Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Lương tối thiểu tăng lên, thu nhập giảm xuống

Việc điều chỉnh lương so với trượt giá không còn ý nghĩa khi nhiều mặt hàng thiết yếu đã tăng từ 40%-50%. Hình minh họa: Thanh Hảo
SGTT.VN - Từ 1.10.2011, theo quy định của chính phủ, lương tối thiểu sẽ bắt đầu tăng, sớm hơn so với lộ trình 3 tháng. Tăng lương là chính sách đúng nhằm chia sẻ khó khăn với người lao động nhưng trên thực tế, giai đoạn này, nghe tăng lương công nhân thấy lo nhiều hơn vui còn doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cũng đang hồi hộp, lo sợ lại xuất hiện một đợt “nóng” về đình công nữa.
So với mức lương cũ, lương tối thiểu vùng I thuộc khu vực trong nước tăng lên 650.000 đồng/ tháng, khu vực doanh nghiệp nước ngoài tăng 450.000 đồng/ tháng. Nhưng trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp tăng bằng, hoặc thậm chí cao hơn mức lương quy định mới. Chính vì thế mà có nhiều công nhân lo lắng lương sẽ không tăng nữa hoặc tăng rất ít trong khi mỗi lần tăng lương là một lần giá cả đội lên cao.
Giảm phụ cấp để ...tăng lương

Trương Thị Mỹ Duyên, công nhân công ty TNHH Starelec, KCX Tân Thuận cho biết hiện lương tối thiểu của công ty cô đã hơn 1.900.000 đồng. Trước đó, công ty cũng đã tăng lương tối thiểu lên rồi nên đợt này chưa thấy thông báo là có được tăng nữa không. Mà theo đúng quy định thì cũng chỉ tăng thêm 100.000 đồng.
Tuy nhiên, công nhân còn có một mối lo khác, đó là công ty tăng lương tối thiểu nhưng sẽ cắt đi những khoản phụ cấp khác. M. D, công nhân công ty Tosok tính toán: Hiện nay, lương tối thiểu của cô là 1.743.000 đồng, các khoản phụ cấp khác gồm tiền nhà trọ 200.000 đồng, tiền bù trượt giá 540.000 đồng. Tổng cộng là 2.483.000 đồng. Công ty vừa mới có thông báo sắp tới sẽ tăng lương tối thiểu lên 2 triệu như quy định của nhà nước nhưng sẽ cắt 200.000 đồng tiền bù trượt giá mà công ty đã tăng trong đợt tháng 7 vừa rồi. Cộng lại mức thu nhập sắp tới khi lương tối thiểu tăng cộng các khoản phụ cấp sẽ là 2.540.000 đồng. Xét ra, lương mới chỉ tăng 57.000 đồng. M.D lo lắng rằng, lương tăng thêm có vậy làm sao bù được trượt giá.
Việc tăng lương tối thiểu thì tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sẽ tăng lên nhưng đó là phần họ sẽ được hưởng sau này, còn trước mắt, nhiều công nhân thấy rằng so với trượt giá thu nhập thực tế đang giảm đi.
Tranh chấp

Doanh nghiệp nghe ngóng tình hình
Không chỉ các cơ quan chức năng lo lắng mà nhiều doanh nghiệp đã tăng lương tối thiểu trên mức quy định cũng lo lắng. Ông Huỳnh Lê Khanh, giám đốc hành chính nhân sự công ty Nissei cho biết: Thời gian vừa qua, công ty đã tăng lương cơ bản cho công nhân lên 2,2 triệu đồng và công ty đang cân nhắc xem sắp tới có tăng hay không. Sắp tới, Nissei sẽ lắng nghe động thái từ các doanh nghiệp khác, nếu họ tăng thì công ty cũng sẽ tăng.
Cùng suy nghĩ với ông Lê Khanh, ông Củ Phát Nghiệp, chủ tịch công đoàn công ty Pouyuen cũng cho biết, thời gian vừa qua, công ty đã tăng lương tối thiểu cho công nhân thêm 300.000 đồng cộng với 200.000 đồng tiền phụ cấp cho công nhân và lương tối thiểu của những công nhân mới vào hiện nay đã gần 2 triệu, những công nhân lâu năm thì đã cao hơn lương tối thiểu rất nhiều nhưng sắp tới công ty cũng sẽ tăng thêm vì sợ không tăng công nhân sẽ phản ứng.
Tại hội nghị giao ban của Bộ lao động thương binh xã hội với các tỉnh thành thuộc khu vực phía Nam diễn ra vào giữa tháng 8 vừa qua, ông Lê Thành Tâm, giám đốc sở Lao động thương binh xã hội TP.HCM nhận định: Việc điều chỉnh lương như vậy so với trượt giá là không có ý nghĩa gì vì có nhiều mặt hàng thiết yếu đã tăng lên 40%-50%. Quan trọng là kiềm chế lạm phát chứ không phải tăng lương. Ông Tâm lo ngại nếu không tuyên truyền tốt thì việc điều chỉnh lương tối thiểu có thể khiến đình công gia tăng.
Ông Nguyễn Tấn Định, phó ban quản lý Khu chế xuất - khu công nghiệp TP, cũng cho biết: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lấp liếm không chịu xây dựng thang bảng lương nên chênh lệch lương tối thiểu giữa công nhân mới và công nhân cũ không đáng bao nhiêu khiến công nhân bức xúc. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mấy chục vụ đình công trong thời gian vừa qua.
Để hạn chế đình công xảy ra, ông Nguyễn Tấn Định cho biết, thời gian vừa qua, Ban quản lý Khu chế xuất - Khu công nghiệp đã họp và khuyến cáo những doanh nghiệp đã trả lương tối thiểu trên mức quy định cũng nên tăng để tránh phản ứng của công nhân. Nếu không tăng thì phải thuyết phục vận động công nhân để họ hiểu mà không đình công. Ban quản lý cũng khuyến cáo doanh nghiệp tăng lương tối thiểu nhưng vẫn phải giữ nguyên các khoản phụ cấp để tránh tình trạng công nhân bức xúc dẫn đến những tranh chấp đáng tiếc.
Hà Dịu
-Lương tối thiểu tăng lên, thu nhập giảm xuống
-------------


-- Cần quy định chặt chẽ hơn về đình công (VnEco).-Chăm lo đi lại, chỗ ở cho công nhân (NLĐ) - Tổng Công ty Liksin vừa đưa vào sử dụng Khu Liên hợp Sản xuất Liksin tại KCN Tân Đức (huyện Đức Hòa - Long An)

- “Nghỉ hưu như quy định hiện hành lãng phí nhân lực“ (PLVN).
-Một công ty có hơn 100 lao động Trung Quốc không phép
(Dân Việt) - Ngày 15.9, Sở LĐTBXH tỉnh Thái Bình cho biết, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 606 lao động (LĐ) nước ngoài làm việc tại 34 doanh nghiệp (DN), 80% trong số này là LĐ Trung Quốc.- Vì sao khó quản lý lao động nước ngoài? (VTV)  –- Điệu ru buồn ray rứt mang tên “lao động Trung Quốc” (Trần Minh Quân).
Khởi tố 3 cán bộ Trường CĐ Nghề Phú Yên
(NLĐ)- Chiều 15-9, Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố 3 cán bộ chủ chốt của
Trường CĐ Nghề Phú Yên về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ.

Tổng số lượt xem trang