Bộ Ngoại giao
Vụ Thông tin Báo chí
HỌP BÁO THƯỜNG KỲ LẦN THỨ 12(Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2011)
PHẦN THÔNG BÁO
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 43 và các Hội nghị liên quan
Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 43 và các Hội nghị liên quan tại Ma-na-đô, In-đô-nê-xi-a từ ngày 9 đến 13 tháng 8 năm 2011. Đây là Hội nghị thường niên và quan trọng nhất của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trong năm 2011, nhằm chuẩn bị nội dung cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 11 sắp tới.
Hội nghị lần này là dịp để các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN kiểm điểm lại tình hình và kết quả triển khai các biện pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN, hướng tới mục tiêu thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cũng sẽ tiến hành một số cuộc họp tham vấn với Bộ trưởng Kinh tế các nước đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ôx-trây-li-a, Niu-di-lân, Ấn Độ, Hoa Kỳ nhằm rà soát và tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên.
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Câu hỏi: Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo của Công ty An ninh mạng McAfee cho biết Việt Nam nằm trong số 72 tổ chức, chính phủ trên thế giới là mục tiêu của đợt tấn công lớn nhất mà tin tặc tiến hành lấy dữ liệu mạng mà đã được McAfee phát hiện. Xin cho biết các vụ tấn công nghiêm trọng đến mức nào? Chính phủ Việt Nam có biết được những vụ tấn công này xuất phát từ đâu không? Chính phủ Việt Nam đã có biện pháp gì để tăng cường an ninh mạng sau đợt tấn công này?
Trả lời:
Chúng tôi rất quan tâm đến những thông tin mà McAfee đưa ra.
Chính phủ Việt Nam rất coi trọng công tác bảo mật thông tin và đảm bảo an ninh, an toàn mạng. Việt Nam có những quy định pháp luật cụ thể về bảo mật thông tin và an toàn mạng. Ngày 10/6/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị 897/CT-TT về việc tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin điện tử.
Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực hợp tác cùng cộng đồng quốc tế phòng chống các hành vi phá hoại an ninh mạng.
2. Câu hỏi: Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay mới?
Trả lời:
Liên quan đến chính sách phát triển tàu sân bay của Trung Quốc, quan điểm của Việt Nam đã được nói rõ.
Chúng tôi mong rằng, là một nước lớn, Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
3. Câu hỏi: Gần đây, chính phủ Việt Nam, Mỹ và EU có một số bất đồng về vấn đề nhân quyền. Liệu những bất đồng này có ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và hai đối tác này không đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đàm phán TPP, FTA?
Trả lời:
Trả lời:
Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như quan hệ giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu đã có những tiến triển tốt đẹp trong thời gian vừa qua. Mối quan hệ này phát triển trên nhiều lĩnh vực vì lợi ích của Việt Nam, Hoa Kỳ và EU. Tất nhiên, trong quan hệ giữa các quốc gia, còn có những vấn đề còn khác biệt. Những khác biệt trong quan điểm, cách tiếp cận vấn đề quyền con người là dễ hiểu vì mỗi nước có hoàn cảnh lịch sử cụ thể, điều kiện phát triển cụ thể khác nhau. Có một điều tôi có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam các quyền con người được tôn trọng, ghi rõ trong Hiến pháp và được bảo đảm thực hiện trong thực tế. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đối với những khác biệt trong quan điểm và cách tiếp cận vấn đề quyền con người, tôi nghĩ có thể thông qua đối thoại thẳng thắn trên tinh thần cởi mở, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
4. Câu hỏi: Đang có một số tin đồn rằng phía Trung Quốc đang tập trung quân đội ở biên giới trên bộ, cũng như ở các đảo gần lãnh thổ Việt Nam. Bộ Ngoại giao có thông tin này không và nếu có, xin cho biết phản ứng của Chính phủ Việt Nam?
4. Câu hỏi: Đang có một số tin đồn rằng phía Trung Quốc đang tập trung quân đội ở biên giới trên bộ, cũng như ở các đảo gần lãnh thổ Việt Nam. Bộ Ngoại giao có thông tin này không và nếu có, xin cho biết phản ứng của Chính phủ Việt Nam?
Trả lời:
Tôi không rõ thông tin bạn nói đến là những thông tin cụ thể nào vì bây giờ có rất nhiều thông tin khác nhau ở trên các trang mạng, blog. Về những thông tin không chính thức, tôi không thể bình luận được. Còn nếu bạn muốn đề cập đến thông tin trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Trung Quốc có cuộc diễn tập định kỳ hàng năm thì chúng tôi ghi nhận thông tin này của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
-Thêm thông tin về cuộc tập trận của TQ
Trên các trang mạng xuất hiện thêm thông tin về cuộc 'điều quân quy mô lớn' của Trung Quốc ở gần biên giới với Việt Nam.
BBC hôm trước đã đưa tin về Bấm giải thích của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rằng cuộc tập trận tại Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây "chỉ là hoạt động thường niên". Dù giới hữu quan của Việt Nam chưa có phản hồi chính thức gì về cuộc tập trận này, dư luận vẫn tỏ ra quan ngại.
Một số diễn đàn của Việt Nam nay đăng tải thêm thông tin lấy từ giới blogger Trung Quốc về cuộc "di chuyển binh lính" tới tỉnh Quảng Tây giáp ranh Việt Nam, với các chi tiết như hoạt động diễn ra hôm 04/08; lực lượng quân được di chuyển bao gồm cả pháo binh, bộ binh và xe thiết giáp thuộc nhiều quân khu...
Các blogger Trung Quốc gần đây còn nói tới một "kế hoạch tấn công Việt Nam" vào cuối năm 2011, thậm chí còn nói đây là sắc lệnh do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, người theo trường phái cứng rắn, ký.
Ông Lương từng tham gia cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979.
"Kế hoạch" nói trên được cho là sẽ tiến hành vào dịp Quốc khánh 2011, không rõ của Việt Nam hay Trung Quốc.
'Tấn công Việt Nam trong 30 ngày'
Các đồn đoán về một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam trong tương lai đã từng xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc nhiều năm nay.Hồi năm 2008, Việt Nam đã chính thức gửi phản đối tới phía Trung Quốc về một kế hoạch dùng quân sự để xâm lược Việt Nam, được đăng trên trang mạng sina.com.
Kế hoạch kéo dài 31 ngày này, tuy không bao giờ được xác nhận chính thức, cũng đã khiến giới ngoại giao và quân sự Việt Nam cảnh giác.
Sau đó, sina.com đã rút bỏ bài viết này.
Một chuyên gia phân tích các chủ đề quân sự Trung Quốc, đề nghị giấu tên, bình luận rằng thông tin 'tấn công Việt Nam' lần này cũng tương tự như vậy.
Ông cho hay các tin đồn về cuộc tập trận Quảng Tây vừa rồi cũng bắt nguồn từ trang blog của mạng sina.com, trên đó một số blogger Trung Quốc khoe khoang các chi tiết như quân số tham gia và mục tiêu hoạt động.
Họ cũng đăng tải một phóng sự video được lồng ghép một cách gượng gạo về cuộc "tập trận gần biên giới Việt Nam".
Tuy nhiên chuyên gia này nói không bao giờ có chuyện chiến dịch của Giải phóng quân Trung Quốc lại được đăng tải một cách thô thiển và mơ hồ trên mạng internet như vậy.Ông này kết luận: "Tôi cho đây chỉ là một cuộc tập trận địa phương bị các blogger theo dân tộc chủ nghĩa thổi phồng lên thành một chiến dịch quy mô và có tổ chức để tấn công Việt Nam".
"Không có gì khiến cho tôi tin cả."
- Trung Quốc tập kết quân tại biên giới Việt – Trungbasam
Bài này trích từ “Bản tin A” của Bộ Ngoại giao Việt Nam
Tin từ Đài Bắc, Hồng Kông, Mỹ, Thượng Hải, BBC – 10/8: Tổng hợp tin từ các báo TQ ngày 9 và 10/8 về thông tin Trung Quốc tập kết quân tại khu vực biên giới với Việt Nam. Nội dung chính như sau:
Mạng tin tức “Liên hợp buổi sáng” đưa tin không dẫn nguồn cho biết, từ 3h30 sáng đến 14h chiều ngày 4/8, TQ đã di chuyển một lực lượng lớn bộ đội đến tập kết tại thành phố Sùng Tả, thuộc Khu tự trị Quảng Tây, giáp với biên giới Việt – Trung (nơi có cửa khẩu Hữu Nghị Quan). Trong quá trình chuyển quân, các hoạt động quay phim, chụp ảnh đều bị ngăn cấm. Khu vực cửa khẩu Hữu Nghị Quan cũng bị giới nghiêm toàn bộ, khách du lịch không được qua lại.
Lực lượng tập kết bao gồm tăng thiết giáp, pháo binh, bộ binh với số lượng và thành phần như sau: quân đoàn 20, quân đoàn 54 Quân khu Tế Nam; quân đoàn 41 quân khu Quảng Châu; sư đoàn tác chiến tăng lội nước Quân khu Nam Kinh; quân đoàn lính dù số 15. Ngoài ra, hai quân đoàn 13 và 14 thuộc Quân khu Thành Đô cũng đã tập kết về khu vực tỉnh Vân Nam. Theo mạng “Phượng Hoàng”, các xe cơ giới quân sự mang biển số Bắc Kinh, Tế Nam, Tứ Xuyên…
Có thông tin cho biết, quân đội TQ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc diễn tập quân sự liên tỉnh với quy mô lớn nhất trong năm 2011. Tuy nhiên, cũng có những thông tin khác cho rằng, hoạt động chuyển quân trên nhiều khả năng là có liên quan tới tình hình căng thẳng trên Biển Đông gần đây, thậm chí một số diễn đàn mạng còn đồn đoán TQ đang chuẩn bị tiến hành một chiến dịch quân sự với VN (có thông tin nói vào mùa thu tới).
Phản ứng trước các tin đồn này, ngày 9/8, BQP/TQ đã ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này. Các kênh thông tin chính thống của VN chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.
Mục diễn đàn thảo luận của trang mạng Asiafinest.com có bài viết cho rằng TQ đang chuẩn bị chiến tranh chống VN.
Trước tình hình VN và PLP ngày càng tăng cường hoạt động xâm chiếm các đảo và khai thác dầu cũng như các nguồn tài nguyên khác, TQ có thể lấy lý do tuyên bố phá hủy hiệp định hòa bình của các nước này để thực hiện chiến tranh và buộc họ phải rời khỏi các đảo chủ quyền của TQ. Khi TQ tăng cường chuẩn bị chiến tranh, VN chắc chắn sẽ có một số dấu hiệu nhượng bộ.
Theo bình luận, nếu chiến tranh xảy ra, việc phá hủy lực lượng không quân và hải quân VN không phải là nhiệm vụ quá khó khăn bởi VN không có quá nhiều máy bay chiến đấu và tiêm kích. Không lực VN chỉ có khoảng 60 chiếc Su-30 và Su-27 và khoảng 30 Mig-23 và 200 Mig-21, đều là máy bay của Nga, là quá nhỏ nếu so với số lượng của TQ là khoảng 600 Su-30, Su-27, J-10, và J-11cùng với hàng trăm chiến đấu cơ khác và máy bay của TQ thuộc thế hệ cao cấp hơn nếu xét về công nghệ và khả năng chiến đấu. Hơn nữa, TQ cũng có nhiều tên lửa có thể triển khai đánh chặn từ xa. Lực lượng hải quân hiện nay của VN chỉ là một vài tàu tuần tra biển có thể được trang bị súng máy. Mặc dù hiện VN đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhưng để có được các tàu này cũng phải trong giai đoạn từ 2012 – 2016. Vì vậy TQ sẽ có lợi thế để phá hủy lực lượng hải quân VN với tổn thất thấp hơn. Hơn nữa, các tàu chở tên lửa của TQ có thể bắn trúng mục tiêu từ cách xa 100 km.
Liên quan đến vấn đề này, trên mục blog quân sự của trang mạng “Hoàn Cầu” ngày 8/8 đưa thông tin:
BTQP TQ Lương Quang Liệt mới đây đã ký ban hành Sắc lệnh số 01 Bộ Quốc phòng, chỉ thị tấn công VN trong dịp Quốc khánh (không nói rõ là Quốc khánh TQ 1/10 hay Quốc khánh VN 2/9). Đồng thời Quân ủy Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo tác chiến với VN, do BT Lương Quang Liệt làm Trưởng ban, Tổng Tham mưu trưởng Trần Bính Đức làm Phó Trưởng ban, thành viên bao gồm các ông Chương Tiết Sinh (Phó Tổng Tham mưu trưởng thường trực), Ngô Thắng Lợi (Tư lệnh Hải quân), Hứa Kỳ Lượng (Tư lệnh Không quân); Chỉ định Tư lệnh Quân khu Thành Đô Lý Thế Minh làm Tổng Chỉ huy tác chiến tiền tuyến Trung – Việt; Tư lệnh hạm đội Biển Đông Tô Chi Tiền và Phó Tư lệnh không quân Trần Tiểu Công làm Phó Tổng chỉ huy tác chiến; Tham mưu trưởng Quân khu Thành Đô Ngải Hổ Sinh, Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu Giả Hiểu Vỹ làm Tham mưu trưởng Liên tịch tiền tuyến.
Tổng Tham mưu trưởng đề ra phương án tác chiến dự kiến là: trước tiên tiến hành ném bom oanh tạc liên tục 72 giờ đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các căn cứ quân sự quan trọng, sau đó đưa bộ binh tiến đánh. Quân đoàn 20 thuộc Quân khu Tế Nam sẽ phối hợp với quân đoàn 41 tại Quảng Tây đánh xuống VN từ phía Đông; quân đoàn 13 thuộc Quân khu Thành Đô phối hợp với quân đoàn 14 tại Vân Nam đánh xuống từ phía Tây; quân đoàn 54 thuộc Quân khu Tế Nam xuất phát từ Vân Nam đi qua Lào, CPC đánh vào TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Hải quân hạm đội Biển Đông và Sư đoàn tăng lội nước Quân khu Nam Kinh đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ, phối hợp với bộ binh bao vây Hà Nội; đặc biệt, quân đoàn lính dù số 15 sẽ lần đầu tiên tham chiến, với nhiệm vụ nhảy dù chiếm lĩnh khu vực trung bộ VN, nơi có địa hình hẹp.
BBC, RFA – 10/8: Trung Quốc đưa hàng nghìn công nhân vào Cà Mau. Nhiều tờ báo lớn trong nước vừa đồng loạt đưa tin về việc có đến hơn 1.000 lao động TQ không phép đang làm việc tại công trường nhà máy đạm Cà Mau thuộc dự án khí-điện-đạm Cà Mau tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Theo báo Tiền Phong, số lao động “chui” người TQ là 1.360 người, trong khi con số này theo báo Tuổi Trẻ là 1.051 người. Số công nhân TQ bất hợp pháp này bị phát hiện trong một đợt kiểm tra về lao động nước ngoài của Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau vào đầu tháng 8/2011.
Hiện công ty cổ phần khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn của TQ đang là nhà thầu chính hiện đang thi công dự án nhà máy đạm trong tổ hợp dự án kể từ năm 2008. Theo báo Tuổi Trẻ, nhà thầu này đã trực tiếp đưa số lao động này từ TQ sang làm việc. Các công nhân này làm việc, ăn, ngủ và sinh hoạt trực tiếp trong các khu nhà tập thể tại công trường. Phần lớn lao động TQ này là công nhân lành nghề và lao động phổ thông, làm những công việc mà công nhân VN có thể thay thế được.
Báo Thanh Niên còn mô tả cụ thể hơn là những công nhân này làm những “công việc thủ công” như “khiêng gạch, bẻ sắt” với tiền công mỗi ngày khoảng 100 nghìn đồng. Tờ báo dẫn lời ông Văn Tiến Thanh, Phó Trưởng ban quản lý dự án khí-điện-đạm Cà Mau, giải thích rằng nhà thầu TQ không tuyển được người VN nên phải thuê lao động TQ. Ông nói lao động VN không đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng như công nhân TQ. Ngoài ra, do nhà thầu Ngũ Hoàn trả lương theo mặt bằng TQ, tức là chỉ 100.000 đồng cho một ngày lao động đơn giản nên nhiều lao động VN không muốn làm.
Trong khi đó, báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Thanh Tòng, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, nói rằng phía nhà thầu TQ chưa từng có động thái gì để nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ tìm công nhân địa phương để đắp vào chỗ lao động bị thiếu hụt. Ông Tòng cho biết ông đã gửi văn bản báo cáo về vụ việc lên Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng từ chối nói rõ chi tiết với BBC. Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, bà Chung Ngọc Nhẫn, cho biết việc nhà thầu TQ sử dụng lao động nước ngoài “không phép”, “không có hồ sơ” và “không báo cáo” đã gây khó khăn cho việc quản lý lao động người nước ngoài. Báo Tiền Phong cũng dẫn lời ông Dữ Minh Huân từ Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau cho biết nhà thầu TQ đã từng bị phạt về sử dụng lao động nước ngoài không phép và họ đều nộp phạt đầy đủ. Theo Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, hướng giải quyết các lao động TQ không phép này phải chờ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban tỉnh Cà Mau.
-VN tăng cường an ninh biên giới phía Bắc bbc
Tin cho hay Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng vừa có cuộc họp với 12 tỉnh biên giới phía Bắc nhằm thúc đẩy công tác bảo vệ chủ quyền biên giới.
Báo Nhân dân đưa tin Hội nghị Tăng cường An ninh Biên giới Đất liền, Bờ biển vừa được tổ chức sáng thứ Tư 10/08 tại TP Sapa, tỉnh Lào Cai.Một ngày trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận quân đội nước này đã có tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam, nhưng nói đây chỉ là hoạt động thường niên.
Tuy thời điểm của cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu tổ chức không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.
Không rõ cuộc họp của lực lượng biên phòng Việt Nam có liên quan gì tới hoạt động của nước láng giềng hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Bản tin ngắn trên báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho hay hội nghị do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức có sự tham gia của "12 tỉnh, thành phố có biên giới đất liền, bờ biển ở phía Bắc là: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình".
Thế trận biên phòng toàn dân
Được biết Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đã có bài phát biểu tại hội nghị, trong đó ông nhấn mạnh "tầm quan trọng của công tác bảo vệ chủ quyền biên giới" và sự phối hợp giữa lực lượng biên phòng và chính quyền các địa phương.Thông điệp của bộ đội biên phòng là trong thời gian tới, trọng tâm sẽ được đặt vào việc "tập trung xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, đảm bảo an ninh-trật tự biên giới quốc gia".
Lãnh đạo bộ đội biên phòng Việt Nam nói chủ trương của lực lượng vẫn là "giữ vững ổn định chính trị, quan hệ tốt với các nước láng giềng, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, cùng phát triển".
Bảy tỉnh phía Bắc của Việt Nam có biên giới đất liền với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.
Ngoài ra, một số tỉnh có biên giới trên biển với Trung Quốc và biên giới đất liền với Lào.
Cuối tháng trước, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam do Trung tướng Chính ủy Võ Trọng Việt dẫn đầu, đã có chuyến công cán tại Quân khu Quảng Châu và Vân Nam (thuộc Quân khu Thành Đô) của quân đội Trung Quốc.
- Tăng cường an ninh biên giới phía Bắc (NLĐ). - Nóng trong ngày: Tăng cường An ninh biên giới(VNN).
-Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam - (BBC)-Trung Quốc nói đây chỉ là hoạt động thường niên
Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giới với Việt Nam chỉ là 'hoạt động thường niên'.
Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam.Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.
Phản ứng trước các tin đồn này, hôm thứ Ba 09/08 Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này.
Các kênh thông tin chính thống của Việt Nam chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.
Trong quá khứ Hà Nội đã một vài lần phản đối hoạt động tập trận của Trung Quốc tại các khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.
Ngược lại, Bắc Kinh cũng chỉ trích hoạt động tương tự của quân đội Việt Nam, nhất là các hoạt động có sự tham gia của một nước thứ ba.
'Trả giá đắt'
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo "một số nước" liên quan tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.Tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản nước này mới đây có bài nghiêm khắc chỉ trích việc quân đội Philippines xây cất cơ sở trên đảo Flat (tiếng Việt là đảo Bình Nguyên) tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Bài trên Nhân dân Nhật báo gọi việc này là sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm Tuyên bố chung của các bên liên quan về Biển Đông (DOC).
Bắc Kinh nói đây là lãnh thổ truyền thống của mình.
Bài báo viết: "Giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông là một quá trình lâu dài và phức tạp".
Theo đó, các bên cần gây dựng tin tưởng lẫn nhau để đặt nền tảng cho đàm phán song phương trong tương lai.
"Trung Quốc không phản đối việc thương lượng đưa ra các tiêu chuẩn ràng buộc khi nào có thể được nhưng cho rằng quan trọng nhất lúc này là hợp tác trên thực tiễn."
Nhân dân Nhật báo nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn đề cao chủ trương "gác tranh chấp để cùng khai thác" nhưng các quốc gia liên quan cần hiểu rõ rằng điều này không có nghĩa "một số nước nào đó có thể xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc".
"Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá đắt."
Trong khi đó, giới truyền thông dự đoán, việc Trung Quốc tăng cường quân lực ở Khu tự trị dân tộc Choang, dọc biên giới với Việt Nam có thể liên quan tới những căng thẳng gần đây ở biển Đông.
Theo Tân Hoa, từ ngày 13/6 đến 30/7, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với phía Pháp sử dụng tàu thăm dò “Tan Bao Hao” tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa (Bản tin của Tân Hoa xã gọi là “Tây Sa”) đến phía Bắc quần đảo Trường Sa (Bản tin của Tân Hoa Xã gọi là “Nam Sa”).
Trước sự việc này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga hôm qua cho biết, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc nêu rõ quan điểm của Việt Nam, phản đối các hoạt động của phía Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Bà Nga cũng cho biết Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động.
>> Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền
Theo Tân Hoa, từ ngày 13/6 đến 30/7, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với phía Pháp sử dụng tàu thăm dò “Tan Bao Hao” tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa (Bản tin của Tân Hoa xã gọi là “Tây Sa”) đến phía Bắc quần đảo Trường Sa (Bản tin của Tân Hoa Xã gọi là “Nam Sa”).
Trước sự việc này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga hôm qua cho biết, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc nêu rõ quan điểm của Việt Nam, phản đối các hoạt động của phía Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Bà Nga cũng cho biết Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động.
>> Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền
-Quân đội TQ tập trận ở phía Nam