Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Viện phí tăng, có phần vì lãng phí y tế


Người dân sẵn sàng đóng góp cùng Nhà nước trong chuyện chăm sóc sức khoẻ, tuy nhiên, họ cần được biết số tiền chi trả của họ có được sử dụng hợp lý hay không. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Lệ Hà
SGTT.VN - Đề nghị tăng viện phí tuần qua của bộ Y tế đã gây nhiều tranh cãi. Không chỉ Việt Nam mà chính phủ của nhiều nước trên thế giới cũng đang gặp khó khăn trong việc chăm sóc y tế cho người dân.
Bởi dân số quốc gia nào cũng ngày một già đi, ngày càng có nhiều người mắc bệnh mãn tính hơn, nhưng những cách điều trị mới lại thường đắt tiền, chưa kể dịch bệnh luôn đe doạ bùng phát mọi lúc, mọi nơi. Không phải quốc gia nào cũng thừa tiền đổ vào hệ thống y tế, vì thế huy động những nguồn lực khác, từ người dân chẳng hạn, là điều cần tính tới.

Tuy nhiên, tăng viện phí – nghĩa là bắt bệnh nhân chi trả nhiều hơn – có phải là giải pháp hợp lý? Và thật sự hợp lý chưa khi trong chi tiêu y tế vẫn còn hoang phí – hay gọi là lãng phí y tế – là điều dường như chưa được bộ Y tế tính đến?
Thực tế lãng phí y tế gây ra những thiệt hại rất lớn, không chỉ ở những quốc gia đang phát triển, mà cả ở những nước rất giàu có. Một nghiên cứu mới đây của Thomson Reuters cho thấy tình trạng tiêu xài hoang phí trong hệ thống y tế nước Mỹ gây thiệt hại hàng năm đến 600 – 850 tỉ USD. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà trong Báo cáo sức khoẻ thế giới năm 2010, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra ba chìa khoá chính để tăng cường tài chính y tế sao cho nhiều người dân có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ: đó là tìm kiếm nhiều nguồn tài chính hơn, đổ tiền bạc vào hệ thống y tế một cách công bằng hơn và chi tiêu hiệu quả hơn.
Theo WHO, mười nguyên nhân hàng đầu gây ra lãng phí y tế, khiến người dân không được chăm sóc sức khoẻ một cách hiệu quả, đó là: ít sử dụng thuốc gốc (thuốc generic), sử dụng thuốc kém chất lượng/thuốc giả, sử dụng thuốc không phù hợp và không hiệu quả, lạm dụng những dịch vụ hay sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, cơ chế chi trả phí – dịch vụ không hợp lý, nhân viên y tế không phù hợp/không động lực làm việc, cho nhập viện không hợp lý/số ngày nằm viện cao, diện tích bệnh viện không phù hợp hay phân bố bệnh viện không đúng, gian lận/tham nhũng trong hệ thống y tế, và chi tiêu không hợp lý trong những kế hoạch can thiệp y tế.
Ở nước ta, những nguyên nhân lãng phí y tế trên đã được công luận nói đến khá nhiều, chẳng hạn tình trạng bác sĩ lạm dụng kháng sinh, thuốc đắt tiền, lạm dụng xét nghiệm trong chẩn đoán hay tham nhũng y tế. Nhưng giải pháp nào để chữa trị những “căn bệnh” này và giải pháp đó tạo nên hiệu quả bao nhiêu thì có lẽ vẫn chưa được đánh giá một cách nghiêm túc.
Trong khi đó, có những nguyên nhân gây lãng phí y tế ít được đề cập, và chắc chắn thiệt hại do chúng gây ra chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đơn cử ai cũng hiểu rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nhưng đề nghị chi 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng không phải địa phương nào cũng thực hiện. Ngay cả khi có tiền, chi tiêu trong y tế dự phòng chỗ này chỗ kia vẫn có thể được xem là lãng phí. TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, giám đốc trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, thừa nhận việc phun thuốc diệt muỗi dập dịch sốt xuất huyết hiện nay có thể không hiệu quả vì có quá nhiều công trình xây dựng bừa bãi hay người dân bỏ trống đất, tạo ao hồ cho muỗi sinh sống. Ông nói: “Phun thuốc chỉ tác dụng đôi ba ngày rồi đâu vào đó. Chúng tôi đã kiến nghị cơ quan chức năng có trách nhiệm xử phạt, nhưng chẳng thấy động tĩnh gì. Hàng trăm triệu đồng bỏ ra để phun thuốc diệt muỗi thật lãng phí”.
Lãng phí y tế có thể là những chuyện được xem là bình thường. Một nghiên cứu của WHO ở 18 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cho thấy ở những bệnh viện tuyến quận/huyện chỉ có 55% số giường được sử dụng, dưới xa so với mức độ cần có là 80 – 90%. Chưa có khảo sát nào như thế ở Việt Nam, nhưng nếu có, sự lãng phí về cơ sở vật chất ở những bệnh viện quận/huyện là không ít, trong khi tại các bệnh viện lớn thì thường xuyên quá tải. TS.BS Nguyễn Thi Hùng, giám đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) đánh giá ở những bệnh viện lớn, số bệnh thông thường có thể chiếm đến 80%. Ông nói: “Cần một cơ chế giải quyết chuyện này tận gốc để không gây lãng phí cho bệnh nhân và tránh những hệ luỵ vì quá tải ở bệnh viện lớn”.
Có lẽ tình trạng lãng phí y tế, chăm sóc sức khoẻ không hiệu quả vẫn là chuyện mới mẻ ở nước ta. Thật vậy, tháng 12.2010, lần đầu tiên bộ Y tế mới tổ chức một hội nghị khoa học kinh tế y tế bàn đến chuyện đổi mới cơ chế tài chính y tế. Cần có nhiều khảo sát, nghiên cứu về lĩnh vực này để tìm ra những giải pháp bịt những “dòng chảy tiền bạc” vì lãng phí y tế, thay vì cứ vài năm một lần lại đặt ra câu chuyện “tăng viện phí”.
Người dân sẵn sàng đóng góp cùng Nhà nước trong chuyện chăm sóc sức khoẻ, tuy nhiên, họ cần được biết số tiền chi trả của họ có được sử dụng hợp lý hay không, chứ không phải bị “chia năm xẻ bảy” qua những lãng phí vô lý để rồi khi thiếu tiền lại tăng viện phí. Tại hội nghị năm qua, cựu bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu khẳng định: “Mục tiêu của y tế Việt Nam là lấy bệnh nhân làm trung tâm, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh cho người bệnh”. Hy vọng chủ trương này được thể hiện bằng hành động chứ không qua lời nói.
Phan Sơn
-Viện phí tăng, có phần vì lãng phí y tế (SGTT 19-9-11)

- Sức khỏe người dân bị cân đong trên bàn cân lại quả (SGTT 20-9-11) 

- “Ôsin” sẽ có Bảo hiểm xã hội (Dân Việt).- Người Việt sống thọ nhưng… yếu (LĐ).-- Việt Nam chính thức già hoá dân số (Dân Việt).- Nghỉ thai sản lên 6 tháng: Con khỏe thì mẹ lại… lo! (PLVN).  – Đừng bớt của bé 2 tháng sữa mẹ (TT&VH).
 - Bác sỹ Trung Quốc hành nghề chui dưới mác phòng khám Việt? (PN Today).
- Tăng giá viện phí: Đã khảo sát và tính toán thận trọng? (LĐ). -Dân cần, quan chưa vội-- - Nguyễn Quang A: Bộ trưởng đừng nói “quyết tâm tăng viện phí”! “mà nói “hợp thức hóa giá đang tồn tại” để xóa bỏ sự nói dối, hay “xóa một số bất hợp lý” rành rành về viện phí, thì dễ nghe, dễ tiếp thu, dễ đồng cảm hơn nhiều” (Bee). 
Dịch vụ y tế sẽ tăng theo lộ trình 3 đợt (Tamnhin.net) - Phát biểu trong hội thảo về thí điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các bệnh viện công lập, tổ chức tại Hà Nội ngày 19/9, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh rằng: "Các dịch vụ y tế có mức giá lỗi thời sẽ có lộ trình đổi mới giá thành 3 đợt. Trước mắt chỉ điều chỉnh một số giá dịch vụ quá bất hợp lý."
Cho tới nay, Bộ Y tế đã phối hợp Bộ Tài chính cùng một số bộ, cơ quan khác xây dựng Nghị định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám, chữa bệnh công lập. Bộ Y tế cũng có tờ trình Chính Phủ xem xét từ tháng 11/2010.


Giá các dịch vụ y tế do các bệnh viện đề xuất lên chỉ là giá tham khảo, còn việc đưa ra giá dịch vụ y tế phải do hội đồng thẩm định độc lập quyết định. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế của ngành y tế phải đảm bảo tinh thần người dân chấp nhận được và trên tinh thần công bằng trong thụ hưởng dịch vụ y tế.

Bộ Y tế cho rằng, việc điều chỉnh giá viện phí lần này chỉ áp dụng với các cơ sở y tế công lập và không ảnh hưởng nhiều tới 53 triệu người đã có thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng ngay cả người có thẻ bảo hiểm y tế cũng sẽ “thiệt hại” nặng trong đợt tăng giá. Theo một chuyên gia của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, thì quyết định tăng giá này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả những người có bảo hiểm y tế. Vì theo quy định đối tượng sở hữu thẻ bảo hiểm y tế chỉ phải thanh toán 5%, nhưng "5% của 100.000 đồng sẽ khác và nhỏ hơn rất nhiều với 5% của 500.000 đồng.

Ngoài ra, việc tăng mức đóng bảo hiểm y tế để cân đối quỹ cũng không phải là một việc đơn giản. Từ năm 2010 mức đóng này đã được điều chỉnh tăng từ 3% lên 4,5% tiền lương, tăng gấp 1,5 lần đã khiến một bộ phận không nhỏ người dân chịu tác động.

Bên cạnh đó hội nghị cũng đưa ra những điểm mạnh điểm yếu trong quá trình thực hiện Nghị định 43, giai đoạn 2006-2010. Theo ông Nguyễn Nam Liên - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế: các đơn vị y tế công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn thu, tạo điều kiện để các đơn vị tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nhiệm vụ chuyên môn cho thấy, những năm qua các đơn vị đã chủ động quyết định các biện pháp, giải pháp để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Các đơn vị y tế dự phòng đã chủ động triển khai phòng chống dịch, củng cố hệ thống cảnh báo, giám sát dịch bệnh. Do đó, ngành y tế đã không để dịch bệnh lớn xảy ra sau thiên tai, thảm hoạ; khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh mới, nguy hiểm như cúm A/ H5N1, cúm A/H1N1...

Cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã từng bước phát huy tính năng động, khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều đơn vị phát huy các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại, giúp người dân được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật cao.

Bên cạnh những thuận lợi, quá trình triển khai thực hiện Nghị định 43 vẫn còn một số khó khăn về nhiệm vụ chuyên môn, cơ chế tài chính, biên chế... Do đó, Bộ Y tế đề xuất Quốc hội tiếp tục tăng cường đầu tư cho y tế, ưu tiên vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách TW hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để sớm hoàn thành việc đầu tư cho các cơ sở y tế theo Nghị quyết 18 của Quốc hội, đảm bảo tối thiểu ngân sách chi cho dự phòng đạt 30%...

Trên cơ sở những kết quả thực tiễn, ngành y tế, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, phân loại về năng lực chuyên môn, tổ chức, biên chế...,  cần lựa chọn giải pháp phù hợp... Hay như việc phân tuyến kỹ thuật cần theo hướng dựa vào năng lực kỹ thuật thực hiện, chứ không thể máy móc phân tuyến theo hạng bệnh viện. Việc phân tuyến kỹ thuật phải làm thế nào để tránh tình trạng bệnh nhân vượt tuyến, có như thế mới góp phần thực hiện được giảm tải…

Minh Diệp
-Dịch vụ y tế sẽ tăng theo lộ trình 3 đợt
----------

TLQ: Danh sách dịch vụ y tế dự kiến tăng (15/9/2011)
-- Bệnh viện ngại báo cáo tác hại của thuốc?(TN).
-
--Nhiều bác sĩ bỏ bệnh viện để làm ngoài danviet -
Theo bác sĩ Nguyễn Phi Tiến - Giám đốc Sở Y tế Đăk Lăk, chỉ tính từ năm 2009 trở lại đây, tỉnh này đã có 48 bác sĩ bỏ việc tại các bệnh viện công sang "đầu quân" cho các cơ sở y tế tư nhân, trong đó có 12 bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

- Phỏng vấn ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế: Vì sao viện phí “hô biến” tăng 180 lần? (NLĐ).  – Thuê chuyên gia nước ngoài thẩm định viện phí? (VNN).  – Bảo hiểm Y tế lại lo vỡ quỹ (SGTT).

- Bộ Y tế sẽ tính lại viện phí (PLTP).  – Bộ Y tế quyết tăng viện phí “vấn đề cần tính là dịch vụ nào tăng trước, dịch vụ nào tăng sau” (NLĐ). – Tăng y đức trước khi tăng viện phí? (VOV).  – Tăng viện phí và dịch vụ y tế – Chất lượng có tương xứng? (SGGP).
Lương tối thiểu tăng lên, thu nhập giảm xuống (SGTT).

- Chạnh lòng những giấc ngủ trong bệnh viện (TP).  “Chiếu manh, chăn chiên” ở bệnh viện (LĐ).

- Bạc Liêu: Đóng cửa 2 trường mầm non do dịch tay chân miệng (NLĐ).  – Trẻ nhỏ ồ ạt nhập viện vì sốt virus (LĐ).


--Cần làm rõ chuyện "nổ" của phòng khám có "bác sĩ" Trung Quốc
TTO - Tôi là bác sĩ. Trong chương trình đào tạo từng học về đông y hai tháng, tôi thấy bức xúc về những gì họ quảng cáo. Tiếp xúc với những bệnh nhân từng điều trị ở đó, tôi thấy ngay "cái bài" rất cũ đó là...

Tổng số lượt xem trang