Ngày 15/9/2011 trong thời gian Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna ở thăm Việt Nam, báo Ấn Độ “Hindustan Times” đưa tin Công ty dầu khí quốc doanh của Ấn Độ (ONGC) có kế hoạch vào khai thác dầu khí trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đồng thời cho biết kế hoạch đã được Việt Nam cho phép. Ngày 16/9 Ấn Độ và Việt Nam quyết định tăng cường hợp tác khai thác dầu khí, đồng thời quyết định sẽ tiếp tục dự án hợp tác ONGC.
Từ lâu nay thái độ của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông tương đối rõ ràng, nghĩa là ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông, hy vọng các bên tôn trọng “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” ký kết năm 2002. Có thể nói, lập trường của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông là phù hợp với chủ trương nhất quán của Trung Quốc. Tuy nhiên phía sau nguyên tắc, Ấn Độ đã làm một “động tác nhỏ”, đúng như báo chí Ấn Độ đã nói dự án ONGC là lần đầu tiên Ấn Độ nhảy vào vòng tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
Việt Nam là trụ cột quan trọng cho “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ
Tại buổi họp báo về việc Ngoại trưởng Ấn Độ đi thăm Việt Nam tổ chức ngày 15/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố đối với Ấn Độ, quan hệ với Việt Nam là một trụ cột then chốt và cực kỳ quan trọng. Có thể nói trong quan hệ với các nước ASEAN, cách xác định quan hệ như trên quả là có một không hai. Trong bối cảnh Ấn Độ thực thi “chính sách hướng Đông” và Việt Nam phát triển không gian sang phía Tây, hai nước Việt Nam-Ấn Độ trước đây vốn đã rất tâm đầu ý hợp, nay nhu cầu chiến lược cần nhau được tăng cường, lợi ích chung gặp gỡ tăng lên, cả hai đều xác định lại quan hệ song phương bằng góc nhìn chiến lược hoàn toàn mới. Nhất là trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng phát triển, thực lực không ngừng tăng lên, hai nước đều đang có tranh chấp lãnh thổ hoặc lãnh hải chưa giải quyết được với Trung Quốc, nay hình thành mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, nếu nói đó là mối quan hệ “đoàn kết nương nhờ nhau” cũng là điều hết sức bình thường.
Tính đến nay, hai nước đã cùng tổ chức 6 lần “Đối thoại chiến lược quốc phòng”, 2 lần “Đối thoại chiến lược” và 5 lần “trao đổi ngoại giao”. Đặc biệt sau khi hai nước ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng vào tháng 11 năm 2009, giao lưu hợp tác quân sự song phương tăng lên rõ rệt. Tháng 7/2010 Tư lệnh lục quân Ấn Độ lần đầu tiên sau 10 năm đi thăm Việt Nam; Tháng 7/2011, Việt Nam mời tàu tấn công đổ bộ “INS Airavat” đến Việt Nam. Ủng hộ nhau về chính trị, dựa vào nhau về an ninh trở thành đặc điểm nổi bật nhất trong quan hệ Ấn Độ-Việt Nam. Việt Nam là sợi dây nối quan trọng để Ấn Độ phát triển quan hệ với các nước ASEAN.
Quan hệ Trung - Ấn có cả cơ sở lẫn lo ngại
Từ năm 2011 đến nay quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Ấn Độ phải nói tương đối bình lặng. Trên cơ sở cùng tổ chức “Tết Trung Quốc” tại Ấn Độ và “Tết Ấn Độ” tại Trung Quốc năm 2010, hai bên lại đã xác định năm 2011 là “Năm giao lưu Trung-Ấn”. Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế thương mại phát triển nhanh chóng, kim ngạch thương mại song phương năm 2010 đạt 61,7 tỉ USD, trên cơ sở đó trong 8 tháng đầu năm nay đã đạt 48,16 tỉ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy thế, giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng có lo ngại. Việc giữa Trung Quốc và Pakixtan hình thành mối quan hệ đối tác “trong mọi điều kiện” trong bối cảnh Ấn Độ và Pakixtan đối đầu nhau đã bị Ấn Độ giải thích là Trung Quốc dựa vào Pakixtan đối đầu với Ấn Độ, nhất là giải thích việc Trung Quốc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước Đông Á là nhắm vào quy hoạch chiến lược của Ấn Độ, cho rằng Trung Quốc thực thi “chiến lược chuỗi ngọc trai” bao vây Ấn Độ. Hơn nữa, những tác động tiêu cực từ những vấn đề hiện thực như vấn đề biên giới, Đạtlai Lạtma, mất cân bằng thương mại và hiện đại hóa quân đội còn tồn tại giữa hai nước là không thể xem thường. Mức độ tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa Trung Quốc và Ấn Độ thấp, giao lưu phi chính thức có hạn khiến cho chiều sâu hợp tác trong khuôn khổ song phương giữa hai nước bị hạn chế, còn tồn tại cạnh tranh, thậm chí còn đối đầu ở mức độ nhất định.
Mục đích của việc Ấn Độ thúc đẩy dự án ONGC là không những có thể khéo léo ủng hộ Việt Nam, nước hiện nay đang có quan hệ “keo sơn” với Ấn Độ, mà còn có thể dựa vào đó để tỏ cho Trung Quốc thấy rằng trong vấn đề liên quan đến quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Ấn Độ cũng có “con bài” khác để chơi. Một số chính khách Ấn Độ cho rằng cần phải cảnh giác trước biện pháp ngoại giao khéo léo mà cứng rắn của Trung Quốc. Có học giả còn đề xuất chủ trương phải thành lập “Tổ chức hợp tác Hà Nội” với Việt Nam và một số nước khác để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Một số nhân vật “diều hâu” trong quân đội cho rằng Ấn Độ không thể đối phó thách thức của Trung Quốc bằng thái độ mềm yếu và biệt lập, Ấn Độ cũng có quyền tổ chức “chuỗi ngọc trai” của riêng mình bao vây Trung Quốc.
Có tương đối nhiều học giả Ấn Độ đã biết rõ rằng “Việc Ấn Độ đâu đâu cũng bố trí phòng vệ trước Trung Quốc sẽ làm cho họ sắp trở thành người thua cuộc, nếu xét về lâu về dài”, nhưng Ấn Độ muốn thấy mình ở vào một ưu thế chiến lược nào đó trong khi xử lý quan hệ với Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang lợi dụng tâm lý lo lắng của một số nước trước việc Trung Quốc thể hiện thực lực sau khi họ đã lớn mạnh để phát triển không gian chiến lược cho bản thân mình. Trên thực tế, Việt Nam dùng Ấn Độ để tìm điểm cân bằng, Ấn Độ cũng dựa vào Việt Nam để “nhìn về hướng Đông”; Việt Nam coi Ấn Độ là lực lượng quan trọng để cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc, Ấn Độ muốn lợi dụng vị trí địa lý của Việt Nam để mở rộng sự có mặt và ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ xem Việt Nam là một tiếp điểm then chốt để phá vỡ cái gọi là “chiến lược chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc.
Biển Đông không phải là “trà trong cốc” của Ấn Độ
Việc Ấn Độ bước vào Biển Đông hoàn toàn không có nghĩa là họ đã làm tốt công tác chuẩn bị từ các phương diện tâm lý và vật chất để đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. Học giả Ấn Độ Raman cho rằng trong vấn đề về các đảo tranh chấp ở Biển Đông, đến Mỹ là nước có thực lực hải quân vượt xa Ấn Độ cũng giữ lập trường trung lập. Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Việt Nam không có khả năng bảo vệ Công ty dầu khí của Ấn Độ, trong khi các đảo tranh chấp lại ở xa Ấn Độ, nhưng lại gần Trung Quốc, hải quân Ấn Độ trước mắt cũng không có khả năng bảo vệ cho Công ty dầu khí của Ấn Độ. Raman thậm chí cho rằng dù có nhằm để yêu cầu Trung Quốc “ngừng các hoạt động kiểm soát vùng Casơmia ở Pakixtan” thì Ấn Độ cũng không nên có ý đồ đối kháng Trung Quốc ở Biển Đông, vì Biển Đông không phải là “trà trong cốc” của Ấn Độ./.
Theo báo “Quốc phòng Trung Quốc” (ngày 20/9/2011)
Viết Tuấn (gt)
-Đằng sau việc Ấn Độ bước chân vào Biển Đông-----------
- – Nhật đánh giá chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ: Japan a gauge of India’s ‘Look East’ policy (Asia Times). – Nếu Ấn Độ không hợp tác với Việt Nam – (RFA).
- Philippines lại có hội thảo về Biển Đông – (BBC). - Thứ trưởng các nước ASEAN họp tại Nhật Bản về vấn đề Biển Đông (VOA).
-
-- Philippines thả hết 122 ngư dân Việt Nam – (RFI). - 122 ngư dân Việt Nam bị Philippines trục xuất (VOA).
- Báo nước ngoài: Vũ khí mới của Việt Nam vượt các nước trong khu vực (PhunuToday).
- China nixes Japan role in Spratlys row (ABS CBN).
- ‘TQ sẽ bỏ đường lưỡi bò?’ (BBC). – Trung Quốc đáng tin đến mức nào? – (RFA). - China warns neighbours over US backing (FT). – TQ muốn chiến tranh: CHINA DEMANDS WAR (Washington Times). – Chính sách của TQ về biển Đông, “già néo đứt dây”? – (ĐCV). – China turns up heat in maritime heart of SE Asia (Canberra Times).
-Thật ra chúng ta nên sợ điều gì ở Trung Quốc?
Trung Quốc (thật sự) nói gì về Việt Nam?: Chuyên gia Trung Quốc: thời cơ dùng vũ lực ở Biển Đông đã chín muồi (Trang mạng Trung Quốc 27-9-11) -- Miễn comment. Đâu cần đổ thêm một lon dầu vào giếng dầu đang cháy?! ◄
-- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh Trung Quốc (Bee).