Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Xung quanh "bức ảnh triệu đô"

Báo Người cao tuổi số 947, ra ngày 19-8-2011 phản ánh việc cuối năm 2007 bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo bỏ ra 1 triệu USD mua của ông Trần Lam, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Kiên Giang bức ảnh "Mặt trời trong lăng sáng tỏa". Sau khi báo phát hành, nhà nhiếp ảnh lão thành Minh Lộc, người đạt kỉ lục ghi-nét Việt Nam về chụp sếu đầu đỏ đã tìm gặp PV…

Kì I: Ông Trần Lam có là tác giả?
Hai bức ảnh song sinh?
Đưa ra hai bức ảnh: Một, bức "Đêm trăng lăng Bác" do chính tay mình chụp năm 2000 và một là bức "Mặt trời trong lăng sáng tỏa" của ông Trần Lam chụp vào tháng 5 - 2007, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Minh Lộc, người từng có hơn 30 năm công tác tại TTXVN, bức xúc: "Đây, các nhà báo có thấy chúng quá giống nhau, giống đến gần như song sinh không?".
Với "hành trang" của "một thời" vừa cầm bút vừa ôm máy "mon men" lĩnh vực chụp ảnh nghệ thuật, chúng tôi "xét một cách toàn diện" là cơ bản giống: Chủ đề chính đều là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với lễ đài, hàng cây, thảm cỏ; hướng máy cũng từ chùa Một Cột sang đền Quán Thánh; thời gian chụp cũng vào ban đêm và cũng lấy hàng tre làm tiền cảnh… Còn điểm khác là bức của Trần Lam thiếu vắng vầng trăng trên lăng (nhưng "bù lại", có ba đèn chiếu sáng mặt đất, bên hông phải lễ đài), không gian chụp hẹp hơn, đồng thời có khá nhiều chỉ dấu cho thấy có sự hiện diện của "bàn tay" photoshop khiến nền trời thẫm tím một cách "dài dại", không gian ghép bị "lệch trục" cũng như, dưới hàng cây thiên tuế trước lăng có những mảng xanh "phô", không thật…
NSNA Minh Lộc thừa nhận những "sơ bộ" của chúng tôi là đúng. Song, đó mới chỉ là cái cảm của "người trần, mắt thịt" trong phòng… máy lạnh! Còn ông, kể từ khi phát hiện ra ảnh của mình bị "xâm hại", danh dự bản thân bị "đánh hội đồng" (nào là kẻ đốt đền, nào là "tay" ưa tạo scandal…) ông đã âm thầm cất công vác máy ra tận hiện trường, tỉ mẩn đo đạc từng cự li, chụp đi chụp lại từng góc máy để "thực nghiệm ngay tại trận, không họ cãi thì sao?".

Bức ảnh có giá kỉ lục một triệu đô-la của ông Trần Lam, cắt ghép từ một
bức ảnh của nghệ sĩ Minh Lộc
Chưa hết, ông còn vào láp - tốp, kì cạch gõ phần mềm ba chiều (3D) để bóc tách từng mảng miếng, "ngược dòng" từng trình tự tác thành của "công đoạn sáng tác" bức ảnh triệu đô nhằm tìm ra sự thật và minh oan mình không phải là kẻ chuyên "ăn theo người nổi tiếng" như thị phi, đơm đặt!
"Ở trên đời này, làm gì có hai bức hình chụp cách nhau bảy năm, khác góc máy và cự li chụp lại giống nhau đến thế? Giống cả khe hở (cột đèn), tán thông? Bây giờ đã có đủ tư liệu rồi, tôi sẽ kiện, kiện đến cùng, kể cả ra tòa. Bịp bợm làm sao được!" - NSNA Minh Lộc bày tỏ sự kiên quyết.
Thách 12 vị trong Hội đồng!
Chỉ vào từng chi tiết nhỏ trên mỗi tấm hình của một xê-ri ảnh gồm 24 bức, kết quả của cả một "hành trình tự mày mò đi tìm công lí", NSNA Minh Lộc bảo rằng: Bức ảnh triệu đô là ảnh cắt dán với ba "mảng miếng". Và, mảng quan trọng nhất, mảng tâm điểm làm nên hồn cốt tác phẩm chính là của Minh Lộc. Tức, ông Lam đã lấy toàn bộ phần kiến trúc lăng và thảm cỏ trên ảnh của ông rồi tách bỏ hàng tre, chuyển hóa nền trời, sau đó "ấn" chậu hoa vào và "lắp" thêm ba ngọn đèn xuống hông lễ đài.
"Tôi đã vào lăng hỏi kĩ cán bộ ở đây, họ nói chưa khi nào có ba ngọn đèn này. Còn chậu hoa,
Ở khía cạnh khác, khi được hỏi về một triệu đô tiền bán ảnh, ông Nguyễn Minh, kế toán Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Kiên Giang nói ông không biết số tiền đó được sử dụng cụ thể thế nào, để ông "hỏi lại anh Bảy" (ông Trần Lam, chủ tịch Hội). Và, sau khi đã  "hỏi lại", ông cho biết: Tân Tạo đã chuyển về tài khoản của Hội 12 tỉ để mổ tim cho hơn 300 trẻ em "trong năm rồi" (năm 2010-PV). Thế nhưng, ông Lam lại khẳng định: Tất cả 12 tỉ, Tân Tạo thanh toán thẳng với bệnh viện mổ tim tại Sài Gòn. 
nếu chụp cách 8m như ông Lam sẽ không bao giờ lấy được bụi tre. Có hoa thì không có tre và ngược lại!"- NSNA Minh Lộc khẳng định. Cũng theo ông, còn có điều vô lí "đùng đùng" hơn thế thể hiện qua bức ảnh ông chụp năm 2000: Cây thông bên phải lăng có tán lá 7 tầng. "Vậy mà, sau ngần ấy thời gian, năm 2007, trong ảnh của ông Lam nó vẫn nguyên xi, không lớn thêm tẹo nào. Còn bây giờ cây thông ấy đã 11 tầng." NS Minh Lộc nói tiếp: "Ông Lam cùng một số người ở Hội NSNA Việt Nam quả quyết bức "Vầng trăng trong lăng sáng tỏa" được chụp vào đêm 19-5. Thế nhưng, lạ chưa, tất cả các hàng cột lại không thấy treo cờ?". "Thưa ông, hai cây thông quả là có giống nhau nhưng thông của tác giả Trần Lam cao hơn và xê dịch rõ ràng về bên phải, "đội" vào giữa chữ Ô và N của chữ CỘNG trên bảng khẩu hiệu?"- Chúng tôi thắc mắc. "Đúng rồi! Ông Lam đã bôi đen để kéo dài chóp cây và di chuyển hàng chữ. Các anh không thấy sự lộ liễu, cẩu thả ấy sao?".
"Hội NSNA Việt Nam đã "xử" vụ này và "tuyên" tác giả Trần Lam không đạo ảnh, thưa ông?". "Cuối 2008 họ có lập hội đồng thẩm định và kết luận như thế. Nhưng, khi thẩm định sao không cho tôi biết? Hơn nữa, tôi đã kiện cáo, khiếu nại gì đâu?... Tôi thách 12 vị trong Hội đồng đấy. Cứ ra thực địa chụp là "chết" ngay!" - Vị nghệ sĩ già không kìm được cảm xúc.
Trả lời câu hỏi: "Ông cho rằng ông Lam lấy ảnh… Vậy, ông có biết bằng cách nào ông Lam có được ảnh của ông để "tác "nghiệp", cắt ghép?", nhà nhiếp ảnh cho rằng, trong một lần về Kiên Giang công tác, ông đến nhà ông Lam chơi và có cho ông này một đĩa tư liệu, trong đó có những bức hình ông chụp về lăng Bác năm 2000… (Còn tiếp)
Kì sau: Ông Trần Lam và Hội NSNA Việt Nam nói gì?
Mạc Hồng Kỳ - Nguyễn Quang Sơn

-Nguồn: Xung quanh "bức ảnh triệu đô"

Xung quanh bức ảnh “triệu đô” (Tiếp theo kì trước)
KỲ II: Ông Trần Lam nói gì?
KỲ II: Ông Trần Lam nói gì?

"Bức ảnh triệu đô của ông Trần Lam là ảnh ghép… Điều này là không thể khỏa lấp! Thế nhưng, trong khi tôi chưa hề khiếu nại hay kiện cáo gì thì người ta đã thẩm định để rồi sau đó vu vạ, bêu riếu tôi… ". Đó là lời của NSNA Minh Lộc đã 60 năm gắn bó với nghề nhiếp ảnh. Còn ông Trần Lam và những người có trách nhiệm ở Hội NSNA Việt Nam, "nhìn nhận" của họ thế nào?...
Ông Minh Lộc có là người hoang tưởng (?)
Trả lời PV, ông Trần Lam không muốn nói đến việc có đạo ảnh hay không và cũng không muốn chúng tôi nêu ý kiến của ông lên báo. Ông chỉ trả lời ngắn gọn, rằng, ảnh đã được thẩm định, đã có kết luận, đã ra thông báo gửi khắp nơi rồi; rằng, hai tấm ảnh chụp bằng hai ống kính khác nhau, hoàn toàn không dính líu gì đến ông Minh Lộc; và rằng, ông Lộc dựng chuyện, vì đã có hội đồng nghệ thuật, đã có bản quyền… Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về hoàn cảnh ra đời của bức "Mặt trời trong Lăng sáng tỏa" cụ thể thế nào thì ông "tránh": "Báo của Hội NSNA Việt Nam có đăng đầy đủ.". "Dạ, tôi chưa đọc ạ…". "Thì anh cứ hỏi Hội NSNA ấy!". "Thưa, ông có thể nói sơ sơ cũng được…". "Anh cứ điện hỏi. Tạp chí Nhiếp Ảnh (NA) đăng rõ lắm."- Ông Lam cho biết lí do: "Chuyện đã cũ rồi. Ông Lộc là người hoang tưởng, thấy ai có bức ảnh nào là ông ấy xía vô… Anh cứ hỏi anh Chu Chí Thành, Chủ tịch Hội NSNA Việt Nam. Tôi cho số điện thoại…". "Nhưng, tôi vẫn muốn nghe ông nói, ông đã chụp bức ảnh ấy như thế nào" - "Đừng nhắc lại nữa. Bởi, ông Lộc dở lắm, xúc phạm tôi nhiều lắm… Anh đừng hỏi tôi cái đó nữa!"- Ông Lam khá bức xúc: "Tôi lấy ảnh ông Lộc làm sao phóng to lên 70 x 110 cm được, nổ hết!... Tôi chụp có anh Mạnh Thường (Trưởng ban Lý luận phê bình Hội NSNA Việt Nam - PV) và một số người chứng kiến". "Thưa ông, ông nói ông không lấy ảnh của ông Lộc. Vậy, bức ảnh của ông là "nguyên thủy" hay có chỉnh sửa, photoshop gì không?". "Anh cứ hỏi anh Thành, hỏi Hội NSNA Việt Nam!"…
Đây là bức ảnh của ông Trần Lam được
cho là chụp vào ngày 19-5 hoặc cuối
tháng 2-2008?
Ảnh ông Minh Lộc đứng bên trái đường
Hùng Vương chụp năm 2000.
Liệu có phải là "Kẻ đốt đền"?
Chỉ ít phút sau cuộc trao đổi với ông Trần Lam, ông Mạnh Thường (người tham gia cuộc họp thẩm định ảnh) đã phone cho chúng tôi. Ông Thường nói: Bức ảnh do ông Lam chụp khác xa hoàn toàn bức của ông Lộc và đã được Hội đồng nghệ thuật Hội NSNA Việt Nam kết luận. Chính vì thế, cách đây hai năm ông đã viết một bài trên Tạp chí NA. Ông khẳng định, chính ông cùng NSNA Trần Tuấn và Cao Phong (Tổng biên tập Tạp chí NA) đã đi cùng ông Lam ra Lăng Bác và hiện ông vẫn còn lưu trong thẻ nhớ bức hình chụp ông Lam đang sáng tác tại hiện trường. "Thưa, ông Lam ra Hà Nội vào dịp nào?". "Anh Lam ra Hà Nội vào dịp Quốc khánh 2-9. Anh ấy chụp đúng vào dịp Quốc khánh nên mới có cờ quạt, các thứ…" - ông Thường khẳng định!
Đồng quan điểm, ông Cao Phong cho rằng, hai bức ảnh mới nhìn thì giống nhưng xét kĩ sẽ thấy rất khác: Từ bố cục đến ánh sáng, góc độ; từ cự li đến đường nét, ý tưởng… Theo ông, người nghệ sĩ trước một cảnh đẹp kì vĩ hay một người đẹp ai cũng rung cảm và họ sẽ tìm cho mình một góc độ hợp lí nhất, đắt nhất nên người nghệ sĩ đến sau rất có thể tìm một chỗ đứng, một góc độ trùng với người nghệ sĩ đến trước và đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên… Do vậy, "không thể nói một cách hàm hồ rằng người này "đánh cắp" hay "đạo" ý tưởng của người kia"! Theo ông Cao Phong, ông Trần Lam ra Hà Nội đúng dịp sinh nhật Bác (19-5) và đích thân ông là người "chiều ý" ông Lam cho ông Lam ra Lăng chụp. Và, bức ảnh ấy "tuy chưa thật xuất sắc nhưng nó đã làm anh (ông Lam - PV) trở nên nổi tiếng…". Vì thế, ai đó cố tình "tạo ra scandal để nổi tiếng cùng" sẽ "trở thành kẻ đốt đền"…
Còn ông Chu Chí Thành, nói với chúng tôi rằng, ông "không đi sâu vào vấn đề đó (tức, "bình" về hai bức ảnh -PV)". Tuy nhiên, do biết có lần ông phát biểu, chính ông "là người nhìn thấy và gợi ý đặt tên cho bức ảnh" nên chúng tôi hỏi ông "có biết hoàn cảnh ra đời của bức ảnh ấy không?" thì ông gạt: "Tôi không trả lời cái gì cho anh, bây giờ tôi nghỉ rồi. Chúng tôi đã làm rõ rồi. Anh muốn hỏi chi tiết gì cứ sang Hội đồng nghệ thuật"!
Thẩm định để xác định bản quyền?
Chưa đầy một tháng, sau khi Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo mua bức ảnh với giá một triệu đô-la, "theo thư của ông Lam", ngày 22-12-2008 Hội đồng nghệ thuật cùng Ban Lý luận phê bình của Hội NSNA Việt Nam "đã có cuộc họp thẩm định nhằm xác định bản quyền bức ảnh "Mặt trời lăng sáng tỏa" (thiếu chữ "trong" - PV) đã được đấu giá tại Kiên Giang" gồm 7 vị. Ông Bùi Nguyên Hùng, cán bộ Cục Bản quyền, Bộ VHTT & Du Lịch sau khi "xem xét kĩ từng bức ảnh, đã trao đổi ý kiến và thống nhất…", kết luận: Hai bức ảnh "không được tạo ra từ cùng một máy, trong cùng một khoảng khắc" nên bức ảnh của ông Lam khác với bức ảnh của ông Lộc (!?).
Theo chúng tôi, với "cung cách" thẩm định "kiểu xem xét" như thế liệu có cảm tính và chuẩn xác? Chưa hết, Hội NSNA Việt Nam sẽ giải thích ra sao trước những câu hỏi (về tán thông, 3 ngọn đèn, khe hở…) và nhất là chứng cứ (3 chiều) ông Lộc đưa ra?
Hãy khoan nói tới điều đó, chỉ "chiểu" theo những thông tin về thời gian chụp đã thấy "khoảng cách": Ông Cao Phong nói ông Lam chụp vào đêm 19-5, ông Thường bảo đêm mùng 2-9 "nên có cờ quạt", còn tác giả Thạch Thảo, tại bài ca ngợi ông Lam trên Tạp chí NA số tháng 5-2008, lại viết ông Lam chụp vào… cuối tháng 2-2008! Vậy, ai đúng, ai sai (hay tất cả đều đúng, đều sai)???
Mạc Hồng Kỳ-Nguyễn Quang Sơn
 

Tổng số lượt xem trang