Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Người dân Việt Nam lại được kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc ngày mai

Biểu tình tại Hà Nội ngày 21/8/11 phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông.-Biểu tình tại Hà Nội ngày 21/8/11 phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Reuters
- TQ đe dọa ai vậy ???- Hãy để cho biển bình yên
  Nếu Việt Nam và Ấn Độ khăng khăng cùng hợp tác bòn rút dầu ở vùng biển Nam Hải đang nằm trong vòng tranh chấp như báo chí tường thuật, họ có cơ nguy gây nên một loạt căng thẳng mới trong vùng biển này. Mối quan hệ của họ với Trung Quốc cũng sẽ bị đe dọa.

Theo báo chí Ấn Độ cho hay, công ty dầu của chính phủ Ấn, ONGC Videsh Ltd, dự định sẽ khai thác dầu trong hai blocks của Việt Nam nằm trong vùng biển đang tranh chấp. Hãng thông tấn của Ấn Độ, The Press Trust of India, đã tường thuật là bộ trưởng ngoại vụ Ấn có chương trình thảo luận cơ chế hợp tác với viên chức Việt Nam hôm thứ Sáu ngày 16 tháng Chín ở Hà Nội.



Ấn Độ đã nhanh chóng bác bỏ sự phản đối của Trung Quốc về dự án khai thác dầu này, tờ Thời báo Ấn Độ tường thuật hôm thứ Năm – đưa lại tin từ phát ngôn viên bộ ngoại vụ là sự hợp tác năng lượng với Việt Nam nên phát triển.

Cả hai nước Việt Nam và Ấn Độ nên hiểu cái bản chất phức tạp và nhạy cảm về vấn đề biển Nam Hải. Họ cũng nên hiểu là Trung Quốc sẽ không nhường bước trước những vấn đề liên quan đến tính toàn vẹn lãnh thổ (của Trung Quốc). Bắc Kinh cương quyết bảo vệ tính chủ quyền không thể tranh cãi được của mình ở vùng biển Nam Hải.

Lưỡi bò, mộng bá quyền và ... đàm phán song phương? Nguồn: AFP
Ấn Độ và Việt Nam, là hai nước vốn có liên quan đến tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, nên bày tỏ sự quan tâm đúng mức cho sự ổn định và hoà bình trong vùng.

Hai nước này nên hạn chế có những hành động liều lĩnh có thể gia tăng sự căng thẳng trong vùng biển đang tranh chấp. Kế hoạch khai thác dầu của hai nước trong vùng biển này không đơn giản là một vấn đề kinh tế nhưng cũng là vấn đề quan trọng về mặt chính trị và an ninh. Bất cứ sự sơ suất hay một phán đoán sai lầm nào bởi hai nước này đều có thể làm phương hại đến mối quan hệ của họ với Trung Quốc.

Như là một nước láng giềng của Ấn Độ và Việt Nam, Trung Quốc đã cam kết xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt với hai nước này. Duy trì mối quan hệ lành mạnh với Trung Quốc cũng là lợi ích của Ấn Độ và Việt Nam.

Tại buổi họp của ủy ban chỉ đạo Trung-Việt lần thứ năm về hợp tác ở Hà Nội tuần rồi, cả hai phía đã đồng ý thúc đẩy sự thương thảo về vấn đề tranh chấp ở biển Nam Hải và cùng làm việc để đạt được một giải pháp có thể đồng ý chung càng sớm càng tốt. Cả hai bên cũng đồng ý giải quyết vấn đề lãnh hải qua thương thảo và hội đàm hữu nghị, ôn hoà.

Hôm tháng Bảy, Trung Quốc đã đạt được sự đồng thuận với Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu (ASEAN), mà Việt Nam là một thành viên, về việc ứng dụng và thi hành Tuyên ngôn Ứng xử năm 2002 trong vùng biển Nam Hải.

Hà Nội nên tôn trọng những cam kết đã hứa hẹn ở cấp đa phương và song phương và hành động một cách chân thành theo chiều hướng đó. Bất cứ nỗ lực nào của Việt Nam nhằm lôi cuốn sự hậu thuẫn của lực lượng ngoài vùng sẽ bị đáp ứng với sự chống đối mạnh mẽ từ Trung Quốc và làm cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp trở nên thêm khó khăn thêm.

Cho New Delhi, kết bè kết đám để khiêu khích Trung Quốc về chuyện tranh chấp lãnh hải không là một động thái khôn ngoan về phần mình. Nếu Ấn Độ có ý định vươn lên như một cường quốc lớn, đối xử với Trung Quốc như bạn sẽ là một chiến lược tốt đẹp hơn cho Ấn Độ.


© DCVOnline




Let the sea be calm (China Daily).
If Vietnam and India insist on jointly tapping oil resources in the disputed waters of the South China Sea as reported, they may risk setting off a new round of tension in the troubled waters. Their relationship with China will be at stake too.
According to Indian media reports, the country's state oil company, ONGC Videsh Ltd, plans to explore oil in two Vietnam blocks in the disputed waters. The Press Trust of India, the country's news agency, reported that India's external affairs minister is scheduled to discuss the cooperation mechanism with Vietnamese officials in Hanoi on Friday.

India has been quick to dismiss China's objection to the oil exploration project, The Times of India reported on Thursday citing the external affairs ministry's spokesperson, who insisted that energy cooperation with Vietnam should grow.
Both countries should understand the sensitive and complicated nature of the South China Sea issue. They should also understand that China will not back off when it comes to issues concerning its territorial integrity. Beijing is determined to defend its indisputable sovereignty in the South China Sea.
India and Vietnam, which is directly involved in maritime territorial dispute with China, should show due consideration for regional peace and stability.
They should refrain from making reckless moves that could escalate tensions in the disputed waters. Their planned oil exploration in the waters is not simply an economic issue but one of security and political importance. Any misstep or misjudgment by them could hurt their relations with China.
As a neighbor of India and Vietnam both, China has vowed to build good-neighborly relations with them. Maintaining sound ties with China is also in the interests of India and Vietnam.
At the fifth meeting of the China-Vietnam steering committee on cooperation in Hanoi last week, the two sides agreed to expedite negotiations on the South China Sea disputes and work out a mutually agreeable solution as soon as possible. They also agreed to solve the maritime problem through negotiations and peaceful, friendly consultations.
In July, China reached a consensus with the Association of Southeast Asian Nations, of which Vietnam is a member state, on implementing the 2002 Declaration of Conduct in the South China Sea.
Hanoi should honor the commitments it has made at bilateral and multilateral levels and sincerely work in that direction. Any attempt that Vietnam makes to draw support from outside forces will be met with strong opposition from China and make the settlement of the dispute more difficult.
As for New Delhi, jumping on the bandwagon to provoke China on the maritime disputes is not a sensible move on its part. If India intends to rise as a big power, befriending China would be a better strategy for it.

(China Daily 09/17/2011 page5)

--Người dân Việt Nam lại được kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc ngày mai-Một nhóm có tên là Nhóm Ngày Chủ Nhật vừa cho phổ biến trên mạng một lời kêu gọi biểu tình phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Người dân Hà Nội và Sài Gòn được kêu gọi tham gia biểu tình ngày mai 18/9 tại khu vực Hồ Gươm và Công viên Quách Thị Trang.

clip_image002Lời kêu gọi biểu tình này được đưa ra sau vụ Trung Quốc cử tàu cá 1.000 tấn đến Trường Sa, ngoài 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở khu vực này, cũng như sau vụ Bắc Kinh phản đối Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam tại các lô thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Nhóm Ngày Chủ Nhật, những hành động nói trên cho thấy là mặc dù đã có những lời hứa hẹn và tuyên bố của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc trong chuyến viếng thăm Việt Nam vừa qua, Bắc Kinh vẫn tiếp tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã phản đối những hành động nói trên của Trung Quốc, khẳng định « chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ». Theo ông Lương Thanh Nghị, « các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại Lô 127, 128, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ... Các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị ».
-Người dân Việt Nam lại được kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc ngày mai
-------
 -Những đề nghị của Nhóm Ngày Chủ Nhật về Lần Hẹn Yêu Nước thứ 12 Nhóm Ngày Chủ Nhật
-
 -Đi biểu tình Chủ nhật 18 tháng 9 năm 2011-Luật sư Nguyễn Văn Đài

-Nhật Ký Yêu Nước hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường ngày 18/9 của Nhóm Ngày Chủ Nhật
NKYN hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường chống Trung Quốc xâm lược nhằm ngày 18 tháng 9 của những nhân sĩ yêu nước “Nhóm Ngày Chủ Nhật” đăng trên trang mạng thông tin Dân Làm Báo. Đây là một lời hiệu triệu chính đáng và có ý nghĩa trong việc bảo vệ lãnh thổ lãnh hải và cuộc sống của ngư dân Việt Nam, do đó Nhật Ký Yêu Nước tuyên bố ủng hộ lời kêu gọi này….

Các bạn thân mến,
Trước thông tin Trung Quốc cử tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa và thông tin Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: “ Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.”
Vậy là sau chuyến viếng thăm ngoại giao tại Hà Nội của ông Đới Bỉnh Quốc – Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, cùng những tuyên bố giải quyết vấn đề biển Đông của Tướng Nguyễn Chí Vịnh trong tinh thần hữu nghị, thì nay, Trung Quốc lại tiếp tục có hành động gây hấn trên biển làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống ngư dân Việt Nam.
Nhóm Ngày Chủ Nhật đã có lời kêu gọi các công dân Việt Nam yêu nước, cùng xuống đường phản đối hành vi gây hấn này của Trung Quốc.
18.09.2011 – Lần hẹn thứ 12 của những công dân Việt Nam Yêu Nước
Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 18.09.2011
Địa điểm tập trung:
Hà Nội: Khu vực Hồ Gươm – Chân tượng đài Lý Thái Tổ, Chân tượng đài Quyết Tử cho Tổ Quốc Quyết Sinh, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Sài Gòn: Công viên Quách Thị Trang – trước chợ Bến Thành.

Lời Kêu Gọi Của Nhật Ký Yêu Nước

-Đội tàu lực lượng tự vệ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng  SGTT
-
SGTT.VN - Sáng 17.9, hai tàu phá mìn Uraga và Tsushima gồm 174 sĩ quan và thủy thủ của Nhật Bản đã cập cảng Đà Nẵng.
Tàu Uraga (trái) và Tsushima (phải) cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng sáng 17.9.2011. Ảnh: Phi Hải
Chương trình thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng của đội tàu thuộc lực lượng tự vệ biển Nhật Bản sẽ kéo dài đến hết ngày 19.9.
Trong thời gian lưu lại ở cảng này, 20 sĩ quan của Bộ tư lệnh vùng 3 hải quân sẽ tham quan tàu của Nhật Bản và 40 sĩ quan và thủy thủ của hai tàu Nhật Bản sẽ đến thăm 2 tàu chiến thuộc Bộ tư lệnh vùng 3 hải quân. Sĩ quan và thủy thủ đoàn trên 2 tàu phá mìn Nhật Bản cũng đến chào xã giao UBND thành phố Đà Nẵng, Bộ tư lệnh quân khu V và Bộ tư lệnh vùng 3 hải quân.
Trong năm 2011, các tàu quân sự của Hoa Kỳ, Nga và nay là Nhật Bản đã liên tục có những chuyến thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng trong các chương trình giao lưu hải quân giữa Việt Nam và các quốc gia nói trên.
Tin: Minh Sơn, ảnh: Phi Hải
-Láng giềng hữu nghị, hợp tác cùng có lợi là dòng chảy chính trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam QĐND
-Trung Quốc đòi một công ty dầu khí Ấn Độ hủy bỏ hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông - Hoàn Cầu Thời báo gọi hành động khai thác dầu của Ấn Độ là ‘sự khiêu khích’: Chinese daily calls India’s oil move ‘provocation’ (zeenews.com).


-Ấn Độ: Sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở Việt Nam
 New Delhi, Ấn Độ - Gạt ra ngoài tai những lời cảnh cáo của Bắc Kinh hôm thứ Năm ngày 15 tháng Chín khi Bắc Kinh yêu cầu các nước “nằm ngoài khu vực” này tránh xa, đừng đến gần biển Nam Hải, bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ ông SM Krishna nói với đối tác của ông là bộ trưởng ngoại giao Việt Nam ông Phạm Bình Minh rằng công ty dầu khí của chính phủ Ấn Độ ONGC Videsh sẽ tiếp tục công trình thăm dò dầu khí trong vùng biển đang còn tranh chấp - hay hai blocks ngoài ngoài khơi Việt Nam mà Việt Nam cho là của mình.

Bắc Kinh nói hôm thứ Năm rằng họ phản đối bất cứ nước nào cam kết có những hoạt động phát triển và thăm dò dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Trong cuộc viếng thăm Hà Nội ba ngày rồi, ông Krishna đã thảo luận những vấn đề thế giới và trong vùng với ông Phạm Bình Minh hôm thứ Sáu. Nguồn tin từ chính phủ (Ấn) cho hay là nhà cầm quyền Việt Nam “hoàn toàn tán thành” ông Krishna khi ông nhấn mạnh là bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, Ấn Độ sẽ tiếp tục tiến hành sự thăm dò dầu khí trong vùng.

“Việt Nam hoàn toàn tán thành điều này và thực sự rất nhiệt tình để tiếp tục với chủ đề này trong các buổi họp hôm thứ Sáu. Họ hoàn toàn đồng ý là tiếp tục với công trình này,” một nguồn tin cho hay.

Trung Quốc đã gởi một tín hiệu ngoại giao cho Ấn Độ nhiều tháng trước đây nhằm cảnh cáo việc bắt tay vào những dự án thăm dò dầu khí trong vùng. Giờ đây khi công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh đang chuẩn bị để đi vào hai blocks trong vùng biển đang còn tranh chấp, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc nói – khi trả lời một câu hỏi – là Trung Quốc hy vọng các nước nằm ngoài khu vực này “tôn trọng và ủng hộ các nước trong vùng để giải quyết sự tranh chấp này qua đường dây ngoại giao song phương.”

“”Hai bên đã đồng ý qua những cuộc thảo luận là không có vần đề vi phạm luật quốc tế trong việc tiến hành sự thăm dò. Cuộc họp hôm thứ Sáu đã lót đường cho sự phát triển công việc tham dò dầu khí của công ty ONGC Videsh,” nguồn tin cho hay thêm.

Các viên chức miêu tả chuyến viếng thăm Hà Nội của ông Krishna là rất thành công, họ nói rằng chuyến viếng thăm này thực sự đã nâng cấp mối quan hệ giữa Ấn Độ - Việt Nam lên một cấp cao hơn. “Bộ trưởng Ấn Độ cũng đã gặp thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng, người đã nói với ông Krishna rằng hai nước nên nghiên cứu và tìm kiếm thêm những cơ hội mậu dịch,” một viên chức nói.

Cùng với ông Phạm Bình Minh, ông Krishna cùng đồng chủ toạ Cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp Việt-Ấn về Hợp tác Thương mãi, Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật. “Họ bày tỏ sự thỏa mãn rằng đối tác chiến lược được phát triển tốt đẹp và đồng ý cho thêm vào nhiều nội dung lớn lao hơn cho mối quan hệ song phương trong lãnh vực phòng thủ và an ninh, mậu dịch và đầu tư, giáo dục và văn hoá và những lãnh vực khác,” bản thông báo của bộ ngoại giao (Ấn Độ) cho hay.


© DCVOnline








- Trong chuyến thăm Nhật từ 25 đến 28-9, Tổng thống Aquino sẽ đưa vấn đề biển Đông ra bàn thảo khi nói chuyện với TT Nhật, Yoshihiko Noda Aquino to bring up S. China Sea issue during talks with Noda (Mainichi Daily).
- Biển Đông: Căng thẳng gia tăng nhưng không có giải pháp lâu dài (Vibay blog). - South China Sea: Rising Tensions but No Permanent Solutions on the Horizon (Foreign Policy Journal).

-Sách nhiễu làm người dân vững vàng hơn?  2011-09-16
Kể từ sau khi lần biểu tình thứ 11 tại Hà Nội chấm dứt, những gương mặt nổi bật trong các đợt biểu tình liên tục bị theo dõi, đe dọa và sách nhiễu.

Tổng số lượt xem trang