Những thăng trầm trong quan hệ Trung – Mỹ
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ New York Times, Đô đốc Mike Mullen, người vừa thăm chính thức Trung Quốc hồi tháng 7 thừa nhận quan hệ Trung – Mỹ hầu như chìm trong các mối “hiểu lầm và nghi kỵ lẫn nhau”.
Đồng thời, Mullen cũng lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về việc thường xuyên trút những cơn bất mãn lên quan hệ quốc phòng song phương như cách trả đũa mỗi khi quan hệ gặp trắc trở.
“Khi họ bất mãn với những gì chúng tôi làm. Họ cắt đứt quan hệ quân sự. Chuyện này không thể tiếp diễn nữa”, ông Mullen nhấn mạnh.
Nhìn lại trong quá khứ, việc cắt giảm, đình chỉ các chuyến thăm, trao đổi và hợp tác quân sự với Mỹ là việc thường được Trung Quốc áp dụng mỗi khi quan hệ song phương gặp vấn đề. Không khó để kể ra một số ví dụ liên quan đến vấn đề này. Đơn cử như sau vụ máy bay Mỹ đánh bom nhầm Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999; vụ va chạm giữa máy bay gián điệp EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ với máy bay quân sự Trung Quốc ngoài khơi bờ biển nước này năm 2000; đặc biệt, để phản đối các thương vụ mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc không ngần ngại đình chỉ các chuyến thăm quốc phòng cấp cao giữa hai nước, không cho các tàu Hải quân Mỹ cập cảng Trung Quốc, hủy bỏ các hội nghị về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và tỏ ra bất hợp tác trong nỗ lực không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đồng thời hủy bỏ hàng chục chương trình hợp tác quân sự Trung – Mỹ khác.
Tuy nhiên, không riêng gì Trung Quốc, phía Mỹ cũng nhiều lần hủy bỏ các dịp trao đổi song phương. Điển hình là việc chính quyền George H. W. Bush quyết định đình chỉ hợp tác quân sự và chuyền giao công nghệ quốc phòng; cũng như đóng băng vô thời hạn tất cả các chuyến thăm cấp cao với các lãnh đạo quân đội Trung Quốc nhằm phản đối nước này trong vụ Thiên An Môn năm 1989.
Và phải đến tháng 10/1993, khi Trợ lý Ngoại trưởng quốc phòng Mỹ đảm nhiệm các vấn đề an ninh quốc tế Chas W. Freeman Jr đến thăm Trung Quốc, quan hệ quốc phòng song phương Trung - Mỹ mới được nối lại.
Song, một thập kỷ sau đó, quan hệ Trung - Mỹ lại bị phủ bức màn đen tối khi Quốc hội Mỹ thể hiện sự giận dữ trước các hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Mỹ bằng cách áp đặt và hạn chế khắt khe lên quan hệ hợp tác giữa Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Lầu Năm Góc.
Theo đó, luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2000 của Mỹ chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng không được phép thông qua bất cứ liên hệ về mặt quân sự nào với Trung Quốc.
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài không liên quan đến các trao đổi quân sự (như việc Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc đàn áp tự do nhân quyền, các chính sách của nước này với Tây Tạng và Đài Loan cũng như các thương vụ mua bán tên lửa đạn đạo và công nghệ hạt nhân của Bắc Kinh với các nước nhỏ khác) cũng góp phần khiến Mỹ bất mãn và phản ứng bằng cách đình chỉ các quan hệ quốc phòng song phương với Trung Quốc.
Trung – Mỹ nỗ lực cải thiện quan hệ dù liên tiếp vấp phải mâu thuẫn lợi ích
Bất chấp những thăng trầm trong quan hệ xuyên suốt nhiều thập kỷ qua, hiện nay Trung – Mỹ đang bắt đầu giai đoạn nỗ lực cải thiện quan hệ trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực quốc phòng.
Đô đốc Mullen từng nhận định, việc cải thiện quan hệ quân sự giữa quân đội Mỹ và PLA đòi hỏi hai bên phát triển “niềm tin chiến lược lẫn nhau” thông qua các cuộc đối thoại nhằm xóa bỏ hiểu lầm.
“Một vài hiểu lầm giữa quân đội hai bên có thể được xóa bỏ bằng cách đối thoại và thái độ cùng hướng tới những mục đích chung", Đô đốc Mullen nhấn mạnh.
Lợi ích chung giữa Mỹ và Trung Quốc mà Mullen muốn ám chỉ là việc bảo vệ các tuyến hải vận khỏi nạn cướp biển, cùng nhau ngăn chặn nạn phổ biến vũ khí hủy hiệt hàng loạt, ngăn chặn sự gia tăng các hoạt động buôn bán thuốc phiện cũng như thúc đẩy ổn định khu vực ở hai miền Triều Tiên và Pakistan.
Nỗ lực cải thiện quan hệ Trung - Mỹ gần đây được thể hiện rõ bằng sự kiện Đô đốc Mullen thăm Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua sau chuyến thăm đến Mỹ trước đó Tổng tham mưu trưởng Đới Bỉnh Quốc, người đứng đầu PLA vào hồi tháng 5. Trong chuyến công du này, Đô đốc Mullen khẳng định những chuyến thăm cấp cao như thế này sẽ là công cụ trọng yếu nhằm khắc phục sự mất lòng tin giữa hai bên.
Tuy nhiên, thực tế là những cuộc gặp cấp cao của giới quân sự Trung – Mỹ không có gì là mới mẻ bởi trong hai thập kỷ qua, nhiều quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước cũng từng có những chuyến thăm viếng lẫn nhau.
Chẳng hạn, Bắc Kinh từng thăm căn cứ quân sự của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng và San Diego. Trong khi đó, Hải quân Mỹ đáp trả bằng việc thăm cảng Hong Kong của Trung Quốc thường niên.
Ngoài ra, nhiều học viện quốc phòng cũng như các ĐH an ninh, quốc phòng hai nước thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi học thuật với nhau.
Chưa dừng lại, quan chức quân sự hai nước cũng liên tục thăm các cơ sở quân sự của nhau, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo bàn về lý luận quân sự và các vấn đề quân sự liên quan. Tuy nhiên, bất chấp mọi hoạt động đó, sự đối đầu và nghi kỵ lẫn nhau vẫn tiếp diễn.
Ví dụ điển hình cho nhận định trên là sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến Trung Quốc năm 1998, giới chức hai nước đi đến thống nhất về việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung.
Năm 2000, Trung Quốc cử quan sát viên quân sự tham dự cuộc tập trận RIMPAC do Mỹ dẫn đầu. Ngược lại, phía Mỹ cũng cử Tướng Henry Shelton, lúc đó đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tham dự cuộc tập trận của Trung Quốc tại Quân khu Nam Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ lần đầu tiên lên kế hoạch cho một cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn quy mô với sự tham gia của các tàu chiến vào tháng 9/2006 ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và San Diego, Mỹ.
Tuy nhiên, sau đó, phía Trung Quốc tuyên bố đình chỉ tất cả các đợt diễn tập quân sự và cắt đứt liên hệ quân sự với Mỹ ngay khi chính quyền George W. Bush thông qua gói vũ khí kỷ lục bán cho Đài Loan tháng 10/2008.
Trước đó, trong mọi trường hợp, các cuộc diễn tập quân sự Trung - Mỹ luôn có quy mô nhỏ hơn so với các cuộc diễn tập tương tự của Trung Quốc với Nga và một số nước Trung Á.
Một điểm nữa đó là giới chức Trung Quốc luôn lo lắng việc nâng cao sự minh bạch trong chính sách quốc phòng có thể tạo điều kiện cho cơ quan tình báo quân sự Mỹ nhìn thấu những điểm yếu quốc phòng của họ.
Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc quyết tâm duy trì và kiểm soát chặt tất cả các cuộc đối thoại Trung – Mỹ, giám sát nghiêm ngặt các quan hệ quân sự với nước ngoài của PLA và không bao giờ tỏ ra mặn mà trong việc tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa PLA với giới chức Mỹ.
Do vậy, dẫu trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, Đô đốc Mullen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ thì hai bên vẫn nhận thức rõ trong suốt nhiều thập kỷ qua và cho đến tận bây giờ, lợi ích cơ bản của họ là hoàn toàn khác biệt.
Các cuộc đối thoại Trung – Mỹ có thể làm giảm căng thẳng trong những thời điểm "hiểu lầm" nhưng cũng phơi bày một cách rõ ràng hơn bao giờ hết sự khác nhau cơ bản về mặt lợi ích của Trung Quốc và Mỹ.
Rốt cuộc thì, vấn đề của Trung Quốc và Mỹ là hai nước này hiện đang là đối thủ tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á và có khả năng là địch thủ cạnh tranh quyền bá chủ khu vực.
Sự bất đồng cơ bản nói chung giữa hai nước còn thể hiện ở khái niệm mở rộng chủ quyền quốc gia của Bắc Kinh đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích địa chiến lược của Mỹ. Điều này dẫn đến quan hệ quốc phòng Trung – Mỹ không có khả năng cải thiện chừng nào hai nước vẫn tiếp tục đối đầu trong các vấn đề an ninh cơ bản. Kết quả là, các cam kết ngoại giao dễ dàng bị phá vỡ và đối đầu Trung – Mỹ sẽ vẫn tiếp diễn.
Ngoài ra, việc Trung Quốc chủ trương tăng cường sức mạnh toàn diện cho PLA bằng việc công bố ngân sách quốc phòng “khủng” trong vài năm trở lại đây; cùng với chủ trương và tham vọng mở rộng hoạt động quân sự trên phạm vi toàn cầu của nước này rõ ràng đang làm tăng nguy cơ một cuộc xung đột quân sự Trung – Mỹ trong tương lai.
>> Lê Dung (theo The Diplomat)
Nguồn: Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ New York Times, Đô đốc Mike Mullen, người vừa thăm chính thức Trung Quốc hồi tháng 7 thừa nhận quan hệ Trung – Mỹ hầu như chìm trong các mối “hiểu lầm và nghi kỵ lẫn nhau”.
Đồng thời, Mullen cũng lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về việc thường xuyên trút những cơn bất mãn lên quan hệ quốc phòng song phương như cách trả đũa mỗi khi quan hệ gặp trắc trở.
“Khi họ bất mãn với những gì chúng tôi làm. Họ cắt đứt quan hệ quân sự. Chuyện này không thể tiếp diễn nữa”, ông Mullen nhấn mạnh.
Đô đốc Mike Mullen (thứ 2 từ phải sang) gặp giới chức Trung Quốc trong chuyến thăm nước này hồi tháng 7. |
Nhìn lại trong quá khứ, việc cắt giảm, đình chỉ các chuyến thăm, trao đổi và hợp tác quân sự với Mỹ là việc thường được Trung Quốc áp dụng mỗi khi quan hệ song phương gặp vấn đề. Không khó để kể ra một số ví dụ liên quan đến vấn đề này. Đơn cử như sau vụ máy bay Mỹ đánh bom nhầm Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999; vụ va chạm giữa máy bay gián điệp EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ với máy bay quân sự Trung Quốc ngoài khơi bờ biển nước này năm 2000; đặc biệt, để phản đối các thương vụ mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc không ngần ngại đình chỉ các chuyến thăm quốc phòng cấp cao giữa hai nước, không cho các tàu Hải quân Mỹ cập cảng Trung Quốc, hủy bỏ các hội nghị về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và tỏ ra bất hợp tác trong nỗ lực không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đồng thời hủy bỏ hàng chục chương trình hợp tác quân sự Trung – Mỹ khác.
Tuy nhiên, không riêng gì Trung Quốc, phía Mỹ cũng nhiều lần hủy bỏ các dịp trao đổi song phương. Điển hình là việc chính quyền George H. W. Bush quyết định đình chỉ hợp tác quân sự và chuyền giao công nghệ quốc phòng; cũng như đóng băng vô thời hạn tất cả các chuyến thăm cấp cao với các lãnh đạo quân đội Trung Quốc nhằm phản đối nước này trong vụ Thiên An Môn năm 1989.
Và phải đến tháng 10/1993, khi Trợ lý Ngoại trưởng quốc phòng Mỹ đảm nhiệm các vấn đề an ninh quốc tế Chas W. Freeman Jr đến thăm Trung Quốc, quan hệ quốc phòng song phương Trung - Mỹ mới được nối lại.
Song, một thập kỷ sau đó, quan hệ Trung - Mỹ lại bị phủ bức màn đen tối khi Quốc hội Mỹ thể hiện sự giận dữ trước các hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Mỹ bằng cách áp đặt và hạn chế khắt khe lên quan hệ hợp tác giữa Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Lầu Năm Góc.
Theo đó, luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2000 của Mỹ chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng không được phép thông qua bất cứ liên hệ về mặt quân sự nào với Trung Quốc.
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài không liên quan đến các trao đổi quân sự (như việc Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc đàn áp tự do nhân quyền, các chính sách của nước này với Tây Tạng và Đài Loan cũng như các thương vụ mua bán tên lửa đạn đạo và công nghệ hạt nhân của Bắc Kinh với các nước nhỏ khác) cũng góp phần khiến Mỹ bất mãn và phản ứng bằng cách đình chỉ các quan hệ quốc phòng song phương với Trung Quốc.
Trung – Mỹ nỗ lực cải thiện quan hệ dù liên tiếp vấp phải mâu thuẫn lợi ích
Bất chấp những thăng trầm trong quan hệ xuyên suốt nhiều thập kỷ qua, hiện nay Trung – Mỹ đang bắt đầu giai đoạn nỗ lực cải thiện quan hệ trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực quốc phòng.
Đô đốc Mullen từng nhận định, việc cải thiện quan hệ quân sự giữa quân đội Mỹ và PLA đòi hỏi hai bên phát triển “niềm tin chiến lược lẫn nhau” thông qua các cuộc đối thoại nhằm xóa bỏ hiểu lầm.
“Một vài hiểu lầm giữa quân đội hai bên có thể được xóa bỏ bằng cách đối thoại và thái độ cùng hướng tới những mục đích chung", Đô đốc Mullen nhấn mạnh.
Lợi ích chung giữa Mỹ và Trung Quốc mà Mullen muốn ám chỉ là việc bảo vệ các tuyến hải vận khỏi nạn cướp biển, cùng nhau ngăn chặn nạn phổ biến vũ khí hủy hiệt hàng loạt, ngăn chặn sự gia tăng các hoạt động buôn bán thuốc phiện cũng như thúc đẩy ổn định khu vực ở hai miền Triều Tiên và Pakistan.
Nỗ lực cải thiện quan hệ Trung - Mỹ gần đây được thể hiện rõ bằng sự kiện Đô đốc Mullen thăm Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua sau chuyến thăm đến Mỹ trước đó Tổng tham mưu trưởng Đới Bỉnh Quốc, người đứng đầu PLA vào hồi tháng 5. Trong chuyến công du này, Đô đốc Mullen khẳng định những chuyến thăm cấp cao như thế này sẽ là công cụ trọng yếu nhằm khắc phục sự mất lòng tin giữa hai bên.
Tướng Trung Quốc Trần Bính Đức (bên trái) nói chuyện với Đô đốc Mỹ Mike Mullen tại Washington ngày 17/5. |
Chẳng hạn, Bắc Kinh từng thăm căn cứ quân sự của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng và San Diego. Trong khi đó, Hải quân Mỹ đáp trả bằng việc thăm cảng Hong Kong của Trung Quốc thường niên.
Ngoài ra, nhiều học viện quốc phòng cũng như các ĐH an ninh, quốc phòng hai nước thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi học thuật với nhau.
Chưa dừng lại, quan chức quân sự hai nước cũng liên tục thăm các cơ sở quân sự của nhau, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo bàn về lý luận quân sự và các vấn đề quân sự liên quan. Tuy nhiên, bất chấp mọi hoạt động đó, sự đối đầu và nghi kỵ lẫn nhau vẫn tiếp diễn.
Ví dụ điển hình cho nhận định trên là sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến Trung Quốc năm 1998, giới chức hai nước đi đến thống nhất về việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung.
Năm 2000, Trung Quốc cử quan sát viên quân sự tham dự cuộc tập trận RIMPAC do Mỹ dẫn đầu. Ngược lại, phía Mỹ cũng cử Tướng Henry Shelton, lúc đó đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tham dự cuộc tập trận của Trung Quốc tại Quân khu Nam Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ lần đầu tiên lên kế hoạch cho một cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn quy mô với sự tham gia của các tàu chiến vào tháng 9/2006 ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và San Diego, Mỹ.
Tuy nhiên, sau đó, phía Trung Quốc tuyên bố đình chỉ tất cả các đợt diễn tập quân sự và cắt đứt liên hệ quân sự với Mỹ ngay khi chính quyền George W. Bush thông qua gói vũ khí kỷ lục bán cho Đài Loan tháng 10/2008.
Trước đó, trong mọi trường hợp, các cuộc diễn tập quân sự Trung - Mỹ luôn có quy mô nhỏ hơn so với các cuộc diễn tập tương tự của Trung Quốc với Nga và một số nước Trung Á.
Một điểm nữa đó là giới chức Trung Quốc luôn lo lắng việc nâng cao sự minh bạch trong chính sách quốc phòng có thể tạo điều kiện cho cơ quan tình báo quân sự Mỹ nhìn thấu những điểm yếu quốc phòng của họ.
Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc quyết tâm duy trì và kiểm soát chặt tất cả các cuộc đối thoại Trung – Mỹ, giám sát nghiêm ngặt các quan hệ quân sự với nước ngoài của PLA và không bao giờ tỏ ra mặn mà trong việc tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa PLA với giới chức Mỹ.
Do vậy, dẫu trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, Đô đốc Mullen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ thì hai bên vẫn nhận thức rõ trong suốt nhiều thập kỷ qua và cho đến tận bây giờ, lợi ích cơ bản của họ là hoàn toàn khác biệt.
Các cuộc đối thoại Trung – Mỹ có thể làm giảm căng thẳng trong những thời điểm "hiểu lầm" nhưng cũng phơi bày một cách rõ ràng hơn bao giờ hết sự khác nhau cơ bản về mặt lợi ích của Trung Quốc và Mỹ.
Rốt cuộc thì, vấn đề của Trung Quốc và Mỹ là hai nước này hiện đang là đối thủ tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á và có khả năng là địch thủ cạnh tranh quyền bá chủ khu vực.
Sự bất đồng cơ bản nói chung giữa hai nước còn thể hiện ở khái niệm mở rộng chủ quyền quốc gia của Bắc Kinh đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích địa chiến lược của Mỹ. Điều này dẫn đến quan hệ quốc phòng Trung – Mỹ không có khả năng cải thiện chừng nào hai nước vẫn tiếp tục đối đầu trong các vấn đề an ninh cơ bản. Kết quả là, các cam kết ngoại giao dễ dàng bị phá vỡ và đối đầu Trung – Mỹ sẽ vẫn tiếp diễn.
Ngoài ra, việc Trung Quốc chủ trương tăng cường sức mạnh toàn diện cho PLA bằng việc công bố ngân sách quốc phòng “khủng” trong vài năm trở lại đây; cùng với chủ trương và tham vọng mở rộng hoạt động quân sự trên phạm vi toàn cầu của nước này rõ ràng đang làm tăng nguy cơ một cuộc xung đột quân sự Trung – Mỹ trong tương lai.
>> Lê Dung (theo The Diplomat)
--
TLQ:
-- Build, Hold, and Clear: An American Strategy for Asia (AEI). Xây, Giữ, và Dọn – Chiến lược của Mỹ đối với châu Á basam
... Cộng đồng mới này sẽ bao gồm các quốc gia lớn nhỏ, tự do hoặc đang trên đường tự do hóa, hợp tác với nhau và với Washington để củng cố ổn định khu vực và tăng cường an ninh. Họ có thể được xem như một tập hợp những “tam giác đồng tâm”, nối kết các siêu cường khu vực với những nước đang phát triển nhỏ yếu hơn. Đây không phải là một hệ thống đồng minh, mà là một cộng đồng lợi ích; cộng đồng ấy sẽ tạo ra những cấp độ lợi ích chung khác nhau và đều cần thiết cho sự phát triển của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong tương lai....Ngoài ra, Mỹ cũng nên xây dựng một tam giác trong, tập trung vào Indonesia, Singapore, Malaysia và Việt nam. Tam giác đó có tâm là vùng phía nam biển Hoa Nam (tức Biển Đông – ND), và đặc biệt là những tuyến đường biển sống còn, trong đó có eo biển Malacca, nơi mà thông qua đó, hơn 50.000 tàu biển và một phần tư hàng hóa mậu dịch toàn cầu lưu thông mỗi năm, đấy là chưa kể tới một nửa lượng dầu chuyên chở trên toàn thế giới cũng phải đi qua đó. Khu vực này là cái bản lề giữa Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương, nối kết hai nửa Ấn Độ-Thái Bình Dương. Các nước ở đây đều có vị trí chiến lược, đều tham gia sâu vào Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đều bị sức ép trước những yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền trên biển, đều có vai trò kinh tế rất quan trọng, và (ngoại trừ Việt Nam) đều đang tự do hóa theo những mức độ khác nhau.
Vị thế của chúng ta ở Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ kém vững vàng nếu chúng ta là kẻ ngoài cuộc trước sự phát triển của Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và những nước khác.
Giữ vị thế quân sự của chúng ta trong khu vực là điều có ảnh hưởng sâu xa, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc phát triển hệ thống vũ khí cao cấp mà một ngày nào đó có thể ngang bằng với lực lượng không quân và hải quân của ta.
Chiến lược Xây, Giữ và Dọn là cách tiếp cận linh hoạt và thực tiễn nhất để Mỹ duy trì ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của mình tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Không có gì lạ khi một số người, đặc biệt là những nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, sẽ coi đây là âm mưu nhằm kiềm chế Trung Quốc. Trên thực tế, cách làm này không phải là chống Trung Quốc, mà là ủng hộ châu Á. Mục tiêu của chúng ta là kiên định cam kết bảo vệ khu vực khỏi tình trạng mất an ninh, tiếp tục thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế và thương mại, và đẩy mạnh hơn nữa xu hướng tự do hóa về chính trị.
Vị thế của chúng ta ở Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ kém vững vàng nếu chúng ta là kẻ ngoài cuộc trước sự phát triển của Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và những nước khác.
Giữ vị thế quân sự của chúng ta trong khu vực là điều có ảnh hưởng sâu xa, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc phát triển hệ thống vũ khí cao cấp mà một ngày nào đó có thể ngang bằng với lực lượng không quân và hải quân của ta.
Chiến lược Xây, Giữ và Dọn là cách tiếp cận linh hoạt và thực tiễn nhất để Mỹ duy trì ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của mình tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Không có gì lạ khi một số người, đặc biệt là những nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, sẽ coi đây là âm mưu nhằm kiềm chế Trung Quốc. Trên thực tế, cách làm này không phải là chống Trung Quốc, mà là ủng hộ châu Á. Mục tiêu của chúng ta là kiên định cam kết bảo vệ khu vực khỏi tình trạng mất an ninh, tiếp tục thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế và thương mại, và đẩy mạnh hơn nữa xu hướng tự do hóa về chính trị.
- Trung Quốc bác tin “lấy mẫu máy bay Mỹ” (DT). --Pakistan rejects reports of Chinese access to US copter wreckageDPA- -Pakistan lets China see US helicopter (Financial Times)-Islamabad allowed military engineers to photograph and take samples from helicopter used by US special forces who killed bin Laden Pakistan cho Trung Quốc xem máy bay tàng hình Mỹ(Dân trí) - Pakistan đã cho phép Trung Quốc tiếp cận chiếc trực thăng “tàng hình” chưa từng được biết đến trước của Mỹ, bị rơi trong cuộc đột kích tiêu diệt Osama bin Laden hồi tháng 5, bấp chấp sự phản đối từ phía CIA.
-- Beijing greets Biden by testing first aircraft carrier (Vancouver Sun). – Sớm hay muộn cũng nổ ra xung đột Trung – Mỹ? (ĐV). – Biden, in China, meets with Premier Wen Jiabao (Chicago Sun Times). Video: Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden, “ăn bụi”- Biden an internet hit in China (News 24). – Ping-pong diplomacy gives way to noodles and fisticuffs (Monsters and Critics). – ‘Friendly’ US-China Game Turns Into Basketbrawl (NewsMax).
-Hoa Mắt Với Chuyện Hoa-Mỹ(Nguyễn Xuân Nghĩa) -
- Mỹ – Trung: Mối quan hệ nhiều lợi ích (VOV). -U.S. debt still safest place for China reserves: top banker
BEIJING (Reuters) - The U.S. Treasury market is still the safest place for China to put part of its massive foreign exchange reserves despite a downgrade of the U.S. debt rating by Standard & Poor's, Guo Shuqing, chairman of China Construction Bank, said in comments published on Tuesday.
- Hoa Kỳ, Trung Quốc tập trung mở rộng quan hệ kinh tế (VOA).- - Bắc Kinh tuyên bố vẫn tin tưởng vào nền kinh tế Mỹ – (RFI).
BEIJING (Reuters) - The U.S. Treasury market is still the safest place for China to put part of its massive foreign exchange reserves despite a downgrade of the U.S. debt rating by Standard & Poor's, Guo Shuqing, chairman of China Construction Bank, said in comments published on Tuesday.
- Hoa Kỳ, Trung Quốc tập trung mở rộng quan hệ kinh tế (VOA).- - Bắc Kinh tuyên bố vẫn tin tưởng vào nền kinh tế Mỹ – (RFI).
-- Biden: ‘Kinh tế thế giới phụ thuộc vào Mỹ và TQ’ – (BBC).
-New Imperial China: A Challenge for the US-Japan Alliance Masako Ikegami apb122.pdf -
-US-India: Parallel Links along China's Southern Periphery Bronson Percival apb114_1.pdf
-China's Innovation Policy Is a Wake-Up Call for AmericaDieter Ernst api100.pdf
-New Imperial China: A Challenge for the US-Japan Alliance Masako Ikegami apb122.pdf -
-US-India: Parallel Links along China's Southern Periphery Bronson Percival apb114_1.pdf
-China's Innovation Policy Is a Wake-Up Call for AmericaDieter Ernst api100.pdf
-VỊ TRÍ CỦA ÔXTRÂYLIA TRONG VÁN BÀI MỸ-TRUNG Ở BIỂN ĐÔNG basam --Mỹ - Australia: US-Australia alliance set to become 'more intimate' (The Australian 15-8-11) -- Greg Sheridan. Có nói đến Việt Nam