Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Tàu cá Quảng Bình bị TQ bắt 'đã trở về' (sau khi phải nộp tiền?)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga. 
Ảnh: Trường Sơn
-Nộp tiền chồng mới trở về
Bà Nguyễn Thị Hằng, vợ của thuyền trưởng Nguyễn Văn Thạnh, chủ tàu QB 1825 TS (Mỹ Cảnh, Bảo Ninh, Đồng Hới) cho biết gia đình đã phải vay mượn 6.250 USD chuyển sang Trung Quốc họ mới thả tàu và người.
Anh Thạnh trở về sau khi bị Trung Quốc bắt

          Nhưng số tiền không đi theo đường chính ngạch từ Sở ngoại vụ hay cơ quan chức năng nào mà có qua môi giới. Và bà Hằng không cho biết người giúp bà chuyển tiền sang Trung Quốc là ai. Bà Hằng cho biết sáng 24.8.2011 chuyển tiền qua “nhân mối” và anh Thạnh được thả vào 15 giờ chiều cùng ngày.


Trước đó, anh Thạnh cho biết, thông qua phiên dịch viên, được biết nộp tiền phạt đã mới được cho về, và số tiền đó là 6.250USD. Cũng theo anh Thạnh, khi tiền chưa qua, cán bộ làm việc với 5 thuyền viên bị bắt hứa sẽ cho 300 lít dầu, 20kg thịt và rau, 50kg gạo. Nhưng lúc báo nhận được tiền, họ đã không thực hiện lời hứa.
Chiếc tàu của anh Thạnh một mình neo giữa sông Nhật Lệ

          Anh Thạnh mô tả, ngư cụ của anh bị lấy sạch, chỉ còn giàn đèn trên tàu không còn sử dụng được nên không bị lấy. Lúc về, xin lại dây neo, mỏ neo, xin mãi chỉ cho mỏ neo, dây neo trị giá 10 triệu không được trả. Theo anh Thạnh, cho mỏ neo mà không có dây neo là quá đáng, lỡ ra biển tàu chết máy là trôi dạt, nguy hiểm.
          Trên tàu anh Thạnh còn bị phía Trung Quốc tịch thu 5 tấn cá. Tổng thiệt hại hơn 100 triệu.
          Vì sao 6.250 USD nói là tiền phạt không qua đường chính ngạch mà theo đường môi giới? Có vẻ như cán bộ cấp dưới ăn mảnh và chia chác kiểu này? Nhà nước Trung Quốc cần điều tra làm rõ và nghiêm trị những kẻ tống tiền.
Cu Làng Cát
-Tàu cá Quảng Bình bị TQ bắt 'đã trở về'
Tàu cá của tỉnh Quảng Bình với năm ngư dân bị Trung Quốc bắt hôm 08/08 đã trở về nhà sau khi bị tịch thu tài sản.
Đây là tàu cá số hiệu QB 1825TS, do ông Nguyễn Văn Thạnh từ Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, làm chủ tàu.

Một đại diện của UBND xã Bảo Ninh xác nhận với BBC rằng chiếc tàu cùng toàn bộ 5 ngư dân đã được thả và về tới nhà vào chiều tối hôm thứ Năm 25/08.
Đại diện này cho hay: "Sức khỏe của các ngư dân tốt, họ không bị đánh đập ngược đãi gì nhưng bị tịch thu hết tài sản ngư cụ trên tàu".
Được biết khi bị bắt, tàu QB 1825TS đang hoạt động ở khu vực đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc ở cửa Vịnh Bắc Bộ, gần đảo Hải Nam, cách đảo này chừng 35 hải lý.
Đây là lần đầu tiên ngư dân Quảng Bình bị Trung Quốc bắt khi đánh cá ở khu vực này.
Báo chí trong nước nói phía Trung Quốc đã đòi tiền chuộc 6.000 đôla Mỹ mới thả tàu cá và các thuyền viên.
Hiện chưa rõ các ngư dân có trả tiền chuộc hay không.
Các thuyền viên trên tàu của ông Nguyễn Văn Thạnh là Nguyễn Văn Tiến, Lê Văn Hiến, Hồ Văn Tịnh và Nguyễn Văn Hạnh.

 

-Đề nghị Trung Quốc trả tự do cho ngư dân Quảng Bình
- Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao hôm nay (25/8), người phát ngôn Nguyễn Phương Nga cho biết đã đề nghị các cơ quan chức năng Trung Quốc xem xét sớm trả tự do cho ngư dân và tàu cá Việt Nam.

Theo yêu cầu của báo Sài Gòn Tiếp thị, bà Nga xác nhận thông tin tàu cá Quảng Bình bị phía Trung Quốc bắt giữ. Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Sở Ngoại vụ UBND tỉnh Quảng Bình, ngày 8/8, tàu cá Quảng Bình mang số hiệu QB1825TS cùng 5 ngư dân đã bị cơ quan chức năng của Trung Quốc bắt giữ tại khu vực có toạ độ 17độ40 Bắc, 109độ20 Đông thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Hải Nam 35 hải lý và cách Đà Nẵng 109 hải lý.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã liên hệ với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đề nghị các cơ quan chức năng Trung Quốc xem xét sớm trả tự do cho ngư dân và tàu cá của Việt Nam trên tinh thần hữu nghị và nhân đạo, phù hợp với quan hệ hai nước.
Tụ tập trái pháp luật phải xử lý theo quy định phát luật
Trả lời yêu cầu cho biết phản ứng của Việt Nam về phát biểu của một người phát ngôn Đại sứ quán Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về việc Việt Nam tạm giữ một số người vào ngày Chủ nhật 21/8 vừa qua, bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: "Đây là phát biểu sai trái, không phù hợp".
"Cần khẳng định rằng ở Việt Nam, các quyền tự do cơ bản của công dân được quy định rõ trong hiến pháp và pháp luật và được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Cũng như tất cả các nhà nước pháp quyền khác trên thế giới, việc thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều này đã được quy định rõ tại Điều 9 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã xử lý những người có hành vi tụ tập trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng. Việc làm này là theo đúng các quy định của pháp luật để bảo đảm trật tự an toàn xã hội", người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.
Bà Nga cũng cung cấp thêm thông tin từ Công an Hà Nội, ngày 21/8, khoảng trên 50 người đã tụ tập trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng ở khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ nơi đang diễn ra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chào mừng 66 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
"Lực lượng làm nhiệm vụ đã kiên trì vận động, giải thích yêu cầu mọi người thực hiện đúng các quy định của pháp luật để bảo đảm trật tự công cộng theo tinh thần Nghị định 38/2005-NĐCP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng và nội dung thông báo của UBND Hà Nội", bà Nga nói. "Tuy nhiên những người nói trên đã không chấp hành, có lời lẽ lăng mạ, gây mất trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ".
Để thiết lập trật tự an ninh tại khu vực bảo vệ, lực lượng làm nhiệm vụ đã áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 38/2005-NĐCP, đưa những người này về trụ sở tiếp dân của thành phố. Tại đây, những người trên tiếp tục có hành vi hò hét, gây rối trật tự an ninh, buộc lực lượng làm nhiệm vụ phải tiếp tục đưa về đồn Công an Mỹ Đình, Từ Liêm để phân loại xử lý, bà Nga dẫn lại thông tin từ Công an Hà Nội.
Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với một số trường hợp, và đã cho một số trường hợp về ngay trong ngày 21/8. Đối với 3 đối tượng có hành vi quá khích, lăng mạ, gây rối trật tự công cộng, cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm tạm giữ hình sự để tiếp tục điều tra làm rõ. Trong thời gian xử lý những người có hành vi vi phạm những quy định của pháp luật tại đồn công an Mỹ Đình, Công an huyện Từ Liêm đã tạm giữ 3 đối tượng đã tới trụ sở công an, có hành vi gây rối an ninh trật tự, lăng mạ, chống người thi hành công vụ.
Theo thông tin mới nhất từ Giám đốc Công an Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, dự kiến cuối buổi chiều hôm nay (25/8), các đối tượng trên sẽ tạm thời được tại ngoại để xem xét xử lý sau.
Trước câu hỏi của hãng thông tấn AFP về sự việc này, bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh lại chủ trương của thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng là kiên trì vận động, giải thích để người dân hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật. "Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, các hành vi tụ tập trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật", bà Nga nói.

Trước thông tin Lào sẽ thuê Thuỵ Sĩ nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đối với đập thuỷ điện Xayaburi, trong câu hỏi của báo Sài Gòn tiếp thị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: "Việt Nam hoan nghênh quyết định của Chính phủ Lào dừng dự án xây dựng đập thuỷ điện Xayaburi. Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 18 tại Jakarta, Indonesia, thủ tướng hai nước đã thống nhất chỉ đạo các cơ quan liên quan của hai bên phối hợp nghiên cứu chung, thúc đẩy nghiên cứu trong khuôn khổ Uỷ hội sông Mekong (MRC) về tác động của các công trình thuỷ điện đối với dòng sông Mekong để có đủ cơ sở khoa học vững chắc làm căn cứ cho những quyết định tiếp theo".
"Hai bên sẽ cùng tích cực phối hợp để triển khai thoả thuận cấp cao này", bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh.

Chung Hoàng
.

Yêu cầu Trung Quốc thả năm ngư dân Việt Nam

(PL)- Ngày 19-8, bà Nguyễn Thị Hương Giang, Trưởng phòng Biên giới Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình, cho biết Bộ Ngoại giao nước ta đã gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc,Đại sứ quán VN tại Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại VN đề nghị phối hợp giải quyết sớm vụ việc bằng con đường ngoại giao và sớm trả ngư dân VN cùng tàu mà phía Trung Quốc bắt giữ về nước.
Ngày 8-8, tàu cá số hiệu QB-1825-TS do anh Nguyễn Văn Thảnh (ngụ xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình) làm thuyền trưởng đang hành nghề tại tọa độ 17o 40N - 109o 20E cách cảng Chân Mây (Thừa Thiên-Huế) 110 hải lý về hướng đông bắc thì bị tàu ngư chính Trung Quốc bắt giữ. Tàu QB-1825-TS có công suất 65 CV, tải trọng 10 tấn, xuất bến Nhật Lệ ngày 1-8. Trên tàu có bốn ngư dân gồm Nguyễn Văn Tiến, Lê Văn Hiến (cùng trú xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới), Nguyễn Văn Hạnh và Hồ Văn Tịnh (cùng trú xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch).

P.NHA
-Nguồn:
- Yêu cầu Trung Quốc thả năm ngư dân Việt Nam (PLTP).

Đề nghị giúp đỡ ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ Tuổi Trẻ
TT - Chiều tối 19-8, Hội Nghề cá VN đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ NN&PTNT cùng một số cơ quan chức năng đề nghị giúp đỡ ngư dân Quảng Bình đang bị Trung Quốc bắt giữ. Theo đó, Hội Nghề cá VN một lần nữa khẳng định hành động ...

Một tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ, đòi chuộc hơn 6.000 USD (SGTT).-
Trung Quốc bắt tàu cá Việt Nam, đòi chuộc $6000Người Việt
5 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữNông Nghiệp
Một tàu cá và 5 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữNgười Lao Động
Đài Á Châu Tự Do

--Sẽ quy định thẩm quyền bắt giữ tàu cá nước ngoài, còn không phải tàu cá thì…chào thua nha!  (NLĐ).

Tổng số lượt xem trang