TT - Chiều 4-8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và thành lập ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Về sự cần thiết của việc sửa đổi Hiến pháp, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày: “Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến to lớn, phức tạp và sâu sắc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Báo cáo chính trị Đại hội XI của Đảng, trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 25 năm đổi mới đã xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 cho phù hợp với tình hình mới là rất cần thiết”.
Hiến pháp được sửa đổi sẽ tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Về những quan điểm cũng như định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội viết: “Khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội đã được nhân dân ta, mà đại diện cao nhất là Quốc hội, thừa nhận và ghi vào Hiến pháp”.
Theo đó, phải làm rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện (cơ quan quyền lực nhà nước) và cơ chế dân chủ trực tiếp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng trình Quốc hội danh sách ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với 27 thành viên gồm đại diện một số cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và đoàn thể nhân dân do chủ tịch Quốc hội làm chủ tịch ủy ban.
Dự kiến, từ tháng 8-2011 đến tháng 3-2012 tổ chức việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992; tháng 10-2012 trình Quốc hội dự thảo lần thứ nhất và tháng 10-2013 sẽ trình Quốc hội thông qua.
Nhất trí cao với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sự cần thiết cũng như quan điểm, định hướng sửa đổi Hiến pháp 1992, đa số đại biểu Quốc hội lưu ý Hiến pháp là đạo luật gốc, căn bản nên khi sửa đổi, bổ sung cần phải đặc biệt lưu ý đến tính ổn định lâu dài. “Định hướng cơ bản nhất là giải mã về tổ chức bộ máy nhà nước” - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) kiến nghị.
Dự kiến, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về việc triển khai chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và thành lập ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vào chiều 6-8.
LÊ KIÊN
-Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là căn cứ yêu cầu thực tiễn (ND 4-8-11) -- Và trong hiến pháp mới, nhiệm kỳ thủ tướng là... vĩnh viễn! Phải thế không, thưa ông Nguyễn Tấn Dũng? (Bạn nào còn giữ hiến pháp của Hitler (Third Reich) hãy cho Quốc Hội mượn để tham khảo) -- Sửa Hiến pháp: Giải mã 'quyền lực nhà nước thuộc về dân' (VNN 4-8-111) -- Té ra cho đến nay không ai hiểu câu "quyền lực nhà nước thuộc về dân" nghĩa là gi? - Sửa Hiến pháp: Làm rõ quyền phúc quyết của dân (VnEconomy). – Sửa Hiến pháp: Giải mã ‘quyền lực nhà nước thuộc về dân’ (VNN). – Sửa đổi Hiến pháp: phải rạch ròi ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (SGTT). - Sẽ lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp trong 2 tháng (TN). – Dự kiến Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch UB sửa Hiến pháp (DT). – Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là rất cần thiết