Rừng Đắk Lắk tan hoang vì chính sách "3 không"?“không biết, không nghe, không thấy” và chính sách “im lặng là vàng”
(Tamnhin.net) - Theo thống kê của Sở NN&TPNT Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, trên toàn tỉnh đã xử lý 235 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng với tổng số vụ vi phạm, tịch thu 314,845 m3 gỗ các loại, tiền thu sau xử lý 3,2 tỷ đồng và thu giữ 45 phương tiện.
Chỉ riêng tháng 5/2011, các cơ quan chức năng ra quyết định khởi tố và gíám định 05 vụ vi phạm lâm luật nghiêm trọng. Trong đó, có 1 vụ khai thác và vận chuyển gỗ trái phép tại xã Cư Kbang-Ea Súp với khối lượng: 5,927 m3, 01 vụ phá rừng với diện tích 3,7 ha tại TK 280 xã Ea Rôk-Ea Súp, 01 vụ vận chuyển trái phép gỗ Thuỷ Tùng, 01 vụ giám định 36 cây cảnh, 01 vụ vận chuyển 18 m3 gỗ quý hiếm.
Gỗ bị chặt ngay cạnh đường nhựa
Được biết, hiện tỉnh còn hơn 100 ngàn ha rừng và đất rừng chưa có chủ rừng chuyên trách, cụ thể quản lý, mà giao về cho UBND cấp huyện, xã quản lý, đây là một vấn đề vô cùng nan giải làm đau đầu các cơ quan chức năng, bởi khi giao về rừng gần như bị mất trắng (Ea Son-Ea H’leo).
Điều đang nói là khi được giao rừng các đơn vị không có cơ chế, chế tài, chính sách cụ thể đầu tư, bảo vệ diện tích này, hơn nữa kinh phí hoạt động eo hẹp có nhiều đia phương gần như không có kinh phí trong hoạt động quản lý và bảo vệ rừng.
Rừng bị phá hàng loạt tại rừng được giao về cho xã Cư M’lan quản lý, cách trạm liên nghành của huyện Ea Súp chưa đầy 5km
Phá cả rừng trồng ở xã Cư Giang-Ea Kar
Đây là diện tích có nguy cơ bị xâm hại lớn nhất vì không có lực lượng chuyên trách bảo vệ, nếu có bảo vệ nữa thì với lực lượng, trang bị như thế e rằng làm cho có chứ chẳng khác nào “đá ném ao bèo.”
Thực tế cho thấy mấy năm trở lại đây, rừng Đắk Lắk đang trên đà bị diệt vong, ngày càng bị thu hẹp về diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng suy giảm trầm trọng.
Thời gian gần đây tình trạng phá rừng ở Đắk Lắk đang ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng người dân được giao rừng nhưng phá đi để trồng các loại cây khác kinh tế cao hơn, thậm chí họ tràn vào các khu rừng phòng hộ, cạo trắng hàng trăm hecta rừng để làm nương rẫy… (Ea M’ro-Cư M’ga).
Rừng bị phá nát tại xã Giang Hanh-Krông Bông
Phá cả rừng trông ở xã Cư Giang-Ea Kar
Còn vấn đề khai thác gỗ lậu các cơ quan chức năng gần như bị mất phương hướng, lâm tặc lộng hành, ngang nhiên phá rừng giữa ban ngày, ngay trước mũi kiểm lâm, lâm trường nhưng một số đơn vị có trách nhiệm thường xuyên thực hiện chủ trương 3 không, “không biết, không nghe, không thấy” và chính sách “im lặng là vàng”, thường sau khi bị các cơ quan ngôn luận lên tiếng mới lòi rất nhiều vấn đề, lúc này mới có động thái xử lý, trong khi rừng đã bị phá tan hoang (Công ty Lâm Nghiệp Cư’Mlan, xã Cư’ Mlan…..).
Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan ban, nghành chức năng tỉnh Đắk Lắk cần có động thái mạnh mẽ, kiên quyết rõ ràng, sai ở đâu, sai chỗ nào, ai sai người đó phải chịu trách nhiệm, chứ không nên dừng ở mức tuyên truyền vận động rồi để đó, cần xử phạt nghiêm những kẻ đi ngược với chủ trương, chính sách của Nhà nước đồng thời phải thanh lọc bộ máy lực lượng quản lý, bảo vệ rừng, nếu như không muốn mất luôn những cánh rừng còn lại.
Nguyễn Hải Dương
Rừng bị phá tại tiểu khu 296 công ty lâm nghiệp Cư’ Mlan |
Gỗ bị chặt ngay cạnh đường nhựa
Được biết, hiện tỉnh còn hơn 100 ngàn ha rừng và đất rừng chưa có chủ rừng chuyên trách, cụ thể quản lý, mà giao về cho UBND cấp huyện, xã quản lý, đây là một vấn đề vô cùng nan giải làm đau đầu các cơ quan chức năng, bởi khi giao về rừng gần như bị mất trắng (Ea Son-Ea H’leo).
Điều đang nói là khi được giao rừng các đơn vị không có cơ chế, chế tài, chính sách cụ thể đầu tư, bảo vệ diện tích này, hơn nữa kinh phí hoạt động eo hẹp có nhiều đia phương gần như không có kinh phí trong hoạt động quản lý và bảo vệ rừng.
Rừng bị phá hàng loạt tại rừng được giao về cho xã Cư M’lan quản lý, cách trạm liên nghành của huyện Ea Súp chưa đầy 5km
Phá cả rừng trồng ở xã Cư Giang-Ea Kar
Đây là diện tích có nguy cơ bị xâm hại lớn nhất vì không có lực lượng chuyên trách bảo vệ, nếu có bảo vệ nữa thì với lực lượng, trang bị như thế e rằng làm cho có chứ chẳng khác nào “đá ném ao bèo.”
Thực tế cho thấy mấy năm trở lại đây, rừng Đắk Lắk đang trên đà bị diệt vong, ngày càng bị thu hẹp về diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng suy giảm trầm trọng.
Thời gian gần đây tình trạng phá rừng ở Đắk Lắk đang ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng người dân được giao rừng nhưng phá đi để trồng các loại cây khác kinh tế cao hơn, thậm chí họ tràn vào các khu rừng phòng hộ, cạo trắng hàng trăm hecta rừng để làm nương rẫy… (Ea M’ro-Cư M’ga).
Rừng bị phá nát tại xã Giang Hanh-Krông Bông
Phá cả rừng trông ở xã Cư Giang-Ea Kar
Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan ban, nghành chức năng tỉnh Đắk Lắk cần có động thái mạnh mẽ, kiên quyết rõ ràng, sai ở đâu, sai chỗ nào, ai sai người đó phải chịu trách nhiệm, chứ không nên dừng ở mức tuyên truyền vận động rồi để đó, cần xử phạt nghiêm những kẻ đi ngược với chủ trương, chính sách của Nhà nước đồng thời phải thanh lọc bộ máy lực lượng quản lý, bảo vệ rừng, nếu như không muốn mất luôn những cánh rừng còn lại.
Nguyễn Hải Dương
-
-Lãnh đạo lâm trường bán rừng thu lợi trái phép
(Tamnhin.net) - Là người đứng đầu lâm trường đúng ra phải nghiêm cấm mọi người tác động vào rừng trái phép nhưng ông Nhẫn lại bán rừng thu lợi bất chính.
- Nghệ An “ép” giải thể HTX để lấy… đất vàng’? (VNN).
-- Xe biển xanh bị tai nạn, cán bộ tháo giấu biển số (Zing) - Cơ quan “chơi chữ”, dân khát nước sạch (TT).
-- VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ (Huỳnh Ngọc Chênh). “Nghịch lý cơ bản và nguy hiểm nhất là quyền lợi giữa cá nhân và quyền lợi đất nước mâu thuẫn nhau. Một người lao động chân chính làm hết sức mình một cách thành thật và có năng suất, dĩ nhiên sẽ mang lợi đến cho xí nghiệp, cho đất nước nhưng khốn thay bản thân lại đói khổ vì tiền lương quá thấp. Còn ngược lại, nếu chỉ biết lo cho bản thân mình đầy đủ và sung sướng thì dứt khoát anh ta phải làm hại đất nước: ăn cắp, buôn lậu, móc ngoặc, tham ô, gian dối…”
VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ
Ở hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á Thái Bình Dương, trả lời phóng viên báo Utusan(Malaysia), đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nói rằng ở nước chúng tôi có thời kỳ giá một trứng vịt 30 đồng, trong khi đó giá một ký thép 5 đồng. Phải có đến 6 kg thép mới mua được một trứng vịt. Trên thế giới không ai làm như thế cả. Chuyện ấy khó tin, nhưng lại là một sự thật. Và đó chỉ là một trong muôn vàn chuyện nghịch lý đã và đang xảy ra ở đất nước ta.
-- VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ (Huỳnh Ngọc Chênh). “Nghịch lý cơ bản và nguy hiểm nhất là quyền lợi giữa cá nhân và quyền lợi đất nước mâu thuẫn nhau. Một người lao động chân chính làm hết sức mình một cách thành thật và có năng suất, dĩ nhiên sẽ mang lợi đến cho xí nghiệp, cho đất nước nhưng khốn thay bản thân lại đói khổ vì tiền lương quá thấp. Còn ngược lại, nếu chỉ biết lo cho bản thân mình đầy đủ và sung sướng thì dứt khoát anh ta phải làm hại đất nước: ăn cắp, buôn lậu, móc ngoặc, tham ô, gian dối…”
Khi ngồi gõ lại bài báo nầy, tôi đã cười bò lăn vì ngỡ là đang đọc chuyện tiếu lâm. Nhưng rồi ngay sau đó, thấy đau xót. Không ngờ đất nước lại trãi qua một giai đoạn tăm tối và tồi tệ đến mức như vậy mà nhân dân ta vẫn cứ lầm lủi chịu đựng.
Bài báo nầy tôi viết từ năm 1988, được báo Tuổi Trẻ đăng lên mục diễn đàn. Từ đó đến nay tôi không hề đọc lại, nhiều chuyện trong đó tôi đã quên đi. Bây giờ đọc lại thật bất ngờ, không thể nào tin nỗi. Như chuyện lưu hành tiền mệnh giá 30 đồng. Không biết vị lãnh đạo nào của Ngân hàng Nhà nước có sáng kiến động trời ấy, nếu bây giờ còn sống hãy dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm để lịch sử lưu "danh".
Có những chuyện đã qua rồi như là chuyện tiếu lâm thời Trạng Quỳnh. Nhưng cũng có những chuyện đến bây giờ vẫn còn y như vậy. Ôi nghịch lý !!!!
Ban biên tập Tuổi Trẻ thời đó đã rất dũng cảm khi cho đăng bài nầy. Hẳn sau đó các anh chị trong ban biên tập phải gặp rất nhiều khó khăn với cấp trên.
Bài báo nầy tôi viết từ năm 1988, được báo Tuổi Trẻ đăng lên mục diễn đàn. Từ đó đến nay tôi không hề đọc lại, nhiều chuyện trong đó tôi đã quên đi. Bây giờ đọc lại thật bất ngờ, không thể nào tin nỗi. Như chuyện lưu hành tiền mệnh giá 30 đồng. Không biết vị lãnh đạo nào của Ngân hàng Nhà nước có sáng kiến động trời ấy, nếu bây giờ còn sống hãy dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm để lịch sử lưu "danh".
Có những chuyện đã qua rồi như là chuyện tiếu lâm thời Trạng Quỳnh. Nhưng cũng có những chuyện đến bây giờ vẫn còn y như vậy. Ôi nghịch lý !!!!
Ban biên tập Tuổi Trẻ thời đó đã rất dũng cảm khi cho đăng bài nầy. Hẳn sau đó các anh chị trong ban biên tập phải gặp rất nhiều khó khăn với cấp trên.
VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ
Ở hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á Thái Bình Dương, trả lời phóng viên báo Utusan(Malaysia), đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nói rằng ở nước chúng tôi có thời kỳ giá một trứng vịt 30 đồng, trong khi đó giá một ký thép 5 đồng. Phải có đến 6 kg thép mới mua được một trứng vịt. Trên thế giới không ai làm như thế cả. Chuyện ấy khó tin, nhưng lại là một sự thật. Và đó chỉ là một trong muôn vàn chuyện nghịch lý đã và đang xảy ra ở đất nước ta.
Một giáo viên sau 13 năm giảng dạy, thấy đời sống quá khó khăn, không còn đủ sức theo ngành giáo nữa bèn xin nghỉ dạy. Nhà nước cấp cho chị 13 tháng lương va 6 tháng gạo, qui ra tiền tổng cộng 300.000 đồng. Mang số tiền ấy gửi tiết kiệm lấy lãi 8% mỗi tháng, như vậy không cần phải đi làm việc, mỗi tháng cô giáo lãnh được 24.000 đồng…hơn xa tiền lương lúc còn đi dạy.
Một em bé bán nước tại chợ Cồn Đà Nẵng, mỗi ngày mùa nắng đổ được 30 ấm, mỗi ấm kiếm được 100 đồng, vị chi mỗi tháng thu vào 90.000 đồng. Lương của một vị giáo sư đại học phải thua xa.
Có một dạo, tỉnh nầy thừa gạo nên đem nuôi heo, trong khi thành phố bên cạnh đang thiếu gạo phải cho dân ăn bobo và sắn lát thay cơm. Và hàng hóa sản xuất ra tại nhà máy ở Thủ Đức mà người tiêu dùng ở Chợ Lớn muốn mua phải ra tận Hà Nội mang về! Cung cách làm ăn của ta dựa trên cơ sở những nghịch lý: Người ta phá máy móc tốt để xuất khẩu sắt vụn thu ngoại tệ, dùng ngoại tệ đó nhập máy móc về để cho… han rỉ. Đất đai được chuyển từ người lao động siêng năng cần cù sang những người lười biếng và không biết trồng trọt. Tương tự như vậy, người biết thức khuya dậy sớm để phục vụ nhân dân từ nắm xôi điểm tâm đến cây kim sợi chỉ thì không được phép buôn bán, còn người không biết và không muốn buôn bán thì được giao cho những quầy hàng đồ sộ lộng lẫy.
Nghịch lý cơ bản và nguy hiểm nhất là quyền lợi giữa cá nhân và quyền lợi đất nước mâu thuẫn nhau. Một người lao động chân chính làm hết sức mình một cách thành thật và có năng suất dĩ nhiên sẽ mang lợi đến cho xí nghiệp, cho đất nước nhưng khốn thay bản thân lại đói khổ vì tiền lương quá thấp. Còn ngược lại, nếu chỉ biết lo cho bản thân mình đầy đủ và sung sướng thì dứt khoát anh ta phải làm hại đất nước: ăn cắp, buôn lậu, móc ngoặc, tham ô, gian dối….Do vậy mà có “định lý đảo”: ở Hà Nội có một công dân phải ở tù vì tội sản xuất ra những cây bút và lốp xe tốt hơn và rẻ hơn của nhà nước.
Trong nghiên cứu khoa học xảy ra những nhịch lý: sắn thì giàu đạm hơn thịt bò và hột mít thì ăn ngon và bổ hơn trưng vịt lộn. Đồng thời một giáo sư triết học trước đây tốt nghiệp tiến sỹ tại đại học Sorbone nhưng khi làm bài thi triết ở Việt Nam chỉ đạt được điểm 4/10.
Trong quản lý (tài chính) cũng lắm điều nghịch lý. Người ta in ra tờ giấy bạc ba chục đồng để nâng cao năng suất lao động của nhân viên ngân hàng..vì họ dành nhiều công sức để đếm, nhân chia….
Lại có chuyện nghịch lý như sau. Hai anh em nhà kia cùng rủ nhau đi vượt biên, một người đi lọt và một người bị bắt. Thế là một kẻ bị kết tội phản quốc phải đi tù, kẻ còn lại sau một thời gian trở về thành người yêu nước, được tiếp đón nồng hậu.
Giai cấp tư sản trong nước bóc lột công nhân quá tệ nên được triệt hạ đi, và sau đó người ta trải thảm đỏ mời tư sản nước ngoài vào.
Rồi đến nghịch lý dân chủ: Quốc hội là cơ quan đại diện và quyền lực cao nhất của người dân nhưng trong thực tế được xem như là nơi để…tán thành một cách có tổ chức và kỷ luật khi thông qua hoặc hợp thức hóa mọi chuyện cần hợp thức hóa.. Còn tại một huyện nọ, HĐND huyện phiên đầu tiên bầu chủ tịch huyện, ứng cử viên chỉ có một người duy nhất và điều lệ bầu: ai cũng phải bỏ phiếu và không được quyền bỏ phiếu trắng. Cách làm như vậy được gọi là “dân chủ”…
Trong thông tin có một ngịch lý đáng buồn là muốn biết chuyện xảy ra trong nước phải nghe báo đài nước ngoài, và báo chí ở thành phố HCM thì được tự do bênh vực và ủng hộ nhân dân Nam Phi bị áp bức và công nhân Mỹ bị bóc lột nhưng không được quyền bênh vực cho những người dân bị o ép ở Thuận Hải hay ở các tỉnh khác!
Những chuyện nghịch lý như vậy kể ra còn nhiều nhưng tất cả đều không đáng kể so với điều nghịch lý lớn nhất sau đây: Đến nay vẫn còn có nhiều người không cho những chuyện kể trên là điều nghịch lý
HUỲNH NGỌC CHÊNH
( Đà Nẵng )