Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Thi Lang rẽ sóng bằng... tàu kéo

Tàu sân bay Thi Lang đã rẽ sóng, nhưng được kéo đi chứ không chạy bằng động cơ của chính nó.
 -Tại sao Trung Quốc chọn chạy thử tàu sân bay vào ngày 10/8? 

(GDVN) – Một số câu hỏi xung quanh tàu sân bay Thi Lang Trung Quốc như: Thời gian, cách thức chạy thử, thời gian đưa vào sử dụng, vũ khí biên chế, nơi hoạt động... của tàu sân bay Thi Lang là những chủ đề nóng.

Tại sao Trung Quốc chọn chạy thử tàu sân bay vào ngày 10/8?

Thiếu tướng Lạc Viện, Phó Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu Quân sự thế giới, Viện Khoa học quân sự Trung Quốc cho biết, sở dĩ tàu sân bay chạy thử vào lúc này là do đã tính đến các điều kiện nhất định, đó là tình hình thời tiết, khí hậu, thủy văn và một số nhân tố tổng hợp khác.
Nơi được xem là khu vực thử tàu sân bay của Trung Quốc
Nơi được xem là khu vực thử tàu sân bay của Trung Quốc

Ngoài phải bảo đảm chạy thử thành công ra, thì ghi chép và tích lũy số liệu ban đầu cũng rất quan trọng. Lạc Viện cho rằng: “Sách hướng dẫn sử dụng tàu sân bay này cần được biên soạn theo số liệu ghi chép được”.

Tuy nhiên, đây chỉ là những lý do liên quan đến vấn đề kỹ thuật. Trung Quốc tuyệt nhiên không đưa ra bất cứ ý nghĩa chính trị nào ngoài những nhận định của giới chuyên gia quân sự về sức mạnh hải quân cường quốc khi có tàu sân bay.

Tại sao chạy thử tàu sân bay phải dùng tàu kéo?

Tàu sân bay Thi Lang chạy thử lần đầu tiên đã phải dùng tới tàu kéo. Chuyên gia hải quân, nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu Học thuật quân sự Hải quân, Lý Kiệt cho rằng,

thể tích của tàu sân bay rất lớn, trong khi bồn cảng rất nhỏ, nếu dựa vào động cơ của nó là không thuận tiện.
Làm như vậy cũng làm cho tàu sân bay “mất sức”. Theo thường lệ, sau khi chạy thử quay trở về, thường cũng do tàu kéo kéo về.

Thi Lang phải tuân theo các bước chạy thử nào?
Tùa sân bay Thi Lang
Tàu sân bay Thi Lang
Lý Kiệt cho rằng, chạy thử cần tuân theo thứ tự thông thường, đó là kiểm tra cập bến, kiểm tra của nhà máy, kiểm tra của quân đội.
Hiện nay, tàu sân bay đang do phía nhà máy kiểm tra. Trong quá trình chạy thử trên biển, phía nhà máy đóng tàu sẽ kiểm tra các hệ thống của tàu sân bay như động cơ, phát hiện vấn đề sẽ kịp thời xử lý và điều chỉnh.

Quân đội tiến hành kiểm tra đứng thứ ba, tức là sau khi kết thúc kiểm tra của nhà máy, phía nhà máy sẽ bàn giao cho phía quân đội. Giống như máy bay trên tàu sân bay, sẽ hoàn thành khi được quân đội kiểm tra.

Kiểm tra là một quá trình rất dài,bao gồm kiểm tra động cơ, kiểm tra vũ khí, kiểm tra thông tin và còn kiểm tra các hệ thống khác. Nếu về mặt thiết kế càng hoàn thiện, thì thời gian kiểm tra càng ngắn.

Chẳng hạn, thời gian chạy thử trên biển của tàu sân bay Charles de Gaulle là 4 năm. Thời gian chạy thử thông thường của tàu sân bay Mỹ là 1 – 2 năm, điều này chưa bao gồm kiểm tra và thời gian phối hợp của tàu sân bay.

Lý Kiệt cho rằng, đối với Trung Quốc, đây là lần đầu tiên chạy thử tàu sân bay, nên chưa có kinh nghiệm, vì vậy thời gian cụ thể rất khó nói, nhưng sẽ không quá lâu.

Khi nào biên chế và hoạt động ở đâu?

Có nhân sĩ hải quân tiết lộ với báo chí, vào ngày thành lập Quân đội Trung Quốc vào ngày 1/8/2012, tàu sân bay đầu tiên dự kiến sẽ đưa vào biên chế, chính thức giao cho hải quân sử dụng.

Các nguồn tin quân sự cho biết, sau khi hoàn thành chạy thử, kiểm tra, dự kiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được tuyên bố biên chế cho quân đội vào ngày thành lập quân đội 1/8/2012, chính thức chuyển giao cho phía hải quân PLA, đồng thời tiến hành lễ hạ thủy chính thức vào ngày Quốc khánh Trung Quốc.

Tàu sân bay do Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ huy, kế hoạch sơ bộ sau này sẽ hoạt động trên Biển Đông.

Tình hình biên chế binh sĩ thế nào?
Lính hải quân Trung Quốc (ảnh minh họa)
Lính hải quân Trung Quốc (ảnh minh họa)
Hôm qua, trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố, hải quân PLA lựa chọn bổ sung hàng nghìn binh sĩ cho tàu nổi cỡ lớn. Thông tin này đã dẫn lời giới thiệu trong Hội nghị công tác nhân lực hải quân của cựu Cục trưởng Cục Cán bộ Hải quân PLA Hạ Bình.

Hạ Bình cho biết, xung quanh nhu cầu của một loạt vũ khí trang bị mới như tàu nổi cỡ lớn, tàu ngầm mới, máy bay chiến đấu, hải quân PLA đã mở các lớp chuyên ngành như chỉ huy quân sự tàu nổi cỡ lớn, lớp chuyển đổi huấn luyện thuyền trưởng tàu ngầm, đã đào tạo ra một loạt chỉ huy và cốt cán kỹ thuật cho các trang thiết bị mới.

Đồng thời, đã đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp mới, tích cực triển khai đào tạo chuyển đổi, hợp tác đào tạo và du học nước ngoài, đã hoàn thành tốt công tác lựa chọn bổ sung hàng nghìn binh sĩ cho các đơn vị tàu nổi cỡ lớn và tàu ngầm mới, đã bảo đảm huấn luyện và chạy thử đúng hạn của trang bị mới.

Các nước phản ứng thế nào khi tàu sân bay Thi Lang chạy thử lần đầu tiên?


Mỹ: Tin cho biết, đối với việc Trung Quốc cho chạy thử tàu sân bay ngày 10/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã bày tỏ quan ngại về việc tàu sân bay Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, kêu gọi Trung Quốc công khai minh bạch về phát triển quân sự, giải thích về nhu cầu và mục đích phát triển tàu sân bay.

Mỹ muốn xây dựng quan hệ quân sự lành mạnh, tin cậy với Trung Quốc. Có phân tích cho rằng, điều này cho thấy giữa Trung-Mỹ còn thiếu lòng tin quân sự.
Philippinese: Trong khi Trung Quốc cho chạy thử lần đầu tiên tàu sân bay Thi Lang, thì tàu tuần tra lớp Hamilton mà hải quân Philippinese mua của Lực lượng Phòng thủ Bờ biển Mỹ chuẩn b đến Philippinese.

Philippinese sẽ triển khai 2 chiếc tàu tuần tra này ở Biển Đông để ứng phó với mối đe dọa tiềm tàng trên khu vực.


Đông Bình (Theo ChinaReviewNews)
 - Thi Lang rẽ sóng bằng... tàu kéo
Sáng sớm ngày 10/8, tàu sân bay Thi Lang đã chính thức rẽ sóng sau gần 10 năm được cải tạo.
>> Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay
>> 'Xác chết' Varyag về Trung Quốc như thế nào?


Những ngày gần đây, cảng Đại Liên trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý trong và ngoài Trung Quốc.


Thông tin tàu sân bay Thi Lang sắp thử nghiệm khiến hàng ngàn người hâm mộ quân sự trên khắp đất nước đổ dồn về đây để chứng kiến giây phút trọng đại của Quân đội Trung Quốc hiện đại.



Các khách sạn xung quanh cảng Đại Liên không còn một chổ trống, đặc biệt là các khách sạn cao tầng, nơi có thể quan sát tàu sân bay từ xa. Người hâm mộ đến đây mang theo cả những kính thiên văn hiện đại và sẳn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có được vị trí quan sát tốt nhất.


Toàn bộ khu vực bán kính 2km xung quanh tàu sân bay đều bị phong tỏa nghiêm ngặt, những người hâm mộ và các phóng viên chỉ có thể quan sát từ xa.


7h20 sáng 10/8, cảng Đại Liên dày đặc sương mù, tầm nhìn chỉ được vài mét khiến không ít người lo lắng thời tiết xấu có thể dẫn việc trì hoãn cuộc thử nghiệm lần này.


7h36 phút, 3 hồi còi lớn vang lên từ tàu sân bay Thi Lang xé toang bầu không khí yên tĩnh của buổi sáng. Tàu sân bay Thi Lang chính thức rẽ sóng tiến những bước đầu tiên sau gần 10 năm được cải tạo.



Tuy nhiên, tàu sân bay Thi Lang rẽ những bước sóng đầu tiên của mình sau khi được cải tạo không phải bằng động cơ của chính nó mà được kéo đi. Theo thông tin từ các nhân viên trên tàu sân bay cung cấp cho bên ngoài cho biết.


Tàu sân bay Thi Lang sẽ được kéo đi khoảng 50 dặm biển, trong quá trình kéo đi, động cơ của tàu sẽ được khởi động và chạy thử với sự phụ tải của tàu kéo nhằm tránh các sự cố có thể xảy ra cho động cơ trong quá trình thử nghiệm.


Sau đó tàu sẽ được kéo trở lại về vị trí ban đầu để tiếp tục công tác sửa chửa các vấn đề phát sinh trong lần chạy thử đầu tiên này (nếu có).


Điều này cũng tương tự như tàu sân bay Kuznetsov của Nga, mỗi lần tàu sân bay này đi biển, luôn có một chiếc tàu kéo đi kèm. Nếu động cơ của tàu sân bay gặp sự cố, tàu kéo này sẽ làm nhiệm vụ kéo tàu sân bay về cảng.


Như vậy, Trung Quốc cũng không hoàn toàn tin tưởng vào động cơ mà họ mua được từ Ukraine. Tàu sân bay Thi Lang có thể sẽ lặp lại những trục trặc muôn thủa mà chiếc tàu sân bay Kuznetsov của Nga đang gặp phải.


>> Trung Quốc cần tàu sân bay để khỏi 'nói miệng'
>> Trung Quốc thách thức trật tự hàng hải thế giới?
>> Thi Lang để huấn luyện, DF-21D để phòng ngự
>> Trung Quốc xác nhận Thi Lang sẽ trang bị J-15


>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 1)
>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 2)
>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 3)

Quốc Việt (tổng hợp)
Nguồn: ĐV- Thi Lang rẽ sóng bằng... tàu kéo Sáng sớm ngày 10/8, tàu sân bay Thi Lang đã chính thức rẽ sóng sau gần 10 năm được cải tạo.
GDVN:  Báo quốc phòng Nga: Tàu sân bay Trung Quốc chưa có khả năng chiến đấu

Tổng số lượt xem trang