Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Hãy xem lại tư cách đại biểu nhân dân

 TP - Trao đổi với Tiền Phong, nhiều nhân sĩ, trí thức tỏ ra bức xúc và đề nghị xem xét lại tư cách ĐBQH của bà Đỗ Thị Thu Hằng – Tổng GĐ TCty Sonadezi Long Thành, tư cách ĐBHĐND của ông Thái Tuấn Chí – Tổng GĐ Cty CP tập đoàn Thái Tuấn.
Ông Nguyễn Văn Hải - người dân chài cuối cùng còn kiếm sống trên rạch Bà Chèo do Sonadezi xả thải gây ô nhiễm 	Ảnh: Đức Minh
Ông Nguyễn Văn Hải - người dân chài cuối cùng còn kiếm sống trên rạch Bà Chèo do Sonadezi xả thải gây ô nhiễm Ảnh: Đức Minh.
Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKHCN&MT của QH Nguyễn Đăng Vang: Dù là ai cũng phải xử theo luật
Dù họ là ai cũng phải thực hiện đúng theo qui định của luật pháp, dù chủ DN đó là ĐBQH, là DN trong hay ngoài nước nếu vi phạm đều phải được xử lý nghiêm minh. Nước ta hiện có tới 10 nghìn DN nước ngoài, trên 600 nghìn DN trong nước. Số DN có khai báo đóng thuế là gần 300 nghìn. Nhưng DN nào cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Khi lập dự án đầu tư, lập Cty các DN đều có Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đây là điều kiện luật định để cho anh được lập Cty, thực hiện các dự án đầu tư. Anh đã báo cáo và viết ra cam kết như thế rồi thì phải thực hiện đúng. Nếu chưa thực hiện hay làm sai là vi phạm qui định pháp luật, phải bị xử lý bất kể đó là Cty nào.
Nhà báo Hữu Thọ: Thiếu sức răn đe
Những vụ việc như thế này tôi nghĩ chúng ta phải xử lý hết sức nghiêm túc vì đây không chỉ là vấn đề môi trường sống đơn thuần mà còn liên quan chuyện ổn định chính trị - xã hội. Nhà nước phải hết sức để ý vì cuối cùng người nông dân, người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và chịu hậu quả nặng nề nhất.
Ngoài ra, lãnh đạo các doanh nghiệp vi phạm gần đây còn là Đại biểu Quốc hội, chính họ càng phải ý thức tôn trọng sự tín nhiệm của cử tri đối với mình trong việc tôn trọng luật pháp, tôn trọng đời sống của nhân dân chứ không phải lấy vị trí đó của mình để át đi những việc làm sai của chính doanh nghiệp mình đến đời sống cộng đồng.
Luật pháp chúng ta đã có, các cơ quan nhà nước phải xử nghiêm theo pháp luật. Tuy nhiên cũng có một thực tế là các chế tài của chúng ta hiện nay dường như vẫn chưa đủ sức răn đe. Tức là các doanh nghiệp vi phạm pháp luật họ nghĩ rằng thà khi bị phát hiện họ chịu nộp phạt còn hơn là bỏ tiền ra đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu để thực hiện đúng pháp luật.
GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, nguyên Viện trưởng Viện Triết học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam): Hãy xem lại tư cách ĐBQH của mình!
Doanh nghiệp phạm luật như thế mà bà Đỗ Thị Thu Hằng, lãnh đạo doanh nghiệp trả lời trên báo chí vẫn khăng khăng chối lỗi thì tôi cho là vô trách nhiệm! Bình thường đã vô trách nhiệm rồi, nhưng khi là ĐBQH mà nói như thế lại càng chứng tỏ mình vô trách nhiệm.
Tôi nghĩ đáng ra trước đó phải thẩm tra xem người này có thiếu sót gì không, cả một công ty làm ăn như vậy thì có xứng đáng làm ĐBQH không? Tôi nghĩ người đó cần xem lại tư cách ĐBQH của mình!
Có những luật ban hành rồi mà thực hiện không nghiêm, mức độ chưa đủ sức răn đe. Ví dụ như phá rừng hiện nay là không đủ răn đe, hình phạt rất nhẹ nhàng. Chúng ta thường nói nhiều mà không thấy trách nhiệm của ai cả. Dần dần những chuyện bất thường trở thành những chuyện bình thường thì cực kỳ nguy hiểm.
Nếu như thực hiện dân chủ rộng rãi, dân phát hiện ra thì chắc không dẫn đến tình trạng đó. Chuyện này ở Việt Nam hiện giờ tôi thấy khá nhiều chứ không ít đâu.
Nguyễn Tuấn - Cao Nhật
Nguồn: -Hãy xem lại tư cách đại biểu nhân dân

-----
TLQ: - Sonadezi không gian dối (?!)  cố gắng đọc hết bài để hiểu bà ĐBQH này--
-

Bên hành lang Quốc hội ngày 5-8, bà Đỗ Thị Thu Hằng - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Sonadezi, đại biểu Quốc hội khóa XIII, đã phân trần với báo chí

* Phóng viên: Bà đã nắm được vụ việc nhà máy xử lý nước thải của KCN Long Thành bị Cục Cảnh sát  Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) phát hiện xả thải ra môi trường chưa qua xử lý?
- Bà Đỗ Thị Thu Hằng:
Hiện nay tôi đang họp Quốc hội tại Hà Nội. Về cơ bản thì chủ trương của Sonadezi là lúc nào cũng làm đúng quy định. Còn về công tác kỹ thuật thì anh em đang làm, khi nào có thông tin thì tôi sẽ cung cấp.
* Sau khi phát hiện quả tang, đại diện nhà máy đã ký vào biên bản thừa nhận sai phạm?
- Anh đã coi biên bản đó chưa?
* Đây là thông tin từ phía lực lượng chức năng cung cấp cho báo chí. Là người đứng đầu Sonadezi, sự cố lớn như vậy chắc bà đã được báo cáo lại sự việc?
- Đến giờ này tôi vẫn chưa có thông tin đầy đủ nên chưa thể nói được nhiều.
* Quan điểm của bà như thế nào qua vụ việc này?
- Về nguyên lý thì bất cứ lúc nào Sonadezi cũng làm theo đúng quy định.
* Vậy những kết luận ban đầu của C49  thì sao?
- Những cái đó tôi sẽ có buổi làm việc chi tiết sau với cơ quan chức năng sau khi kỳ họp Quốc hội bế mạc (ngày 6-8 – PV) .
* Theo thông tin ban đầu, mỗi ngày nhà máy xử lý nước thải của KCN Long Thành xả ra trên 9.000 m3 nước thải chưa qua xử lý và có hệ thống xả thải ngầm. Vậy thì sao thưa bà?
- Bảo đảm là Sonadezi không có gì gian dối (?!).
* Vậy theo bà, những kết luận ban đầu của C49 là không đúng?
- Đến giờ này tôi vẫn chưa có thông tin nên không trả lời được.
* Công an dày công theo dõi rồi phát hiện và công bố có hệ thống ngầm xả thải thẳng ra môi trường thì khó mà sai lệch so với thực tế?
- Nên coi lại chi tiết. Còn tôi chưa có thông tin chi tiết nên chưa thể trả lời.
* Chúng tôi nhớ chương trình hành động và lời hứa của bà khi ứng cử đại biểu Quốc hội là bảo vệ môi trường. Vậy sự việc này xảy ra thì sao?
- Đương nhiên, đấy là quan điểm của Sonadezi từ đầu đến đuôi.
Thế Dũng ghi


-Nước thải của sonadezi vượt chuẩn cho phép (20/08)
-Dệt Thái Tuấn xả "nước bẩn: “Đây là sai sót của chúng tôi!” (20/08)
 -- Ống ngầm “bí mật” ở nhà máy của Công ty Thái Tuấn (PLTP).
-- DN lập báo cáo môi trường: Phổ biến là cắt dán, sao chép
- - Xử phạt DN vi phạm về môi trường hơn 5,8 tỉ đồng (TN).
-Di dời 520 cơ sở gây ô nhiễm Đồng Nai giậm chân tại chỗ
(Tamnhin.net) - Việc thực hiện di dời 520 cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại Đồng Nai đến nay vẫn giậm chân tại chỗ gặp nhiều vướng mắc do thiếu cơ chế về hỗ trợ tài chính cũng như địa điểm mới cho các đơn vị phải di dời.
- Phỏng vấn ông BÙI CÁCH TUYẾN, thứ trưởng Bộ TN-MT kiêm tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường: Bảo vệ môi trường: Mạnh tay với doanh nghiệp vi phạm (TT).

Tổng số lượt xem trang