Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Sức mạnh Việt Nam


ttngbt muốn nói mấy lời:
bài viết cảm động, nhưng cũng có nhiều điều ...
-Những đứa trẻ da cam, ... lẽ ra trước khi được sinh ra cần được khám, ( nếu không bình thường thì không nên sinh, vì cuộc đời của các em chắc chắn không được bình thường).
-Mô hình cộng đồng giúp đỡ trẻ em nghèo rất hay, ...

-Mafiovi.
 Vietnam Power?
- That's it
Nothing can stop The Vietnam.
Không gì đè bẹp được những Tình Yêu của Lạc Long và Âu Cơ.
Em bé này 
- là Lương tâm của người Mỹ, 
- là Sức mạnh của Lạc Hồng, 
- cũng là bản án bằng xương thịt cho những kẻ nào đang tâm bán Tây Nguyên cho Rợ.
(Dân trí) - Vừa sinh ra, Nay Đ’Roeng đã không có bàn tay và thiếu đôi chân, theo tục lệ thì phải bị chôn sống. Nhưng số phận đã không để Đ’Roeng chết, mà em còn sống như một kỳ tích giữa bản làng của người đồng bào J’rai.
(Dân trí) - Lần đầu thi đại học, với tinh thần vượt khó tuyệt vời và sự chăm chỉ vượt bậc, 7 học sinh tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế) đã đậu vào ĐH, CĐ 2011 trong niềm vui chung của mọi người.
Điều đáng nói là cả 7 em mới lần đầu thi đại học nhưng đã biết tự lượng sức mình và xác định được đam mê nghề để cùng nhau dắt tay vào giảng đường.
Con nhà nghèo đỗ đại học
Các em trong Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân đậu ĐH, CĐ, từ trái qua: Văn - Ly - Duy - Yến - Anh - Tam (Thúy không có mặt vì về quê thăm nhà)
Tất cả các em đến với trung tâm từ nhiều năm nay vì gia cảnh quá khó khăn. Như em Nguyễn Thị Ngọc Ly quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền (TT-Huế), mẹ mất khi em mới lớp 1, cha đau cột sống không đủ khả năng làm lụng nuôi con. Thế là cả 3 chị em nhà Ly được đưa vào đây và sống với nhau.
Tự học là chính, người chị của Ly đã đậu ngành Sư phạm mầm non, ĐH Sư phạm Huế. Trong kỳ thi năm nay, Ly đã đậu với số điểm 14,5, tiếp bước vào giảng đường cùng ngành học với chị gái. Ước mơ của em sẽ thành một cô nuôi dạy trẻ thật tốt sau khi ra trường để còn lo thêm kinh tế cho bố.
Còn cậu học trò Hoàng Xuân Tam ở huyện Quảng Điền (TT-Huế), ba mất sớm, mẹ em làm ruộng nuôi không đủ 5 đứa con bèn gửi em vào trung tâm. Làm bài hết sức mình, đến khi nhận được tin vui với điểm số sít sao 13,5, em nhảy cẫng lên vì vui sướng. Từ nay, Tam đã chính thức trở thành tân kỹ sư ngành Thủy sản, ĐH Nông lâm Huế.
“Với kiến thức đã học, ước chi sau ni em có một hồ nuôi tôm, một hồ nuôi cá để phụ thêm cho mẹ và giúp mấy đứa em là không còn chi bằng” - Tam nhỏ nhẹ nói về tương lai giản dị của mình sau khi ra trường.
Sống trong trung tâm, các em đã giúp nhau học bài, ôn bài cho nhau.
Từ miền biển nghèo ở Thuận An (TT-Huế), em Nguyễn Thị Thúy đã đậu khoa Luật (ĐH Huế) với điểm số cao 19,5. Cha bị ung thư mất, mẹ em chằm nón không đủ miếng ăn cho con. Từ đó, cả 3 anh em của Thúy vào trung tâm để sống. Lúc chúng tôi đến gặp nhóm 7 bạn này thì cũng trùng thời gian em xin về nhà thăm mẹ. Được biết, anh trai của Thúy với nỗ lực cao cách đây mấy năm đã đậu vào ĐH Kinh tế Huế. Đứa em trai út vừa qua cũng đã đoạt giải nhì môn Sinh toàn thành phố.
Tuy cha mẹ vẫn còn nhưng do ở ngoại tỉnh, gia cảnh rất khó khăn nhưng 2 bạn Phan Đình VănHoàng Lan Anh (cùng ở Quảng Trị) vào trung tâm sinh sống. Vừa qua, Văn được thi 19,5 điểm, đậu ngành Điện Kỹ thuật, ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Anh thi 18,5 điểm đậu ngành Luật thương mại, ĐH Luật TPHCM.
Ước mơ đi đôi với 2 em khi Văn muốn được trở thành kỹ sư trong các công ty chế tạo vi mạch điện tử. Lan Anh tuy hơi “lệch” ngành một chút nhưng với kiến thức học được từ luật, em có đam mê được làm lĩnh vực kinh doanh trong một công ty lớn; đồng thời sẽ mở thêm 1 viện dưỡng lão để làm hoạt động từ thiện cho xã hội.
Cậu bạn đậu cao đẳng duy nhất trong số 7 học trò tại trung tâm là Trần Đại Duy. Thi ĐH Y dược Huế nhưng không đủ điểm, Duy đã xét tuyển đậu vào ngành CĐ ĐH Nông lâm Huế. Ba mất, nhà không còn trụ cột nuôi 4 con, Duy đã hy sinh vào trung tâm để rồi cố gắng hết sức vào được ngưỡng cửa cuộc đời.
Chân dung á khoa Sư phạm Anh
Cao nhất nhóm bạn ở trung tâm với 24 điểm, cô bé Trần Thị Ngọc Yến đã trở thành á khoa ngành Sư phạm Anh, ĐH Ngoại ngữ Huế. Hoàn cảnh em Yến là một sự nỗ lực đáng khen ngợi. Ba mẹ làm nông, nhà thuộc diện hộ nghèo ở vùng quê Thủy Lương, Hương Thủy.
Á khoa ngành Sư phạm Anh, ĐH Ngoại ngữ Huế - Trần Thị Ngọc Yến
Từ nhỏ em đã thích môn tiếng Anh nhưng vì nghèo quá nên không có điều kiện học. Phải đến khi vào cấp 3 tại trường chuyên Quốc Học, những kiến thức về môn ngoại ngữ hấp dẫn này mới được em tiếp thu đầy đủ từ thư viện trường, sách mượn, photo của thầy cô, bạn bè trong lớp.
Được nhà trường giới thiệu vào ở Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân, Yến dần dần bồi dưỡng vốn tiếng Anh qua giao tiếp với các bạn tình nguyện viên nước ngoài đến trung tâm giúp đỡ, rồi em đọc thêm sách ngoại văn, chăm chỉ học từ vựng, ngữ pháp.
Khác với những bạn cùng trang lứa được đi học thêm từ đầu cấp 3, Yến chỉ mới học thêm 1 khóa luyện thi Anh văn vào năm 12, trước mấy tháng thi đại học. Dù con đường học hành nhiều khó khăn đến thế nhưng Yến còn giành thêm vị trí thủ khoa ngành Du lịch học (Khoa Du lịch ĐH Huế - khối A) với 17,5 điểm.
Tiết lộ bí quyết học, Yến cho biết hàng ngày em hay ghi ra giấy những từ vựng mới. Khi gặp đồ vật hay sự việc nào thì đều liên tưởng ra từ tiếng Anh, nếu “bí” thì chạy vào tra từ điển. Cấu trúc ngữ pháp khi làm bài em suy nghĩ theo tư duy tiếng Việt vì có khá nhiều điểm tương đồng giữa 2 ngôn ngữ và chỉ học thuộc những cấu trúc lạ để làm “nhẹ đầu” trong kỳ thi.

Yến và các bạn hái rau vườn chuẩn bị cho bữa ăn
“Với ham muốn được đi nhiều nơi để thấy, hiểu được nền văn hóa, con người các nước trên thế giới, sau này em sẽ cố gắng vào làm việc tại một tổ chức phi chính phủ làm về xã hội. Công việc em thích là được giúp đỡ các trẻ em nghèo như em có được một cuộc sống tốt hơn” - cô bé á khoa có đôi mắt sáng, tinh nghịch tâm sự.
Những bước đi vào tương lai
Được biết, trong thời gian ôn thi đại học, 7 bạn đã chia thành 2 nhóm nam - nữ và học cùng nhau để lên “dây cót” tinh thần. Những bài tập khó, cách làm phức tạp thì cả nhóm cùng xúm nhau lại bàn luận, tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Vì được trung tâm miễn làm vườn, việc nhà trong thời gian ôn thi nên các em càng có nhiều thời gian để tập trung tối đa sức lực vào học ôn thi.
Sau khi thi đậu, các em lại trở về với công việc thường ngày và giúp các bảo mẫu làm việc, chăm và dạy học các em nhỏ hơn. Các em dẫn chúng tôi ra khu vườn khoe thành quả “tăng gia sản xuất” là những khóm rau lang, rau muống, cải xanh mát mắt và cả mấy giàn mướp lủng lẳng quả nặng.
Bên vườn mướp trĩu quả do chính tay các em trồng
Khác với những bạn cùng trang lứa có hoàn cảnh khá giả được nhà mua cho xe máy, máy vi tính, điện thoại, cả 7 em đều không có quà tặng gì của bố, mẹ vì nhà còn quà nghèo. Nhưng nhìn các em chơi đùa, chúng tôi lại thấy sự hạnh phúc đang tràn đầy trong con người vì tất cả đều biết, đậu đại học sẽ là ngưỡng cửa để đổi đời, để giúp cha mẹ.
Cô Ngô Thị Thu Hồng, giám đốc Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân tâm sự với chúng tôi “Đây là năm mà trung tâm có nhiều em đậu đại học nhất. Như một người mẹ lớn, tôi rất vui vì đã cùng các em đạt được kết quả tốt. Ra chợ mà mấy người bán hàng cứ nói: Cô có 7 đứa con đậu đại học, cao đẳng đây rồi - làm mình thấy lòng ấm áp lắm”.
Sau kỳ thi ĐH căng thẳng, em Tam thích dành thời gian chăm vườn.
Chia sẻ về cách giáo dục của trung tâm, cô Hồng cho biết, từ năm lớp 10, các cô thầy ở đây đã giúp các em định hình sự yêu thích ngành nghề. Đến đầu năm 12, những em học tốt sẽ được trung tâm cập nhật thông tin trường ĐH, CĐ vừa sức để chuẩn bị nộp đơn thi; các em học không thể học tiếp sẽ được hướng dẫn cho đi học nghề phù hợp.
Thành lập hơn 10 năm, đến nay trung tâm đã có 17 cháu đậu ĐH, CĐ - chưa tính 7 em vừa đậu năm nay. Trong đó có nhiều cháu học tốt đã được du học ở Pháp, Nhật.
Các em lớn giúp đỡ các em nhỏ
“Chúng tôi sẽ có nhiều trăn trở, khó khăn tiếp theo khi các em vào ĐH như kinh phí ăn, ở của 7 em trong suốt thời gian học đại học sẽ lớn. Chúng tôi sẽ phải vận động thêm nhiều từ các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân hảo tâm để giúp các em. Tuy vậy, khi thấy niềm vui các em, chúng tôi cứ nghĩ là phải gắng hơn nữa và hy vọng sẽ thêm nhiều cháu được đỗ đại học, thành người có ích cho xã hội.
Trong tôi chỉ có một mơ ước nhỏ là các nhà hảo tâm cho mỗi đứa 1 xe đạp mới để đạp đi học chứ thấy tụi nó xe cũ quá, đường xa tội nghiệp” - cô Hồng bộc bạch trước lúc chia tay với chúng tôi.

Buổi ăn chan chứa niềm vui của các em nghèo và bảo mẫu cùng một cộng tác viên nước ngoài ở Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân
Xe lăn bánh đưa chúng tôi từ từ xa trung tâm, đằng sau là những cái vẫy tay trìu mến và tinh nghịch của 7 cô cậu học giỏi nhà nghèo kèm theo lời dặn “khi nào có bài, anh báo tụi em lên đọc nhé”. Chúng tôi thấy vui lắm trong lòng và cảm phục các em đã biết vượt lên số phận để tự tin tràn đầy nghị lực trong cuộc sống.
Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân được mở ra dưới sự giúp đỡ của Hội Trẻ em Việt Nam tại Pháp (AEVN) do ông, bà giáo sư Trần Thanh Vân làm chủ tịch. Tiêu chí hoạt động trung tâm là chú trọng đào tạo học sinh giỏi, cho các em điều kiện được học để sau này thành tài phục vụ đất nước. Đây cũng là ước nguyện suốt đời của giáo sư Vân khi lúc xưa ông là một học sinh rất nghèo ở Quảng Bình. Sau này với sự phấn đấu hết mình, ông đã qua Pháp học tập, nghiên cứu và trở thành một người tài và về lại giúp đất nước.
Đại Dương

Tổng số lượt xem trang