Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Những bức tường "hữu hình và vô hình" trên thế giới

ở VN nói hòa hợp hòa giải mãi .... và đến bao giờ ???
(Tamnhin.net) - Bức tường Berlin được dựng lên cách đây đúng 50 năm (13/8/1961) và đã bị dỡ bỏ, nhưng vẫn còn nhiều bức tường “hữu hình và vô hình” đang tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới.

Bức tường Berlin trước cổng Brandenburg lịch sử
Trên lý thuyết, không có một bức tường nào mà con người không thể trèo qua. Khi nói về khu vực biên giới Mỹ-Mexico một thời được trang bị vô cùng hiện đại và canh giữ nghiêm ngặt, Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Janet Napolitano từng nói: “Hãy chỉ cho tôi một bức tường cao 50 foot (hơn 15m), tôi sẽ chỉ cho bạn một chiếc thang cao 51 foot”.

Các bức tường hiện đại ở Trung Đông, Bắc Phi, Mexico, Bắc Ireland và Bán đảo Triều Tiên hiện đang trở nên kiên cố hơn bao giờ hết. Những hàng rào dây thép gai cao 6m, tầng tầng lớp lớp, được trang bị các máy quay sử dụng tia hồng ngoại và các thiết bị phát hiện cử động đang ngăn cản những kẻ  thâm nhập bất hợp pháp.

Tất cả các hàng rào nói trên đều có một điểm chung: chúng đều có hai mặt. Trong khi các chính phủ hy vọng các bức tường này ngăn chặn được dòng người di cư bất hợp pháp và các phần tử buôn bán ma túy, thì  đối với nhiều người, những hàng rào dây thép gai chết người và được canh gác nhiêm ngặt này lại chính là cửa ngõ dẫn đến một cuộc sống mới. Cái mà phía Israel gọi là “hàng rào chống khủng bố” lại chính là hàng rào mưu toan cướp đất trong con mắt người Palestine.

Các hàng rào nói trên chính là tượng đài sừng sững  phô bày sự thất bại của chính giới. Khi các bên xung đột với nhau không thể kiến tạo hòa bình thông qua bàn thương lượng, họ đơn thuần dựng lên một hàng rào. Khi dòng người tị nạn trở nên không thể nào kiểm soát nổi và một nước không muốn tiếp nhận những người nhập cư bất hợp pháp, nước đó sẽ dựng lên một thành lũy.  Những hàng rào này có nhiệm vụ “giữ nguyên hiện trạng” và được dựng lên bằng mọi giá.

Đó là chưa kể những hàng rào vô hình vẫn còn ngăn cách Đông-Tây, sau 20 năm nước Đức thống nhất. Và để bảo vệ lợi ích quốc gia, nhiều nước đã và đang dựng lên vô vàn hàng rào vô hình ngăn cản tự do thông thương dưới cái tên chung là “chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch”.

Sau đây là một số hàng rào “hữu hình” vẫn còn tồn tại ở 4 châu lục trên thế giới:


Vùng lãnh thổ đơn độc Ceuta và Melilla của Tây Ban Nha ở Bắc Phi, một tàn dư của chế độc thực dân, đã được bao bọc bởi hàng rào kiên cố “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Những người châu Phi tị nạn luôn tìm cách  vượt qua “pháo đài” này. Thậm chí, những kẻ có tiền có thể dễ dàng bay qua hàng rào... bằng máy bay lên thẳng.


Chính phủ Mỹ đã từ bỏ kế hoạch xây dựng hàng rào dài 1.000 km bằng tường bê tông và dây thép gai dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, sau khi nó không thể ngăn cản những kẻ buôn lậu ma túy và dòng người nhập cư bất hợp pháp từ Mexico. Chỉ có bang Arizona vẫn kiên quyết theo đuổi kế hoạch tự xây dựng hàng rào trên đường biên giới chung với Mexico.


Hàng rào kiên cố dài 760 km chạy dích dắc ngăn cách “Miền đất hứa” này được phía Israel coi là thành lũy ngăn chặn các phần tử khủng bố, nhưng lại bị phía Palestine coi là nỗ lực cướp đất. Phía Israel vẫn tiếp tục nối dài hàng rào này, bất chấp ranh giới đình chiến đã được thiết lập và nguy cơ thổi bùng lên cuộc khủng hoảng Trung Đông.


Hàng rào ngăn cách Bắc và Nam Triều Tiên chính là ranh giới đình chiến chia cắt Bán đảo Triều Tiên vốn vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Những tháp canh, những hàng rào dây thép gai, những bãi mìn và binh sĩ được trang bị đến tận răng hiện đang biến hàng rào này thành một trong những đường biên nguy hiểm nhất thế giới.


Nội chiến đã chấm dứt và trên lý thuyết, hòa bình đã trở lại với Bắc Ireland. Thế nhưng căng thẳng vẫn còn tồn tại và  “Bức tường hòa bình” ở Belfast có nhiệm vụ ngăn cách những phần tử cực đoan theo đạo Thiên chúa và đạo Tin lành xung đột với nhau.


Minh Châu (theo Spiegel Online)-Những bức tường "hữu hình và vô hình" trên thế giới

Tổng số lượt xem trang