Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Việt Nam sẽ nhận 6-12 chiếc Yak-130UBS và sắp có tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos (?)

Biển Đông là nơi nguy hiểm với tàu sân bay TQ
Tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos là mối đe dọa quá lớn đối với tàu sân bay Thi Lang.
Tàu sân bay sẽ không giúp Trung Quốc giải quyết được các vấn đề tranh chấp trên biển Đông, thậm chí sẽ là cửa tử đối với tàu sân bay này.

Trang tin Asia Times Online của Hong Kong ngày 17/8 trích đăng bài viết của nhà chiến lược hải quân Australia Phil Radford. Ông cho rằng, việc sở hữu tàu sân bay không giúp Trung Quốc duy trì lợi thế trong các vấn đề tranh chấp trên biển Đông.

Dưới đây là nội dung những phân tích của ông Phil Radford:

Tàu sân bay này không phải là công cụ để giải quyết các tranh chấp hiện nay, vấn đề biển Đông đang là vấn đề đau đầu nhất đối với Trung Quốc. Tàu sân bay có ý nghĩa ngoại giao nhiều hơn là một cỗ máy quân sự.

Trung Quốc đã tiến hành công tác thử nghiệm đầu tiên đối với tàu sân bay Thi Lang sau thời gian dài cải tạo. (>> chi tiết) Một khi tàu sân bày này được hoàn thiện, nó sẽ có khả năng mang theo 40 máy bay tiêm kích trên hạm J-15, khoảng 20 chiếc trực thăng bao gồm các trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc một loại trực thăng nội địa do Trung Quốc sản xuất.

Việc sở hữu tàu sân bay và hình thành nhóm tác chiến tàu sân bay có thể làm thay đổi mạnh mẽ cán cân quyền lực trên biển Đông. Tàu sân bay Thi Lang sẽ giải quyết được các vấn đề chiến lược nhất định, cho phép Trung Quốc vươn xa hơn trong chiến lược hướng ra biển lớn, bảo vệ "lợi ích cốt lõi" tại biển Đông. Tuy nhiên, lợi thế  này không thấm vào đâu so với các khó khăn mà tàu sân bay này phải đối mặt.

Sự xuất hiện của tàu sân bay Thi Lang kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt tên lửa chống hạm tối tân tại ĐNA, trong ảnh hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm K-300P Bastion.
Theo ông Phil Radford, việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay đã vô tình tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang ngầm tại khu vực ASEAN. Ngay từ khi Trung Quốc tiến hành cải tạo tàu sân bay Varyag các nước trong khu vực đã rục rịch chuẩn bị các biện pháp đối phó.


Ngoài hạm đội 6 tàu ngầm của Việt Nam, tàu sân bay Thi Lang sẽ phải đối đầu với các hạm đội tàu ngầm khác không kém phần tối tân. Tàu sân bay Thi Lang sẽ phải đối đầu với các tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia, tàu ngầm lớp Archer của Hải quân Singapone, có thể là cả tàu ngầm lớp Kilo trong biên chế của Hải quân Indonesia.


Song nguy hiểm hơn cả đối với tàu sân bay Thi Lang đến từ các hệ thống tên lửa chống hạm tối tân đang và sẽ xuất hiện tại Đông Nam Á trong thời gian tới. Việt Nam cùng với Indonesia là hai quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Yakhont.
Tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos là mối đe dọa quá lớn đối với tàu sân bay Thi Lang.
Trang tin De Volkskrant của Hà Lan cho biết, Việt Nam đang tiến rất gần tới việc sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos. Việc mua tên lửa chống hạm này cần phải có được sự đồng ý của cả Nga và Ấn Độ.
Tuy nhiên đây không phải là vấn đề quá lớn, hiện tại quan hệ giữa Việt Nam với Ấn Độ và Nga đều ở tầm đối tác chiến lược. Ấn Độ đang thể hiện nỗ lực hướng Đông nhằm giải tỏa áp lực của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.


Việc bán hệ thống tên lửa chống hạm tối tân này cho Việt Nam là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra. Ấn Độ cũng đã cam kết giúp Việt Nam hiện đại hóa hải quân, chia sẽ kinh nghiệm xây dựng và vận hành hạm đội tàu ngầm. (>> chi tiết)


BrahMos là loại tên lửa chống hạm nhanh nhất thế giới hiện nay, với tốc độ Mach-3 và tầm bắn 300km, BrahMos thực sự là một mối đe dọa chết người đối với bất kỳ tàu chiến nào.


Biển Đông là "cửa tử"

Ông Phil Radford nhận định ngay cả khi hình thành đầy đủ nhóm tác chiến tàu sân bay, lực lượng này vẫn quá mỏng manh để tạo ra một lợi thế lớn nếu có một cuộc xung đột xảy ra.



Tàu sân bay Thi Lang không có khả năng triển khai hoạt động máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không. Điều này có nghĩa là tàu sân bay cùng nhóm tác chiến gặp nhiều hạn chế trong việc phát hiện các mối đe dọa từ đường chân trời.


Sẽ là thách thức lớn với hệ thống radar do Trung Quốc sản xuất để dẫn đường cho tên lửa hạm đối không HHQ-9 (>> chi tiết) đánh chặn các tên lửa chống hạm siêu âm. Đây là bài toán khó đối với cả hệ thống đánh chặn siêu hạng Aegis của Mỹ.


Hệ thống bảo vệ dưới nước cho tàu sân bay cũng không thực sự an toàn, năng lực tác chiến chống ngầm của Trung Quốc rất hạn chế. Hệ thống thông tin liên lạc phối hợp tác chiến giữa tàu ngầm và tàu chiến mặt nước không thực sự tốt. (>> chi tiết)


Ngay cả khi năng lực này được cải thiện, vẫn không thể đảm bảo được sự an toàn cho tàu sân bay Thi Lang khi hoạt động trên biển Đông. Một cuộc đột kích bằng tên lửa từ trên không sẽ là thảm họa đối với tàu sân bay Thi Lang.


Trung Quốc khó lòng mà sử dụng tàu sân bay Thi Lang trên biển Đông như là một công cụ để gây áp lực lên các vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Kết thúc bài viết ông Phil Radford kết luận “Biển Đông sẽ là nơi nguy hiểm nhất đối với tàu sân bay Thi Lang”.


>> Chuyên đề: Tàu sân bay Trung Quốc Tag: Tàu sân bay Thi Lang Trung Quốc

Quốc Việt (theo Asia Times, De Volkskrant)
 Nguồn: .datviet


Việt Nam sẽ nhận 6-12 chiếc Yak-130UBS
TSAMTO của Nga cho biết, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng từ 6-12 chiếc máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS vào năm 2015.

Trong khuôn khổ triển lãm hàng không MAKS-2011, phía Nga đã tiến hành bàn giao máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS cho Syria.


Số máy bay được giao lần này nằm trong số các máy bay trước đó dự định chuyển giao cho Libya thì gặp phải lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.


Số lượng máy bay huấn luyện được chuyển giao không được tiết lộ, nhưng theo nhận định của TSAMTO số lượng chuyển giao khoảng 12-16 chiếc. Tương lai không quân Syria có thể mua thêm từ 24-36 chiếc Yak-130UBS nữa.
Ngoài chức năng chính là máy bay huấn luyện, Yak-130UBS có khả năng thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ một cách xuất sắc (ảnh: Airline.net)
Ngoài hợp đồng cung cấp Yak-130UBS cho Syria, Nga đang thực hiện hợp đồng cung cấp 16 Yak-130 UBS cho Algeria, cùng với một hợp đồng chưa được xác nhận cung cấp 8 Yak-130UBS cho Việt Nam.


Những khách hàng tiềm năng khác của máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS bao gồm Venezuela, Belarus, Ukraine và Kazakhstan.


Tổng số lượng xuất khẩu của Yak-130UBS đến trước năm 2040 khoảng 500 chiếc. Trong đó số lượng Yak-130UBS sẽ xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài đến năm 2025 khoảng 300 chiếc.


Riêng Việt Nam sẽ bắt đầu mua loạt thứ 2 nhằm thay thế cho các máy bay huấn luyện L-39 giao hàngvào giai đoạn 2015-2025. Số lượng mua dự kiến từ 6-12 chiếc.


Algeria cũng sẽ mua loạt thứ hai nhằm thay thế cho L-39, giao hàng vào giai đoạn từ 2015-2025 số lượng mua dự kiến khoảng 12-16 chiếc. Belarus khoảng từ 6-12 chiếc giai đoạn 2015-2020.


Trong các nước Đông Nam Á, Malaysia sẽ là nước mua số lượng Yak-130UBS nhiều nhất, số lượng mua từ 18-24 chiếc nhằm thay thế máy bay huấn luyện Mk-128 Hawk, giao hàng giai đoạn từ 2025-2030.


Thái Lan cũng sẽ mua 6-12 chiếc nhằm thay thế cho L-39, giao hàng vào giai đoạn từ 2015-2030. Syria sẽ mua số lượng lớn từ 24-36 chiếc, giao hàng giai đoạn từ 20111-2020.


Ngoài ra còn rất nhiều quốc gia khác nữa sẽ mua, số lượng dao động từ 6-12 chiếc và giao hàng trong giai đoạn từ 2015-2030, chưa tính các khách hàng có thể  mua Yak-130UBS không nằm trong danh sách khách hàng tiềm năng.


Tính đến giai đoạn năm 2011-2014, kim ngạch xuất khẩu máy bay huấn luyện đạt giá trị 8,241 tỷ USD. Dẫn đầu là Thụy Sỹ  với giá trị xuất khẩu đạt 2,622 tỷ USD, thứ 2 là Anh với giá trị 1,31 tỷ USD.


Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thứ 3 của Trung Quốc trong giai đoạn từ 2003-2010. Giá trị xuất khẩu máy bay huấn luyện của Hàn Quốc giai đoạn 2011-2012 tăng khoảng  187 triệu USD, con số này sẽ tăng lên 215 triệu USD vào giai đoạn 2012-2013. Tổng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này của Hàn Quốc khoảng 805 triệu USD. Thứ 4 là Trung Quốc, tổng giá trị hợp đồng của Trung Quốc trong giai đoạn này khoảng 618 triệu USD.


Nga sẽ đứng vị trí thứ 5 trong thị phần xuất khẩu máy bay huấn luyện với giá trị chiếm khoảng 5,3% tổng kim ngạch, giá trị xuất khẩu đạt 440 triệu USD.


>> Chuyên đề: Triển lãm hàng không vũ trụ MAKS-2011


>> Chuyện chưa kể về việc đào tạo phi công Việt Nam
>> Dũng cảm cứu máy bay ở Trường Sa
>> Su-30MK2, 'ông hoàng' của Không quân Việt Nam
>> Nga chuyển giao cho Việt Nam 4 phi cơ Su-30MK2

Việt Trung (theo Armstrade)
Nguồn:-ĐV
------
Theo THX: Báo Trung Quốc loan tin: Việt Nam có thể mua tên lửa Brahmos
(GDVN) – Tàu ngầm, tên lửa của các nước xung quanh Biển Đông đều có khả năng răn đe hiệu quả đối với tàu sân bay Trung Quốc.

Công việc phát triển tên lửa hành trình siêu âm Brahmos được bắt đầu từ giữa năm 1999, nền tảng của nó chính là hệ thống tên lửa P-800 Onyx do Liên Xô cũ chế tạo. Tên lửa Brahmos được phóng thử thành công lần đầu tiên vào ngày 12/6/2001 tại bang Orissa, Ấn Độ.

Ngày 17/8, tờ "Asia Times Online" Hồng Kông đăng bài bình luận của chuyên gia chiến lược hải quân Australia, Phil Radford cho biết, tuần trước tàu sân bay Trung Quốc bắt đầu chạy thử, đây là tàu chiến lớn nhất châu Á hiện nay, sẽ làm cho Trung Quốc có khả năng thay đổi tình hình trên một số lĩnh vực. (Xem thêm:Robert Gate đến thăm Bắc Kinh, Trung Quốc lại khoe J-20 )
Tên lửa chống hạm nhanh nhất trên thế giới Brahmos do Nga-Ấn hợp tác chế tạo.
Tên lửa chống hạm nhanh nhất trên thế giới Brahmos do Nga-Ấn
hợp tác chế tạo.
 
Nhưng, tàu sân bay này hoàn toàn không thể giúp Trung Quốc bảo vệ chủ quyền đối với Biển Đông (đây là vấn đề biển đau đầu nhất của Trung Quốc); tàu sân bay này sẽ nghiêng về dùng cho mục đích ngoại giao, chứ không phải là vũ khí quân sự.

Báo Hồng Kông cho biết, ngoài tàu sân bay Chakri Naruebet của Thái Lan, các nước trong khu vực còn chưa có tàu chiến để máy bay chiến đấu cất/hạ cánh. Nhưng, tàu sân bay của Thái Lan cũng chỉ bằng 1/5 tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. (Xem thêm: Bước vào câu lạc bộ tàu sân bay, Trung Quốc gia tăng đe doạ láng giềng)

Một khi con tàu này hoàn thiện, nó có thể mang theo 40 máy bay J-15 Flying Shark và 20 máy bay trực thăng (bao gồm máy bay trực thăng săn tàu ngầm Ka-28). Trên mặt biển, khả năng này đủ để thay đổi cân bằng sức mạnh các nước ở Biển Đông.

Trung Quốc luôn tuyên bố có chủ quyền lãnh thổ biển trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), nhưng các nước láng giềng đều hiểu rằng vùng biển xung quanh các hòn đảo này đều chứa nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, cho nên luôn thiết lập các cơ sở nghiên cứu ở đó.(Xem thêm:Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm thành công máy bay tàng hình J-20?)
Phương án tác chiến của tên lửa chống hạm Brahmos.
Phương án tác chiến của tên lửa chống hạm Brahmos gần giống tên
lửa phòng thử Bastion.
 
Báo Hồng Kông viết, nếu Trung Quốc triển khai tàu sân bay ở Tam Á, Hải Nam, nó sẽ có ưu thế trên không cục bộ ở bất cứ địa điểm tranh chấp nào trên Biển Đông.

Đây có thể là điều kiện tiên quyết để có hành động ngoại giao và quân sự mạnh trong giải quyết vấn đề Biển Đông, nhằm bảo vệ chủ trương chủ quyền của Trung Quốc; đồng thời ép đối thủ từ bỏ các hoạt động thương mại trên Biển Đông và các hoạt động xây dựng cơ sở trên các hòn đảo. (Xem thêm:Chiến đấu cơ thế hệ 5 thứ 2, sự rò rỉ thông tin có chủ đích của TQ?)

Những khả năng này còn có thể giúp Trung Quốc có thể làm giảm đi sức mạnh các nước khác tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Trung tuần tháng 6/2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích (hoàn toàn ngang ngược, vô lý, vô căn cứ) tàu khai thác của Việt Nam tiến hành hoạt động khảo sát dầu khí “trái phép” ở vùng biển quần đảo Trường Sa và “quấy nhiễu” tàu cá Trung Quốc.

Điều này đã “gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và quyền lợi trên biển của Trung Quốc”. (Xem thêm:Mỹ đang mất dần ưu thế về công nghệ máy bay tàng hình?)

Báo Hồng Kông cho rằng, rõ ràng là tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ thực hiện chức năng chiến lược nhất định. Cách đây không lâu, khi tàu sân bay chạy thử, Tân Hoa xã đã bình luận: “Xây dựng hải quân viễn dương tương xứng với vị thế nước lớn của Trung Quốc là việc làm cần thiết, cũng là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia không ngừng tăng lên trên toàn cầu”.

Nhưng, cho dù tàu sân bay này có khả năng chiến đấu, tàu sân bay và lực lượng máy bay của nó cũng sẽ rất yếu; Trung Quốc sẽ không thể mạo hiểm chống lại các đối thủ trên Biển Đông. (Xem thêm: Máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc ngang cơ với F-18 của Mỹ?)

Hơn nữa, nếu không có máy phóng hoặc dây cáp chắn, tàu sân bay này sẽ không thể đảm bảo cất/hạ cánh cho máy bay cảnh báo sớm trên không. Điều này có nghĩa là khả năng do thám khu vực của tàu sân bay bị hạn chế, không thể phát hiện hoặc ứng phó với mối đe dọa ngoài tầm của radar.

Đồng thời, bảo đảm hậu cần không đủ cũng sẽ hạn chế thời gian hoạt động của tàu sân bay trên biển: Quân đội Trung Quốc chỉ có 5 tàu tiếp tế trên biển, hơn nữa chưa có tàu nào trên 22.000 tấn (thực ra tàu tiếp tế Thanh Hải Hồ có trọng tải gần 40.000 tấn). (Xem thêm:Mỹ sẽ dùng tác chiến nhất thể hải-không quân khi xung đột với Trung Quốc)
Malaysia đã sở hữu 2 tàu ngầm Squid do Pháp thiết kế.
Malaysia đã sở hữu 2 tàu ngầm Squid do Pháp thiết kế.
 
Nhưng, vấn đề lớn nhất ở chỗ nó không được bảo vệ đầy đủ. Trung Quốc có 2 tàu khu trục 052C, chúng được trang bị radar mảng chủ động, có thể bám theo nhiều tên lửa và máy bay.

Hiện nay, còn có 4 chiếc khác đang chế tạo. Nhưng, đem kết hợp radar này với tên lửa HHQ-9 nội địa để ngăn chặn tên lửa siêu âm lướt biển tấn công là một thách thức rất lớn.(Xem thêm:Trung Quốc nói về tàu sân bay của Hải quân Thái Lan, Nga (P5))

Ngoài ra, tàu sân bay này cũng không thể dựa vào sự hộ tống dưới nước; không có hệ thống thông tin vô tuyến điện tần số thấp, tàu ngầm tuần tra tầm xa của Trung Quốc chỉ có thể tiến hành các hoạt động chiến thuật khi hộ tống biên đội tàu sân bay.

Báo Hồng Kông cho biết, cho dù không có những khiếm khuyết này, các nước láng giềng phía nam của Trung Quốc cũng có thể phát triển khả năng đáp trả đầy đủ trên Biển Đông, làm cho Trung Quốc không dám để tàu sân bay hoạt động trên Biển Đông. (Xem thêm: Nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai)

Trong khi đó, một bài viết được đăng tải trên hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 19/8/2011 với các nội dung mang thể hiện rõ suy đoán thiếu căn cứ, thiếu thiện chí và đầy tính kích động như sau:


“Đầu tháng 6, báo “Nhân Dân” của Việt Nam đã có bài viết kèm hình ảnh tên lửa chống hạm nhanh nhất trên thế giới, tên lửa Brahmos. Rõ ràng, Việt Nam muốn cho biết ý đồ mua tên lửa này và báo hiệu hải quân Việt Nam đã làm tốt công tác chuẩn bị để ứng phó khi Trung Quốc xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Xem thêm: Không quân Mỹ sẽ thay thế toàn bộ máy bay do thám U-2 trước 2015)
Tên lửa chống hạm Hùng Phong III của Đài Loan.
Tên lửa chống hạm Hùng Phong III của Đài Loan.
 
Tên lửa chống hạm Brahmos có tốc độ 2,8 Mach, gấp 4 lần tên lửa Tomahawk của Mỹ, sẽ tạo ra mối đe dọa chí tử cho bất cứ tàu chiến nào ở trong phạm vi 300 km. Mua tên lửa Brahmos cần có sự đồng ý chung của Ấn Độ và Nga, trong khi đó Việt Nam đang nhanh chóng cải thiện quan hệ với hai nước này.

Cuối tháng 6, Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm hợp tác đến New Delhi; trong thời gian chuyến thăm, Trung tướng Nguyễn Chí Dũng của Việt Nam tuyên bố, cảng Cam Ranh sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho tàu chiến nước ngoài. (Xem thêm: Trung Quốc dùng nhiều tên lửa để đối phó với vũ khí Mỹ )

Để Trung Quốc hiểu ý đồ này, ngày 14/8/2011 khi tàu sân bay USS George Washington Mỹ đi qua Biển Đông, các quan chức chính phủ Việt Nam đã tham quan con tàu này.

Hơn nữa, Việt Nam còn tăng cường mua vũ khí của Nga. Nga thừa nhận, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm động cơ diesel 636 lớp Kilo. Được biết, tàu ngầm đặt mua sẽ chính thức bàn giao vào năm 2014.

Loại tàu ngầm có lượng choán nước 2.300 tấn này thích hợp với vùng nước nông, có thể hoạt động rất tĩnh lặng; chúng không cần rời cảng vẫn có thể tạo sự răn đe to lớn đối với Trung Quốc, làm cho Trung Quốc không dám điều tàu sân bay khi xảy ra đối đầu trên Biển Đông.(Xem thêm: Tên lửa “Hùng phong-3” của Đài Loan có diệt được tàu sân bay?)

Báo Hồng Kông cho rằng, ngoài ra Malaysia đã có khả năng tàu ngầm tốt, gần đây đã biên chế 2 tàu ngầm Squid do Pháp thiết kế; Indonesia và Philippinese có thể cũng sẽ nhanh chóng phát triển khả năng răn đe to lớn và và triển khai tên lửa chống hạm ở các căn cứ quân sự quan trọng;

Indonesia đã bàn thảo với Ấn Độ các thủ tục liên quan mua tên lửa Brahmos; Philippinese có thể mua tên lửa của Mỹ hoặc đàm phán mua tên lửa chống hạm Hùng Phong III của Đài Loan.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc rất được hoan nghênh, nó đã trở thành biểu tượng vị thế cường quốc. Nhưng Biển Đông sẽ trở thành nơi nguy hiểm nhất của tàu sân bay Trung Quốc. ”
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 5/6, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết: 6 tàu ngầm lớp Kilo chạy năng lượng diesel mà Việt Nam đặt mua từ Nga sẽ chỉ được dùng cho mục đích tự vệ.

"Chúng tôi coi đây là một hoạt động bình thường của Quân đội nhân dân Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

"Đó là để bảo vệ  và tham gia xây dựng đất nước. Chính sách của Việt Nam là hoàn toàn để tự vệ và chúng tôi sẽ không bao giờ làm tổn hại tới chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng sẽ phải ngăn chặn bất kỳ ai cố gắng vi phạm chủ quyền của Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh. - TTXVN

Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)

Tổng số lượt xem trang