Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Mối đe dọa về tình trạng gia tăng do thám của Trung Quốc


Alex Newman/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Phương pháp giải quyết kiểu "máy hút bụi" của chính phủ Trung Quốc trong công việc do thám đang khiến các chính phủ, các công ty thương mại và giới bất đồng chính kiến ở nước ngoài lo ngại. Và họ lo ngại như thế là đúng.
Bắc Kinh thì quyết liệt chối bỏ. Phần lớn các nước trên thế giới thì không để ý đến. Tuy nhiên, theo các quan chức và các nhà phân tích, nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc do đảng cộng sản kiểm soát đang điều hành một bộ máy thu thập thông tin tình báo lớn duy nhất trên thế giới và mối thèm khát những điều bí mật của họ ngày càng rõ ràng đã trở thành vô độ.

Từ các hoạt động gián điệp kinh tế, quân sự đến việc duy trì kiểm soát những người bất đồng chính kiến lưu vong, hoạt động gián điệp toàn cầu của Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng. Và do đó chính là một mối đe dọa. Thậm chí một số nhà phân tích còn cho rằng chế độ - vốn cũng đang nuốt ngấu nghiến những tài nguyên thiên nhiên quan trọng như năng lượng, đất nông nghiệp và khoáng chất - đang nhìn ngó đến việc thống trị cả thế giới.
Các ước tính về số lượng do thám và điệp viên của nhà nước cộng sản rất khác nhau. Theo tuyên bố công khai của tác giả và nhà điều tra Pháp Roger Faligot, người đã viết nhiều cuốn cuốn sách về các dịch vụ an ninh của chế độ, có khoảng hai triệu người Trung Quốc làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp cho bộ máy tình báo của Trung Quốc.
Các nhà phân tích khác cho rằng không thể để đếm được số lượng chính xác. "Tôi ngờ rằng chỉ có họ biết về mình", ông Richard Fisher, một thành viên cao cấp của Trung tâm Chiến lược và đánh giá quốc tế có trụ sở tại Washington cho biết. Rõ ràng, con số chắc chắn là hết sức lớn. "Trung Quốc có thể khẳng định rằng họ có được một bộ phận tình báo lớn nhất thế giới, hầu hết là vô định hình nhưng hết sức tích cực", ông nói.
Điều đó một phần bởi vì họ hoạt động rất khác biệt. "Khi tính đến cộng đồng tình báo của Trung Quốc quý vị phải xem bất kỳ công dân Trung Quốc nào ở nước ngoài, bất kỳ phái đoàn Trung Quốc nào, tất cả các mạng lưới tội phạm Trung Quốc và tất cả những người Trung Quốc ở nước ngoài có bất kỳ mối quan hệ hữu hình hoặc kết nối nào với mẫu quốc đều là mục tiêu tuyển dụng, sau đó quý vị mới có thể tìm được một cách tính toán khác", Fisher giải thích. Việc tính toán này phải bắt đầu với việc xem bất kỳ người Trung Quốc nào, đặc biệt là những người từ Trung Hoa lục địa, từ các học sinh đến người Giám đốc điều hành, là những tiềm năng hoạt động tình báo".
Các phân tích khác cũng hòa điệu với quan tâm trên của ông, và một thực tế đơn giản: các điệp viên của chế độ đang ngày càng hoạt động trên toàn cầu. Từ năm 2008, ngày càng nhiều hơn và nhiều hơn nữa các trường cao đẳng đào tạo tình báo - "trường dò thám" - đã nổi lên tại các trường đại học trên khắp đất nước. Trong khi đó, vệ tinh do thám Trung Quốc và các khả năng hoạt động gián điệp mạng đang mở rộng với một tốc độ chưa từng thấy.
Có thể vì lý do chính đáng, các quan chức đang lưỡng tự khi thảo luận về Trung Quốc và các hoạt động thu thập tình báo của họ. Tuy nhiên, đã có một đồng thuận gần như thống nhất - và các vụ truy tố ở các nước trên toàn cầu đang ủng hộ cho tiền đề - rằng, sự nguy hiểm của các hoạt động gían điệp Trung Quốc đang gia tăng, trong các ý nghĩa về tính quỷ quyệt, phạm vi hoạt động và các khả năng quốc tế.
Charles Viar, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu tình báo ở Washington, DC cảnh báo "mối nguy hiểm đã được công bố". "Theo quan điểm của tôi, không một ai thực sự hành động đủ mạnh để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc. Mối đe dọa đó là quá lớn và quá độc đáo, dựa theo các tiêu chuẩn của phương Tây.
Giữa hàng loạt các mối nguy hiểm đang gia tăng có liên quan đến gián điệp Trung Quốc là các khả năng ngày càng tiến bộ về mạng của chế độ. Trong khi các kỹ thuật được sử dụng để ăn cắp thông tin về tất cả các loại, còn hiện diện cả những tiềm năng cho các hoạt động tấn công tàn phá nữa. Những cáp điện tín ngoại giao bị rò rỉ của Hoa Kỳ và các nhà phân tích an ninh mạng cho thấy rằng tình báo quân đội Trung Quốc đã từng tham gia vào vô số vụ thâm nhập mạng trong những năm gần đây. Trong một số trường hợp, có các bằng chứng cho thấy rằng thậm chí chế độ này còn có thể điều khiển các hệ thống nhạy cảm này từ xa.
Hãy xem xét một ví dụ: Trong năm 2009, các quan chức cao cấp của Mỹ báo cáo rằng những gián điệp mạng - ít nhất có một số là người Trung Quốc - đã thâm nhập vào mạng lưới điện lực. Và sau khi đột nhập, họ đã để lại một phần mềm có thể được dùng để gây gián đoạn hoặc thậm chí có thể phá hủy hệ thống.
Sự tiến hóa của Mối đe dọa
Mặc dù những mối đe dọa phát triển được nâng cao hơn và nguy hiểm hơn bao giờ hết, hoạt động gián điệp Trung Quốc không phải là mới. Trong thực tế, chúng đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ - từ lâu trước khi chế độ cộng sản lên cầm quyền.
"Trung Quốc từng có một lịch sử của các hoạt động thu thập tình báo có tổ chức mãi từ thế kỷ thứ 15 - thậm chí có thể là sớm hơn thế nữa" theo Joseph Fitsanakis, một biên tập viên cao cấp của tờ Intel News, người dạy các lớp học về hoạt động gián điệp, tình báo và hành động bí mật tại Ban Lịch sử và Khoa học Chính trị của trường King's College. Tuy nhiên, người Trung Quốc, đã đưa hoạt động tình báo đến một cấp độ mới.
Cho đến 2-3 thập kỷ trước đây, về bản chất việc do thám của chế độ phần lớn là ở trong nước, Fitsanakis giải thích, chủ yếu là nhắm mục tiêu vào các kẻ thù có nhận thức và những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời kỳ sau năm 1980, với các cải cách kinh tế và thịnh vượng phát triển đang bình định đa phần tình trạng bất ổn trong nội bộ, các nỗ lực thu thập tình báo của Trung Quốc bắt đầu tập trung hơn vào thế giới bên ngoài.
Theo các chuyên gia và các cựu quan chức về phản gián, hiện nay gián điệp Trung Quốc tiểu biểu cho một trong những mối đe dọa lớn nhất đến nền an ninh Mỹ. Và quy mô bộ máy hoạt động tình báo của chế độ "đang chứng minh là đại diện cho một hệ thống tự động tiên tiến hơn, từng được sử dụng bởi các đối thủ ít dân hơn trong khu vực bao gồm cả Đài Loan, Hàn Quốc, và Nhật Bản", Fitsanakis cho biết thêm.
Nhận thức của công chúng về các mối đe dọa ẩn tàng thực sự ngày càng tăng. Tuy nhiên, bằng chứng sẵn có cho thấy rằng mối nguy hiểm vẫn đang bị đánh giá thấp - và đang tăng trưởng nhanh chóng.
"Người Trung Quốc là vấn nạn lớn nhất mà chúng ta từng có căn cứ vào mức độ nỗ lực mà họ đang tận sức để chống lại chúng ta với các mức độ chú ý của chúng ta về họ", cựu chỉ huy phản gián Mỹ Michelle Van Cleave nói với CBS trong một cuộc phỏng vấn. Trong hki đó, các quan chức Di Trú Hoa Kỳ và cớ quan thực thi Hải quan (ICE), gọi "hoạt động gián điệp tích cực và rộng lớn" của Trung Quốc là "mối đe dọa hàng đầu cho công nghệ Mỹ".
Theo lời các cựu quan chức tình báo Trung Quốc đã đào thoát sang phương Tây, Hoa Kỳ thực sự là mục tiêu chính của hoạt động gián điệp Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Trung Quốc gia tăng do thám trên khắp thế giới, rõ ràng là không một quốc gia, công ty, quân sự hoặc một nhà bất đồng chính kiến lưu vong nào được miễn trừ.
Gián điệp & Ảnh hưởng
Tương tự các dịch vụ tình báo của các nước lớn và mạnh nhất, một phần quan trọng của bộ máy gián điệp Trung Quốc dành vào việc thu thập thông tin về các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là trong các hệ thống quân sự và chính trị của họ. Một số lượng lớn các gián điệp Trung Quốc từng bị bắt vì đánh cắp các bí mật như vậy.
Thực tế đã biết rằng chế độ này từng có được một số bí mật nhạy cảm nhất của Hoa Kỳ. George Tenet, khi ấy là Giám độc Tình báo quốc gia, Uỷ viên Quốc hội Mỹ đã tìm thấy từ cuối những năm 1990 rằng thậm chí Trung Quốc còn có cảc thông tin về các vũ khí hạt nhân tiên tiến nhất của Hoa Kỳ.
Không phải chỉ có thế, Larry Wortzel, một uỷ viên, cựu chủ tịch Uỷ ban kinh tế và Ủy ban An ninh Mỹ-Trung và là cựu giám đốc của Viện Nghiên cứu Chiến lược của trường Cao đẳng Chiến tranh quân đội Mỹ cho biết "Trung Quốc đã tìm cách thu thập rất nhiều thông tin về công nghệ tàng hình Mỹ, hệ thống động cơ đẩy của hải quân, hệ thống chiến tranh điện tử và các vũ khí hạt nhân thông qua hoạt động gián điệp". "Đó là các tài liệu truy tố tại tòa án Hoa Kỳ"'.
Tuy nhiên, chế độ còn muốn nhiều hơn. Gần đây, một số trường hợp về gián điệp Trung Quốc đã trở thành loại tin hàng đầu, chẳng hạn như vụ bê bối liên quan đến cựu chuyên gia phân tích vũ khí Gregg Bergersen với Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ. Một đoạn video bị rò rỉ cho thấy ông ta đã bán thông tin nhạy cảm về hợp tác quân sự của Mỹ với Đài Loan, một quốc gia mà chế độ cộng sản (TQ) coi là một lãnh thổ ly khai - khiến mới năm ngoái đã gây nên một cấp độ mới về quan tâm của công chúng về hoạt động gián điệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp hầu như không gây nên xáo trộn. Theo một phân tích về Bộ Tư pháp Mỹ do hãng tin AP ghi lại, kể từ năm 2008 đã có ít nhất 58 bị cáo tại tòa án liên bang bị buộc tội gián điệp có liên quan đến Trung Quốc. Hầu hết đã bị kết án, trong khi số còn lại đang chờ bị xét xử hoặc đang bỏ trốn. Hàng trăm cuộc điều tra đang được tiến hành.
Một cáp ngoại giao rò rỉ từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Santiago, Chile cũng tiết lộ rằng các quan chức Mỹ từng lo ngại về gián điệp Trung Quốc chống lại quân đội Mỹ tại châu Mỹ Latinh. "Có những mối lo lắng rằng người Trung Quốc có thể sử dụng các cán bộ Chile và truy cập vào các trường đào tạo quân đội để tìm hiểu nhiều hơn về các chương trình chung, các ưu tiên và các kỹ thuật mà người Chi Lê đã phát triển đối tác Mỹ của họ", theo nội dung cáp ngoại giao từng được Đại sứ Craig Kelly khi ấy ký, cho biết thêm rằng ngay cả nhà báo Trung Quốc đã được "giả định" để được tham gia trong một số loại hoạt động thu thập tin tức.
(Khi) (chính phủ Mỹ) gia tăng ủng hộ của mình cho các Lực lượng vũ trang Chile, quan tâm của Trung Quốc đến hoạt động của Chính phủ Hoa Kỳ ở phía Nam Cone chắc chắn sẽ gia tăng, theo các tài liệu phát hành vào đầu năm nay bởi WikiLeaks. Người Trung Quốc có thể sẽ cố gắng để tìm hiểu thêm về chiến lược quân sự và kỹ thuật của Mỹ thông qua sự tham gia của Chile trong các chương trình đào tạo song phương và các cuộc tập trận chung".
Và trong khi các chuyên gia đồng ý rằng Hoa Kỳ là mục tiêu quan trọng nhất, các điệp viên Trung Quốc tham gia hoạt động gián điệp quân sự và chính trị đã bị kết án trên toàn thế giới. Ví dụ như, vào cuối tháng Bảy, Tướng Đài Loan Lo Hsien-che đã bị kết án tù chung thân vì chuyển giao các bí mật quân sự cho Bắc Kinh. Bản án gây chấn động trên cả nước. Nhưng không nhất thiết gây ngạc nhiên cho một số nhà quan sát.
"Bất cứ ai từng theo dõi sự phát triển ở Đài Loan trong những năm qua đều biết các lực lượng Trung Quốc đã thâm nhập vào quân đội của Đài Loan, đặc biệt là các sĩ quan cao cấp, sâu sắc đến đâu", nhà báo và là nhà phân tích an ninh Michael J. Cole cho biết trong một ý kiến gần đây trên tờ Wall Street Journal. Ông lưu ý rằng, bởi vì Đài Loan bị nhiễm khuẩn quá nặng với gián điệp Trung Quốc, cho nên doanh số bán hàng của bất kỳ loại vũ khí Mỹ nào đến quốc gia này cuối cùng cũng có thể trở thành các bí mật quân sự nhạy cảm trong tay Bắc Kinh.
Châu Âu cũng không hề tránh khỏi. Ở Bỉ, trụ sở của NATO và khối Liên Hiệp châu Âu (EU), Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Ngoại trưởng lần lượt tố cáo Trung Quốc về việc do thám mạng và đã toan làm tổn hại đến các mạng quan trọng của chính phủ trong năm 2008. Năm tiếp theo, các báo cáo về nỗ lực tình báo Trung Quốc nhắm vào các quan chức hàng đầu của Úc, bao gồm cả thủ tướng, đã trở thành tin hàng đầu trên toàn thế giới.
Ngay cả ở Nga, nơi tối thiểu từng được xem là một đồng minh dù mong manh của chính quyền Trung Quốc, các gián điệp Trung Quốc đã bị kết án trong những năm gần đây. Một người đàn ông, Igor Reshetin, bị kết tội cung cấp thông tin hữu ích trong việc thiết kế các tên lửa hạt nhân cho một công ty nhà nước Trung Quốc. Trong đầu tháng Chín, các công tố viên Nga buộc tội hai học giả vì bán bí mật quân sự cho Trung Quốc.
Ngoài việc ăn cắp thông tin chính trị và quân sự, một mục tiêu quan trọng khác của các nhân viên tình báo của Trung Quốc là để nhằm đạt được ảnh hưởng giữa các thành viên của giới tinh hoa chính trị nơi quốc gia nào là mục tiêu. Theo các chuyên gia, Trung Quốc sử dụng hối lộ, tống tiền, đàn bà đẹp, các kỳ nghỉ xa xỉ tại Trung Quốc và các phương tiện khác để làm tổn hại các quan chức trên toàn thế giới.
Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng từng bị rộng rãi cáo buộc là quá thân thiện thoải mái với Bắc Kinh. "Tổng thống Clinton từng hứa sẽ bắt giam những người đã ra lệnh thảm sát ở Thiên An Môn, nhưng ông đã cho phép những kẻ có bàn tay dính máu các tử đạo của tự do này đạt đến được các vị trí cao nhất trong phòng thủ quân sự của chúng ta, và dọn sẵn cho họ một phần đáng kể về kỹ thuật quân sự tiên tiến của chúng ta" theo một lá thư gửi lãnh đạo Quốc hội của vị cựu Chỉ huy Liên quân của Đô đốc Thomas Moorer.
Thật vậy, theo các nhà phân tích, một trong những mục tiêu chủ yếu của tình báo Trung Quốc, là các thông tin để tạo cơ sở dữ liệu toàn diện về các nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai của các nước tự do. "Họ muốn trang bị cho các nhà ngoại giao và doanh nhân của mình bằng những tin tức nội bộ sốt dẻo để có thể mở rộng các đồng minh chính trị và kinh tế của mình nhằm giúp nuôi dưỡng các tầng lớp cầm quyền không bao giờ thách thức đến tính hợp pháp của chế độ Cộng sản Trung Quốc" Fisher nói.
Tại Canada, vấn đề đã chỉ được nêu ra hồi năm ngoái. Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, giám đốc cơ quan an ninh tình báo Canada (CSIS) Richard Fadden cho rằng một số chính trị gia ở Canada đã kết nối với một số chính phủ nước ngoài - hầu như có ý muốn nói đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi gây ra náo động trong một số lĩnh vực, vị chỉ huy phản gián của Canada đã cố gắng để giảm nhẹ những nhận xét ấy. "Ông ta nhanh chóng ngưng nhận xét, một cách vô trách nhiệm, gần như đáng nghi ngờ"- các quan chức đã chối bỏ rằng không hề có vấn đề gì, ông Michel Juneau-Katsuya, cựu giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CSIS cho biết.
"Thực ra, ông Fadden nói về một điều gì đó đã xảy ra trong nhiều thập kỷ" Juneau-Katsuya nói. Chiến lược gia tăng ảnh hưởng giữa các nhà môi giới quyền lực nước ngoài là một công cụ quan trọng trong kho vũ khí gián điệp của Trung Quốc, ông nói. Đó cũng là một vấn đề hiếm khi được thảo luận.
(còn tiếp)
Nguồn: The Diplomat
-Mối đe dọa về tình trạng gia tăng do thám của Trung Quốc (1)

-

Mối đe dọa về tình trạng gia tăng do thám của Trung Quốc 2

Trộm cắp bí mật thương mại
Một đặc sản khác của Trung Quốc là các hành vi trộm cắp bí mật thương mại, công nghệ, và thông tin của các công ty. "Khi nói đến hoạt động gián điệp kinh tế, Trung Quốc được cả thế giới công nhận là thượng thặng", Juneau-Katsuya, hiện đang phục vụ như một giám đốc điều hành của công ty tư vấn bảo mật Tập đoàn Northgate nói. " Khi nói đến trộm cắp thông tin,cho đến nay, theo những gì chúng ta biết được họ là đứng đầu".
Thông thường, ranh giới giữa hoạt động gián điệp quân sự và kinh tế là mờ nhạt. Trường hợp của kỹ sư Dongfan Chung Greg, bị kết án hồi năm ngoái, chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ. Ông Chung đã bị bắt vì chuyển giao các thông tin hàng không vũ trụ và bí mật tên lửa nhạy cảm của Mỹ cho Trung Quốc rmà ông đã ăn cắp trong khi làm việc cho nhà thầu quốc phòng Boeing và Rockwell International.
Trong các trường hợp khác, công nghệ nước ngoài bị đánh cắp bởi các điệp viên Trung Quốc được sử dụng để tiếp tục đàn áp dân chúng. Tiết lộ từ một vụ thưa kiện của nhà sản xuất phần mềm Cybersitter, cho thấy là đã đòi bồi thường đến hơn 2 tỷ đồng thiệt hại, cáo buộc Trung Quốc và các kẻ âm mưu khác ăn cắp mã lọc độc quyền của họ. Phần mềm này sau đó dường như được sử dụng để giúp kiểm duyệt mạng web ở Trung Quốc.
"Cùng một lúc, họ có nhiều mục tiêu: bắt kịp khoảng cách trong công nghệ, đạt được ảnh hưởng trên thế giới, biết thêm về đối thủ cạnh tranh và để chắc chắn không phải trả tiền cho công việc nghiên cứu phát triển" Juneau-Katsuya nói. Yếu tố Nghiên cứu và Phát triển (R&D) chính là trọng tâm.
Thông thường, động cơ để ăn cắp bí mật thương mại hoàn toàn là vì kinh tế. Ngoài ra để tiết kiệm vốn bỏ ra và một lượng thời gian vô kể, sử dụng thông tin quan trọng sống còn ăn cắp được còn có thể dẫn đến sự thủ tiêu khả năng cạnh tranh của một công ty nước ngoài đối với Trung Quốc.
Do đó, một phần vì lợi nhuận mang lại từ việc do thám thì lớn hơn nhiều hơn so với công quả từ R&D, các chuyên gia nói rằng ngân sách của các cơ quan tình báo Trung Quốc đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Và xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục gia tăng đến vô hạn định.
Nhưng trong khi việc do thám là một thứ chi phí có hiệu quả đối với Trung Quốc, tổn phí đối với người khác là khủng khiếp. Tất nhiên, con số chính xác là không thể tính được. Tuy nhiên, vào năm 1995, khi Juneau-Katsuya còn làm việc tại CSIS, ông đã từng ước tính: đó là phí tổn của khoảng 10 tỷ đến 2 tỷ mỗi năm ở một nơi nào nào đó trên thế giới. Kể từ đó, vấn nạn chỉ phát triển hơn lên chứ không dừng lại.
Berthold Stoppelkamp của Hiệp hội An ninh Công nghiệp và Thương mại Đức (ASW) đã nói với báo chí trong năm 2009, tại Đức, các tổn phí cũng hết sức cao. Ông ước tính thiệt hại do gián điệp kinh tế chủ yếu là Nga và Trung Quốc mỗi năm khoảng 20 tỷ Mác. Nhưng con số có thể gần đến hơn 50 tỷ Mác, ông cho biết.
Một ước tính về tổn phí của các hoạt động gián điệp kinh tế đối với nền kinh tế Mỹ được cung cấp bởi Giám đốc FBI Robert Mueller trong năm 2003: trên 250 tỷ đồng mỗi năm. Và các quan chức phản gián cùng các chuyên gia khác đồng ý rằng Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng nhất.
Hoạt động phản gián này làm cạn kiệt các công ty Mỹ và sự dẫn đạo công nghiệp của họ trong các công nghệ, vật liệu mới" Wortzel nhận xét. Và người Trung Quốc thường kết hợp những gì họ biết được vào các hệ thống vũ khí mới được sử dụng để chống lại Mỹ, đồng minh và bạn bè của họ".
Các chuyên bia cho biết rang, vì các mối đe dọa liên tục phát triển và đến từ nhiều hướng, nên rất khó khăn đối phó. Trung Quốc sử dụng tất cả các phương tiện ăn cắp thông tin đã được biết, thậm chí còn phát triển những kế hoạch ăn cắp khéo léo hơn bao giờ hết.
Các phương pháp truyền thống, chẳng hạn như thâm nhập vào các công ty và gây ảnh hưởng đến nhân viên hiện có, vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Các cơ quan giáo dục và hàn lâm cũng đóng một vai trò quan trọng - tương tự như các công ty tiền phương của chế độ thành lập tại Hoa Kỳ mà FBI ước tính con số đến hàng ngàn. Các công ty nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc được cho là đặc biệt dễ bị mất cắp bí mật của mình.
Trong khi đó, các công cụ cao cấp hơn như xâm nhập máy tính đang trở thành một vũ khí ngày càng quan trọng trong kho vũ khí gián điệp kinh tế của chế độ. Hoạt động mạng của họ đã gia tăng đáng kể lên trong mười năm qua, Juneau-Katsuya cho biết. "Họ đang dành các ban ngành đại học và toàn bộ các thành phần (Quân đội Giải phóng Nhân dân) chỉ để thực hiện các hoạt động này.
Một chiến lược quan trọng nhưng bị đánh giá thấp được sử dụng trong việc truy tìm bí mật thương mại của Trung Quốc - các loại công ty mua lại và liên doanh - sử dụng đế chế rộng lớn các công ty quốc doanh, được tài trợ dồi dào của chế độ. Bằng cách mua đứt hoặc ngay cả mua lại một tỷ lệ đáng kể của các công ty nước ngoài, Trung Quốc thường có được bí quyết công nghệ quan trọng. Họ cũng mua cả ảnh hưởng chính trị nữa.
"Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết thương mại, trao đổi học thuật, kinh nghiệm của sinh viên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc hồi hương, và các hoạt động gián điệp công nghiệp-kỹ thuật được nhà nước bảo trợ để gia tăng khả năng công nghệ và chuyên môn nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu, phát triển quân sự và những gì dành được" theo một báo cáo vào năm 2011 của Bộ Quốc phòng lên Quốc hội về quân đội Trung Quốc và phát triển an ninh.
Đặc biệt là sau cuộc suy thoái gần đây, chính quyền Trung Quốc đã mua sắm thả giàn trên toàn cầu bằng cách sử dụng nguồn tiền dự trữ phong phú của mình - mua đứt tất cả các loại công ty, từ các nhà sản xuất xe hơi đến các doanh nghiệp công nghệ. Nhưng vô số ví dụ về việc sử dụng chiến thuật này đã được ghi lại trong cả hơn một thập kỷ.
Thậm chí đáng báo động hơn cho một số trường hợp: một cuộc điều tra bí mật vào năm 1997 của CSIS và Cảnh sát Hoàng gia Canada mang tên "Sidewinder" thấy rằng các mạng lưới tội phạm có quan hệ với tình báo Trung Quốc cũng từng tham gia mật thiết. Chính phủ Canada về cơ bản bác bỏ nội dung báo cáo, nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng sự hợp tác chỉ có phát triển kể từ đó.
Nói chung, các công ty và các trường đại học chỉ đơn giản là không hành động đủ để bảo vệ bí mật và công nghệ của mình từ Trung Quốc, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Tình báo Charles Viar cho biêt. "Điều đó nói rằng, vấn nạn lớn hơn có liên quan đến các thỏa thuận hợp đồng mà từ đó các công ty phương Tây đã tự nguyện chuyển giao công nghệ nhạy cảm, thường là bất hợp pháp để giành được hợp đồng với Trung Quốc" ông vạch rõ.
Fisher có mối lo lắng tương tự. Ông nói rằng trong nhiều trường hợp, các công ty và các tổ chức giáo dục trên toàn thế giới không chỉ đơn giản là mục tiêu, mà họ đã trở thành một loại "nạn nhân phục tòng" các kế hoạch của cơ quan tình báo Trung Quốc.
"Trưóc tiên, các công ty và các trường đại học phải đạt được sự hiểu biết về việc họ đã trợ giúp và tiếp tay cho chế độ độc tài Cộng sản Trung Quốc như thế nào", Fisher nhận xét rằng chừng nào họ còn thèm khát tiền bạc của Trung Quốc, họ sẽ tiếp tục cúi mình để thỏa mãn cho chế độ này. "Các loại bê bối này là phức tạp bởi một thực tế rằng các đồng minh của Trung Quốc trong thủ đô của hầu hết các nền dân chủ đều thành công trong việc tránh hoặc ngăn ngừa được các mức độ xem xét quan trọng vốn sẽ dẫn đến hành động tự vệ".
Đàn áp bất đồng chính kiến, Ngay cả ở nước ngoài
Theo các chuyên gia, những người đào thoát và các tài liệu chính thức, một trong những ưu tiên hàng đầu của gián điệp Trung Quốc nỗ lực trong và ngoài nước là theo dõi và phá vỡ những người bất đồng chính kiến. Các nhà hoạt động dân chủ là trung tâm chú ý của Trung Quốc ở hải ngoại, người Tây Tạng, cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ lưu vong, các học viên Pháp Luân Công, những người ủng hộ Đài Loan độc lập và bất cứ ai khác - cơ bản là con số vô tận của những người không đồng ý với chế độ hoặc vẽ nên hình ảnh tiêu cực của đất nước này ở nước ngoài.
Chẳng hạn như trong năm 2009, một mạng lưới gián điệp mạng lớn và phức tạp đã bị các nhà nghiên cứu Canada phát hiện. Hệ thống này, được gọi là "Mạng Ma" (GhostNet), đã thâm nhập các máy tính của nhiều chính phủ nhiều, Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong và một số nhà bất đồng chính kiến và các nhà phê bình khác. Các nhà điều tra đã truy tìm được nguồn các hoạt động này đến Trung Quốc..
Năm ngoái, sau “một cuộc tấn công có mục tiêu rất tinh vi bắt nguồn từ Trung Quốc”, Google đã tuyên bố rằng một mục tiêu chính của chiến dịch tấn công là nhằm đạt được quyền truy cập vào tài khoản e-mail của các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc. Công ty cho biết họ cũng đã điều tra hàng chục tài khoản bị xâm nhập như thế thông qua các phương tiện khác trước có cuộc tấn công.
Tuy nhiên, không phải chỉ các nhà tranh đấu cho nhân quyền và các nhà hoạt động ủng hộ Tây Tạng đang bị tấn công liên tục. Trong những người bị đàn áp dữ dội nhất là những cá nhân có liên quan đến Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Một phong trào tâm linh và triết học từng bị ngăn cấm bởi chế độ Cộng sản vào năm 1999 sau khi các quan chức quyết định rằng họ có thể tiêu biểu là một mối đe dọa cho Đảng Cộng sản.
Sau khi gán cho tổ chức này là một loại “tà giáo”, Trung Quốc tạo ra thêm một bộ máy luật pháp được gọi là Văn phòng 6-10 để dẹp những học viên trong nước và trên thế giới của Pháp Luân Công. Kể từ đó, một chiến dịch khủng bố và tẩy não chưa từng đã được tung ra, bao gồm một mạng lưới rộng lớn các trại cải tạo, các trường hợp mất tích, tra tấn, mổ xẻ đánh cắp các bộ phận nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và nhiều hơn nữa.
Và các vòi bạch tuộc của chế độ đã thực sự lây lan trên toàn thế giới trong mục đích theo đuổi mục tiêu của mình. “Cuộc chiến đấu chống lại Pháp Luân Công là một trong những nhiệm vụ chính của các nhiệm vụ Trung Quốc ở nước ngoài", sau khi đào thoát khỏi Trung Quốc, Chen Yonglin, một quan chức cao cấp của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney đã nói với một ủy ban của Quốc hội năm 2005.
Vô cùng nhiều chứng cứ, và thậm chí cả các vụ án gần đây đã hỗ trợ những điều ấy. Ví dụ, trong tháng sáu, một người đàn ông Trung Quốc ở Đức bị kết tội do thám các thành viên của cộng đồng Pháp Luân Công Trung Quốc. Một vài năm trước đó, một quan chức cấp cao của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa đã bị trục xuất sau khi bị bắt vì do thám các thành viên PLC ở đó.
Tại Hoa Kỳ, các quan chức cũng thường xuyên nêu bật các vấn đề. Tối thiểu là đã có bốn lần, Hạ viện đã lên án chế độ (TQ) vì những hoạt động bất hợp pháp tương tự bên trong Hoa Kỳ. Một nghị quyết của Quốc hội được thông qua năm ngoái và một biện pháp riêng rẽ được thông qua vào năm 2004, ghi nhận mức độ nghiêm trọng của vấn đề, kêu gọi chế độ (TQ) dừng tay lại, thúc dục nhà chức trách Mỹ có hành động.
Theo các nghị quyết đó, ngoại giao đoàn của Trung Quốc đã tích cực “quấy rối và bức hại” các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc tại Hoa Kỳ, đột nhập vào tư gia của các nhà hoạt động nổi bật, gây sức ép với các quan chức Mỹ bằng những lời doạ dẫm, lan truyền các dối trá và nhiều việc khác nữa. Bên cạnh cuộc đàn áp nổi tiếng đang diễn ra bên trong Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc cũng đã còn cố gắng bịt miệng phong trào Pháp Luân Công và các nhóm ủng hộ dân chủ Trung Quốc bên trong Hoa Kỳ”, nghị quyết cho biết.
Thậm chí, một số nhà lập pháp Mỹ còn trực tiếp hơn. Chủ tịch Ủy ban Ngoại Giao Ileana Ros-Lehtinen (R-FL), trong lời tuyên bố ủng hộ nghị quyết vào năm ngoái rằng “có bằng chứng rõ ràng cho thấy ngoại giao Trung Quốc đã thông đồng với các điệp viên bí mật và bọn “côn đồ” để đàn áp các quyền được hiến pháp bảo vệ của người Mỹ. Bà kêu gọi Bộ Ngoại giao phải “cứng rắn” đối với các chức năng của TQ bên trong biên giới Mỹ.
'Đầu tiên là vấn đề xâm nhập của các điệp viên một chế độ Cộng sản xa lạ ngay ở đây bên trong Hoa Kỳ để phát động một chiến dịch đàn áp công dân Hoa Kỳ”, Ros-Lehtinen tuyên bố trước Hạ viện, trích dẫn các bằng chứng và lưu ý rằng “các điệp viên Trung Quốc đã đàn áp các học viên Pháp Luân Công Mỹ ở ngay trong đất nước của chúng ta". Và cuộc “thu hoạch đẫm máu” cùng “ việc “cấy ghép nội tạng cưỡng chế” là có bằng chứng rõ ràng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc” bà nói thêm: "gần như là quá quỷ quái để có thể tưởng tượng ra”.
Một nhà phân tích nổi tiềng về vấn đề đàn áp Pháp Luân Công, David Kilgour, là một thành viên Quốc hội trước đây của Canada và phục vụ như một bộ trưởng ngoại giao của Canada trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2002 và 2003. Gần đây, ông là đồng tác giả một cuốn sách có tựa đề “Vụ thu hoạch đẫm máu: giết hại các thành viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng” đã xem xét tường tận sự tàn bạo và có một cái nhìn đến cuộc đàn áp học viên PLC đang sống lưu vong của chế độ.
"Nạn gián điệp và sự đe dọa do đảng nhà nước triển khai chống lại Pháp Luân Công ở nước ngoài là quá đáng" Kilgour nói, ông gọi đó là một phần mở rộng của một loại “bức hại rất nghiêm trọng” ở Trung Quốc. "Thật là vô lương tâm cho một chính phủ áp bức sử dụng tự do của một nền dân chủ ở nước ngoài cho các kế hoạch đàn áp của các nạn nhân mà mình lựa chọn ra”.
Trong số các ví dụ, ông nêu ra một trường hợp năm 2003, hai quan chức ngoại giao Trung Quốc ở Edmonton đã bị bắt khi phân phát tờ rơi kích động hận thù - một tội ác ở Canada - chống lại Pháp Luân Công. Nhưng sự thực còn có nhiều hơn nữa, ông nói.
Những người đào thoát Trung Quốc đã nói với Kilgour rằng các nỗ lực theo dõi và đàn áp những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài thực sự vượt xa tất cả các chức năng khác của những cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc kết hợp lại, ông nói. Rõ ràng là chế độ không muốn cộng đồng quốc tế nhận biết được những gì đã xảy ra ở Trung Quốc.
Một nạn nhân của hoạt động khủng bố ấy, Jennifer Zeng, một người viết sách và hoạt động nhân quyền, trốn khỏi Trung Quốc trong năm 2001 sau khi bị tra tấn tại một trong những trại tập trung giáo dục cải tạo của chế độ. Bà nói, “Việc Trung Quốc do thám và đe dọa chống lại học viên Pháp Luân công ở nước ngoài là quá phổ biến đến nỗi nhiều người trong chúng tôi đã trở nên quen với nó".
Nhưng trong khi các học viên Pháp Luân Công có thể thuộc về danh sách những kẻ thù hàng đầu của chế độ, họ vẫn không phải là những nạn nhân duy nhất của các chiến dịch chống lại những người Trung Quốc bất đồng chính kiến ở nước ngoài. Một nhóm khác từng bị nhắm mục tiêu rộng rãi là cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ lưu vong, một thiểu số người dân tộc - chủ yếu là người Hồi giáo - đã từng bị đàn áp có hệ thống ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Trung Quốc cũng đã rất tích cực trong việc theo dõi và phá vỡ các hoạt động của những người từng phải bỏ trốn.
Chẳng hạn như hồi năm ngoái, một người đàn ông bị kết tội gián điệp nghiêm trọng" chống lại cộng đồng tị nạn người Uighur ở Thụy Điển. "Ông ta báo cáo tất cả những ông có thể có về họ," Giám đốc qan ninh quốc gia Thụy điển, công tố viên Tomas Lindstram, người truy tố vụ án đã cho biết. Các thông tin bao gồm tất cả mọi thứ từ quan điểm chính trị và hoạt động đến các chi tiết về sức khỏe và thói quen đi lại của người bị theo dõi.
Sử dụng một phương pháp khá lắt léo để giao tiếp với người của mình - một "nhà báo" Trung Quốc và một quan chức - người bị kết tội gián điệp này đã "lừa đảo hầu hết đồng bào của mình" Lindstram cho biết. Tòa án và công tố viên công nhận mức độ nghiêm trọng của tội phạm - đặc biệt là bởi vì nó làm lợi cho một chính phủ "độc tài" không tôn trọng quyền con người. Tuy nhiên, thật lạ thường, người điệp viên đã bị kết án ít hơn hai năm tù.
Lindstram thừa nhận ông nghĩ rằng bản án ngắn ngủi là "kỳ lạ" và không đúng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Hiện nay chính phủ dường như đang xem xét lại thời hạn án phạt này. Nhưng đối với nhiều nhà hoạt động người Uighur, bản án ngắn nguỉ này gần như là một sự phẫn nộ.
"Nên có một sự trừng phạt cứng rắn hơn đối với một tội ác như thế này để gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến các điệp viên khác trên toàn thế giới”, ông Mehmet Tohti, Đại diện đặc biệt của Quốc hội Uighur Thế giới Liên minh châu Âu. Và không chỉ một mình Thụy Điển có thể cải thiện điều này.
Tohti nói rằng phương Tây nói chung không hành động đủ để bảo vệ và hỗ trợ người bất đồng chính kiến Trung Quốc lưu vong, dù rằng việc làm này chính là vì lợi ích của thế giới tự do. Ví dụ như tại Đức cũng có một số sự cố gián điệp Trung Quốc chống lại người Duy Ngô Nhĩ trong những năm gần đây. Chẳng có mấy hành động từng được thực hiện.
"Gián điệp Trung Quốc là một vấn nạn lớn cho người cộng đồng Uighur, đặc biệt là các nhà lãnh đạo các tổ chức người Uighur, ông Tohti nói. Nhưng hầu như không phải chỉ có họ.
Những nạn nhân khác của sự đe dọa, nghe lén điện thoại, trộm cắp tài khoản e-mail - chẳng hạn như những người ủng hộ dân chủ và các nhà đấu tranh Tây Tạng, cũng bị đàn áp quyết liệt bởi Trung Quốc ở ngoại quốc. Theo Tohti, một trong những mục tiêu là để giảm thiểu tác động của cuộc biểu tình chống Trung Quốc vì họ đang "phơi bày trước thế giới hành vi vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các quyền con người của Trung Quốc.
(còn tiếp)
Nguồn: The Diplomat

 

Mối đe dọa về tình trạng gia tăng do thám của Trung Quốc (tiếp theo và hết)

 

Nguy hiểm hơn cả hoạt động tình báo: Các khả năng tấn công
Các cơ quan tình báo Trung Quốc rõ ràng có liên quan đến việc thu thập thông tin trên quy mô lớn. Một số nhà phân tích thậm chí còn đề cập đến chiến lược của chế độ như một loại tiếp cận kiểu "Máy hút bụi". Tuy nhiên, việc thu thập thông tin tình báo chỉ là một phần của bài toán đố.
Các nhà phân tích nói rằng, có lẽ thậm chí còn đáng báo động hơn so với việc theo dõi những người bất đồng chính kiến và ăn cắp bí mật thương mại, là những bằng chứng chồng chất về khả năng ngày càng cao của chế độ và việc sẵn sàng sử dụng các dịch vụ gián điệp của mình để tấn công. Số lượng về các minh chứng đang gia tăng nhanh chóng.
Trong lĩnh vực mạng, việc sử dụng các chiến thuật tấn công của Trung Quốc đã được nhấn mạnh một lần nữa chỉ mới vào tháng trước. Như bản tin của tờ Diplomat ngày 25 tháng 8, một đoạn video về chiến tranh mạng đã được phát sóng trên kênh truyền hình quân sự của nhà nước Trung Quốc từng là một đoạn phim ngắn nhưng phải khiến cả thế giới phải lo lắng.
Khúc phim rõ ràng cho thấy một chương trình máy tính cũ của Viện cơ điện tử Quân đội Giải phóng Nhân dân được sử dụng để tấn công một trang web ở Mỹ có liên quan đến phái Pháp Luân Công thông qua một mạng lưới của trường đại học của Mỹ. Và, dù cho các khúc phim ngắn chỉ cho thấy các phương pháp đã lỗi thời và kém tinh vi, các nhà phân tích cho rằng khúc phim quan trọng vì một số lý do – và việc cung cấp thêm bằng chứng về các hoạt động tấn công mạng của Trung Quốc là một trong những lý do đó.
Một báo cáo năm 2009 cho Uỷ ban an ninh và kinh tế Mỹ-Trung về các khả năng mạng của Trung Quốc cũng cho thấy rằng chiến lược chiến tranh thông tin của chế độ cho thấy các đặc điểm nổi bật về hoạt động tấn công. Theo các tác giả phân tích chiến lược của chế độ, các công cụ sẽ được sử dụng rộng rãi ngay từ các giai đoạn sớm nhất của một cuộc xung đột, và có thể hạ thủ trước.
Nghiên cứu này cũng lưu ý rằng các thành viên tại Đại học Quốc phòng Công nghệ Quốc gia Trung Quốc "đang tích cực tham gia nghiên cứu về cá kỹ thuật tấn công hoặc khai thác mạng lưới ". Khai thác, nghiên cứu và phát triển "nhiều kỹ thuật chiến tranh công nghệ thông tin đa dạng" cũng được tiến hành bởi viện giám sát bởi của Quân đội Giải phóng Trung Quốc.
Một lĩnh vực quan tâm khác là hoạt động bí mật của Trung Quốc ở nước ngoài. “Các mục tiêu được biết đến của họ là vô giới hạn" Fisher nói. “Nếu Trung Quốc đã nhắm một nước nào là mục tiêu cho nguồn lực của mình và quyết định duy trì một chế độ độc hại để bảo vệ lợi ích, họ sẽ cung cấp phương tiện cho chế độ ấy, nghĩa là họ cũng sẽ thu thập một cơ sở dữ liệu rộng rãi để giúp đỡ chế độ ấy tránh được các mối đe dọa”.
Chiến lược này - từng bí mật chống đỡ cho các nhà độc tài thân thiện của mình - đã được chứng minh gần đây khi dường như Trung Quốc đã bị bắt quả tang lặng lẽ trang bị vũ khí cho Gaddafi sau khi cuộc nội chiến ở Libya khởi sự. Theo tài liệu rò rỉ vào đầu tháng Chín cho biết, trong một hành vi vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế, Trung Quốc được báo cáo là đã cung cấp vũ khí cho nhà độc tài Libya ngay cả trong những tuần cuối cùng của cuộc chiến.
Động thái này - từng được cẩn thận tính toán đến những nguy cơ - rõ ràng đòi hỏi đến những hiểu biết rất tường tận về tiềm năng phản ứng của Mỹ và NATO. “Loại dự phóng quyền lực rất có chủ đích này sẽ trở thành tiêu lệnh khi Trung Quốc xây dựng dự phóng quyền lực Hải và Không quân của họ, vốn có hạn định vào những năm 2020", Fisher cảnh báo.
Và mặc dù chế độ của Gaddafi có thể sụp đổ, ông lưu ý, Trung Quốc vẫn có được một mạng lưới hỗ trợ quốc tế gia tăng, bao gồm cả các chế độ cầm quyền ởBắc Triều Tiên, Pakistan, Iran, Cuba, Venezuela và Zimbabwe. Các thành phần quan trọng khác trong mạng mở rộng hữu nghị của cộng đồng tình báo Trung Quốc là các tổ chức tội phạm toàn cầu và các “chiến binh tự do trên mạng ảo” hoặc các “nhà thầu phụ" và bọn "cướp biển”, như Fisher đề cập đến.
Việc liên kết với các tổ chức tội phạm và cái gọi là đội ngũ 'tin tặc yêu nước" giúp chế độ một số mức độ chối tội chính đáng trong các hoạt động bí mật và các cuộc tấn công mạng. Nhưng giữa việc ủng hộ những người xã hội chủ nghĩa quyền lực, thâm nhập vào cơ sở hạ tầng quan trọng, và việc phá hoại hệ thống máy tính, các hoạt động tình báo hung hăng của Trung Quốc ở nước ngoài đang ngày càng gây nghi ngại trên toàn thế giới.
Theo Juneau-Katsuya, sự thiết kế tổng thể không phức tạp đến thế. "Nếu bạn muốn hiểu được chiến lược mà tình báo và chính phủ Trung Quốc đang sử dụng, bạn cần phải tham khảo đến loại Cờ Vây (Go)" ông nói, lưu ý rằng trò chơi này là phổ biến trong giới quân sự hàng đầu của Trung Quốc.
Trò chơi cổ xưa ấy khá đơn giản: Mục đích là để bao vây đối thủ của mình và kiểm soát hầu hết lãnh thổ. Đó chính là chiến lược mà họ đang sử dụng, Juneau-Katsuya nói, dẫn chứng lý do là sự hiện diện ngày càng tích cực của chế độ trên khắp thế giới - đặc biệt là ở châu Phi – như một ví dụ của các kế hoạch trong hành động.
Việc Bảo vệ chống lại các mối đe dọa
Có một số bất đồng giữa các chuyên gia về việc liệu các chính phủ có đang làm đủ để tự bảo vệ mình và người dân khỏi các mối đe dọa của gián điệp Trung Quốc. Nhưng đa số trong các quốc gia từ Canada, Úc, các nước châu Âu đến Ấn Độ là cần phải hành động nhiều - nhiều hơn nữa. Các nước nhỏ trong vùng lân cận với Trung Quốc có lẽ nằm trong số những nước dễ bị tổn thương nhất.
Theo các nhà phân tích, bất kể như thế nào, là hầu hết các công ty và các tổ chức đã không theo kịp đưọc với việc phát triển khả năng hoạt động gián điệp nhanh chóng của Trung Quốc. Và Trung Quốc đang tận dụng tất cả các cơ hội ấy.
“Họ hiểu rất rõ rằng thế giới phương Tây đang ngủ quên không hành động khi nói đến tất cả những điều này, và đa số người dân không chú ý đến an ninh của hệ thống của họ” Juneau-Katsuya nói. "Đó là chỗ yếu nhất”.
Phát ngôn viên FBI Bill Carter nói rằng sau nạn khủng bố, phản gián "là ưu tiên số hai trong FBI, và một nguồn lực đáng kể đã được dành cho các hoạt động chống phản gián của chúng tôi. “Các dữ kiện chính xác là bí mật, ông nói thêm. Chúng ta không muốn cho đối thủ biết được về khả năng của mình”.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã không đáp ứng với yêu cầu bình luận. Cơ quan tình báo an ninh công cộng Nhật Bản cũng thế. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy tối thiểu là một số chính phủ đang nghiêm túc về hoạt động phản gián và mối đe dọa của các gián điệp Trung Quốc.
Chẳng hạn như, gần đây nhiều chính phủ hơn đã bắt đầu hành động chống lại việc các công ty quốc doanh Trung Quốc từng tim cách mua các công ty thuộc loại chiến lược nhạy cảm. Và gia tăng các mối lo ngại về việc sử dụng công nghệ - đặc biệt trong lĩnh vực truyền thong của Trung Quốc - đã được biểu lộ bởi các quan chức trên khắp thế giới.
Bằng cách nâng cao nhận thức công chúng về hoàn cảnh của họ, những nỗi sợ hãi của những người bất đồng chính kiến lưu vong cũng đang được quan tâm nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, các nạn nhân bị đàn áp ở nước ngoài của chế độ Cộng sản vẫn nói rằng còn nhiều việc hơn nữa phải được thực hiện.
Theo phỏng vấn của tờ Diplomat, các chiến lược đối phó với mối đe dọa được các nhà phân tích cho biết là rất khác nhau. Từ việc hạn chế số lượng các công dân Trung Quốc được cho phép vào các nước khác đến việc phải phát triển các tổ chức đa phương mới để giải quyết vấn đề. Nhiều tài nguyên hơn phải dành ra cho công việc chống phản gián, phải trừng phạt cứng rắn hơn đối với các điệp viên bị kết án, phải có được những hệ thống mã hóa tốt hơn và sự tham dự nhiều hơn của khu vực tư nhân cũng được đề cập đến.
Nhưng có một điểm đặc biệt đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. Các nhà phân tích cho rằng, cho đến nay, yếu tố quan trọng nhất trong trận chiến chống do thám, phản gián Trung Quốc là việc phải nhận thức rõ ràng, rộng lớn hơn về hiểm họa ấy.
Nguồn: The Diplomat

Tổng số lượt xem trang