Đông A nói tới tính hấp dẫn, thu hút dư luận của các cuộc biểu tình. AFP nói tới sự thay đổi của CQ khi cho phép biểu tình. Kinh nghiệm của các nước trong quá trình phát triển phong trào là kết hợp với chống ô nhiễm môi trường, hỗ trợ người lao động... như vậy mới bền được ...giống như tại TQ họ mới đây đã thành công khi buộc nhà máy gây ô nhiễm phải đóng cửa ?-Tin liên quan:Biểu tình lần 10 (14/8/2011)
-Việt Nam sử dụng đường lối có tính toán đối với các cuộc biểu tình - VOA -
Chủ nhật vừa qua là cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 10 ở Hà Nội. Các cuộc tụ tập khởi sự hồi đầu tháng 6 sau khi Việt Nam than phiền rằng một tàu tuần tra của Trung Quốc đã cắt một dây cáp của một tàu thăm dò dầu khí hoạt động ngoài khơi duyên hải Việt Nam.
Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều nhận chủ quyền dãy đảo trong vùng biển này, được cho là giàu trữ lượng dầu khí.
Đó là một đề tài dễ gây xúc động đối với nhiều người Việt Nam, và đã châm ngòi cho lòng yêu nước mãnh liệt của đám đông. Ông Hà, một chuyên viên thảo chương điện toán dự cuộc biểu tình, gọi các hành động của Trung Quốc là xâm lấn các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ông Hà nói một cuộc tập trận mới đây của quân đội Trung Quốc gần đường biên giới Việt-Trung đe dọa đến lãnh thổ Việt Nam. Ông nói ông đi dự biểu tình để gửi một thông điệp cho Trung Quốc biết rằng người dân Việt Nam không sợ hãi và sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ tổ quốc.
Vài tuần trước, nhà chức trách Việt Nam đã giải tán các cuộc biểu tình như vậy sau khi mở các cuộc đàm phán với Trung Quốc về vấn đề này. Nhưng sau khi những băng video thu hình công an bắt bớ người biểu tình xuất hiện trên Internet thì những vụ bắt giữ ngưng lại.
Người biểu tình thường gồm các nhà trí thức và blogger nổi tiếng, nhiều người đã vận động cho các vấn đề khác nhau khắp Việt Nam, tỷ như ủng hộ quyền sở hữu đất của Công giáo hay phản đối các mỏ bauxite ở miền trung Việt Nam.
Kinh tế gia Nguyễn Quang A đã tham gia hầu hết các vụ biểu tình. Ông nói các cuộc biểu tình này đã tập hợp nhiều người từ các thành phần khác nhau trong xã hội Việt Nam.
Ông A nói: “Khắp Việt Nam ta thấy nhiều cuộc biểu tình phản đối các vấn đề chiếm dụng đất vân vân, có thể là một vấn đề kinh tế. Cuộc biểu tình này thì hơi khác, đó là vấn đề chủ quyền.”
Ông Quang A nằm trong số 20 nhà trí thức và blogger đã gửi một kiến nghị cho Bộ Ngoại giao yêu cầu công khai hóa các cuộc thương nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ông Quang A nói dân chúng không có đầy đủ thông tin. Chính phủ Việt Nam cũng có cách riêng để đối phó với vấn đề, để đối diện với thực tế. Ông nghĩ rằng nếu có thêm thông tin, thì sẽ tốt hơn. Dân chúng tôn trọng hoạt động của chính phủ Việt Nam nhưng trong tư cách là người dân, mọi người muốn bầy tỏ ý kiến.
Giáo sư Carl Thayer của trường Đại học New South Wales của Austalia, nói rằng một lý do khiến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc được cho phép tiếp tục là bởi vì các cuộc biểu tình này phục vụ cho mục tiêu của chính phủ.
Giáo sư Thayer cho rằng chừng nào các cuộc biểu tình còn ủng hộ chính phủ thì không thành vấn đề, nhưng một khi chỉ trích cách thức xử lý chế độ, thì sẽ có phản ứng. Đương nhiên, đó là điều cảm nghĩ củ chính phủ: rằng chúng tôi có vấn đề với các ông Trung Quốc.
Giáo sư Thayer nó chính phủ Việt Nam còn đang quyết định xem cách nào để giải quyết vấn đề với Trung Quốc. Ông nói sự kiện thiếu một chính sách rõ rệt về các vụ biểu tình cho tấhy chính phủ không thống nhất về vấn đề này.
Ông Thayer cho biết một trong các nguồn tin của ông là một ký giả, cách đây 1 tháng đã đề cập đến việc giới lãnh đạo chia rẽ nhau ra sao. Nguồn tin này nói rằng báo Đảng và tạp chí lý thuyết của đảng chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể và đây là bằng chừng cho thấy đảng chia rẽ về cách thức giải quyết.
Hôm 7 tháng 8 đã có một vụ biểu tình khác ở thành phố Vinh, nơi có 750 giáo khu.
Tin tức của giới truyền thông nói khoảng 3.000 người đã tề tựu tại giáo phận Vinh để biểu tình phản đối cách thức chính phủ đối xử với người Công giáo.
Trong khi một số bài báo nói rằng vụ tranh chấp chủ yếu là về đất đai của giáo hội mà chính phủ muốn trưng dụng, luật sư Công giáo Lê Quốc Quân nói rằng dân chúng địa phương đang có lập trường chống lại các hành vi đàn áp tôn giáo rộng lớn hơn.
Luật sư Quân nói rằng chính phủ đang tìm cách hạn chế quyền của những người theo Thiên chúa giáo. Họ tìm cách yêu cầu dân chúng đăng ký tôn giáo và các học sinh Thiên chúa giáo không được theo học trường đại học quân sự hay Đại học Công an. Họ sẽ khó nộp đơn xin việc và sẽ không được thăng chức. Họ vẫn còn bị coi là “công dân hạng hai.”
Hoa Kỳ, các giới chức châu Âu và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên án những vụ bắt giữ và nói các vụ bắt giữ này đi ngược lại cam kết của Việt Nam tôn trọng các Quyền cơ bản của con người.
Bà Nguyễn Phương Nga của Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ lời chỉ trích đó trong một cuộc họp báo với các phóng viên. Bà Nga nhấn mạnh rằng các vấn đề đối với người Thiên chúa giáo có liên quan đến đất đai, chứ không liên quan đến tôn giáo.
Qua một thông dịch viên, bà Nga nói có một điều bà có thể nói về nhân quyền ở Việt Nam là nhân quyền được tôn trọng ở Việt Nam, được ghi trong hiến pháp và được tôn trọng trên thực tế.
Tuy các giới chức Việt Nam tiếp tục vạch một đường giới hạn thận trọng về các cuộc biểu tình nào họ sẽ cho phép và các cuộc biểu tình nào bị cấm đoán, các quan sát viên như ông Carl Thayer nói rằng sự dung túng dành cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc là một dấu hiệu chính về cách thức của chính phủ trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Ông Thayer cho biết tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đi Trung Quốc vào cuối năm nay và theo ông ta sẽ thấy chính phủ tìm cách xoa dịu mọi việc khi nào lịch trình chuyến đi được xác định. Nó cũng giống như việc phóng thích một nhân vật bất đồng chính kiến nào đó để tìm cách lấy được một cái gì của chính phủ Hoa Kỳ.
Trong khi nhà cầm quyền bắt giữ thêm các nhân vật bất đồng tham gia các cuộc biểu tình bị cấm, các quan sát viên bên ngoài nói rằng chính phủ đang phải đối phó với một cuộc chiến leo thang với sự bất mãn của công chúng về tình hình kinh tế ngày càng bết bát. Việt Nam có tỷ lệ lạm phát nằm trong số cao nhất trên thế giới và mức thâm hụt mậu dịch hai con số, gây trì trệ cho tăng trưởng và khiến cho các mặt hàng tiêu thụ ngày càng đắt đỏ.
Biểu tình ngày 14-8-11: Toàn cảnh cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần 10 (RFA 14-8-11) -
-Biểu tình ở HN tỏ thái độ chính trị - (BBC)-Tại Hà Nội diễn ra cuộc biểu tình lần 10 phản đối Trung Quốc và gây sức ép lên lãnh đạo nhiệm kỳ mới.-Vietnamese allow 10th anti-China rally
HANOI (AFP) - Vietnamese authorities allowed around 100 protesters to march in Hanoi on Sunday against Chinese territorial ambitions in the South China Sea - the 10th such demonstration since early June.
China and Vietnam have a long-running dispute over the sovereignty of the potentially oil-rich Paracel and Spratly island groups, which straddle vital commercial shipping lanes in the waters.
Overtly political rallies are rare in Vietnam, but tensions with Beijing have risen since May when Hanoi said Chinese vessels cut the exploration cables of an oil survey ship inside the country's exclusive economic zone.
Police have since broken up two anti-China rallies in communist Vietnam, after talks with Beijing in June, but the other street action has been allowed to go ahead.
Theo AFP, tại Hà Nội hôm nay 14/8/2011, lại tiếp tục diễn ra cuộc biểu tình chống sự gây hấn của Trung Quốc. Đây là cuộc biểu tình thứ 10 trong vòng 11 tuần lễ gần đây. Cũng như lần trước, cuộc biểu tình diễn ra trong không khí ôn hòa, không gặp hành động trấn áp nào từ phía chính quyền. Những người quan sát ghi nhận một số khẩu hiệu mới kêu gọi bảo vệ các « trí thức yêu nước », các « trang mạng yêu nước » và phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây, sát biên giới với Việt Nam.
Mắt trẻ thơ
Có 2 tấm hình chụp cuộc biểu tình hôm nay khiến tôi chú ý. Đó là hai bức ảnh chụp một cậu bé con có mặt trong cuộc biểu tình. Ánh mắt buồn bã và khuôn mặt non nớt buồn thiu. Cậu bé không thèm đoái hoài tới tấm biểu ngữ mà người lớn đang vẫy vẫy cho cậu như một thứ đồ chơi để dụ. Nhìn ánh mắt và khuôn mặt đấy, tôi tin chắc cậu bé bị buộc tham gia biểu tình, không ai hỏi cậu có muốn tham gia không. Cậu chưa đủ tuổi để người ta phải hỏi ý kiến của cậu. Mặc định hiển nhiên ở đây là ý muốn của cậu bé không có ý nghĩa. Ý muốn của những người nuôi dưỡng cậu mới có ý nghĩa quyết định. Người đời thường bảo mắt trẻ thơ là chân thực. Đôi mắt trẻ thơ chưa bị nhiễm những tư tưởng phức tạp này nọ của thế giới người lớn. Nhìn vào hai bức ảnh tôi như thấy một thực tại hiển nhiên: khánh kiệt tư tưởng. Sự khánh kiệt đấy đã phản ánh trong đôi mắt bé thơ. Giờ thì tôi hiểu tại sao trong Nam không có biểu tình. Trí thức Nam bộ đã nhìn thấy trước sự khánh kiệt tư tưởng của các biểu tình. Không có sự va chạm giữa những người biểu tình và Chính quyền đã mất đi tính hấp dẫn, thu hút dư luận của các cuộc biểu tình. Tư tưởng trở nên nhàm chán và khánh kiệt. Trong đôi mắt trẻ thơ đấy chúng mới buồn bã, ảm đạm và tội nghiệp làm sao!