Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Di sản cự̣u Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: Hoàng Đức Nhã nói về Hoàng Sa

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (trái) trao đổi với Tổng thống Hoa Kỳ Johnson.
-Hoàng Đức Nhã nói về Hoàng Sa


Lữ Giang


Đài BBC đã cho phổ biến trong hai ngày 1 và 3.10.2011 bài phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã về vấn đề Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và vấn đề Hoàng Sa do Quốc Phương thực hiện.
Ông Hoàng Đức Nhã là cựu bí thư của Tổng Thống Thiệu và là cựu Tổng Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi VNCH dưới thời Tổng Thống Thiệu. Ông cho biết ông đã làm việc với Tổng Thống Thiệu từ tháng 10/1967 đến 1975.
Trước đó, nhân kỷ niệm 10 năm cố Tổng Thống Thiệu qua đời (29.9.2001-2011), đài BBC cũng đã phỏng vấn ông Nhã về ông Thiệu và cho phổ biến trong các ngày 23, 26 và 29.9.2011. Ông Nhã cho rằng thất bại của Miền Nam được "định đoạt bởi Hoa Kỳ", nhưng ông không giải thích tại sao Mỹ bỏ VNCH mà không bỏ Nam Hàn và Đài Loan. Những lời ông phát biểu hoàn toàn trái ngược với các bằng chứng lịch sử mà Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã công bố trong hai cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (2005) và Tâm Tư Tổng Thống Thiệu (2010), và những bằng chứng lịch sử mà chúng tôi đã đưa ra.
Nhìn chung, ông Nhã có trình độ nhận định chính trị rất tầm thường nên không thể biết được những gì đã xẩy ra cho VNCH, nhất là những mặt trái đàng sau. Chúng tôi sẽ cho ông Nhã thấy Mỹ đã dùng Tướng Khiêm và Tướng Thiệu lật đổ ông Diệm và đưa ông Thiệu lên làm Tổng Thống VNCH để làm gì, tại sao Hoa Kỳ chọn ông Thiệu, và họ đã đánh lừa ông Thiệu như thế nào để ông ta tự ý quyết định rút khỏi Cao Nguyên và miền Bắc Trung Phần không theo binh pháp nào, khiến Miền Nam bị mất và hàng triệu người lâm cảnh điêu linh. Nhưng hôm nay chúng tôi chỉ muốn nói đến cách nhìn và phản ứng của Tổng Thống Thiệu khi vụ Hoàng Sa xẩy ra theo như sự tường thuật của ông Hoàng Đức Nhã
LỜI KỂ CỦA HOÀNG ĐỨC NHÃ
Đài BBC cho biết trước tiên ông Nhã thuật lại phản ứng của cố Tổng thống Thiệu khi được biết Trung Quốc chiếm Hoàng Sa:
"Tổng thống Thiệu đã ra lệnh phải giữ vững lãnh thổ bằng bất cứ giá nào và đồng thời về phía chính trị, ông huy động toàn bộ bộ máy ngoại giao của chúng ta (VNCH) phản kháng. Đặc biệt hỏi thẳng Đại sứ Hoa Kỳ.”
Ông Nhã thuật lại đã chất vấn Đại sứ Hoa Kỳ lúc đó, Graham Martin, về điều mà ông cho là "khó tin" trong việc Hoa Kỳ "không biết" trước về động thái tấn công của Hạm đội hải quân Trung Quốc tấn công quần đảo này vào tháng 01 năm 1974:
Ông Nhã tiết lộ: "Chính tôi đã hỏi thẳng Đại sứ Hoa Kỳ: sao phía Hoa Kỳ thấy như vậy, với bao nhiêu phương tiện quan sát trên máy bay, từ biển, trên phương diện điện tử, có thể thấy rõ sự di chuyển của hạm đội Trung Quốc mà sao không cho phía VNCH biết."
"Ông Đại sứ Martin nói với tôi 'cái chuyện đó chúng tôi không thể nào thấy được' thì tôi nhớ chỉ cười và nói 'khi các ông thấy được một người lính cộng sản di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh, mà không thấy được một hạm đội của Trung Quốc tiến về Hoàng Sa thì đó là một chuyện khó tin."
Ông Nhã cho rằng tới nay vẫn còn nhiều giả thuyết vì sao Hoa Kỳ đã "làm ngơ," và Trung Quốc đã chiếm quần đảo này vào thời điểm đó:
"Có giả thuyết nói Hoa Kỳ phải nhượng bộ cái đó cho Trung Quốc để nhờ Trung Quốc áp lực cho cộng sản Bắc Việt thi hành Hiệp định Paris... Rồi có thể Trung Quốc thấy lúc đó Hoa Kỳ đã rút ra khỏi Việt Nam, đây là cơ hội để họ chiếm cái đảo mà theo họ có rất nhiều dự trữ dầu hỏa, khí đốt."
ÔNG THIỆU MẮNG ÔNG NIXON
Sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, ngày 22.1.1974, Tổng Thống Thiệu đã gởi cho Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon một văn thư như sau:
Kính gởi: Ngài Richard Nixon, Tổng Thống Hoa Kỳ,
Tòa Bạch Ốc, Washington, D.C.

Kính thưa Tổng Thống,
“Tôi mong Tổng Thống lưu tâm đến tình trạng nghiêm trọng hiện nay gây nên bởi hành động quân sự của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong vùng quần đảo Hoàng Sa ngoài khơi bờ biển Trung phần Việt Nam.
“Việc tôi tiếp xúc trực tiếp với Tổng Thống trong cách thức khẩn cấp này phản ảnh sự quan tâm lớn lao của tôi trước những biến chuyển gần đây ở nơi ấy.
“Tôi tin Tổng Thống nhận thức rõ những hành động chiến tranh Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã gây ra ở quần đảo Hoàng Sa là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của VNCH. Chủ quyền của quốc gia chúng tôi trên những hòn đảo này được dựa trên lịch sử, điạ lý và những căn bản pháp lý cũng như dựa trên sự kiện VNCH từ lâu đã thực thi việc cai quản một cách hữu hiệu trên những đảo này.
“Ngày 11 tháng 1 năm 1974 Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã đưa ra bản tuyên cáo đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo này, và Bộ Ngoại Giao của chúng tôi đã lập tức bác bỏ luận điệu vô căn cứ của họ.
“Tiếp theo yêu sách ngày 11 tháng 1 năm 1974, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã dùng vũ lực để chiếm một phần lãnh thổ quốc gia chúng tôi. Họ đã đưa binh sĩ và chiến hạm vào trong khu vực các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa và đã đổ bộ quân lính lên các đảo này.
“Để đối phó với các hành động gây chiến và để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia của VNCH, lực lượng Hải quân Việt Nam hiện diện trong vùng đã ra lịnh cho lực lượng xâm nhập rút ra khỏi vùng.
“Thay vì tuân lệnh, các chiến hạm Trung Cộng từ ngày 18 tháng 1 năm 1974 đã chọn thái độ gây hấn với lối vận chuyển khiêu khích và đã tác xạ vào các toán lính và các đơn vị Hải Quân đưa đến sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất.
“Ngày 20 tháng 1 năm 1974 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã gia tăng mức độ chiến tranh. Họ đưa phi cơ vào oanh tạc 3 đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc và Hoàng Sa, trên các đảo này có quân của VNCH trú đóng và ngoài ra họ cũng đã đổ bộ quân lính để chiếm đoạt những đảo này.
“Sự gây hấn hiện tại đối với VNCH không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của VNCH mà còn tạo nên mối hiểm họa cho nền hòa bình và sự ổn định trong vùng Đông Nam Á. Điều này hoàn toàn đi ngược lại văn tự và tinh thần của Bản Thông Cáo Chung Thượng Hải.
“Bằng cách công khai xử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, Trung Cộng đã ngang nhiên vi phạm luật quốc tế, hiến chương Liên Hiệp Quốc, hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 mà họ đã cam kết tôn trọng và chứng thư sau cùng ngày 2 tháng 3 năm 1973 của hội nghị thế giới về Việt Nam mà Trung Cộng là một nước ký tên vào. Trên thực tế, điều khoản 1 của hiệp định Paris và điều khoản 4 của chứng thư sau cùng đã là một sự giao ước cho tất cả các nước, nhất là cho các nước ký vào chứng thư là phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ cuả Việt Nam.
“Sự đe dọa nghiêm trọng đến nền hòa bình đang diễn ra và chỉ có thể tránh khỏi nếu Trung Cộng bị bắt buộc chấm dứt vai trò của kẻ xâm lược và hành động hiếu chiến đối với VNCH.
“Sự lấn chiếm lãnh thổ VNCH của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa không những vi phạm trắng trợn luật pháp và trật tự quốc tế mà còn tạo nên nghi ngờ về sự hiệu lực của hai thành quả đáng kể nhất trong chánh sách ngoại giao của Tổng Thống, đó là Bản Thông Cáo Chung Thượng Hải và hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
“Vì thế tôi viết thư này đến Tổng Thống để yêu cầu chánh phủ Hoa Kỳ hết lòng hỗ trợ chúng tôi về vật chất và chánh trị cần thiết mà chúng tôi cần đến để đưa đến sự phục hồi nguyên trạng và dàn xếp êm đẹp việc tranh chấp quốc tế trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Nhân cơ hội này, tôi xin đoan chắc lại với Tổng Thống lòng qúy mến sâu xa của tôi.”
Ký tên: Nguyễn Văn Thiệu

Bức thơ này do ông Kỳ, Phụ Tá Đặc Biệt Chánh Trị của Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc mang đến Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trưa ngày 23.1.1974 và đã được Đại Sứ Martin chuyển về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào lúc 6 giờ chiều.
Thay vì viết thư trả lời cho Tổng Thống Thiệu, khoảng 3 tuần sau, Tổng Thống Nixon đã gởi điện văn cho Đại Sứ Martin chỉ thị đến gặp và nói chuyện trực tiếp với Tổng Thống Thiệu về quan điểm của Hoa Kỳ. Chúng ta không thể biết được một cách chính xác nội dung cuộc nói chuyện đó như thể nào.
KHÔNG BIẾT “ĐỒNG MINH” LÀM GÌ!
Đọc những lời biện bạch của ông Hoàng Đức Nhã và văn thư Tổng Thống Thiệu gởi Tổng Thống Nixon, chúng ta thấy tầm nhìn của hai nhân vật này quá thấp và quá ngắn, Họ không biết “Đồng Minh” đang làm gì, Miền Nam mất là chuyện không có gì khó hiểu.
1.- Vần đề giữ vững lãnh thổ
Ông Hoàng Đức Nhã cho biết: "Tổng thống Thiệu đã ra lệnh phải giữ vững lãnh thổ bằng bất cứ giá nào và đồng thời về phía chính trị, ông huy động toàn bộ bộ máy ngoại giao của chúng ta(VNCH) phản kháng…”
Khi ra lệnh như vậy, hoặc Tổng Thống Thống không nắm vững tương quan lực lượng giữa hai bên khi hải chiến trên biển, hay biết nhưng cứ “cương” để tránh trách nhiệm, còn sống chết mặc bay! Đó là bản chất của ông Thiệu.
Chúng tôi đã trình bày về tương quan lực lượng giữa hai bên trong bài “Hoa Kỳ tiết lộ về Hoàng Sa: Trung Quốc đã xử dụng một lực lượng Hải Quân hùng hậu gồm hơn 16 chiếc đủ loại, từ tàu đánh cá ngụy trang Nan Yu cho đến hai 2 chiến hạm loại Hainan 281, 282, 2 chiến hạm loại Jiangnan 271, 274 và 4 Phi Tiển Đỉnh Komar mang số 133, 137, 139, 145. Trong khi đó, lúc đầu HQ/VNCH chỉ có Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16. Những ngày tiếp theo HQ/VNCH mới tăng cường thêm các chiến hạm HQ 4, HQ 5 và HQ 10.
Đặc biệt chúng tôi nhấn mạnh: khi thực hiện “Việt Nam hoá” chiến tranh theo đúng lịch trình của kế hoạch “Accelerated Turnover to the Vietnamese” (ACTOV), Hoa Kỳ có giao cho  HQ/VNCH một số chiến hạm nhưng họ đã gỡ đi các giàn phóng phi đạn được trang bị trên đó, trong khi nhiều chiến hạm Trung Quốc có trang bị giàn phóng phi đạn và được không quân yểm trợ.
Xin nói rõ thêm Trung Quốc đã xử dụng 4 phi tiển đỉnh 70 tấn loại Komar được trang bị hỏa tiển hải-hải loại Styx. Tài liệu do Tổng Cục Chiến tranh Chính Trị của Quân Lực VNCH phổ biến nói rõ chiến hạm HQ 10 của VNCH đã bị trúng hỏa tiển Styx của Trung Quốc.
Như vậy, dù đánh cận chiến hay đánh ở tầm xa, HQ/VNCH cũng không thể chống lại Trung Quốc được. Lúc đó, Bộ Tư Lệnh HQ/VNCH ra lệnh lực lượng đang chiến đâu rút lui là đúng.
2.- Việc Hoa Kỳ không thông báo
Ông Nhã cho biết chính ông đã hỏi thẳng Đại sứ Hoa Kỳ tại sao Hoa Kỳ có thể thấy rõ sự di chuyển của hạm đội Trung Quốc mà không cho phía VNCH biết. Khi hỏi như thế, ông Nhã đã tỏ ra không nắm vững tình hình.
Trong bài Hoa Kỳ tiết lộ vụ Hoàng Sa”. Chúng tôi đã nói rõ Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn cho biết có khoảng 17 chiến hạm Trung Quốc và 4 tàu ngầm đang hướng về Hoàng Sa. Ông ta cũng cho biết các phản lực cơ chiên đấu của Trung Quốc sắp cất cánh từ đảo Hải Nam để tấn công các chiến hạm của VNCH. Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH biết rõ hàng không mẫu hạn USS Enterprise của Hạm Đội 7 đang có mặt trong vùng sắp xẩy ra cuộc chiến nên đã yêu cầu cho phi cơ VNCH hạ cánh xuống USS Enterprise để được tiếp liệu xăng, nhưng Hoa Kỳ từ chối.
3.- Lý do tấn công của Trung Quốc
Trong bài “Tái hiện tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974của Trung Quốc đăng trên website canglang.com, Trung Quốc cho biết sở dĩ họ phải mở cuộc tấn công vì từ tháng 8 năm 1973, sau khi Mỹ rút, Nam Việt đã liên tiếp đưa tàu quân sự xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.
Trong thực tế không có chuyện đó. Đầu năm 1974, QL/VNCH chỉ cho chiến hạm HQ 16 chở quân ra thay toán quân đã mãn hạn ở Hoàng Sa mà thôi.
Sở dĩ Trung Quốc đã đưa quân chiếm Hoàng Sa vào đầu năm 1974 vì sợ đảng CSVN “quỵt nợ" hay “xù nợ” sau khi chiếm được Niền Nam nên đã ra tay trước. Năm 1958, để có đủ viện trợ đánh chiếm Miền Nam, qua công hàm ngày 14.9.1958, Hà Nội đã bán Hoàng Sa cho Bắc Kinh. Do đó, Trung Quốc phải “xiết nợ” trước trước khi đảng CSVN chiếm Miền Nam cho chắc ăn.
4.- Vấn đề Mỹ không can thiệp
Khi gởi văn thư đề ngày 22.1.1974 cho Tổng Thống Nixon trách Mỹ đã không can thiệp như đã cam kết, Tổng Thống Thiệu chẳng hiểu gì tình hình ở Mỹ. Ông Bùi Diễm, Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền của VNCH tại Hoa Kỳ cũng không báo cáo gì cho Tổng Thống Thiệu biết.
Ngày 29.6.1973 Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết dự luật cấm các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trên toàn lãnh thổ Đông Nam Á. Dự luật nầy đã được lưỡng Viện thông qua ngày 21.9.1973. Đến ngày 12.10.1973, lưỡng Viện lại thông qua dự luật hạn chế quyền của Tổng Thống trong việc đưa quân đội Hoa Kỳ ra ngoại quốc.
Quan trọng hơn cả, ngày 7.11.1974, lưỡng viện Quốc Hội đã vượt qua quyền phủ quyết của Tổng Thống Nixon, thông qua “Nghị quyết về Quyền Chiến Tranh” (War Powers Resolution) thường được gọi là “Đạo Luật về Quyền Chiến Tranh” (War Powers Act), vì nghị quyết này nó có giá trị như luật, sửa đổi Tiết 50, Chương 33, gồm các điều từ 1541 đến 1548 của Bộ Luật Liên Bang(United States Code). Nghị quyết này đòi hỏi Tổng thống trong mọi trường hợp có thể, phải tham khảo ý kiến với Quốc Hội trước khi đưa Quân Lực Hoa Kỳ vào những tình trạng chiến tranh hoặc vào những tình huống sắp xảy ra chiến tranh, và sau mỗi lần đưa quân tham chiến như vậy sẽ tham khảo thường xuyên ý kiến với Quốc hội cho đến khi Quân Lực Hoa Kỳ không còn tham gia vào chiến sự hay rút ra khỏi các tình huống như vậy.
Các đạo luật nói trên cho thấchính phủ Hoa Kỳ đã quyết định “đóng cửa rút cầu” không còn muốn cho quân đội Hoa Kỳ dính líu đến cuộc chiến ở Đông Dương nữa. Việc hình thành các đạo luật này được tranh luận rất ồn ào trên các cơ quan truyền thông của Hoa Kỳ, cả thế giới đều biết, chỉ Tòa Đại Sứ VNCH tại Wasington DC và Tổng Thống Thiệu không quan tâm tới!
Tôi nhớ trong năm 1974 Tổng Thống Thiệu có nhờ một phái đoàn Thượng Viện VNCH qua Mỹ vận động xin thêm viện trợ. Phái đoàn do Thượng Nghị Sĩ Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Ủy Ban Ngân Sách Thượng Viện cầm đầu. Khi về, phái đoàn đã thuyết trình tại Dinh Độc Lập do Trung Tướng Đặng Văn Quang chủ tọa. Tôi cũng được đi theo nghe. Thượng Nghị Sĩ Thành cho biết ông và phái đoàn đã gặp một số dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ. Họ đều nói rằng trong hiện tại họ không thể làm gì được. Họ khuyên VNCH nên tìm một đường lối để tồn tại và đợi khi tình hình cho phép, họ sẵn sàng giúp đỡ.
Tôi thấy đây là những lời khuyên rất chân thành, nhưng với trình độ chính trị thấp kém, Tổng Thống Thiệu không quan tâm đến, ông cứ ôm chặt mấy lá thư bảo đảm không còn giá trị của Tổng Thống Nixon và chôn sống VNCH.

Ngày 27.12.2011
Lữ Giang




-Tổng thống Thiệu qua lời kể của cựu bí thư

Trực thăng Mỹ rời Sài Gòn ngày cuối cùng của cuộc chiến năm 1975
Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về lý do Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975
Mười năm sau ngày cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng hòa qua đời, cựu bí thư của ông nêu quan điểm rằng ông Thiệu không phải là người đơn phương quyết định về một loạt sự kiện trước biến cố 30/4 năm 1975.

Trước các ý kiến cho rằng ông Thiệu "phải chịu trách nhiệm" trong việc để mất cao nguyên Trung phần cũng như để mất Huế, Đà Nẵng "quá dễ dàng và bất ngờ", ông Hoàng Đức Nhã, cựu bí thư của tổng thống Thiệu nêu ra các lý do khác, và cho rằng thất bại của Miền Nam được "định đoạt bởi Hoa Kỳ".
Trả lời BBC trước ngày kỷ niệm 10 năm cố tổng thống Thiệu qua đời (29/9/2001-2011), ông Nhã nói:
"Trên phương diện quân sự, ngay cả những người viết sách ngay tới bây giờ ở Việt Nam hay là ngoại quốc, họ không hiểu rõ là trong nền Đệ nhị Cộng hòa của mình, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hay tổng thống tên gì cũng được là người lãnh đạo quốc gia, nghĩa là tư lệnh tối cao của quân đội.
"Dưới quyền tổng thống thì có một ông Tổng tham mưu trưởng và ông Thủ tướng thi hành. Cá nhân chúng tôi không bao giờ thấy cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lấy một quyết định đơn phương, một mình."
Theo giải thích của ông Nhã, có vẻ như ông Thiệu không phải là người duy nhất phải chịu trách nhiệm, vì theo ông Nhã, khi phải đưa ra một quyết định quân sự để xử lý, hay đối phó với tình hình, thì ngoài các nhân vật trên, cố Tổng thống Thiệu còn nghe và bàn thảo, thống nhất với các tư lệnh vùng, Phó Tổng thống.
Tổng thống Thiệu và Tổng thống Hoa Kỳ Nixon
Tổng thống Thiệu liệu có đoán hết tất cả những gì mà người đồng minh Hoa Kỳ toan tính với Trung Quốc về Việt Nam?
Ông Nhã cho rằng thất bại của Sài Gòn vào mùa Xuân năm 1975 thực ra "đã được định đoạt" từ khi người đồng minh Hoa Kỳ không còn giữ cam kết hậu thuẫn cho chính quyền VNCH như đã hứa hẹn từ trước nữa:
"Lúc năm 1975, quân đội không còn phương tiện để chống Cộng sản Bắc Việt nữa là vì Hoa Kỳ không còn giữ lời hứa theo Hiệp định Paris là 'đổi một lấy một', tức là mình (VNCH) mất một cây súng thì Hoa Kỳ cho một cây súng, thiếu một viên đạn, Hoa Kỳ cấp một viên đạn."
Thế nhưng, cũng chính vị cựu bí thư này cho rằng, ông Thiệu đã lường trước được mọi diễn biến của việc đồng minh rút lui và chủ động tổ chức phòng thủ, cũng như xây dựng, phát triển miền Nam ra sao:
"Cố Tổng thống Thiệu đã vạch được con đường lúc đó mà Hoa Kỳ quyết tâm thi hành. Biết được con đường đó rồi, ông Thiệu nói bây giờ mình phải làm sao đáp ứng lại được;
"Khi mà người đồng mình quyết định ra đi như thế đó, thì Chính phủ VNCH, từ tổng thống Thiệu cho đến nội các hay quân đội phải làm thế nào. Những đường lối, chiến lược đó đã được vạch ra chứ không phải đùng một cái ký xong rồi thì không biết phải làm gì cả. Chuyện đó là hoàn toàn không có."
"Đã vạch địch ra rõ ràng là trong lúc quân đội tiếp tục giữ vững lãnh thổ, bên phía quân sự phải tiếp tục cải tiến bộ máy hành chánh, phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông nghiệp. Đó là căn bản của nền kinh tế của VNCH. Tất cả cái đó đã được vạch ra trong một chiến lược phát triển đất nước thời kỳ hậu chiến."
'Trách Mỹ'
Trong cuộc trao đổi với BBC, ông Hoàng Đức Nhã đưa ra một cáo buộc đối với Chính quyền Hoa Kỳ liên quan tới việc Quần đảo Hoàng Sa do VNCH quản lý lúc đó bị mất vào tay Trung Quốc.
Trước tiên ông Nhã thuật lại phản ứng của cố Tổng thống Thiệu khi được biết Trung Quốc chiếm Hoàng Sa:
"Tổng thống Thiệu đã ra lệnh phải giữ vững lãnh thổ bằng bất cứ giá nào và đồng thời về phía chính trị, ông huy động toàn bộ bộ máy ngoại giao của chúng ta (VNCH) phản kháng. Đặc biệt hỏi thẳng Đại sứ Hoa Kỳ."
Ông Nhã thuật lại đã chất vấn Đại sứ Hoa Kỳ lúc đó, Graham Martin, về điều mà ông cho là "khó tin" trong việc Hoa Kỳ "không biết" trước về động thái tấn công của Hạm đội hải quân Trung Quốc tấn công quần đảo này vào tháng 01 năm 1974:
"Chính tôi đã hỏi thẳng Đại sứ Hoa Kỳ: sao phía Hoa Kỳ thấy như vậy, với bao nhiêu phương tiện quan sát trên máy bay, từ biển, trên phương diện điện tử, có thể thấy rõ sự di chuyển của hạm đội Trung Quốc mà sao không cho phía VNCH biết," ông Nhã tiết lộ.
Quân Mỹ tại Nam Việt Nam hồi năm 1966
Hoa Kỳ đã can dự vào cuộc chiến Việt Nam nhiều năm rồi quyết định bỏ tất cả để rút đi
"Ông Đại sứ Martin nói với tôi 'cái chuyện đó chúng tôi không thể nào thấy được' thì tôi nhớ chỉ cười và nói 'khi các ông thấy được một người lính cộng sản di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh, mà không thấy được một hạm đội của Trung Quốc tiến về Hoàng Sa thì đó là một chuyện khó tin."
Ông Nhã cho rằng tới nay vẫn còn nhiều giả thuyết vì sao Hoa Kỳ đã "làm ngơ," và Trung Quốc đã chiếm quần đảo này vào thời điểm đó:
"Có giả thuyết nói Hoa Kỳ phải nhượng bộ cái đó cho Trung Quốc để nhờ Trung Quốc áp lực cho cộng sản Bắc Việt thi hành Hiệp định Paris...Rồi có thể Trung Quốc thấy lúc đó Hoa Kỳ đã rút ra khỏi Việt Nam, đây là cơ hội để họ chiếm cái đảo mà theo họ có rất nhiều dự trữ dầu hỏa, khí đốt."
Hậu chiến
Ông Nhã tin rằng cố Tổng thống Thiệu là một nhà lãnh đạo chí công vô tư, không như một số cáo buộc đã được biết tới về tư cách cá nhân của ông:
"Tôi làm việc cho cố Tổng thống từ tháng 10/1967 cho tới những ngày cuối cùng (1975), chưa bao giờ tôi thấy cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có những hành động mà gọi là lợi ích cho cá nhân ông ta và không nghĩ đến đất nước, trên phương diện cá nhân, chúng tôi xác nhận như thế."
Về thời gian ông Thiệu ra nước ngoài định cư, hậu chiến, đặc biệt là thời gian sinh sống tại Hoa Kỳ, cựu bí thư của ông Thiệu bình luận:
"Khi sang đến Hoa Kỳ, Tổng thống có một cuộc sống rất bình thường, không bao giờ có những tuyên bố hay hành động lố lăng."
"Lúc đó ông muốn khuyến khích tất cả mọi người đoàn kết với nhau để có một khối liên minh thống nhất ở hải ngoại, làm hậu thuẫn cho những người còn kẹt lại ở Việt Nam lúc đó."
Ông Hoàng Đức Nhã
Ông Hoàng Đức Nhã khẳng định cố Tổng thống Thiệu là người trong sạch và ái quốc.
Ông Nhã cũng cho hay Tổng thống Thiệu đã có một "hoài bão" hay một dự định là để lại một hồi ký kể lại những gì chính ông Thiệu đã làm, để sau này "các sử gia" có thêm căn cứ để khảo cứu hoặc phán xét.
Cuối cùng, đánh giá toàn bộ thân thế, sự nghiệp của ông cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ông Nhã, người đang sinh sống tại Chicago, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ nhận xét:
“Tổng thống Thiệu là một người ái quốc, một người lãnh đạo quốc gia có đường hướng rất rõ ràng, theo quy định của Hiến pháp, không phải là một người lãnh đạo bất chấp Hiến pháp hay làm theo ý mình.”
“Tính cho đến hơi thở cuối cùng, cố Tổng thống vẫn còn có hoài bão làm thế nào, tuy không làm Tổng thống nữa, nhưng giúp tập thể Việt Nam hải ngoại hậu thuẫn cho đồng bào vẫn còn bất hạnh là sống trong chế độ không được dân chủ hiện nay ở Việt Nam.”
Bài phỏng vấn với Quốc Phương được giới thiệu trên trang BBC Tiếng Việt trong Bấm ba phần audiovà một bài ngắn về Tổng thống Thiệu và Bấm trận mất Hoàng Sa.



-Tổng thống Thiệu là "người ái quốc"


Mở bằng chương trình nghe nhìn khác


Trong phần III cuộc trao đổi với BBC nhân 10 năm ngày mất của cố Tổng thống Thiệu (29/9/2001), cựu thư ký Hoàng Đức Nhã nói ông Thiệu là "người ái quốc" và cho biết ông Thiệu từng nhờ ông giúp soạn thảo một cuốn hồi ký không lâu trước khi qua đời.

Cựu thư ký và Tham vụ Báo chí của cố Tổng thống VNCH nói ông Thiệu có một cuộc sống “bình dị” khi ra hải ngoại định cư, cũng như khẳng định trong suốt thời gian chấp chính không hề làm gì cho riêng cá nhân ông. 
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Tổng thống Thiệu được cho là ít phát biểu công khai về chiến tranh Việt Nam sau khi đã ra nước ngoài định cư.

Ông Nhã cho biết bản thân ông có dự định ra một cuốn sách mang tính chất hồi ký, đồng thời hy vọng đó là một tư liệu để giới quan tâm tới lịch sử Việt Nam có thể tìm thấy những sử liệu, chi tiết mới hữu ích. Về dự định của ông Thiệu nhờ ông giúp viết hồi ký, ông Nhã nói:
“Tôi muốn xác nhận là chính ông ta có ý định để lại một di sản qua hồi ký của ông ta dựa trên những dữ kiện chính xác. Lúc đó riêng về vấn đề thương thuyết với Hoa Kỳ, những thời gian gay go nhất, cố Tổng thống Thiệu và tôi biết hết những kế hoạch, nhưng chúng tôi không nói ra.”
Ông Hoàng Đức Nhã cho rằng các cuộc tranh luận và kể cả tâm lý “ngại” phát biểu, nhận xét về cố Tổng thống Thiệu trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại không chỉ là cá biệt với ông Thiệu mà còn xảy ra với nhiều trường hợp khác, ví dụ như Tổng thống Ngô Đình Diệm.
'E ngại tranh cãi'
Ông Hoàng Đức Nhã
Ông Nhã cho rằng cố Tồng thống Thiệu là một người ái quốc.
Cựu bí thư của ông Thiệu cho rằng các quan điểm tranh cãi, hay e ngại đó, riêng với trường hợp ông Thiệu, là do biến cố thất bại năm 1975 của VNCH vẫn còn có tác động tới nhiều người Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại.
“Cố Tổng thống Thiệu lãnh đạo quốc gia với thời gian và hậu quả mà tới giờ này ai cũng còn phải ảnh hưởng một phần nào. Vì mình mất miền Nam, thì dĩ nhiên cứ ngồi nghĩ lại thì đổ lỗi cho người này cho người kia,” ông Nhã nói.
Đánh giá về toàn bộ cuộc đời, di sản của ông Thiệu, ông Hoàng Đức Nhã, người đang sinh sống tại Chicago, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ nhận xét:
“Tổng thống Thiệu là một người ái quốc, một người lãnh đạo quốc gia có đường hướng rất rõ ràng, theo quy định của Hiến pháp, không phải là một người lãnh đạo bất chấp Hiến pháp hay làm theo ý mình.”
“Tính cho đến thở cuối cùng, cố Tổng thống vẫn còn có hoài bão làm thế nào, tuy không làm Tổng thống nữa, nhưng giúp tập thể Việt Nam hải ngoại hậu thuẫn cho đồng bào vẫn còn bất hạnh là sống trong chế độ không được dân chủ hiện nay ở Việt Nam.”
Mở đầu phần III, trong cuộc trao đổi với Quốc Phương của BBC Việt ngữ, ông Hoàng Đức Nhã giải thích vì sao ông Thiệu tỏ ra khá im lặng sau khi ra nước ngoài định cư và cho rằng đó là do bản tính được cho là thận trọng của ông Thiệu hơn là chịu bất cứ sức ép nào từ các chính quyền hay tình báo Phương Tây.
Mời quý vị nghe tiếp phần III và cũng là phần cuối bài phỏng vấn gồm ba phần với ông Hoàng Đức Nhã trong phần audio đi kèm.





Phần II phỏng vấn về Tổng thống Thiệu – (BBC). -

Ông Hoàng Đức Nhã
Ông Hoàng Đức Nhã làm bí thư và tham vụ báo chí cho cố Tổng thống Thiệu từ 10/1967 tới tháng 4/1975.
Trong phần hai cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ nhân 10 năm ngày mất của ông Thiệu (29/9/2001), ông Nhã, người đang sống tại tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ, cho biết ông Thiệu quan tâm ra sao về lãnh đạo đối phương Bắc Việt và đồng minh Hoa Kỳ.
Ông Nhã, người cũng từng giữ chức Tham vụ Báo chí của Tổng thống, cho hay ông Thiệu không chỉ quan tâm thông thường về đối phương, mà còn thành lập cả một bộ phận điều nghiên để nghiên cứu về đường đi, nước bước, ý đồ của lãnh đạo đối phương, kể cả của đồng minh của Bắc Việt Nam lúc đó là Liên Xô và Trung Quốc Cộng sản ra sao.
Được hỏi về quan điểm, bình luận riêng của Tổng thống Thiệu về các Tướng lãnh, lãnh đạo như Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ... ông Hoàng Đức Nhã nhấn mạnh ông Thiệu là một người kiệm lời:
“Tổng thống Thiệu là một người ít nói khi ông chia sẻ những tư tưởng riêng rẽ như thế này. Lúc nào cũng có bối cảnh cả. Khi nào bình luận hay phê bình về ai, thì lúc nào cũng phê bình người đó trong bối cảnh nào vì một hành động nào đó.”

Tuần này có ngày kỷ niệm 10 năm cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu qua đời 29/9/2001
Trách nhiệm bỏ Cao Nguyên
Liên quan tới các diễn biến cuộc chiến Việt Nam đầu năm 1975, khi quân đội Bắc Việt đẩy mạnh các chiến dịch tấn công “giải phóng miền Nam”, quân đội VNCH đã rút quân khỏi vùng I và vùng II chiến thuật, tiếp theo là di tản gấp toàn bộ Quân đoàn I vào Đà Nẵng.
Việc rút bỏ Cao Nguyên trung phần, cùng dòng người tị nạn ước tính tới 2 triệu người đổ vào Đà Nẵng gây hoảng loạn, mất kiểm soát ở thành phố này, khiến cuộc di tản thất bại và gây tổn thất gần như toàn bộ lực lượng quân sự và cơ giới tinh nhuệ của Quân đoàn I trong thời gian rất ngắn vào tháng 3/1975, được cho là những diễn biến hệ trọng và mở đầu dẫn tới sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30/4/1975.
Trả lời BBC về việc liệu Tổng thống Thiệu có trách nhiệm gì không và ra sao với các quyết định rút quân và di tản trên, ông Nhã đưa ra nhiều giải thích, nhưng tựu chung cho rằng ông Thiệu không phải là người có thể quyết định một mình vì còn có cả bộ tham mưu trong quân đội và nội các.
Qua những gì vị cựu Bí thư của ông Thiệu nhấn mạnh, có thể hiểu người đứng đầu Chính quyền Sài Gòn từ năm 1967 đến 1975, tuy xuất thân là một tướng lĩnh, đã được mô tả là luôn tôn trọng các quyết định chiến lược, trọng yếu của quân đội, dù ở trên cương vị Tổng thống.
Về hậu chiến và sau khi ông Thiệu ra nước ngoài, ông Nhã cho hay cố Tổng thống Thiệu đã tham gia nhiều hoạt động vì các cựu quân nhân, nhân viên chính quyền còn ở lại trong nước.
Mở đầu phần hai cuộc nói chuyện với Quốc Phương, ông Hoàng Đức Nhã cho biết một chi tiết đáng chú ý về ông Thiệu có bao giờ bộc lộ “hối tiếc hay không” xung quanh việc ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của VNCH, bị phe đảo chính sát hại năm 1963.
Mời quý vị nghe phần hai bài phỏng vấn gồm ba phần với ông Hoàng Đức Nhã trong phần audio đi kèm.







Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967










-Phần I phỏng vấn về cố tổng thống Thiệu
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác 

Ông Hoàng Đức Nhã, cựu bí thư của cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu nói về di sản để lại, năng lực dùng người, tầm nhìn và tư duy lãnh đạo của ông Thiệu.
Trả lời BBC Việt ngữ nhân 10 năm ngày mất của ông Thiệu (29/9/2001), ông Hoàng Đức Nhã, hiện sống tại Hoa Kỳ cũng bình luận về một loạt vấn đề liên quan tới ông Thiệu vào giai đoạn Hòa đàm Paris 1973.

Ông Nhã cho hay ông Thiệu đã dự liệu ra sao về việc người Mỹ sẽ rời bỏ miền Nam Việt Nam, trong khi tiếp tục các nỗ lực thương lượng với chính quyền Hoa Kỳ phục vụ quyền lợi của chính quyền ở miền Nam Việt Nam.
Ông Thiệu được mô tả như một người đã biết đương đầu và đối phó với các áp lực của người Mỹ ở một trong những giai đoạn lãnh đạo khó khăn nhất của ông.
Cựu bí thư của ông Thiệu cũng hồi tưởng về phản ứng của Tổng thống VNCH và bản thân ông, cũng như Chính quyền trước biến cố hải quân Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (tháng 1/1974).
Ông Nhã mô tả ông Thiệu và nội các cùng toàn thể bộ máy chính trị, quân sự, ngoại giao đã tiến hành phản đối quyết liệt ra sao trước hành động mà ông gọi là "xâm lăng" của Trung Quốc và đã chất vấn người Mỹ thế nào về việc đã không "thông tin" cho Chính quyền Sài Gòn về hạm đội hải quân của Trung Quốc.
Qua những gì được thuật lại, còn có thể thấy nội các Chính quyền VNCH đã ở thế "lưỡng nan" vì không thể dàn quân ra cả hai mặt trận đối phó với quân đội Bắc Việt và hạm đội Trung Quốc trên Biển Đông, khi hậu thuẫn của người Mỹ đã thay đổi.
Mở đầu bài nói chuyện với Quốc Phương, ông Hoàng Đức Nhã cho biết cảm xúc của ông sau mười năm ông Thiệu ra đi với tư cách một phụ tá và "người nhà" của ông Thiệu, cũng như bình luận về một số điều đã được đăng tải về người đứng đầu Việt Nam Cộng hòa từ 1967 đến 1975.

--Di sản cự̣u Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu 
Cựu bí thư Hoàng Đức Nhã nói về di sản của của cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu và "bi kịch" mất Hoàng Sa.
Trả lời Quốc Phương của BBC Việt ngữ nhân 10 năm ngày mất của ông Thiệu 29/9/2001, ông Nhã nói:
"Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người ái quốc, có đường lối lãnh đạo quốc gia rất rõ ràng theo quy định của Hiến pháp mà không phải là người bất chấp Hiến pháp,"
Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nói qua điện thoại từ Hoa Kỳ:

"Cho đến hơi thở cuối cùng, dù không còn làm Tổng thống nữa, ông vẫn muốn tập thể Việt Nam ở hải ngoại hậu thuẫn giúp cho đồng bào ở trong nước vấn sống trong một chế độ không được dân chủ ở Việt Nam hiện nay,"

Ông Nhã cũng thuật lại phản ứng và cho biết quan điểm của ông Thiệu trong lúc xảy ra sự kiện Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Ông Nhã khẳng định ông Thiệu đã ngay lập tức chỉ đạo chính quyền, ngoại giao và quân đội Việt Nam Cộng hòa phản đối hành động "xâm lăng" khi hạm đội của Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.
Trong một công bố với tư cách của người làm chứng, ông Hoàng Đức Nhã thuật lại, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Thiệu, ông đã "gọi điện cho đại sứ Hoa Kỳ" và chất vấn vì sao Hoa Kỳ "không thông báo" cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa:
"Sao Hoa Kỳ thấy như vậy với bao nhiêu phương tiện quan sát điện tử, thấy sự di chuyển của hạm đội Trung Quốc lại không cho phía Việt Nam Cộng hòa biết."
Ông Nhã cho biết ông và Tổng thống Thiệu đã "không tin" khi nghe đại sứ Hoa Kỳ lúc đó, ông Graham Martin nói rằng phía Hoa Kỳ "không thể thấy được".
Ông Hoàng Đức Nhã nói ông đã chất vấn Đại sứ Martin rằng chuyện một hạm đội di chuyển mà người Mỹ "không thấy" thì quả là khó tin.
Toàn văn cuộc phỏng vấn về di sản của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nhiều câu hỏi chưa có giải đáp sẽ được BBC Việt ngữ đăng vào tuần tới.
-Di sản cự̣u Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
---------

-
VIỆT NAM - HOA KỲ-Ông Jim Webb đòi ngưng chương trình tìm kiếm quân nhân tử trận trong chiến tranh Việt Nam Theo nhật báo The Virginian-Pilot, ngày 22/09/11, thượng nghị sĩ Jim Webb đã yêu cầu Cơ quan Viện trợ Quốc tế của Mỹ ( USAID ) ngưng thực hiện chương trình 1 triệu đôla cho đến khi nào được bảo đảm là tiền tài trợ được sử dụng để tìm thi hài của binh sĩ của cả hai bên Cộng sản và Quốc gia.

Tổng số lượt xem trang