Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Quy định của pháp luật về việc tập trung đông người nơi công cộng

-Nghị định 38/2005/NĐ-CP: những điểm hạn chế
 
Tìm hiểu về Nghị định số 38/2005/NĐ-CP tôi thấy Nghị định có những điểm hạn chế sau. Nghị định tuy có đưa ra thủ tục đăng ký tập trung đông người nơi công cộng (Điều 8) và thời hạn xem xét đăng ký tập trung đông người nơi công cộng (Khoản 2 Điều8), nhưng Nghị định không có chế tài quyền từ chối cho phép tập trung đông người nơi công cộng. Điểm này dẫn tới các cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối cho phép tập trung đông người nơi công cộng mà không có lý do một cách thỏa đáng. Điều này dẫn tới trên thực tế quyền tập trung đông người ôn hòa hay biểu tình ôn hòa hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của Chính quyền. Đây là điểm hạn chế lớn nhất của Nghị định 38, hạn chế quyền hiến định của người dân. Ngoài ra, Nghị định 38 có những điều khoản tạo ra sự bất đối xứng giữa người dân và Chính phủ. Các cơ quan, tổ chức chính thống có thể tổ chức mít tinh, biểu tình thoải mái, không cần xin phép, trong khi đó người dân phải xin phép. Nghị định 38 còn có điều khoản mà tôi thấy buồn cười (Khoản 2 Điều 11), tuy không buồn cười đối với tinh thần pháp luật "vừa tình, vừa lý" của văn hóa truyền thống Việt Nam. Điều khoản này tạo ra khó khăn cho cả 2 phía: phía người dân lẫn Chính quyền.

Do những hạn chế trên của Nghị định 38 mà Luật Biểu tình cần thiết phải có để phát triển xã hội một cách hài hòa, đồng thời đảm bảo những quyền cơ bản của người dân được Hiến pháp quy định.

-Quyền biểu tình của công dân- Hoàng Xuân Phú

Biểu tình không phải là quyền mặc định


-Quy định của pháp luật về việc tập trung đông người nơi công cộng HNM
-Tin liên quan:
Để giữ gìn trật tự công cộng, góp phần bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật, ngày 18-3-2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2005/NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.

Theo Điều 7 của nghị định, việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với UBND có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký (quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức). Bản đăng ký phải có các nội dung cơ bản sau: a) Họ tên, tuổi, địa chỉ của người đăng ký; tên, trụ sở và các thông tin khác của tổ chức đăng ký; b) Nội dung, mục đích việc tập trung đông người; c) Ngày, giờ diễn ra hoạt động, thời gian kết thúc; d) Địa điểm tập trung, đường đi, sơ đồ lộ trình sẽ đi qua; đ) Tên của các tổ chức dự kiến tham gia và họ tên, tuổi, địa chỉ của người đại diện cho tổ chức đó; e) Số người dự kiến tham gia; cờ, ảnh, phương tiện mang theo, nội dung biểu ngữ, khẩu hiệu (nếu có); g) Cam kết thực hiện đúng nội dung, phạm vi hoạt động đã đăng ký và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản đăng ký, chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc đăng ký tập trung đông người. Chủ tịch UBND đã cho phép hoặc chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp có quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc hủy bỏ việc tập trung đông người khi xét thấy các hoạt động đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc vi phạm nội dung đã cho phép...

Các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng gồm: 1. Quy định khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; 2. Phân luồng giao thông, cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông ra, vào những khu vực nhất định; 3. Khi xảy ra tình trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng thì tùy theo tình hình cụ thể, cơ quan chức năng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau đây để ổn định tình hình, bảo đảm trật tự công cộng và xử lý người vi phạm: a) Thuyết phục, yêu cầu mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng và chấm dứt ngay hành vi vi phạm; b) Đặt rào cản, chốt giữ các nút giao thông; c) Tạm đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông; d) Kiểm tra giấy tờ tùy thân; khám người, phương tiện; tạm giữ người, phương tiện vi phạm; thu giữ vũ khí và các vật dụng nguy hiểm theo quy định của pháp luật; đ) Cưỡng chế người có hành vi vi phạm rời khỏi địa điểm tập trung đông người trái pháp luật; e) Sử dụng công cụ hỗ trợ và các công cụ, phương tiện khác để bảo đảm trật tự công cộng; g) Trưng dụng tạm thời phương tiện, cơ sở vật chất của cơ quan, tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật để phục vụ cho các biện pháp cấp bách nhằm lập lại trật tự công cộng; h) Các biện pháp khác do pháp luật quy định (quy định tại Điều 9 Nghị định 38/2005/NĐ-CP).
Giới hạn của hoạt động biểu tình ở một số quốc gia
Phần lớn nội dung của luật biểu tình ở các quốc gia có nhiều điểm chung như: quy định giờ giấc, địa điểm, phạm vi và cả những yếu tố kỹ thuật liên quan và biện pháp phòng ngừa những hành vi quá giới hạn cho phép.

Ví dụ, ở Anh các cuộc biểu tình phải xin phép trước 14 ngày. Địa điểm biểu tình có thể diễn ra ở nhiều nơi trừ các khu vực cấm như quanh tòa nhà quốc hội. Tuy nhiên, người biểu tình sẽ bị ngăn chặn hoặc giải tán ngay nếu gây cản trở giao thông hoặc có biểu hiện gây bạo loạn. Người biểu tình có hành động kích động bạo lực, tiến hành các hành vi bạo lực đều bị bắt giữ và có thể bị kết tội hình sự.

Tại Iraq, người tổ chức biểu tình phải nộp đơn lên Bộ trưởng Nội vụ và Thống đốc tỉnh 72 giờ trước khi tiến hành biểu tình, trong đó nêu rõ số người sẽ tham gia cũng như thời gian và địa điểm biểu tình. Biểu tình phải diễn ra hòa bình, các khẩu hiệu sử dụng trong cuộc biểu tình không được kích động bạo lực tôn giáo và sắc tộc, người biểu tình không được mang theo vũ khí nóng; nếu dẫn tới bạo lực sẽ phải hứng chịu các biện pháp trấn áp theo thẩm quyền của cảnh sát. Lệnh giới nghiêm cũng có thể được ban hành trong các trường hợp cuộc biểu tình có dấu hiệu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh...
Phương Chi
--Yêu nước là phải chấp hành nghiêm pháp luật 
(HNM) - Sau khi UBND thành phố Hà Nội ra Thông báo yêu cầu chấm dứt các hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát (ngày 18-8), sáng Chủ nhật 21-8 vẫn còn một số người cố tình mang theo băng rôn, biểu ngữ tụ tập hò hét ở khu vực Bờ Hồ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình trật tự công cộng.

Thậm chí khi được lực lượng chức năng tuyên truyền, giải thích đề nghị giải tán, nhóm người trên còn có hành vi gây rối, chống đối người thừa hành nhiệm vụ. Bức xúc trước những hành vi nêu trên, nhiều người dân Thủ đô đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Báo Hànộimới xin trích đăng một số ý kiến.


Hà Nội thanh bình.    Ảnh: Hoàng Long
Ông Trần Xuân Quang (phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm): Yêu nước là chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước

Chúng ta sống và làm việc theo pháp luật. Một người là công dân tốt, công dân yêu nước thì trước tiên phải chấp hành nghiêm pháp luật. Nay bất chấp thông báo của thành phố, các quy định của pháp luật hiện hành, những người này vẫn cố tình đi ngược lại chủ trương của Đảng, Nhà nước; cố tình gây mất an ninh trật tự, như vậy thử hỏi ý thức trách nhiệm công dân của họ ở đâu? Có thể nói, những hành động cố tình đó không những không có lợi mà còn gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Ông Phạm Vũ Giang (Tổ phó Tổ dân phố 16, phường Quang Trung, Hà Đông):Phải xử lý nghiêm những người cố tình vi phạm


Ngày 18-8, UBND thành phố đã có thông báo yêu cầu chấm dứt các hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát; đồng thời đã tăng cường tuyên truyền, giải thích trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như trực tiếp tới những người đã từng tham gia, nên không có lý gì mà vẫn tiếp tục tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên các đường phố được. Theo tôi, đã đến lúc chính quyền thành phố cần có biện pháp cứng rắn hơn, xử lý nghiêm, kiên quyết đối với những người cố tình vi phạm.

Ông Nguyễn Văn Hùng (phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm): Giải tán những người tụ tập, hò hét là cần thiết


Khoảng 9 giờ sáng 21-8, có dịp đi qua hồ Hoàn Kiếm, tôi đã chứng kiến một số người tụ tập, căng biểu ngữ, hò hét ở khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ. Mặc dù lực lượng chức năng đã kiên trì tuyên truyền, vận động, yêu cầu giải tán nhưng họ vẫn cố tình chây ỳ, gây rối trật tự công cộng, thậm chí có những hành vi quá khích, chống đối người thi hành công vụ. Chỉ đến khi lực lượng chức năng kiên quyết giải tán đám người này thì tình hình an ninh trật tự tại khu vực mới được bảo đảm. Nếu những hành vi xấu này không được ngăn chặn sớm, chắc chắn tạo nên hình ảnh không đẹp đối với Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình.

Bà Vũ Thị Lan (phố Đoàn Thị Điểm, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa): Hãy là một công dân tốt

Theo tôi, yêu nước không có nghĩa cứ phải đi tuần hành, biểu tình hô hào khẩu hiệu mà yêu nước có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Hãy là một công dân tốt, chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đó chính là thể hiện lòng yêu nước. Tôi đồng tình với đánh giá của các cơ quan chức năng khi cho rằng những cuộc tụ tập, biểu tình gần đây đang bị một số kẻ xấu lợi dụng, trong đó không ít người đã bị kích động tham gia gây mất an ninh, trật tự.

Bà Lê Thị Hằng (phường Mộ Lao, quận Hà Đông): Báo chí cần tuyên truyền nhiều hơn

Thông báo về việc chấm dứt biểu tình tự phát của UBND thành phố Hà Nội đã được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng đến hôm nay một số người vẫn tiếp tục tuần hành, tụ tập đông người, điều đó cho thấy, nhận thức, quan điểm của họ vẫn chưa rõ ràng. Trong khi suy nghĩ còn chưa "chín", thì việc tụ tập vào thời điểm này sẽ khiến họ dễ bị kích động, sa đà vào những luận điệu giả dối của thế lực thù địch đang cố tình gây bất ổn trên địa bàn Thủ đô. Tôi mong rằng, các cơ quan báo chí có nhiều bài viết với những luận điểm sắc sảo, chặt chẽ, giúp người dân thấy được sự nguy hiểm, những "cạm bẫy" của kẻ xấu, nếu không tỉnh táo sẽ rất dễ bị lợi dụng, lôi kéo.

Sinh viên Lâm Thị Kiều Anh (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội): Cần công khai danh tính những người cố tình vi phạm

Trong một xã hội, hành động của mỗi người đều phải tuân theo khuôn phép, mọi hoạt động phải bảo đảm không vi phạm pháp luật, không được làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Các cơ quan chức năng cần nêu công khai danh tính của những người cố tình tụ tập, tuần hành tự phát trong ngày 21-8 để đưa về các đơn vị cơ quan, khu phố nhằm tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho họ hiểu về ý thức chấp hành pháp luật.

Bà Hoàng Thị Hoa (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng): Cần có sự vào cuộc tích cực của các gia đình


Tôi có con đang theo học ở hai trường đại học tại Hà Nội, mỗi khi các cháu hội họp ở nhà, tôi lại nghe các cháu bàn về những cuộc biểu tình tự phát. Tôi đã tìm hiểu và được biết một số cháu muốn tham gia vì tò mò, thích chơi trội… Đây chính là điều nguy hại cho lớp thanh niên, bởi các cháu đang ngộ nhận về mình. Sau khi biết được điều đó, tôi đã phân tích để các cháu hiểu, không tham gia, không cổ vũ cho những hoạt động như vậy. Để các cháu có suy nghĩ đúng đắn, ngoài sự tuyên truyền, dạy dỗ của nhà trường, thì các bậc ông bà, cha mẹ… trong mỗi gia đình cũng phải có trách nhiệm bảo ban, giúp các cháu hiểu rõ hơn bản chất vấn đề.

Ông Nguyễn Văn Tiến (Tổ phó tổ 26, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa): Giữ vững danh hiệu "Thành phố vì hòa bình"


"Hà Nội - Thành phố vì hòa bình" danh hiệu ấy đã ghi dấu trong lòng nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung hơn 10 năm qua, kể từ khi được UNESCO trao tặng năm 1999. Đó là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với một Thủ đô nghìn năm văn hiến, với những con người Hà Nội thanh lịch và tài hoa, cùng nhân dân cả nước chiến thắng vẻ vang các đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do cho nước nhà, nay không ngừng phấn đấu cho nền hòa bình trường tồn. Đừng giả danh lòng yêu nước để làm mất trật tự an ninh, làm hoen ố hình ảnh Thành phố vì hòa bình.

Bà Hoàng Thị Hải Ninh (Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy): Hãy làm chủ bản thân

Thực tế cho thấy, ban đầu số người tụ tập tự phát để phản đối một số hành động của Trung Quốc trong thời gian qua phần lớn là xuất phát từ lòng yêu nước và sự bức xúc, nhưng sau đó nhiều người lại tham gia do bị chi phối bởi những thông tin không đúng, bịa đặt từ một số trang thông tin cá nhân trên mạng internet. Điều đó cho thấy các cơ quan chức năng cần hệ thống hóa và phản bác những thông tin sai lệch kết hợp với việc nắm bắt thực tế để có kế hoạch tuyên truyền về tình hình Biển Đông. Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin để không trở thành "con tốt đen" cho một số phần tử đang lợi dụng cơ hội này để chống phá Nhà nước ta.

Nhóm PV Bạn đọc thực hiện
.

Tổng số lượt xem trang