Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Trung Quốc: lại bạo động vì môi trường

TT - Người dân Trung Quốc lại tiếp tục kéo nhau đi đấu tranh do bức xúc trước tình trạng các nhà máy xả thải gây ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng, chỉ hai ngày sau vụ ở Đại Liên.
Hàng ngàn người dân đã bao vây cổng Nhà máy Long Sâm ngày 16-8 - Ảnh: Weipo
Người làng Nam Lĩnh bị đánh ngất nằm trên đường gần Nhà máy hóa chất Long Sâm - Ảnh: Weipo
Ngày 16-8, hàng ngàn người dân xã Nam Lĩnh, huyện Liên Hoa, tỉnh Giang Tây đã bao vây Nhà máy Long Sâm Hoa Sen, để yêu cầu chính quyền đóng cửa nhà máy gây ô nhiễm này. Hai ngày trước đó, hàng ngàn người dân ở thành phố Đại Liên, Liêu Ninh cũng đã bao vây nhà máy và kéo đến trụ sở chính quyền để yêu cầu đóng cửa và di dời Nhà máy sản xuất paraxylene Phúc Giai.
Vụ việc ở xã Nam Lĩnh chỉ là phần nổi của những bất ổn ở Trung Quốc do những bức xúc của người dân liên quan đến ô nhiễm môi trường, tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo, quan liêu cửa quyền của quan chức địa phương đối với đời sống dân sinh và nạn tham nhũng. Tính từ tháng 6-2011 đến nay đã có gần 10 vụ bạo động quy tụ từ vài chục đến vài chục ngàn người.
Đại học Nam Khai (Thiên Tân) thống kê trong năm 2009, Trung Quốc có khoảng 90.000 cuộc bạo động lớn nhỏ do những mâu thuẫn giữa người dân và cơ quan công quyền, song một số chuyên gia cho rằng con số thực tế còn lớn hơn nhiều.
Đụng độ lớn
Ở Đại Liên, người dân đã buộc được chính quyền có văn bản cam kết di dời Nhà máy hóa chất Phúc Giai. Còn tại Nam Lĩnh, cảnh sát đã can thiệp và ít nhất 10 người dân đã bị bắt. Chính quyền tuyên bố không có ai bị thương. Bất bình trước tuyên bố này, người dân đã khênh những người bị thương đến một đường cao tốc nằm gần nhà máy để tiếp tục phản đối. Cảnh sát xuất hiện và đụng độ lại xảy ra.
“Khoảng 100 cảnh sát được điều đến vào buổi trưa và bắt đi 10 người, có bảy người đã bị thương trong cuộc đụng độ, trong đó có cả một bé trai 12 tuổi” - một nhân chứng giấu tên cho biết.
Từ một nhà máy năng lượng ban đầu theo giấy phép kinh doanh, Công ty Long Sâm dần dần bí mật chuyển thành một nhà máy luyện kim vào năm 2009. Từ đó nhà máy đã xả nước thải và khí gas làm chết cây cối và các loài thủy sinh sống ở khu vực xung quanh.
Năm 2010, nhiều trẻ em xã Nam Lĩnh đã đột ngột ngã bệnh mà không rõ nguyên do. Khi người nhà đưa các trẻ này đến Bệnh viện huyện Liên Hoa thì đa số đều không được tiếp nhận mà không có lý do cụ thể. Người dân buộc phải đưa con em lên tỉnh để chữa trị. Có hai trẻ đã tử vong nhưng các bác sĩ vẫn không tìm ra được nguyên nhân. Từ đó, người dân Nam Lĩnh hoài nghi Nhà máy luyện kim Long Sâm chính là thủ phạm gây ra thảm cảnh này.
Trước thái độ tảng lờ của chính quyền, thậm chí lại còn có phần nghiêng về phía Nhà máy Long Sâm, tháng 3-2011 người dân Nam Lĩnh đã kéo đến phong tỏa một cửa hàng và hệ thống đường ống mà nhà máy này sử dụng để thải nước bẩn ra môi trường. Người dân cũng nhiều lần khiếu nại lên chính quyền nhưng chỉ nhận được sự im lặng. “Giọt nước tràn ly, chúng tôi phải đấu tranh để tự bảo vệ mạng sống của mình và yêu cầu nhà máy này ngừng hoạt động” - một người dân xã Nam Lĩnh bức xúc.
Người dân mất niềm tin
Đại diện chính quyền huyện Liên Hoa là ông Hà Trí Bân cho biết chính quyền địa phương đã có “ý định” xử lý và dọn sạch những đường ống dẫn nước thải của nhà máy này, song “bị người dân ngăn chặn”. “Hoạt động của công ty đã ngưng trong nhiều tháng qua và chúng tôi sẽ không cho tái sản xuất cho đến khi chúng tôi chắc chắn nó không gây ô nhiễm môi trường” - ông Hà nói.
Song, cũng như người dân Đại Liên, dân xã Nam Lĩnh không còn tin vào những hứa hẹn này nữa.
“Công ty không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, không chỉ gây ô nhiễm bằng chất thải mà tiếng ồn phát ra từ công ty cũng làm chúng tôi mệt mỏi. Hai năm nay, người dân Nam Lĩnh có đêm nào được ngủ yên. Năm nay, cá trong hồ nuôi đều chết trắng, nguồn nước lúc nào cũng đục nhờ. Chúng tôi chuyển qua nuôi thỏ thì thỏ cũng chết do ăn phải cỏ nhiễm độc, còn trồng lúa thì đến mạ cũng không sống nổi” - ông Lâm, một cư dân xã Nam Lĩnh, cho biết.
Giang Tây cũng chính là nơi cách đây gần ba tháng (26-5-2011) đã xảy ra vụ đánh bom liên tiếp vào khu nhà hành chính của chính quyền Phúc Châu vì những bất mãn với cách hành xử của chính quyền địa phương.
MỸ LOAN
-Nguồn: Trung Quốc: lại bạo động vì môi trường
-
Tin liên quan:
- TQ đóng nhà máy hóa chất sau biểu tình (BBC).-
-
- Bắc Kinh đe dọa người biểu tình, sau vụ đóng cửa nhà máy hóa chất ở Đại Liên(RFI).
-Protest Over Chemical Plant Shows Growing Pressure on China From Citizens NYT After a large protest in a major city on Sunday, China’s craving for rigid order appears increasingly ephemeral.

-Trung Quốc - Bất ổn xã hội: Le Parti communiste chinois face aux révoltes sociales (Le Monde 12-8-11) -- Bài của một người Việt, viết trên báo Pháp, về Tàu!  


-
-Phát hiện Tập đoàn Thái Tuấn "xả thải, đầu độc" kênh Tham Lương (GDVN) – Công ty Thái Tuấn (TPHCM) và doanh nghiệp tư nhân Tân Phát Tài (Đồng Nai) vừa bị công an phát hiện những sai phạm gây ảnh hưởng môi trường.
Dệt Thái Tuấn xả “nước bẩn” Tuổi Trẻ
TT - Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện nước thải từ nhà máy của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn (Q.12, TP.HCM) đổ ra kênh Tham Lương có màu đỏ hồng và bốc hơi nóng. Ngày 18-8, đại tá Phan Hữu Vinh - phó cục trưởng Cục Cảnh ...
Ống ngầm “bí mật” ở nhà máy của Công ty Thái TuấnDân Trí
Công ty Thái Tuấn xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trườngThanh Niên
Bắt quả tang Công ty Thái Tuấn xả thải ra kênhNgười Lao Động

-- 150 đơn đòi Sonadezi Long Thành bồi thường 7 tỉ đồng (PLTP). -Vụ Công ty Sonadezi xả bẩn: Dân quyết kiện đến cùng (Dân Việt) - Chiều 19.8, UBND xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai tổ chức họp để nghe 150 người dân có đơn kiện đòi Công ty CP Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại do xả bẩn.

-Thừa Thiên-Huế: Rác vẫn ngập làng
(Dân Việt) - Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đầu tư hàng tỷ đồng để thực hiện dự án thu gom rác thải nông thôn tại hàng chục xã. Thế nhưng, tại rất nhiều xã có dự án, rác vẫn ngập làng, khiến môi trường ô nhiễm nặng.
-- Làng ung thư bên bãi rác (NLĐ).

Tổng số lượt xem trang