!", "Trời ơi, con cháu tôi, khổ thân quá!". 

Lực lượng công an phải vào động viên, giữ trật tự. Chủ toạ phiên toà 3 lần nhắc nhở người nhà phải nén đau thương, giữ bình tĩnh để phiên toà được tiếp tục. 

Lực lượng công an động viên gia đình nạn nhân cố nén đau thương để phiên toà tiếp tục
Sau khi người nhà ổn định hơn, đại diện Viện KSND tiếp tục đọc cáo trạng. Lúc này, Luyện và các bị cáo là người thân của Luyện trước vành móng ngựa đều cúi gằm mặt. Các chiến sĩ công an phải sát lại các bị cáo để đề phòng người thân và người xem quá kích động.
  
14 giờ 20: Khi đại diện Viện KSND đọc cáo trạng đến đoạn Luyện ra tay sát hại dã man và đê tiện cháu Trịnh Thị Thảo lúc ấy mới 18 tháng tuổi, người nhà phía dưới ôm mặt khóc nức nở.

Lê Văn Luyện và các bị cáo cúi mặt nghe cáo trạng buộc tội
Nhiều người trong phòng xét xử kêu lên "Dã man quá! Không thể tin được!". Những giọt nước mắt chảy dài trên má nhiều người ngồi trong phòng nghe xét xử. Lê Văn Luyện mặt cúi gằm, không một lần ngước nhìn lên HĐXX.
14 giờ 15: Đại diện Viện KSND tỉnh Bắc Giang đọc cáo trạng truy tố Lê Văn Luyện và 5 bị can là thân nhân của Luyện. Bản cáo trạng dài khoảng 30 trang giấy khổ A4.
Trước đó, Chủ toạ phiên toà - thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang - kết thúc phần thẩm tra lý lịch các bị cáo, kiểm tra nhân chứng, điểm danh luật sư...

Ông Trịnh Văn Tín (thứ hai từ trái qua) cùng những người thân trong gia đình nạn nhân

13 giờ 40: Người thân của cháu Trịnh Thị Bích và gia đình chủ tiệm vàng cũng đã vào phòng xử án TAND tỉnh Bắc Giang. Ông Trịnh Văn Tín, ông nội của cháu Bích, và anh Đinh Văn Hương Đinh Văn Hương – anh trai của chị Đinh Thị Chín là vợ anh Trịnh Thành Ngọc - cũng đã có mặt.
 13 giờ 30: Lê Văn Luyện và 5 bị cáo là thân nhân của Luyện được lực lượng cảnh sát đông đảo dẫn giải vào phòng xử án.

Lê Văn Luyện bình thản trên ghế bị cáo trong phiên toà chiều 10-1
Bên ngoài cổng TAND tỉnh Bắc Giang nhiều người dân cũng kéo đến. Lực lượng an ninh được bố trí dầy đặc hơn. Tuy nhiên, không khí bớt náo nhiệt, ồn ào hơn sáng nay. 
10 giờ 25: HĐXX quyết định hoãn phiên tòa đến 13 giờ chiều nay (10-1). Chủ tọa phiên tòa - thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang - tuyên bố hoãn phiên tòa đến chiều, ngoài ra không đưa ra lý do nào.
Lực lượng cảnh sát đông đảo áp giải Lê Văn Luyện ra xe đặc chủng về trại giam. Hàng trăm người dân vây quanh bày tỏ thái độ căm phẫn với "sát thủ" máu lạnh này. Rất nhiều giọng thanh niên hô lớn: "Vãi Luyện!", "Vãi Luyện!".
10 giờ 15: Chủ tọa phiên tòa lại quyết định tạm dừng phiên tòa để một lần nữa hội ý về đề nghị hoãn phiên tòa của Luật sư đại diện phía gia đình bị hại - gia đình cháu Trịnh Thị Bích. Luật sư bên bị hại cho rằng, nếu không có đại diện của cháu Bích, luật sự sẽ không tiếp tục tham gia phiên tòa.
HĐXX tạm dừng hội ý trước khi đưa ra quyết định hoãn phiên tòa đến 13 giờ chiều 10-1
Đại diện viện Kiểm sát cho rằng thẩm quyền hoàn toàn thuộc HĐXX. Chủ tọa phiên tòa quyết định tạm dừng để tiếp tục hội ý về đề nghị mới của luật sư phía bị hại.
9 giờ 58: Chủ tọa phiên tòa - thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang - tuyên bố, sau khi hội ý, HĐXX tiếp tục xử án vì người đại diện cho cháu Trịnh Thị Bích (anh Trịnh Quốc Sinh – anh trai của anh Trịnh Thành Ngọc và anh Đinh Văn Hương – anh trai của chị Đinh Thị Chín là vợ anh Trịnh Thành Ngọc) buổi sáng đã có mặt song vì lý do gì đó đã vắng mặt.

“Tòa đủ căn cứ để tiếp tục phiên tòa.  Trong quá trình xét xử, nếu hai nhân chứng này trở lại, thì có thể tiếp tục quyền của mình”, Chủ tọa phiên tòa nói.
Một người nhà cầm di ảnh cháu Trịnh Thị Thảo lăn ra gào khóc rất lớn
9 giờ 55: Phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện tiếp tục sau 1 giờ 25 phút để HĐXX hội ý về đề nghị hoãn phiên tòa của Luật sư bào chữa cho bị cáo vì nhân chứng quan trọng là cháu Trịnh Thị Bích (con anh Trịnh Thành Ngọc và chị Đinh Thị Chín, chủ tiệm vàng Ngọc Bích) cùng người đại diện cho cháu Bích cũng vắng mặt nên đề nghị hoãn phiên toà vì không đủ thành phần. Đại diện Viện kiểm sát đồng ý với quan điểm của Luật sư.
9 giờ 30: Bên ngoài phiên tòa ngày càng nhốn nháo, người nhà cháu Trịnh Thị Bích liên tục kích động đám đông, ôm di ảnh chạy ngoài phố, gào thét liên tục. Ông Trịnh Văn Tín, ông nội của cháu Bích, cũng "biến mất". Một người nhà cháu Bích cho hay, phải đưa ông Tín về nghỉ vì sợ bị kích động, mệt mỏi.



Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Bá Ngọc - luật sự bào chữa cho Lê Văn Luyện - cũng cho rằng: “Do không có nhân chứng, người đại diện của cháu Bích cũng vắng nên đề nghị hoãn tòa là hợp lý!”.

Bên ngoài trước cổng tòa án rất nhốn nháo khi biết tin có đề nghị hoãn phiên tòa

9 giờ 5: Trong khi HĐXX vẫn đang hội ý thì một diễn biến bất ngờ xảy ra ngoài đường, trước cổng TAND tỉnh Bắc Giang. Một người thân trong gia đình cháu Trịnh Thị Bích, cầm di ảnh của người đã mất liên tục gào thét: "Có người đánh tao! Sao chúng mày làm thế! Mau trả lại cháu cho tao!"

Hàng trăm người dân túa ra bao vây tìm người được cho là đã đánh chị này song không thấy. Lực lượng công an lập tức ra giải tán đang đám đông, 

Phóng viên tìm ông nội của cháu Bích là ông Trịnh Văn Tín song ông Tín cũng đã rời khỏi phòng xử án, ra phía ngoài tự lúc nào. Được biết, sau khi ra ngoài, ông Tín đã yêu cầu cho tất cả người nhà bị hại vào trong phòng xử án và có những hành động quá khích. Không hiểu vì lý do gì, ông Tín hiện thấy đang ngồi trong xe ô tô, đóng kín cửa.
An ninh được tăng cường và thắt chặt trước cổng TAND tỉnh Bắc Giang
8 giờ 55: Trong giây phút hiếm hoi ở chỗ ngồi chờ HĐXX hội ý, bất ngờ Lê Văn Luyện lấy tay che mặt trong một khoảnh khắc. Ngay sau đó, Luyện lấy lại vẻ bình thản thường thấy và có vẻ quen hơn với “không khí” trong tòa, đã nhìn quanh quan sát người thân trong phòng xét xử.

Trong khi đó, ở ngoài phiên tòa, nhiều người dân nhao nhao yêu cầu tòa phải tiếp tục xử. Một số người cho biết, người đại diện cho cháu Trịnh Thị Bích (anh Trịnh Quốc Sinh - anh trai của anh Trịnh Thành Ngọc và anh Đinh Văn Hương - anh trai của chị Đinh Thị Chín là vợ anh Trịnh Thành Ngọc) buổi sáng có đến phiên tòa song không hiểu vì lý do gì đó lại không thấy đâu.
8 giờ 30: Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng do nhân chứng quan trọng là cháu Trịnh Thị Bích (con anh Trịnh Thành Ngọc và chị Đinh Thị Chín, chủ tiệm vàng Ngọc Bích) cùng người đại diện cho cháu Bích cũng vắng mặt nên đề nghị hoãn phiên toà vì không đủ thành phần.
Đại diện Viện kiểm sát đồng ý với quan điểm của Luật sư. HĐXX vào trong phòng hội ý. Phiên toà tạm nghỉ trong ít phút.

8 giờ 15Toà tiếp tục kiểm tra các nhân chứng. Đến thời điểm này, mẹ của Luyện là bà Trương Thị Thơm, cũng không có mặt. Trước đó, có tin cho rằng sau khi Luyện bị bắt vì tội ác quá dã man, bà Thơm đã có dấu hiệu của bệnh thần kinh do quá căng thẳng. 

Hàng trăm người dân đã được vào trong khuôn viên của toà án, nghe ngóng từng động tĩnh của vụ án. Nhiều người liên tục hỏi các chiến sĩ cảnh sát và phóng viên về tình hình bên trong. 
8 giờ 5: Phiên tòa công khai xét xử Lê Văn Luyện và 5 bị can khác là thân nhân trong vụ án thảm sát cướp tiệm vàng Ngọc Bích tại phố Sàn (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã bắt đầu tại TAND tỉnh Bắc Giang.

Lê Văn Luyện (giữa) cùng bố đẻ Lê Văn Miên (trái) và anh họ Trương Thanh Hồng (phải) trước vành móng ngựa

Đến 7 giờ 45 phút, những người tham dự phiên toà đã vào bên trong, tòa kiểm tra đại diện các gia đình, làm công tác an ninh. Các phóng viên báo chí cũng chỉ được đem theo máy ảnh vào trong toà. Để đảm bảo an toàn, tất cả những người tham dự phiên toà không được đem theo túi xách, đồ đạc có thể làm vũ khí vào bên trong.
Từ 6 giờ sáng, hơn 20 chục người thân trong gia đình của chủ tiệm vàng Ngọc Bích, trong vòng khăn tang trắng, tay cầm di ảnh của người đã mất tập trung trước cổng TAND tỉnh Bắc Giang.

Người thân đến phiên tòa với ảnh trọng thương của cháu Bích và di ảnh các nạn nhân
Gia đình cũng phóng to ảnh cháu Trịnh Thị Bích trong tình trạng bị thương nặng. Nhiều người dân, người thân của gia đình giương cao những tấm biển: “Yêu cầu tử hình tên Luyện, “Tên Luyện phải trả giá cho tội ác của mình”, “Đả đảo tội ác của Lê Văn Luyện”…

Ông Trịnh Văn Tín - bố đẻ của anh Trịnh Thành Ngọc chủ tiệm vàng và là ông nội cháu Bích - liên tục lớn tiếng bên ngoài: “Yêu cầu phải tử hình Luyện vì những tội lỗi quá lớn gây ra cho gia đình”, “Một gia đình đang yên ấm, hạnh phúc như thế mà giờ tan nát”

Ảnh cháu Bích với những nhát chém "sát thủ" mà Lê Văn Luyện đã ra tay
Thông tin mới nhất mà Báo Người Lao động có được, đại diện gia đình bị hại yêu cầu Lê Văn Luyện bồi thường hơn 1,6 tỉ đồng.

Người đại diện của gia đình bị hại là anh Trịnh Quốc Sinh - anh trai của anh Trịnh Thành Ngọc và anh Đinh Văn Hương - anh trai của chị Đinh Thị Chín (vợ anh Trịnh Thành Ngọc) được gia đình ủy quyền là đại diện hợp pháp đã yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường 1.683,5 triệu đồng.

Trong đó, chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe cho cháu Bích là 663 triệu đồng. Tiền đền bù tồn thất tinh thần cho cháu Bích là 100 triệu đồng. Chi phí mai táng các nạn nhân là 272 triệu đồng. Tiền cấp dưỡng cho cháu Bích đến đủ 18 tuổi là 648 triệu đồng.


Về khoản bồi thường hơn 1,6 tỷ đồng, anh Sinh cho rằng, đây chỉ mang tính tượng trưng chứ không bao giờ bù đắp được nỗi đau mất mát con người. Cháu Bích bị thương hơn 70% cũng là đã mất cả đời người rồi! 
Cháu Trịnh Thị Bích, nhân chứng đồng thời là bị hại duy nhất còn sống sót trong vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích, vắng mặt tại phiên tòa hôm nay.

Sau khi được phẫu thuật nối tay, bé Bích được gia đình đưa vào Nam sống cùng người bác ruột. Ông nội của cháu Bích cho hay, cho tới thời điểm này, cháu vẫn chưa biết cả nhà mình bị thảm sát.

Theo kết luận điều tra của Công an tỉnh Bắc Giang, trong vụ án này, bị cáo gây án một mình và “hành vi phạm tội của Lê Văn Luyện là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất dã man, tàn bạo chưa từng có từ trước tới nay, dư luận quần chúng nhân dân bức xúc. Mặc dù khi gây án Luyện ở độ tuổi vị thành niên (17 tuổi 10 tháng 6 ngày) song cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.

Lê Văn Luyện bị truy tố về 3 tội: “Giết người” theo Điều 93, “Cướp tài sản” theo Điều 133 và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 Bộ luật hình sự.

Lê Văn Luyện bị truy tố với 3 tội danh
Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang.

Hành vi phạm tội của của Lê Văn Luyện được đánh giá đặc biệt nghiêm trọng, dã man tàn bạo chưa từng có. Luyện đã xuống tay một cách tàn bạo, cướp đi sing mạng của 2 vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích là anh anh Trịnh Thành Ngọc (37 tuổi), chị Đinh Thị Chín (35 tuổi) và  cháu Trịnh Thị Thảo (18 tháng tuổi); chém trọng thương cháu Trịnh Thị Bích (8 tuổi) và cháu Bích may mắn sống sót là ngoài ý muốn của hung thủ.

Đây cũng là một vụ án có tính chất vô cùng nghiêm trọng và lớn nhất từ trước tới nay tại tỉnh Bắc Giang, gây căm phẫn không chỉ đối với thân nhân những người bị hại mà cả người dân.

Do vậy, công tác bảo vệ an ninh cho phiên tòa đã được thắt chặt tối đa với nhiều tình huống đã được lên phương án sẵn. Đại tá Nguyễn Văn Dư - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang - cho biết, lực lượng an ninh được bố trí tăng cường ở khu vực trong và ngoài phiên tòa nhằm đảm bảo an ninh trật tự cho phiên tòa.

Đông đảo người dân đến chứng kiến phiên tòa cùng chia sẻ nỗi đau và sự mất mát quá lớn với gia đình nạn nhân
Thẩm phán Thân Quốc Hùng cho biết, ông không có một áp lực nào khi chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án Lê Văn Luyện. Bởi đây là công việc thường nhật mà bất cứ thẩm phán nào được giao nhiệm vụ cũng có thể làm được.

Theo thẩm phán Hùng, vụ án này cũng như bất cứ vụ án nào thì ông đều nghiên cứu kỹ những tình tiết trong hồ sơ vụ án cũng như quá trình xét xử để đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không làm oan và không bỏ lọt tội phạm.

Luật sư Nguyễn Bá Ngọc - luật sư bảo chữa cho Lê Văn Luyện - cũng cho biết, do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, đặc biệt là hậu quả để lại, gây phẫn uất cho dư luận xã hội, nên dù có nhiều tình tiết giảm tội (như phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi, khai báo thành khẩn…) song quyết định cuối cùng vẫn thuộc về tòa án.

Cùng bị đưa ra xét xử với Lê Văn Luyện còn có 5 bị can khác là thân nhân của Luyện, gồm: gồm: Lê Văn Miên (bố đẻ của Luyện); Trương Thanh Hồng (anh họ của Luyện) và Lê Thị Định (cô của Luyện) bị xét xử với tội danh “Che dấu tội phạm”; Trương Văn Hợp (bố của Trương Thanh Hồng) và Dương Thị Lược (vợ Hợp) bị xét xử với tội danh “Không tố giác tội phạm”.

Báo Người Lao động Online liên tục cập nhật diễn biến phiên tòa.


Dã man, tàn bạo chưa từng có

Theo cáo trạng truy tố Lê Văn Luyện và 5 bị can liên quan, vào rạng sáng 24-8-2011, lợi dụng đêm mưa gió, Lê Văn Luyện đã đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) mang theo dao với mục đích cướp của.

Tại đây, Luyện đã ra tay sát hại dã man vợ chồng chủ tiệm vàng là anh Trịnh Thành Ngọc (37 tuổi), chị Đinh Thị Chín (35 tuổi) và  cháu Trịnh Thị Thảo (18 tháng tuổi); chém đứt bàn tay phải cùng nhiều nhát khác lên người cháu Trịnh Thị Bích (8 tuổi).

Sau khi gây ra vụ thảm sát, Luyện xuống tầng 1 cướp đi một lượng vàng lớn. Số tang vật vụ án sau này được thu giữ bao gồm 231 nhẫn, 67 dây chuyền, 13 vòng tay, 4 kiềng cổ, 5 mặt đá có bọc kim loại màu vàng,… 1 điện thoại Nokia 3110 cũ. Tổng giá trị ước tính khoảng 1,3 tỉ đồng.

Ngoài Lê Văn Luyện bị đưa ra xét xử với 3 tội danh: “giết người", "cướp tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; 5 bị can khác là thân nhân của Luyện, gồm: Lê Văn Miên; Trương Thanh Hồng (anh họ của Luyện) và Lê Thị Định (cô của Luyện) bị xét xử với tội danh “Che dấu tội phạm”; Trương Văn Hợp (bố của Trương Thanh Hồng) và Dương Thị Lược (vợ Hợp) bị xét xử với tội danh “Không tố giác tội phạm”.

Nguyễn Quyết

-



-Vụ thảm án ở Bắc Giang: Bàn giao vàng cho gia đình
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã tiến hành bàn giao toàn bộ số tài sản tang vật vụ án cho đại diện gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích
-Bé Ngọc Bích được xuất viện
-Luật sư: "Lê Văn Luyện có nhiều tình tiết giảm nhẹ"
(NLĐO)-Chiều tối 20-9, sau lần đầu tiên tiếp xúc để bào chữa cho Lê Văn Luyện,luật sư Nguyễn Bá Ngọc cho rằng bị can trong vụ thảm sát kinh hoàng tại tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang này có nhiều tình tiết giảm nhẹ.


ttngbt chỉ đưa đường dẫn, dù sao đọc cũng ghê thật !! Có một điều: Tại sao gia đình che dấu tội ác cho Luyện? báo chí thắc mắc ... ttngbt nhớ lại những bài học trước đây... các mẹ các chị che dấu cho người con Cách Mạng ... Việc làm đó đâu có nhắc gì tới pháp luật ?
-
-Tặng bằng khen cho ca sơ cứu cháu BíchTiền Phong Online
TP - Chiều 13-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho tập thể Khoa Cấp cứu, BV Đa khoa Bắc Giang cùng hai cá nhân gồm ông Nguyễn Quang Đường (Trưởng khoa Ngoại chấn thương) và ông Phạm Tùng Sơn (Phó trưởng ...
Cháu bé nạn nhân vụ cướp tiệm vàng đang bình phục tốtThanh Niên
Cháu Bích đón sinh nhật buồnDân Trí
-Hôm nay, Bích tròn 8 tuổi.-Bé Bích đón sinh nhật nhiều quà nhưng "không vui như ở nhà"...
Tặng Bằng khen cho các y, bác sĩ cấp cứu cháu BíchAn ninh thủ đô


--  Truyền thông hay những con kền kền – những tờ báo đua nhau “rỉa xác thối” từ những vụ án mạng, mà vụ Luyện mới đây là ghê tởm nhất (ĐĐK).
– -“Cháy túi”, Lê Văn Luyện gây án
Ngày Lê Văn Luyện ra trước vành móng ngựa để chịu tội đang đến gần nhưng dư luận vẫn chưa hết rùng mình khi nhiều tình tiết của vụ án được hé lộ




- "Những tên như Luyện coi giết người như giết gà" (VTC News) – Xung quanh vụ án thảm sát ở tiệm vàng Ngọc Bích, tên sát nhân Lê Văn Luyện cùng lúc giết 3 mạng người tuy nhiên theo nhận định của các luật gia, mức án kịch khung mà y có khả năng chỉ là 18 năm tù. Luật sư Nguyễn Bá Ngọc (SN 1965, ...
Lê Văn Luyện đã bỏ nhà đi lang thang trước khi về quê gây ánDân Trí
Hai người dụ Lê Văn Luyện cảm ơn Ban chuyên ánTiền Phong Online
Vụ trọng án tại tiệm vàng Ngọc Bích: Lời kể của người giám hộ...Tin nhanh
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật -VNMedia -VNExpress


-Khó đưa Luyện về dựng lại hiện trường-Vì sao y tá cứu thương cho Luyện bị khởi tố?
-Nghi án anh họ là đồng phạm với Luyện?
-QĐND đã nói thì CA cần nghe-Những vấn đề có thể bàn thêm từ vụ án giết người, cướp tiệm vàng ở Bắc Giang QĐND Online - Lê Văn Luyện bị bắt sau khi được chú (chồng cô ruột của Luyện) đưa về từ Trung Quốc. Tiếp theo đó, ngày 7-9, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phê chuẩn quyết định khởi tố với 5 bị can về các tội "Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm" gồm bố đẻ, cô ruột, bác họ, anh họ của đối tượng Luyện. Do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án nên được dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra vụ án chúng ta thấy một số vấn đề đáng lưu tâm. Báo Quân đội nhân dân Online xin nêu ra để độc giả cùng bàn, suy nghĩ nhằm có những giải pháp tốt hơn trong phòng chống tội phạm vị thành niên và tìm cách giúp người dân có thể tìm sự giúp đỡ của công an trong trường hợp khẩn cấp một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Có những thông tin cho rằng cháu bé còn sống đã bấm điện thoại gọi số 113 nhưng không được do không biết phải gọi như thế nào và cách gọi điện thoại từ điện thoại di động tới số 113 hiện nay không hợp lý. Tuy nhiên, điều này đã được đại diện của các hãng viễn thông trả lời rõ ràng và có kiểm chứng. Tất cả các số điện thoại khẩn cấp như: 113 (Công an), 114 (Cứu hỏa), 115 (Cứu thương) đều được ưu tiên và gọi thẳng trực tiếp từ điện thoại di động mà không cần phải bấm mã vùng, nếu như bấm mã vùng thì cuộc gọi vẫn thực hiện được. Như vậy, những thắc mắc về việc không thực hiện được các cuộc gọi khẩn cấp khi cần thiết là thiếu cơ sở thực tế. Còn việc cháu bé có gọi điện cho số 113 trong lúc nguy cấp hay không thì chưa rõ, muốn kiểm chứng việc này chắc chắn sẽ không khó, chỉ cần lấy chiếc điện thoại kiểm tra cuộc gọi đi gần nhất hoặc nhờ hãng viễn thông có số đăng ký thuê bao tra cứu.
Vấn đề đặt ra ở đây là người dân đã thực sự nghĩ đến việc gọi 113 trong lúc khẩn cấp hay không hay chọn phương án gọi điện thoại cho người thân để nhận được sự giúp đỡ? Có những lý do mà việc này chưa trở thành phản xạ có điều kiện trong dân chúng là do họ vẫn e ngại khi gọi điện thoại đến các cơ quan công quyền và chưa nhận được sự chia sẻ hoặc giúp đỡ, đơn giản nhất từ việc trả lời điện thoại.
Công tác tuyên truyền về các số điện thoại khẩn cấp của cả xã hội hiện nay vẫn chưa thực sự được quan tâm. Bằng chứng là không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đang sống ở Việt Nam lại tương đối biết rõ số điện thoại khẩn cấp 911 là gọi cho cảnh sát Mỹ. Người ta biết vì trong các bộ phim, trên nhiều phương tiện truyền thông, số 911 được nhắc lại nhiều lần và quan trọng hơn công tác xử lý nhanh, hiệu quả trong thông tin được gửi tới người dân làm cho họ cảm thấy yên tâm được giúp đỡ khi có việc khẩn cấp, điều đầu tiên khi gặp bất trắc là gọi cảnh sát. Còn ở Việt Nam số 113 hầu như duy nhất chỉ xuất hiện trên cánh cửa xe ô tô, mũ áo của lực lượng cảnh sát mà không còn thấy xuất hiện ở đâu nữa. Trong các bộ phim truyền hình cũng chỉ đề cập đến vấn đề phá án chứ ít nhắc đến lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh để người dân hiểu và gắn bó hơn với lực lượng này trong những tình huống khẩn cấp.
Ngay sau khi Lê Văn Luyện bị bắt đã có một số luật sư thông tin với báo chí, trích dẫn điều... trong Bộ Luật hình sự về tội phạm vị thành niên và cho rằng, cho dù có phạm tội dã man như vậy hay hơn thế nữa thì Lê Văn Luyện cũng chỉ bị phạt tù cao nhất là 18 năm vì khi phạm tội Luyện vẫn đang trong tuổi vị thành niên. Việc này không sai nhưng nó lại gây nên một ý thức tiêu cực cho trẻ vị thành niên và cho toàn xã hội. Mấy ngày nay trên khắp các trang mạng xã hội tràn ngập những thông tin phản hồi đòi sửa luật hay tìm đủ mọi lý do để có thể tử hình Lê Văn Luyện.
Hiện nay, tội phạm đặc biệt nguy hiểm đang trẻ hóa, gần đây hầu hết những vụ án gây chấn động dư luận đều là những người trẻ tuổi gây nên, càng nguy hiểm hơn nữa khi những trẻ em vị thành niên, tâm sinh lý chưa thực sự phát triển toàn diện, nhận thức không đầy đủ lại được tiếp nhận những thông tin như trên thì điều gì sẽ xảy ra khi những người trẻ tuổi ra đường luôn luôn có sẵn trong người những dụng cụ có thể gây án và biết chắc mình sẽ không phải chịu tội chết khi gây ra những trọng án?
Việc tuyên truyền pháp luật là việc nên làm nhưng không phải cái gì cũng nêu ra, không phải lúc nào cũng có tác dụng tốt mà đôi khi nó còn có tác dụng ngược lại. Khi một thông tin được đưa ra không đúng thời điểm, không đầy đủ nội dung có thể gây cho những người trẻ tuổi có các nhận thức sai lầm hơn.
Pháp luật công minh, bất kỳ ai phạm tội đều phải trả giá và bị trừng trị, chỉ khi nào tòa tuyên án và bản án được thực thi mới là kết quả cuối cùng cho một hành vi phạm tội. Vì vậy, tất cả những thông tin được đưa ra chỉ để tham khảo. Lê Văn Luyện sẽ phải trả giá ra sao cho hành động dã man của mình sẽ được pháp luật trả lời trong thời gian tới. Chúng ta không nên bàn luận, đưa vấn đề ra xa ngoài khuôn khổ pháp luật và quan trọng hơn, xin đừng bàn luận kiểu “câu khách”, “nói cho sướng mồm”…
Việt Cường

-Tất cả chứng cứ khẳng định một mình Lê Văn Luyện gây án

-Vụ thảm sát: "Đến bây giờ, Bích vẫn đòi về ở với bố mẹ"
(GDVN) - Sau khi được CQĐT trả tự do, bà Lê Thị Thơm đã phải bịt kín mặt, nhờ người thân chở đi “trốn”.
Bố mẹ Lê Văn Luyện đổ lỗi cho nhauKể từ khi Lê Văn Luyện, hung thủ giết người, cướp tài sản tại tiệm vàng Ngọc Bích sa lưới, nhưng dư chấn của vụ án vẫn sục sôi trong nhân dân với nỗi căm phẫn tột độ.
-Vụ cướp tiệm vàng: Cháu Bích dè dặt khi tiếp xúc người lạ
"Không có ai giật dây, tham gia cướp tiệm vàng với Luyện"
-Không có bằng chứng về người "giật dây" sát thủ Luyện(Dân Việt) - Theo thượng tá Biên, đến nay cũng không có bằng chứng hay chứng cứ nào để khẳng định ai đó đứng đằng sau để “giật dây” cho Luyện thực hiện phạm tội.
-Đòi Lê Văn Luyện đền mạng để làm gì? 
--- Sẽ rà soát lại hệ tổng đài khẩn cấp sau vụ bé Bích không gọi được 113 (Dân trí). – “Hãy ngăn chặn tội ác từ mầm nhỏ nhất” (Dân trí).- Nên hợp nhất các số khẩn cấp (ĐV).


-Che giấu tội ác của LuyệnDù biết Lê Văn Luyện ra tay giết người, cướp tiệm vàng Ngọc Bích ngay từ đầu song những người thân của Luyện đều cố tình che giấu, không tố giác


-Mẹ Lê Văn Luyện: Xin răn đe giúp cháu nên người

Dường như mẹ của Lê Văn Luyện vẫn chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề khi nói “cháu Luyện còn...dại, xin các cơ quan giáo dục, răn đe giúp cháu... nên người”!
--Khởi tố y tá chăm sóc vết thương cho "sát thủ" Luyện (NLĐO)- Một bất ngờ mới trong vụ thảm sát cướp tiệm vàng ở Bắc Giang khi y tá khâu vết thương ở tay cho Nguyễn Văn Luyện bị khởi tố vì không tố giác tội phạm và mẹ của Luyện đã được trả tự do.
-Mẹ Lê Văn Luyện được thả tự do
(TNO) Sáng nay 7.9, Viện KSND tỉnh Bắc Giang đã ký quyết định khởi tố 5 bị can có liên quan tới vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích tại số 45 phố Sàn, xã Phương Sơn (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) xảy ra vào rạng sáng ngày 24.8.
--Khởi tố thêm 5 bị can liên quan QĐND Online -
Ngày 7-9, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang về các hành vi “Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm” trong vụ án giết người, cướp tài sản ở hiệu vàng Ngọc Bích...
--Cần xác minh Luyện "cướp của giết người" hay "giết người trộm cắp tài sản"Có một chi tiết quan trọng mà Ban chuyên án cần có thời gian để xác minh thêm. Theo đó, tên Luyện gây án theo hành vi cướp của giết người hay giết người trộm cắp tài sản. Bởi yếu tố này liên quan trực tiếp đến quá trình xét xử và không để lọt tội.

-Tiếng khóc xé lòng của cháu bé 8 tuổi vụ thảm sát (GDVN).

 - Nên có số gọi khẩn quốc gia (NLĐ). Vụ bé Bích không gọi được 113: Sẽ rà soát tổng đài khẩn cấp(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trần Đức Lai cho biết thanh tra sẽ tiếp tục kiểm tra, rà soát lại hệ thống kết nối của các nhà mạng đến tổng đài khẩn cấp. Luật Viễn thông đã quy định số điện thoại khẩn cấp là miễn phí và phải luôn ...

Rối vì... số điện thoại khẩn cấpBáo Đất Việt
Tại sao cháu bấm mãi không được?Tuổi Trẻ
Nên có số gọi khẩn quốc giaNgười Lao Động
VNMedia -An ninh thủ đô


-Chủ nhiệm Đoàn luật sư Bắc Giang nhận định về mức án dành cho Luyện
Có thể có 2 luật sư bào chữa cho Lê Văn LuyệnThanh Niên
(TNO) Liên quan tới vụ án Lê Văn Luyện đột nhập cướp tiệp vàng Ngọc Bích tại số 45 phố Sàn, xã Phương Sơn (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) vào rạng sáng 24.8 và giết chết 3 người, sáng 6.9, Thanh Niên Online đã có buổi trao đổi với Chủ nhiệm Đoàn Luật ...


Ai là người giám hộ hợp pháp cho sát thủ Lê Văn Luyện?Dân Trí
Lê Văn Luyện có thể lãnh án hơn 18 năm tùTuổi Trẻ
Đòi Lê Văn Luyện đền mạng để làm gì?Người Lao Động


-Nạn nhân sống sót duy nhất tiệm vàng Ngọc Bích đã hồi phục trên 70% vết thương (Tamnhin.net) - Tối 5/9, Bộ trưởng đã đến thăm và trao Bằng khen của Bộ Y tế và phần thưởng 10 triệu đồng cho kíp phẫu thuật cháu Trịnh Thị Bích và biểu dương tinh thần y đức và hết lòng của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Việt - Đức nói chung và kíp mổ nói riêng.
Đã sáng tỏ nhiều nghi vấn trong vụ giết người cướp tiệm vàng
--Manh mối duy nhất để phá vụ án giết người cướp tiệm vàng-
-Tại hiện trường chỉ có vết chân của Luyện-
-Vụ thảm sát tiệm vàng: Thu giữ hơn 50 cây vàng
-Vietnamese teen accused of murders admits online game addiction
Bác sĩ kể về hành trình cứu sống bàn tay cháu Bích
(Dân trí) - Cháu Trịnh Ngọc Bích, nhân chứng sống duy nhất của vụ thảm sát cướp tiệm vàng tại Bắc Giang, đã được phía cơ quan Công an tỉnh Bắc Giang bàn giao cho gia đình chăm sóc. Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức đã nỗ lực hết mình trong việc cứu ...


Nhân chứng duy nhất vụ cướp tiệm vàng đã ổn địnhNgôi Sao
Cháu Bích đang hồi phục sức khỏe và sắp xuất việnSài gòn Giải Phóng
Nguyên nhân vụ thảm sát tại Bắc Giang24 giờ
cand.com -Zing News -VTC


-Vô lý khi để tội phạm man rợ thoát tội chết (04/9/2011)
-Lê Văn Luyện là hung thủ duy nhất
(TNO) Đây là nhận định của Cơ quan Cảnh sát điều tra căn cứ vào lời khai của đối tượng, kết quả khám nghiệm hiện trường được công bố với báo chí chiều nay, 5.9.
--Mẫu máu ở hiện trường vụ án là của Luyện
QĐMD Online - Mẫu máu duy nhất ngoài mẫu máu của các nạn nhân tại hiện trường, cơ quan chức năng đã đem đi giám định ADN và xác định đây chính là máu của Luyện. Trước đó, khi xảy ra vụ án, Bộ Công an đã yêu cầu phía kỹ thuật hình sự của Bộ đưa máy khám nghiệm tới hiện trường, lấy mẫu máu lạ đi xác định mẫu gen...

 -
--Chưa phát hiện thêm manh mối hung thủ khác
QĐND - Chiều 5-9, Thượng tá Lê Văn Dũng, Phó trưởng phòng PX15, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết: Cơ quan cảnh sát điều tra chưa phát hiện bất kỳ manh mối nào của hung thủ thứ 2 trong vụ án...
--Vụ Lê Văn Luyện: Nhiều người trở nên độc ác?
Có ý kiến cho rằng: Tội ác lớn nhất của Luyện không phải là giết ba người mà chính là khiến cả triệu người trở nên độc ác.
Nhắc đến ba nạn nhân tiệm vàng Ngọc Bích vô tội, đặc biệt là em bé 18 tháng tuổi, kẻ giết người Lê Văn Luyện rơi nước mắt. Không biết đó là nước mắt cá sấu hay vì “thấy quan tài mới nhỏ lệ”.
-Vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang: Tập trung điều tra đồng phạm
pictureLời khai của sát thủ Lê Văn Luyện phù hợp với hiện trường vụ án * Cháu Trịnh Ngọc Bích chưa biết bố, mẹ và em gái đã chết
-“Phát điên” với sát thủ Lê Văn Luyện!
picture(NLĐO)- Vài ngày qua, trên internet đã xuất hiện hàng chục diễn đàn, trang cộng đồng với nội dung tẩy chay, mạt sát và "phát điên" với sát thủ Lê Văn Luyện, nghi phạm chính trong vụ giết người, cướp của tại tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang.

Luyện lên kế hoạch cướp vàng tỉ mỉ và chủ động chọn thời cơThấy trời chuẩn bị nổi một cơn giông lớn, gió giật ào ào, thấy thời cơ đã điểm, hắn đột nhập vào tiệm vàng qua cây cao trước cửa, ém mình cả đêm và ra tay sát hại cả gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích.




--Tiệm vàng bị trộm hàng trăm lượng (NLĐO)– Theo lời khai ban đầu của ông Huỳnh Tấn Trung (SN 1959, chủ tiệm vàng Liêm Minh tại ấp 1, xã Bình Mỹ, Củ Chi), số vàng trong tiệm bị mất khoảng 200 lượng vàng cùng 400 triệu đồng. (lại 1 tiệm khác bị trộm)
-Đưa sát thủ Luyện ra xét xử điểmNLĐO -Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên đang khẩn trương hoàn tất công tác điều tra để đưa ra xét xử điểm nhằm mục đích răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

-Cháu Bích đã trốn kẻ thảm sát tiệm vàng như thế nào?
Tuy bàn tay bị chặt đứt cùng những vết thương trên người đau đớn nhưng cháu Bích lúc đó nhận thức rất rõ sự nguy hiểm đang rình rập cùng sự hiện hữu của tên cướp.

-* Clip: Bắt nghi phạm Lê Văn Luyện
* Bản đồ hành trình trốn chạy của Luyện
-Những ngày truy tìm tên sát nhân ở tiệm vàng  
-Vụ tiệm vàng Ngọc Bích: Vẫn còn nhiều chi tiết đáng ngờ(Dân trí) - Luyện đột nhập vào tiệm vàng từ 2 giờ sáng rồi nằm ém chờ cơ hội tới tận lúc gia chủ trở dậy. Nếu là một tên trộm của thông thường chắc chắn không dám mạo hiểm đến vậy, vì trời sáng là lúc nguy hiểm nhất… Và còn nhiều chi tiết khác đáng ngờ ...


Công an kiểm tra hiện trường vụ thảm sát tiệm vàngVTC
Vụ cướp ở Bắc Giang: Xem xét khởi tố, tạm giam 4 nghi phạm liên quanTuổi Trẻ

- 3 giờ gây án của tên sát nhân ở tiệm vàng Bắc Giang/ 'Tôi là thủ phạm duy nhất
-Em trai Lê Văn Luyện được bảo vệ nghiêm ngặt
Hai nghi can vụ cướp vàng được tại ngoại - (03/09)
-Làm rõ lời khai có nghi can thứ hai cướp vàng - (03/09)
Kẻ thủ ác và số phận 2 cháu bé cand.com
Sau khi bị chém đứt tay, cháu Trịnh Ngọc Bích kêu lên một tiếng thất thanh. Nghe tiếng động của tên cướp và tiếng kêu của cháu Bích, em cháu là Trịnh Phương Thảo, 18 tháng tuổi, đang nằm ngủ giật mình thức giấc, khóc toáng lên. ...


Bất ngờ kiểm tra hiện trường vụ thảm sát tại tiệm vàngXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Kiểm tra hiện trường vụ thảm sát tiệm vàngNgười Lao Động-
Bất ngờ kiểm tra hiện trường vụ thảm sát tại tiệm vàng
- Lê Văn Luyện có đồng phạm hay chỉ là "nhìn nhầm vì sợ hãi"?
Thưởng nóng Ban Chuyên án Công an tỉnh Bắc GiangDân Trí

-- Hung thủ Lê Văn Luyện trốn sang Trung Quốc bằng cách nào? - (02/09)
-
(GDVN) - Cơ quan điều tra cho biết sẽ hoàn tất điều tra vụ án thảm sát trong vòng 1 - 1 tháng rưỡi để đưa ra xét xử.
-Thông tin về vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang: Phạt hành chính hai đối tượng Thanh niên -
Ngày 2.9, Công an H.Văn Lãng, Lạng Sơn cho biết hai người đã giúp hung thủ Lê Văn Luyện (trong vụ án cướp tiệm vàng ở Lục Nam, Bắc Giang) sang Trung Quốc sau đó đưa trở về VN là Lê Văn Nghi và Hoàng Văn Trai đã bị xử phạt hành chính về hành vi xuất cảnh trái phép.
- Vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang: Tình huống pháp lý đặc biệt (TN).
- Nhân chứng vụ thảm sát tiệm vàng có thể đã nhìn nhầm?Zing News

Vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích: Làm rõ lời khai có nghi can thứ haiTuổi Trẻ


-Bàn tay cháu Bích đã cử động được
Các bác sĩ cho biết, mặc dù bàn tay của cháu Bích đã cử động được nhưng vẫn phải bó bột để phần xương nối của cháu hồi phục tốt hơn. Dự kiến khoảng 5-6 tháng sau, bàn tay cháu có thể trở lại bình thường nhưng khả năng hoạt động chỉ bằng khoảng 80% so với bàn tay bình thường.
-Vụ cướp thảm sát tiệm vàng: Có nghi can thứ hai?
Theo Công an tỉnh Bắc Giang, sau khi bị bắt, Luyện khai một mình thực hiện vụ án. Tuy nhiên, trước đó cháu Bích, nạn nhân sống sót trong vụ thảm án, cho biết có 2 thanh niên không nhìn rõ mặt là thủ phạm...
-Sát thủ Luyện có đồng phạm hay không?
picture(NLĐO)- Đại tá Phạm Văn Minh, Giám đốc CA tỉnh Bắc Giang, cho biết sẽ tiến hành dựng lại hiện trường, đối chiếu lời khai và củng cố các chứng cứ để khẳng định sát thủ Lê Văn Luyện hành động một mình hay có đồng phạm.
-Dân Bắc Giang… "chán" nói về vụ thảm sát tiệm vàng
Dân Việt - “Lại hỏi chuyện đăng báo chứ gì? Có phải niềm tự hào gì đâu mà nói nhiều...", người đàn ông gần nhà tên sát nhân ngao ngán nói rồi quay đi khi thoáng nghe nhắc tới vụ án chấn động suốt thời gian này.
-Xử sát nhân Lê Văn Luyện thế nào cho đúng tội?
Dân Việt - Thông tin kẻ sát nhân vụ cướp tiệm vàng chấn động Bắc Giang chưa đủ 18 tuổi nên không thể xử ở mức án cao nhất khiến dư luận phẫn nộ. Dân Việt xin đăng tải các ý kiến của luật sư, nhà giáo xung quanh vấn đề này.

-Công bố lời khai ban đầu của Lê Văn Luyện Tuổi Trẻ
TT - Ngày 1-9, Công an tỉnh Bắc Giang công bố thông tin về những lời khai ban đầu của nghi can Lê Văn Luyện trong vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, huyện Lục Nam). Ngay sau khi bắt giữ Lê Văn Luyện tại đường biên ...


Hành trình của nghi phạm cướp tiệm vàng ở Bắc GiangThanh Niên
Hung thủ bị bắt, dân phố Sàn... “thở phào”Dân Trí
“Sát thủ” Lê Văn Luyện sa lướiĐài Truyền Hình Việt Nam

Lúc vật lộn, chủ tiệm vàng đã đâm vào đùi Luyện (02/09)
Tình tiết lần đầu hé lộ vụ bắt sát thủ tiệm vàng (02/09)
--Tình tiết lần đầu hé lộ vụ bắt sát thủ tiệm vàng
Cơ quan điều tra đã gọi hỏi gần 10 người tại Từ Liêm, Hà Nội trong đêm 29.8 để làm rõ các mối quan hệ, truy tìm dấu vết của Lê Văn Luyện.
Dân Việt - Ba mạng người và cả một gia đình tan nát chỉ sau một đêm mưa gió... Dư luận phẫn nộ vì hành động lạnh lùng, mất nhân tính của kẻ sát nhân,... và điều đọng lại là bài học đắt giá cho những chủ tiệm vàng.
-Bài thơ thắt lòng của người cha chủ tiệm vàng xấu số
Những vần thơ diễn tả nỗi đau tột cùng đang diễn ra trong ngôi nhà của chủ tiệm vàng xấu số.
-Mức án nào cho 7 người thân che giấu Luyện?
-Người cha già của ông chủ tiệm vàng và bữa cơm đẫm nước mắt
-Những nghi vấn quanh lời khai của Luyện
Camera bị phá hủy, 3 người chết ở 3 nơi, hiện trường chỉ vương ít máu và tóc của hung thủ. Với căn nhà khép kín có hệ thống cửa cuốn, cửa kính thủy lực, liệu sát thủ có gây án một mình?
Dân Việt - Vụ án giết người, cướp vàng man rợ tại Bắc Giang đã gây chấn động dư luận. Dân Việt điểm lại quá trình vụ việc, kể từ ngày 24.8 cho đến khi tóm gọn tên sát nhân máu lạnh Lê Văn Luyện.
(TNO) Sáng nay 1.9, hàng chục cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Nam đã phối hợp với chính quyền xã Thanh Lâm truy tìm các hung khí gây án mà nghi phạm Lê Văn Luyện đã bỏ lại trong quá trình trốn chạy.


-

Thông tin bắt được Lê Văn Luyện, thủ phạm gây ra vụ thảm sát gần hết một gia đình tại tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang), đã làm nức lòng hàng triệu người đang ngày đêm đón đợi giờ phút thủ phạm bị lôi ra ánh sáng. Trong hàng trăm phản hồi của người đọc về những thông tin cập nhật trên báo có không ít ý kiến bàn tới những cách thức trừng trị sao cho tên cướp sát nhân kia đau đớn nhất, chứng tỏ sự căm phẫn của người dân với tội ác đã vượt lằn ranh thông thường.


Nhưng khi lòng hận thù nguôi ngoai, những khối óc tỉnh táo không thể không nhìn nhận về một hiện tượng xã hội bắt đầu bộc phát: tội ác ghê rợn từ những tội phạm không chuyên nghiệp!

Bởi ngay buổi sáng hôm 30-8 cũng lại xảy ra một vụ án thương tâm không kém: Nguyễn Văn Quân, một kẻ làm thuê đã quay trở lại nhà chủ ở Bình Dương để trộm cắp, nhưng khi bị phát giác lại ra tay giết chết cô chủ và đứa nhỏ hai tuổi với cách thức hết sức tàn bạo. Giống như vụ cướp ở tiệm vàng Bắc Giang, kẻ giết người nghiệp dư này vẫn bình tĩnh cởi bỏ chiếc áo dính máu lại hiện trường, đi rửa tay chân cho hết dấu vết rồi vào phòng ngủ lục lọi tủ để lấy tài sản. Trong lúc đó y mới bị phát giác và bị bắt.

Hai vụ việc xảy ra ở hai miền khác nhau, nhưng lại giống nhau ở chỗ xảy ra cùng thời điểm, thủ phạm cùng không phải là tội phạm chuyên nghiệp, và đều ít nhiều quen biết gia đình nạn nhân. Có thể có những quan điểm khác, song những điểm chung nói trên xảy ra trong bối cảnh đời sống xã hội đang xáo trộn bởi giá cả tăng cao, tệ nạn xã hội hoành hành, lao động nông thôn mất nghề, mất ruộng phải phiêu bạt xứ người kiếm sống, đòi hỏi các chuyên gia tâm lý, các nhà nghiên cứu tội phạm phải thực sự vào cuộc.

Công việc sắp tới của cơ quan điều tra là thu thập đủ chứng cứ để đưa những kẻ thủ ác này ra tòa nhận hình phạt, song ngay từ bây giờ các cơ quan chức năng phải đặt ra yêu cầu khảo sát, nghiên cứu về đề tài đang nóng này. Trong đó mối liên hệ giữa các nguyên nhân khách quan, chủ quan với môi trường xã hội ra sao cần được làm rõ để có khuyến nghị, đề xuất kịp thời, bởi mỗi khi kinh tế chao đảo có hàng trăm người giàu lên nhưng lại có hàng chục vạn người nghèo đi…Không thể xem những tội ác bộc phát như thế là hiện tượng đơn lẻ!
-Lời khai ghê rợn của Luyện
Với các dòng chữ xiêu vẹo, hầu như không ngắt câu, liên tục sai chính tả, Lê Văn Luyện đã tường trình lại hành vi gây án.


-Lời khai của Lê Văn Luyện tại Na Hình
--Bắt Lê Văn Luyện gần biên giới Việt - Trung

--Xác thực Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi khi gây án
-Chùm ảnh bắt giữ Lê Văn Luyện

-Sát nhân Luyện là con nợ quen mặt của tiệm vàng Ngọc Bích
Dân Việt - Nguồn tin riêng của Dân Việt cho biết, Luyện từng là con nợ quen mặt của tiệm vàng Ngọc Bích. Đến cầm đồ nhiều lần, đã quá quen, nên khi ra tay Luyện không cần phải sơ đồ...
Họ hàng sát thủ tiệm vàng nơi quê nhà nói gì?
“Nhà tôi chưa bao giờ có chuyện như thế này, người dân rất hiền, chẳng bao giờ đánh nhau. Sự việc xảy ra, làm cả làng thẫn thờ, không ai tin vào mắt mình nữa”, mẹ nghi can Hồng- người đưa Luyện vào trạm y tế, thở dài.
Dân Việt - Sau khi trốn sang Trung Quốc, phát hiện nhiều ảnh truy nã mình, cũng như do không biết tiếng Trung, nên tên Luyện đã tìm cách mò trở về Việt Nam và đã bị cơ quan chức năng tóm gọn.
-Bắt được nghi phạm cướp tiệm vàng ở Bắc Giang
Lê Văn Luyện (trái): Ảnh cơ quan điều tra cung cấp, và Trương Thanh Hồng (người đưa Luyện ra bến xe bỏ trốn) - Ảnh: Thái Sơn
(TNO) Chiều nay 31.8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt được Lê Văn Luyện (SN 1993), trú thôn Sơn Đình 2, xã Thanh Lâm, Lục Nam, Bắc Giang, nghi phạm gây ra vụ thảm sát kinh hoàng tại tiệm vàng Ngọc Bích (H.Lục Nam).
Luyện bị bắt tại huyện Văn Lãng, Lạng Sơn trong khi đang trên đường trốn chạy.
Địa điểm Luyện bị bắt cách nơi gây án, tiệm vàng Ngọc Bích (H.Lục Nam, Bắc Giang), khoảng 160km.
Theo thông tin ban đầu, vụ bắt giữ này được thực hiện qua sự phối hợp của công an và bộ đội đồn biên phòng Na Hình, huyện Văn Lãng.
Trong chiều nay, nghi phạm Lê Văn Luyện đã được di lý về Bắc Giang để phục vụ công tác điều tra.
Theo cơ quan công an, Luyện lên Văn Lãng từ ngày 25.8. Tại đây Luyện có một người họ hàng. Trong thời gian ẩn náu ở khu vực này y đã bán chiếc điện thoại di động của mình cho một tiệm cầm đồ tại đây.
Cũng tại đây cơ quan CSĐT đã mất dấu của Luyện.
 

Tiệm vàng Ngọc Bích - Ảnh T.S
Theo thông tin điều tra ban đầu, sáng 24.8, lợi dụng trời mưa gió, hung thủ đã đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích, ra tay chém chết ba người là vợ chồng chủ tiệm cùng một đứa con nhỏ của chủ tiệm, đồng thời chém trọng thương một em bé khác (cũng là con của chủ tiệm).
Theo kết quả khám nghiệm của Công an H.Lục Nam, anh Trịnh Văn Ngọc (chủ tiệm vàng) bị chém gần chục nhát vào gáy, vai và mặt; cháu Thảo (con anh Ngọc) bị một vết cứa ở cổ. Chị Đinh Thị Chín (vợ anh Ngọc) bị một nhát dao đâm vào vùng bụng cùng nhiều vết cứa ở vùng cổ.
Riêng cháu Bích (con anh Ngọc) bị chém đứt bàn tay phải và chém gây thương tích nhẹ ở mặt nhưng do kịp trốn vào gầm tủ nên thoát chết. Từ các dấu vết tại hiện trường cho thấy, các nạn nhân đã phát hiện ra hung thủ và bị truy sát để diệt khẩu.
Vụ án đã làm chấn động tỉnh Bắc Giang và cả nước do tính chất dã man khi ra tay của hung thủ. Bộ Công an, Công an tỉnh Bắc Giang đã cử hàng trăm cán bộ vào cuộc điều tra.
Qua rà soát các hiện tượng bất thường trên địa bàn ở thời điểm sau khi xảy ra vụ án, lực lượng công an phát hiện Lê Văn Luyện đến điều trị các vết thương ở tay tại trạm y tế xã Thanh Lâm

Biên bản của trạm y tế xã Thanh Lâm ghi lại sự việc khâu vết thương cho Luyện sáng ngày xảy ra vụ án - Ảnh: Thái Sơn
Từ đây nghi phạm chính đã được xác định và trong ngày hôm qua, 30.8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã ra lệnh khởi tố bị can đối với Lê Văn Luyện về hai hành vi "giết người" và "cướp tài sản", đồng thời ra lệnh truy nã đặc biệt nghi phạm.
Ngoài ra, cơ quan công an đã bắt giữ bố và mẹ đẻ của Luyện là Lê Văn Miên (SN 1969), Trương Thị Thơm (SN 1973) để làm rõ về hành vi “che giấu tội phạm” và không tố giác tội phạm.
Hai đối tượng khác cũng bị bắt giữ để điều tra về hành vi nêu trên gồm Trương Thanh Hồng (SN 1992, anh họ Luyện) và Trương Văn Hợp (SN 1964, bố đẻ của Hồng).
Trước đó, ngày 29.8, cơ quan công an thực hiện khám xét khẩn cấp tại nhà Luyện và thu giữ được nhiều tang vật, bằng chứng quan trọng. Một trong số đó là gói vàng được chôn giấu dưới đất, bao gồm 4 chiếc vòng cổ, 13 vòng đeo tay, 199 nhẫn vàng, 59 dây chuyền, 5 mặt đá dây chuyền. Tại đây còn có một con dao dính máu và một số đồ dùng được xác định có liên quan đến vụ án.

Tang vật được công an thu giữ - Ảnh: CTV
Thái Sơn
-
Nghi phạm thảm sát tiệm vàng để lại thư 'thú nhận' tội ác
(ĐVO) Một số thông tin nói đối tượng giết người cướp tiệm vàng đã bị bắt vào 2 giờ sáng nay, tuy nhiên, Ban chuyên án phủ nhận.
Bắt nghi phạm cướp tiệm vàng tại Mỹ Đình, HN*
Cận cảnh hiện trường truy bắt nghi phạm cướp giết tiệm vàng
Cả xã bàng hoàng vì nghi phạm thảm sát tiệm vàng
11 giờ nối cánh tay bé gái bị toán cướp chặt đứt

Thiếu Tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Bộ Công an, Phó trưởng ban chuyên án khẳng định, tin bắt sát thủ Luyện tại Hà Nội là sai, hiện hơn 10 mũi trinh sát vẫn đang miệt mài truy tìm dấu vết các sát thủ. Cơ quan điều tra đang xem xét chuẩn bị phát lệnh truy nã các nghi phạm gây ra vụ án thảm sát tại Bắc Giang.



Chân dung hung thủ Lê Văn Luyện. Ảnh: Công an nhân dân

“Tôi vừa được anh em báo cáo là báo chí đã đăng thông tin bắt được Luyện. Tôi đã điện thoại ngay cho anh Chung (Đại tá Nguyễn Đức Chung – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) hỏi, tại sao các anh bắt được Luyện rồi mà không báo cáo Bộ. Anh Chung kiểm tra và khẳng định là không có chuyện đó”, Thiếu tướng Tuyến cho biết. An ninh thủ đô cũng đăng tải ý kiến của Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến phủ nhận thông tin bắt được thủ phạm của vụ thảm sát tại tiệm vàng ở Bắc Giang.

Trước đó, Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến sáng 29/8, cơ quan Công an đã xác định được đối tượng gây ra vụ thảm án tại tiệm vàng Ngọc Bích là Lê Văn Luyện, 18 tuổi, trú tại xã Thanh Lâm (Lục Nam, Bắc Giang), một xã cách hiện trường gây án chỉ hơn 2 km.

Trong quá trình gây án, Luyện cũng bị thương vào 2 bàn tay. Sau khi gây án, chúng đã đưa nhau vào băng bó vết thương tại trạm xá xã. Hiện cơ quan Công an bắt giữ được đối tượng chở Luyện đi băng bó vết thương

Ngay trong buổi sáng và buổi trưa ngày 29/8, bố mẹ và em trai của đối tượng Luyện đã được đưa về Công an huyện Lục Nam để xét hỏi, bởi cả 3 đều biết về một số thông tin liên quan đến hành vi phạm tội của Luyện. Mẹ của Luyện thì đã giặt bộ quần áo dính máu mà hắn đã mặc hôm gây án. Bố hắn thì giấu vàng cho con.

Theo Công an nhân dân, khi ra đi, Luyện có để lại một bức thư. Những dòng chữ nguệch ngoạc đã thể hiện rõ chính Luyện là kẻ vừa gây tội ác: "Bố mẹ ơi, con bất hiếu xin lỗi. Con không muốn 2 em con phải khổ đâu. Từ giờ bố mẹ coi như đã không đẻ ra đứa con bất hiếu này. Tạm biệt bố mẹ. Hai em à, hai em nhớ học hành cho tốt, đừng bất hiếu như anh".
Đến cuối chiều qua, khi bị gọi hỏi ông Lê Văn Miên (bố Luyện) thú nhận rằng, đã biết con gây tội ác và ngày 25/8, biết Luyện trốn trên nhà cô nó ở Lạng Sơn, ông Miên đã lên tận nơi hỏi con nhưng Luyện đã tìm đường lẩn trốn.




Cơ quan điều tra đang giám định số vàng thu được tại nhà đối tượng Luyện. Ảnh: Công an nhân dân

Cũng trong sáng 29/8, Trương Thanh Hồng, 19 tuổi, trú cùng xã và là anh con bác họ của Luyện đã bị cơ quan công an bắt về hành vi che giấu tội phạm. Theo lời Hồng khai, 8h ngày 24/8, anh ta nhận được điện thoại của Luyện bảo: "Anh ra chở em, em đau lắm" và hẹn địa điểm đón tại khu vực gần trường học ở phố Sàn. Khi Hồng đến, thấy hai tay Luyện bị thương đỏ máu, Luyện phải dùng giấy vệ sinh rịt tạm vào vết thương nên đã đưa vào trạm xá  băng bó vết thương. Sau đó, Hồng chở Luyện về nhà tắm giặt, thay quần áo, rồi chở ra khu vực thị trấn Vôi chờ bắt xe khách bỏ trốn. Trước khi đi, Luyện có đưa cho Hồng 2 dây chuyền vàng (trị giá khoảng 15 triệu đồng), tờ giấy biên nhận việc anh ta đã cầm đồ xe máy của bố và dặn Hồng mang vàng đi bán, chuộc hộ xe máy ra và đưa cho em trai Luyện tên là Long 1 triệu đồng. Thế nhưng, do sợ, Hồng đã đưa cả 2 dây chuyền vàng nói trên về cho bố Luyện.
Hải An (tổng hợp)

Tổng số lượt xem trang