Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Đau đớn cốm Vòng, tinh hoa quà Hà Nội bị nhiễm độc

-"Cốm Vòng bẩn? Tôi không bất ngờ" VƯƠNG-TRÍ-NHÀN 

Những hình ảnh tuyệt đẹp sẽ chỉ còn lại trong ký ức?
 (GDVN) - “Tôi không thấy làm bất ngờ và tiếc nuối điều gì trước thông tin món cốm làng Vòng có nhuộm phẩm vì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra...".
Hiện đại hóa, cốm bẩn là hiển nhiên 

.
Trong tâm thức của người dân thủ đô, cốm là thức quà riêng biệt. Thức quà ấy mang hương vị của tất cả sự đảm đang, cần cù và sáng tạo của người dân làm nông nghiệp. Món ăn ấy thanh khiết, mang trong nó sứ mạng như linh hồn của văn hóa ẩm thực Hà thành.
Song dễ thấy, ngày nay người dân làng Vòng chẳng còn mặn mà với nghề làm cốm. Nhìn vào mặt bằng đô thị, làng Vòng đã được đô thị hóa, sầm uất hơn, náo nhiệt hơn và những cánh đồng lúa xanh bát ngát được thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng. Nhiều người cao niên ở làng Vòng không khỏi tiếc nuối nghề truyền thống, họ càng đau xót hơn khi mỗi ngày chứng kiến một món nghề xa xưa đang bị công nghiệp hóa đến mức thô bạo, nhẫn tâm với việc nhuộm phẩm màu.
Song, điều bất ngờ là với nhà nghiên cứu văn hóa, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, ông lại thấy việc cốm làng Vòng bị "vấy bẩn" không có gì lạ. Có lẽ hơn ai hết, ông hiểu được những giá trị truyền thống đang mất đi để thay thế cho nhu cầu kiếm tiền, thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống hiện đại.


“Tôi không thấy làm bất ngờ và tiếc nuối điều gì trước thông tin món cốm làng Vòng có nhuộm phẩm vì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Tôi tiên lượng được điều đó bởi tôi thấy cuộc sống bây giờ không thể như ngày xưa được nữa. Những người làm cốm Vòng bây giờ đâu có được sống trong cái không gian Hà Nội những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Khi đó Hà Nội đẹp, thơ mộng, cốm làng Vòng thơm ngon. Bây giờ đường phố Hà Nội bụi bẩn, người dân ra đường bon chen đường đi lối lại vì thế cốm “bẩn” cũng không lạ lắm”, ông giải thích một cách rất dễ hiểu.
“Ngày trước người ta đi bộ với gánh hàng rong, còn bây giờ người ta bán cốm rong bằng xe đạp, xe máy thậm chí có cả ô tô”, ông nói.


Không những thế, để bắt nhịp với cuộc sống, ngày nay người làng Vòng dùng những dụng cụ hiện đại để thực hiện những công việc truyền thống. Ví như ngày xưa các cụ sử dụng tất cả các vật phẩm dây buộc bằng những sợi lạt tre, còn bây giờ người ta đã thay thế dây lạt, dây đay, bằng những dây hóa học đó là xu hướng chung. Nhưng những cách làm đó là cách làm bừa bãi, liều lĩnh, vô nguyên tắc, cứ cái gì làm được thì làm.

Sẽ không phải chỉ có cốm “bẩn”
Theo nhà nghiên cứu, phê bình Vương Trí Nhàn, điều hiển nhiên nhất hàng ngày chính là câu chuyện túi nilon. Mỗi ngày, một gia đình có thể vứt ra đường vài chục cái túi nilon mà không biết rằng đang làm hại tương lai của đất nước, của cả cộng đồng. 100 năm sau thế hệ con cháu chung ta sẽ phải chịu hậu quả.


Năm ngoái, bản thân ông sang Trung Quốc, người dân ở đây muốn xin túi nilon phải đưa thêm tiền với ý thức đừng vứt bừa bãi, họ sẽ biết được giá trị của túi nilon. Túi nilon ở đó rất đắt và họ dùng loại túi nilon hủy hoại nhanh chóng.
Còn ở nước ta lại ngược lại, túi nilon rất rẻ vì khó tiêu hủy. Người bán hàng rất chiều khách, một quyển sách, một tờ báo cũng gói túi nilon. Những việc làm này không khác gì việc cốm làng Vòng tẩm hóa chất.
"Dùng những phương tiện hiện đại phục vụ mục đích cổ truyền là điều bình thường, chỉ tiếc con người chúng ta lại làm việc vô nguyên tắc, bản tính phá hoại môi trường, phá hoại suy nghĩ của con người. Lẽ ra phải nghĩ đến tương lai, đến dân tộc của mình nhưng họ lại đi ngược lại.
Nhiều vùng đất không thể canh tác vì rác bẩn. Việc truyền lại đất đai cho con cháu, thế hệ sau không còn. Ví như việc đi lễ, đi bái cầu tài nhưng chẳng mấy ai coi thần thánh thực sự là một điều thiêng liêng. Họ cúng bái xong lại mang ra sông ra hồ vứt rác. Muốn cha mẹ nơi chín suối được mát mẻ nên mang cả bán thờ, bát hương ra sông bỏ. Nhân danh hiếu thảo, làm việc dã man.
Quan niệm kiếm tiền của người Việt Nam không phải làm ra giá trị nhà nước mà họ sẵn sàng bỏ ra tất cả để kiếm tiền. Với ông Nhàn, đâu chỉ có buồn chuyện cốm bị “bẩn” mà cuộc sống ngày nay còn rất nhiều điều khiến ông trăn trở.

P.Thúy Giáo dục Việt nam

-Đau đớn cốm Vòng, tinh hoa quà Hà Nội bị nhiễm độc -(GDVN) - “Thế là người dân làng Vòng vì ham lợi nhuận đã làm mất đi món nghề truyền thống. Hà Nội mất một món quà làm nên nét văn hóa riêng”.
Không phải ngẫu nhiên mà thứ quà mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam lại cùng mùa thu Hà Nội đi vào thơ ca: “Hà Nội mùa thu..., mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua...”. Trong tâm thức của người dân thủ đô, cốm là thức quà riêng biệt. Thức quà ấy mang hương vị tất cả sự đảm đang, cần cù và sáng tạo của người dân làm nông nghiệp.
Cốm làng Vòng nổi tiếng khắp Hà Nội.
Người làng Vòng làm cốm rất công phu. Có thể nói thương hiệu “cốm làng Vòng” đã nổi tiếng khắp ba kỳ. Và cốm làng Vòng vượt qua khỏi lũy tre làng, theo những gói quà, những gánh hàng rong đến với người thân, đến với người ăn chơi, rồi cứ thế trở thành đặc sản, thành món ăn tao nhã nổi tiếng của người Tràng An.

Trong ký ức của những người làng Vòng cao tuổi, “Xưa cánh đồng làng tôi, lúa cấy mãi giáp tới đường Láng - Hòa Lạc bây giờ”… còn nay “nhà và đường ngồi lên những thửa ruộng năm nào… . Làng Vòng sầm uất hơn, náo nhiệt hơn nhưng không còn lúa để làm cốm nữa”. Mặc dù lúa nếp để làm cốm giờ phải sang làng khác hoặc ra các huyện ngoại thành mua về, nhưng người làng Vòng vẫn cố gắng để giữ công nghệ làm cốm cũ.

Song làm cốm là nghề gia truyền nhưng không đủ sức nuôi sống người dân nơi đây. Rất nhiều người đã bỏ nghề. Những người còn trụ lại làm cốm tại làng Vòng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Tiếc thay, cốm bây giờ cũng bị cuốn vào cơn lốc thị trường, thật giả lẫn lộn. Nguy hiểm hơn, người làm cốm còn dùng đủ mọi cách để có hạt cốm dẻo hơn, xanh hơn, kể cả dùng hóa chất.

Chỉ vì chạy theo lợi nhuận, người làng Vòng bất chấp cả việc dùng hóa chất để nhuộm cốm xanh non..

Trước thực tế đáng buồn ấy, nhiều bạn đọc bày tỏ nỗi lo sợ một ngày nào đó, món cốm Vòng - một mảnh hồn Hà Nội sẽ mất đi trong quá trình đô thị hóa ào ạt, cùng với những toan tính chạy theo lợi nhuận của một bộ phận những người làm ra sản phẩm này.

Bây giờ, trên quê hương của món ăn nổi tiếng này, thay vì làm thủ công, tỉ mỉ, công nghệ làm cốm thời hiện đại với công đoạn tạo màu cho cốm bằng những hóa chất độc hại lại được chính người dân làm cốm làng Vòng thực hiện công khai, không cần giấu giếm.

Chính vì thế, nhiều bạn đọc tỏ ra ngạc nhiên, thậm chí bày tỏ sự phẫn nộ khi nhìn những hình ảnh về sự thật màu của cốm Vòng.

Phản hồi đến báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bạn Hoangtu tức giận: “Thật vô lương tâm, chỉ vì lợi nhuận người ta có thể bất chấp thủ đoạn. Cách làm này có thể giết chết một làng nghề!”.

Bạn đọc Lê Dũng cũng không giấu được cảm xúc của mình: “Bẩn quá, giai đoạn hồ cốm thay vì trên chiếu cói nay chuyển sang chiếu nhựa và hóa chất thế thì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm làm sao được chứ. Còn đâu hình ảnh thuần khiết về món ăn thanh cảnh của đất Hà thành?”.

Nhiều bạn đọc nặng lòng với một trong những món quà, tinh hoa của thủ đô rất phẫn nộ khi nhìn thấy những hình ảnh này.
Nhiều người đã rất bức xúc khi những hình ảnh cốm làng Vòng nhuộm hóa chất bị "phơi" trên các phương tiện truyền thông. Trên diễn đàn dành cho thanh niên Việt Nam, bạn đọc littlegirls than thở: “Kiểu này chắc chừa ăn cốm thôi”.

Nickname Sunday, thành viên Webtretho, ngậm ngùi: “Mỗi lần ra công tác Hà Nội là mua cốm làng Vòng làm quà. Bây giờ thì cạch luôn nhé. Tạm biệt món cốm Vòng”. “Lại thêm một món yêu thích của mình bị đưa vào danh sách "Thích cũng không ăn"”, một thành viên khác chia sẻ.

Nhiều người từng yêu thích hương vị cốm Vòng cũng bày tỏ nỗi buồn khi một biểu tượng đẹp của người Hà Nội đang bị vấy bẩn. Bạn đọc ký tên Thanh Trà chia sẻ trên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam: “Thế là người dân làng Vòng vì ham lợi nhuận đã làm mất đi món nghề truyền thống. Hà Nội mất một món quà đã làm nên nét văn hóa riêng của mình”.

Bạn đọc Morningstarsad lại vô cùng tiếc nuối: “Người Hà Nội đi đâu chỉ có bánh cốm làm quà đặc sản mang hương vị đặc trưng của đất trời Hà Nội... Tiếc thay, có thể trở lại ngày xưa không?'.
Những hình ảnh tuyệt đẹp thế này liệu sẽ chỉ còn lại trong ký ức?

Không ít bạn đọc thậm chí tỏ ra quá khích: "Vĩnh biệt cốm làng Vòng, gạch tên cốm Vòng...", “Chính dân mình đang đầu độc dân mình. Có nhiều loại thực phẩm bị bỏ hóa chất độc hại, ăn vào 10 năm sau mới phát bệnh ung thư. Tẩy chay cốm Vòng,…”.

Bên cạnh đó, cũng còn rất nhiều bạn đọc vốn yêu quý món ăn này mong muốn sẽ có những hành động thiết thực nhằm lưu giữ cho hình ảnh, nét đẹp văn hóa của món ăn được xem là tinh hoa quà Hà Nội này còn mãi: “Rất cần những bài báo như thế này để cảnh báo người tiêu dùng, vấn đề này lẽ ra các cơ quan bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẫm phải lên tiếng. Với cách sản xuất như thế này người tiêu dùng hẳn phải chia tay mùi hương cốm và thương hiệu cốm Làng Vòng sẽ bị một vết đen khó phai, thật đáng tiếc!”.

"Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn!",

Chính vì thế, nhiều bạn đọc nặng lòng với đất thủ đô không khỏi băn khoăn: Liệu có phải rồi cốm sẽ chỉ còn lại trong ký ức hay không? Cốm làng Vòng là một trong những nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Tràng An, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm phát triển một thương hiệu dân gian truyền thống, góp phần gìn giữ đặc trưng riêng của Hà Nội ngàn năm văn hiến.


Hải Hà (tổng hợp)-
---

--Đăng ảnh này, ai còn dám ăn cốm làng Vòng

(GDVN) - Tại nhiều xưởng xuất quy mô, công đoạn nhuộm cốm được thực hiện bằng máy phun sơn để cốm được đều màu.
>> Xem hình ảnh "Sự thật màu của cốm"

Bất ngờ công nghệ nhuộm màu xanh non cho cốm làng Vòng
Thương hiệu cốm làng Vòng (Hà Nội) vốn nổi tiếng từ lâu, đến độ chỉ cần nhắc đến cốm, người sành ăn sẽ nghĩ ngay đến làng Vòng.
Vị ngầy ngậy, thanh ngọt, thoảng hương lúa mới của nắm cốm dẹp xanh non, gói trong lá sen… đã trở thành thứ quà quen thuộc của người dân thủ đô mỗi độ thu về và với những vị khách phương xa, nó là thứ đặc sản khiến họ nao nức tìm mua.
Thế nhưng, mới đây, trong một lần dẫn người thân từ miền Nam ra thủ đô đến tận làng Vòng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) mua cốm, phóng viên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam không khỏi “đỏ mặt” với khách về công nghệ làm cốm thời hiện đại với công đoạn tạo màu cho cốm bằng “chất lạ” được người dân làng Vòng thực hiện công khai, không cần giấu giếm.

Ít ai biết rằng, màu xanh bắt mắt của chỗ cốm này là do phẩm màu công nghiệp tạo thành.
Tận mục sở thị quy trình làm cốm, phóng viên mới biết cốm không sạch như mọi người vẫn nghĩ.
Theo đó, sau khi được rang chín, xát vỏ, hạt cốm vốn chưa có màu xanh và để cốm nhanh chuyển thành màu bắt mắt, người sản xuất "vô tư" sử dụng một thứ phẩm phun lên món đặc sản này.
Tại nhiều xưởng sản xuất quy mô, công đoạn nhuộm cốm được thực hiện bằng máy phun sơn để cốm được đều màu. Còn ở những cơ sở nhỏ hơn, người làm dùng…. chổi để vẩy nước phẩm màu lên cốm.
Chính vì điều này mà hiện tại, tất cả các cơ sở sản xuất tại làng Vòng thường không muốn cho du khách đến thăm chụp ảnh, ghi lại những nét đẹp của một làng nghề truyền thống.
Một bà chủ cơ sở sản xuất thẳng thắn nói rằng: "Không được chụp, chụp ảnh này lên báo thì ai người ta còn dám ăn cốm nữa". Điều đó cho thấy, chính những người sản xuất cốm ở đây cũng biết được mình đang sử dụng những chất không có lợi cho sức khỏe người dùng.

Công đoạn công khai nhuộm màu cho cốm...
>> Xem hình ảnh "Sự thật màu của cốm"

Không những thế, cốm còn được sản xuất ở… nền nhà nhem nhuốc bẩn thỉu, để gom cốm vương vãi trên nền đất khi giã, người ta phải dùng đến… chổi để quét.
Phẩm nhuộm cốm: bán tràn lan trên phố Hàng Buồm
Cùng người thân rời làng Vòng với tậm trạng khá thất vọng, pv làm cuộc khảo sát trên phố Hàng Buồm… nơi được mệnh danh là con phố phụ gia của Hà Nội và thật bất ngờ, khi hỏi mua hóa chất về nhuộm màu cho cốm, các chủ cửa hàng tại đây đều đon đả giới thiệu sản phẩm.
Tại cửa hàng K.N, chị chủ cửa hàng cho biết: phẩm nhuộm cốm có dạng khô và tinh dầu dạng nước. Tinh dầu cốm giúp cốm thơm, ngon. Những gia đình không có gạo nếp làm cốm có thể chế gạo tẻ và ướp nước tinh dầu.
Còn đối với các loại phẩm màu, người bán hàng giới thiệu phẩm có màu xanh cốm, nhìn rất bắt mắt, giá bán 15 nghìn đồng/lạng. Đối với loại phẩm này, khi về dùng người làm hàng chỉ cần pha với nước và quét hoặc phun trực tiếp lên cốm. Mỗi bịch phẩm có khối lượng 1kg có thể dùng cho cả một vụ sản xuất. Mỗi lần pha chỉ cần cho vài thìa nhỏ là giúp cốm đạt màu mong muốn.
Khi pv tỏ ý băn khoăn về nguồn gốc của loại phẩm màu này, người bán hàng trấn an: "Cửa hàng thường xuyên bán cho các hộ làm cốm trong Hà Nội, phẩm này còn được dùng làm cả bánh cốm, bánh xu xê..., các loại bánh cần có màu xanh, bột chỉ có bột trắng, làm gì có bột nào màu xanh đâu em".

Hóa chất nhuộm cốm thế này được bán tràn lan trên phố Hàng Buồm...
Trong khi đó, tại một cửa hàng khác trên phố Hàng Buồm, phẩm nhuộm thực phẩm màu cốm được bán với giá 450 nghìn đồng/kg.

Bà chủ cửa hàng “bật mí”: "Sản phẩm này là phẩm màu thực phẩm được phép dùng nên đắt mà hiệu quả lại không cao nên ít người hỏi mua. Chỉ khi nào có khách bà mới đặt hàng. Còn loại giá 15 - 20 nghìn đồng/lạng là phẩm màu công nghiệp. Ưu điểm của phẩm màu công nghiệp vừa rẻ, hiệu quả lại cao. Nếu dùng phẩm màu thực phẩm, 1 lạng phẩm chỉ nhuộm được khoảng 6-8 kg cốm, bánh cũng tương tự. Giá thành cao nên nhiều người không mặn mà”.
Trao đổi với PGS, TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội) về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng phải phẩm màu không an toàn, PGS Thịnh lo lắng nếu phẩm màu ngoài danh mục cho phép với những dư lượng kim loại nặng tồn đọng có thể gây hậu quả di truyền, biến dị xấu về gen cho những thế hệ sau. Nếu ăn phải thực phẩm có phẩm màu công nghiệp có thể gây độc thực phẩm cấp tính, ung thư, gây tổn thương gan, thận cho người sử dụng.
Tận mắt chứng kiến cảnh tạo màu cho cốm Vòng được sản xuất tại những cơ sở sản xuất cốm ở làng Vòng, pv báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã ghi lại được những hình ảnh đầy ấn tượng quá trình cho ra lò những hạt cốm mà mọi người vẫn thường mua làm quà.
Cốm làng Vòng được sản xuất vào hai mùa lúa trong năm. Nguyên liệu chủ yếu được làm từ lúa nếp non “bánh tẻ” và màu sắc của cốm được tạo lên bởi… phẩm màu. Thành phẩm là món cốm làng Vòng đang được được bày bán trên dọc các tuyến phố Cầu Giấy, Xuân Thủy (Cầu Giấy - Hà Nội) với giá 150 - 300 nghìn đồng/1kg.

------ 
- Người dân đang khủng hoảng niềm tin vào sự an toàn thực phẩm (DT).



- Hoang mang sau ca tử vong tay chân miệng đầu tiên tại Hà Nội (DT).  – Dịch bệnh tay chân miệng vẫn lan nhanh do tuyên truyền “lệch” (CAND).  – Sốt xuất huyết vào mùa… tăng tốc! (LĐ).

- Rừng khóc than vì thú chơi “hàng độc” (TT).

Tê giác tại Việt Nam đã tuyệt chủng? (DV). Đối xử với thiên nhiên, môi trường tệ quá, rồi đây sẽ còn nhiều loài khác tuyệt chủng, có thể cả con người cũng tuyệt chủng luôn!
- Đồng Tháp: Vỡ đê bao nhấn chìm trên 200 ha lúa (TTXVN).
.Trộm cát ở khu công nghiệp (TNO)-Gần đây, người dân xã Hòa Liên, H.Hòa Vang và P.Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) bức xúc bởi tình trạng ăn trộm cát trắng tại công trình san nền Khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh mở rộng gây ô nhiễm.
- Bình Định: không được bán titan thô ra ngoài tỉnh - TUỔI TRẺ -Cấm vận chuyển, mua bán titan thô ra ngoài tỉnh Bình Định (Sgtt)- Myanmar vẫn cho xây đập thuỷ điện ở thượng nguồn (SGTT).
- Việt Nam sẽ không cấp phép cho các dự án lãng phí năng lượng  (VOA).-  Ghi nhận từ Hội nghị phát triển bền vững 2011 tại Bangkok, Thái Lan: “Chúng ta đã đi sai đường, và giờ đây…” (TT).
- Thay đổi nhận thức “coi trọng kinh tế, coi nhẹ môi trường” (SGTT).- Tiến sĩ mê… rác! (TT).

Tổng số lượt xem trang