Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Dự án nhiệt điện của Tập đoàn Tân Tạo ở Kiên Giang: “Đại công trường” thành “đại công nợ”

- ÔNG KIM QUỐC HOA (TỔNG BIÊN TẬP BÁO NGƯỜI CAO TUỔI) – ĐỘNG CƠ CHỐNG TIÊU CỰC HAY PHÁ HOẠI? (NCT).

Nội dung của bài báo xuyên tạc, phản ánh sai sự thật, xin nêu cụ thể như sau:
          Dự án nhiệt điện Kiên Lương, đã có một số nhà đầu tư trong nước và nước ngoài (trong đó có Tập đoàn ENSHAM – Úc) nhưng qua một thời gian khảo sát họ đều bỏ cuộc. Tại Công văn số: 6593/BCT-NL ngày 30/7/2008 của Bộ Công thương đã khẳng định điều đó: “Ủy Ban nhân dân tỉnh cũng đã có văn bản giới thiệu, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương cho phép các nhà đầu tư nêu trên (trong đó có ENSHAM) tham gia đầu tư; tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu các nhà đầu tư đã tự rút lui”. Như vậy, không ai đầu tư, Tập đoàn Tân Tạo đứng ra đầu tư, đặt gánh nặng vì sự phát triển kinh tế của đất nước lên vai mình – không được khen, sao lại chê?
          Việc xây dựng cảng nước sâu tại quần đảo Nam Du (Kiên Hải – Kiên Giang); Báo Người cao tuổi nêu là nhiều ý kiến phản ứng, cho rằng không hợp lý. Ông Kim Quốc Hoa không thể nói mò và lập lờ như vậy. Tại Quyết định số: 2190/QĐ-TTG ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; đã quy định rõ: Sẽ có ít nhất 3 cảng trung chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam, trong đó có cảng Nam Du với quy mô tàu từ 100.000 DWT đến 200.000 DWT. Như vậy, việc Tập đoàn Tân Tạo triển khai cảng Nam Du để vận chuyển than cho nhà máy điện Kiên Lương là yêu cầu bắt buộc theo quy hoạch của Nhà nước.
          Bài báo lại đăng theo “dư luận” về đấu giá bức ảnh giá 1 triệu USD của ông Trần Lam – đây là nội dung hoàn toàn vu khống, xuyên tạc, làm ảnh hưởng uy danh của lão thành cách mạng. Sự thật là: Bức ảnh do ông Trần Lam chụp lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tiêu đề: “Mặt trời trong lăng sáng tỏa”, có chữ ký của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (khi đương nhiệm). Bức ảnh đã được ông Trần Lam tặng Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang; cuối năm 2008, Hội bán đấu giá bức tranh để lấy tiền cứu chữa bệnh cho người nghèo. Bà Yến đã mua bức tranh với giá 1 triệu USD; nhờ vậy, góp phần giúp khoảng 500 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh ở Đồng bằng sông Cửu Long được chữa bệnh. Như vậy, ông Trần Lam không có bất kỳ một quyền lợi vật chất nào trong việc đấu giá và mua bức tranh này.
          Bài báo nêu: “Phóng viên Báo Người cao tuổi đã đích thân thị sát dự án nhiệt điện Kiên Lương của Tập đoàn Tân Tạo tại Kiên Lương vào trung tuần tháng 8/2011”. Trên bài báo đăng 2 bức ảnh, cố tình bóp méo sự thật, xuyên tạc, nguy hiểm và ảnh hưởng đến mức độ nào cho Tập đoàn Tân Tạo? Chúng tôi xin đăng các bức ảnh phản ánh sự thật về dự án nhiệt điện Kiên Lương của Tập đoàn Tân Tạo (ảnh chụp ngày 18/8/2011); bạn đọc có điều kiện về Kiên Lương để kiểm nghiệm thực tế; xem sự dối trá của ông Kim Quốc Hoa đến mức độ nào.
- Các bức ảnh về khu vực làm việc của Tập đoàn Tân Tạo tại các dự án nhiệt điện Kiên Lương.
- Các bức ảnh trên đất đã san lấp biển để xây dựng nhà máy nhiệt điện Kiên Lương (trên đất đã san lấp, có vườn hoa và sân bay trực thăng).





 --------------


 Dự án nhiệt điện của Tập đoàn Tân Tạo ở Kiên Giang: “Đại công trường” thành “đại công nợ”
Dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương (NĐKL) được Chính phủ phê duyệt vào tháng 1-2008, với tổng vốn đầu tư 6,7 tỉ USD. "Siêu dự án" này được giao cho Tập đoàn Tân Tạo (ITA), một doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư (Chủ tịch Tập đoàn là bà Đặng Thị Hoàng Yến).


Dự kiến NĐKL khởi công vào cuối năm 2009, năm 2013 sẽ đi vào hoạt động. Thế nhưng, dự án “khổng lồ” này vẫn chưa thể khởi công, trong khi nợ nần chồng chất, nhiều nhà thầu thưa kiện. "Đại công trường" giờ đây hoang vắng, trở thành "đại công nợ"...
Ai đưa Tân Tạo về Kiên Giang?
Theo điều tra của Báo Người cao tuổi, trước khi ITA được giao làm chủ đầu tư Dự án NĐKL vào cuối năm 2005, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cùng bộ, ngành chức năng đã đi nghiên cứu, khảo sát ở nước ngoài về công nghệ và nhiên liệu. Một Việt kiều từng làm tư vấn cho Tập đoàn ENSHAM (Úc) cho hay rằng: Thời điểm đó các bên liên quan đã tiến hành khảo sát về công nghệ nhà máy nhiệt điện tại Nhật Bản và nhiên liệu than tại Úc. Cảng nước sâu để tập kết than cũng đã được khảo sát, tính toán khoa học, hợp lí. Sau khi đàm phán với Tư vấn điện lực III, một dự án tiền khả thi đã được xây dựng. Ngày 18-7-2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điện lực quốc gia (Tổng sơ đồ 6) giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025, trong đó có NĐKL. Theo tư vấn của Tập đoàn ENSHAM, một tổ hợp các công ty của Nhật Bản chuyên về nhiệt điện sẽ đầu tư vào NĐKL. Khi mọi việc đang được triển khai suôn sẻ, đúng quy trình, thủ tục thì tất cả đều phải ngưng lại vì Dự án NĐKL được giao cho ITA vào đầu năm 2008.

Khi Dự án NĐKL về tay ITA nhiều người đã đặt vấn đề hoài nghi về khả năng tài chính, về năng lực, nhân lực cũng như kinh nghiệm "chưa có gì về điện" của Tập đoàn này. Ngay cả việc xây dựng cảng nước sâu tại quần đảo Nan Du (Kiên Hải, Kiên Giang) làm cảng trung chuyển than cũng đã có ý kiến phản ứng, cho rằng không hợp lí. Phía tư vấn Tập đoàn ENSHAM trước đó đã nghiên cứu giải pháp sử dụng luồng tuyến của Cty xi-măng Holcim, theo đó nạo vét sâu thêm, giai đoạn I bảo đảm cho tàu 6 vạn tấn, giai đoạn II là 12 vạn tấn. Nghĩa là nguồn nhiên liệu than phải vào thẳng nhà máy chứ không cần qua cảng trung chuyển tốn kém thời gian, tiền bạc.

"Phòng kỹ thuật PLAZA" tại dự án 6,7 tỉ USD.
Dư luận còn bàn tán quanh việc bà Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo Đặng Thị Hoàng Yến mua bức ảnh trị giá một triệu USD của ông Trần Lam, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang. Mục đích mua bức ảnh là để làm từ thiện. Nhưng vì sao không mua của người khác mà lại mua của ông Trần Lam? Phải chăng bà Đặng Thị Hoàng Yến muốn trả ơn ông Trần Lam vì đã có công đưa bà Yến tới dự án NĐKL? Trong một số bức ảnh về khởi công dự án đảo Hải Âu (đã bị thu hồi) ở Kiên Giang, hay lễ kí kết dự án NĐKL tại Hà Nội đều thấy có sự xuất hiện của ông Trần Lam. Kể cả khi họp với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang bàn việc tháo gỡ khó khăn cho NĐKL người ta cũng thấy ông Trần Lam tháp tùng cùng đại diện của Tập đoàn Tân Tạo.
“Đại công trường” hoang vắng
Phóng viên Báo Người cao tuổi đã đích thân thị sát dự án NĐKL của Tập đoàn Tân Tạo tại Kiên Lương vào trung tuần tháng 8-2011. Và thật bất ngờ, một dự án 6,7 tỉ USD được ITA quảng bá, khuếch trương rầm rộ nhưng vắng bóng tàu xe. Tại khu vực xây dựng Khu nhà nghỉ cao cấp Kiên Lương PLAZA con đường vào cổng sình lầy, cỏ mọc hoang tàn. Một vài công nhân thấy chúng tôi chụp hình thì bỏ đi, chắc họ sợ phỏng vấn. Tại phòng làm việc có dòng chữ "Phòng kỹ thuật PLAZA" thấy đồ đạc để lộn xộn, trên lợp tranh, tường che bằng tôn, nền đất, đá lởm chởm, gọi mãi chẳng thấy ai trả lời. Cách đó vài trăm thước là ngôi nhà lá xiêu vẹo nằm cạnh một bảng quảng cáo quy hoạch khu dân cư hoành tráng. Thê thảm hơn, tại khu vực dự kiến sẽ xây dựng nhà máy NĐKL, cổng chính vào đất đá lầy lội, không thấy bảo vệ canh gác. Tấm bảng quảng bá dự án 6,7 tỉ USD bị gió xé rách nát còn trơ lại tấm tôn trắng xóa. Khu vực làm hồ chứa nước bị đào bới nham nhở. Cảnh quan môi trường bị phá vỡ nghiêm trọng. Một diện tích lớn rừng phòng hộ ven biển cũng bị chặt phá tan hoang nhường chỗ cho công trình nhiệt điện. Ông Ngô Gia Tân, Cty Gia Long nói: "Các nhà thầu bỏ chạy hết rồi, làm gì có ai đứng ra thanh toán tiền đâu. Mấy ông bảo vệ cũng bỏ đi làm nơi khác. Hiện chủ đầu tư đang nợ cả chục nhà thầu thi công nạo vét, đóng cọc vây, san lấp…, tổng số tiền không biết bao nhiêu tỉ đồng. Tôi sợ Tân Tạo luôn rồi". Trong khi đó nhiều nhà thầu tuyên bố nếu Tân Tạo không trả tiền san lấp, nạo vét thì sẽ không giao mặt bằng để thi công công trình điện.

Công trường bị đào bới nham nhở, dở dang, môi trường bị tàn phá
 nghiêm trọng.
Theo quảng bá của Tân Tạo: Trung tâm NĐKL được xây dựng trên diện tích 555,9 ha, trong đó diện tích khu vực nhà máy chính là 203,5ha; diện tích mặt nước cảng biển 300,6ha và diện tích bãi thải xỉ 51,8ha. Cảng biển xây dựng tại quần đảo Nam Du để trung chuyển than cung cấp cho nhà máy với lượng than tiêu thụ mỗi năm 10-11 triệu tấn. Giai đoạn 1 sẽ vận hành vào năm 2013-2014, giai đoạn 2 vận hành vào năm 2015-2016 và giai đoạn cuối vận hành năm 2017-2018. Tuy nhiên, Tân Tạo vẫn chưa thể khởi công được Dự án NĐKL vì nhiều lí do, trong đó tài chính là vấn đề then chốt. Nội dung quảng bá này đang là "cú sốc" của nhân dân Kiên Giang.
Một cán bộ lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Nếu tình trạng nói trên kéo dài tỉnh sẽ tham mưu cho Chính phủ thu hồi dự án NĐKL của Tập đoàn Tân Tạo
Hồng Lĩnh- Quang Sơn
-Nguồn: Dự án nhiệt điện của Tập đoàn Tân Tạo ở Kiên Giang: “Đại công trường” thành “đại công nợ”
Dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương (NĐKL) được Chính phủ phê duyệt vào tháng 1-2008, với tổng vốn đầu tư 6,.

Tổng số lượt xem trang