(Dân Việt) - Để nuôi chữ, người lớn ở bon đã “sáng chế” ra một chiếc bè chứa đầy hiểm nguy cho con em họ vượt lòng hồ Thủy điện Đăk RTih đi học.Quyền tới trường của trẻ em là thế này đây:
Ngày 2 buổi cởi quần áo, vượt nước xiết đến trường-
-; Đánh cược tính mạng để đến trường
Con đường đến trường của học sinh bon Đăk RMoan (xã Đăk RMoan, thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông) “bỗng dưng” xa lắc, gập ghềnh, lầy lội khiến không ít em toan bỏ trường.
Từ hôm bị lật bè, rớt xuống nước, Điểu Uyên (7 tuổi, học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, xã Đăk RMoan) lúc nào cũng nơm nớp lo sợ mỗi khi đến trường. Uyên kể, bữa đó em và các bạn đang trên đường về nhà, ra đến giữa hồ trời bỗng nổi gió to, đẩy bè nghiêng một bên, em cùng các bạn bị xô về một phía.
Đêm trước mưa to, chiếc bè ván trở nên trơn trượt, vậy nên dù đã cố sức trụ lại song cuối cùng tất cả người trên bè đều trôi tuột xuống nước. Cả đám trẻ kêu cứu thất thanh nhưng đáp lại chỉ là tiếng vọng của chúng, bốn bề vắng ngắt chẳng một bóng người…
“Cũng may có mấy anh lớp lớn biết bơi, kéo chúng em lại bè rồi cứ thế bám vào nhau dìu dần vào bờ”- giọng Uyên chưa hết bàng hoàng.
Sau lần thoát chết ấy, chỉ cần đến gần bờ hồ, chân Uyên như có tảng đá to buộc vào nhấc không nổi nữa. Đã đôi lần Uyên muốn vứt sách theo bố mẹ lên rẫy. Nhưng rồi Uyên đắn đo, bao nhiêu bạn vẫn đi đó có sao đâu? Mà phía bên kia, chỉ còn cách một hơi chạy nữa thôi, có rất nhiều điều mới mẻ đang đón chờ… Thế là Uyên lại “nhắm mắt” xuống bè. “Sợ lắm, nhưng em muốn đến trường”- Uyên nói.
Hồi học lớp 1, từ nhà Uyên đến trường chỉ bằng thời gian ăn hết bữa cơm. Từ bữa bị lòng hồ Thủy điện Đăk RTih chặn đường, Uyên phải dậy từ 4 giờ sáng để đi học nhưng hôm nào cũng muộn. Mấy bữa đầu, lũ trẻ còn cố, nhưng rồi đôi chân cứ mỗi ngày nặng hơn, cuối cùng Uyên cùng nhiều bạn trong bon nghỉ học. Nếu bố mẹ không “sản xuất” chiếc bè có lẽ Uyên cũng như nhiều học sinh khác trong bon phải vĩnh viễn từ bỏ giấc mơ đến trường.
Chiếc bè mà Uyên cùng các bạn đang dùng để đến trường, do chính bố mẹ các em “sáng chế” ra. Bè rộng chừng 10m2, được ghép bằng ván, bên dưới là 6 chiếc thùng phuy.
Để “chạy” được, người ta buộc một đầu sợi dây cước nhỏ hơn chiếc đũa vào dưới đáy bè. Sau đó, sợi dây này mắc vào 2 chiếc ròng rọc cố định buộc vào 2 bụi cây ở hai bên bờ hồ, rồi buộc đầu còn lại vào bè tạo thành một vòng khép kín. Muốn bè chạy, các em chỉ cần nắm sợi dây cước kéo ngược hướng muốn đến.
Có điều, do bên dưới là 6 cái phuy, lực cản quá lớn, nên những đứa trẻ như Uyên phải dùng hết sức mới “khởi động” được bè. Chỗ các em đi qua, tuy ngắn (khoảng 500m) nhưng mực nước có nơi sâu hơn 50m. Vất vả và vô cùng nguy hiểm nhưng dù sao vẫn đỡ hơn là phải vật lộn với 10km đường đèo dốc, lầy lội để đến trường.
Hôm chúng tôi ghé thăm, trên chiếc bè có khoảng gần 20 em đang chuẩn bị “vượt” hồ về nhà. Xung quanh lòng hồ, ngoài các em ra tuyệt nhiên không có một bóng người lớn. Thị An (lớp 3) kể: “Hôm nào cháu cũng kéo bè phồng rộp cả tay. Nó nặng lắm, chúng cháu phải cố hết sức mới đưa nó đi được.“Cháu không biết bơi, nhưng nếu có bị rớt xuống nước, cháu sẽ… bơi. Cháu rất sợ, nhưng bố mẹ bận lên rẫy không đưa cháu đi được”.
Cũng như Thị An, gần một nửa học sinh (lớn nhất mới học lớp 4) trên chiếc bè hôm ấy đều không biết bơi. Hỏi: “Các cháu có sợ không?”. Lũ trẻ nhao nhao: “Có ạ!”. “Sợ sao vẫn đi?”, “Vì chúng cháu rất muốn đến trường…”. Liền sau đó là tiếng nô đùa của bọn trẻ trên chiếc bè nhỏ xíu. Cái cách vô tư của chúng không khỏi làm người lớn đau lòng. Chúng đâu biết rằng mình đang đối diện với hiểm nguy đến mức nào.
Chỉ nhận được... lời hứa
Ở bon Đăk RMoan có hơn 80 học sinh theo học tại Trường Tiểu học Bế Văn Đàn. Ngoài một số em học cấp 2 được bố mẹ “đặc cách” cho đi xe máy, số còn lại đều phải đến trường bằng bè. Trước đây, nhà em nào xa lắm cũng chỉ cách trường khoảng 3km. Nhưng từ khi lòng hồ Thủy điện Đăk Rtih tích nước, lối đi này bị ngập, nên các em phải đi đường vòng xa hơn gấp 3-4 lần. Bởi thế mà phụ huynh các em đã nghĩ ra việc đóng bè cho các em đi học. Và chuyện này chính quyền cũng như nhà trường sẽ không biết nếu không xảy ra vụ “đắm bè” hồi cuối tháng 8 vừa rồi.
Sau tai nạn ấy, phụ huynh các em đã đến trường phản ánh. Lúc này, ông Bùi Ngọc Đương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, mới “tá hỏa”. Ngay sau khi “thị sát” các em kéo bè đến trường, một mặt ông Đương cho giáo viên trong trường đến từng nhà các em, căn dặn phụ huynh không được để các em đến trường trong những ngày mưa gió, vận động phụ huynh cử người giám sát việc các em đi- về. Mặt khác, ông Đương cấp tốc báo cáo tình hình lên cấp trên tìm hướng giải quyết, đồng thời, tổ chức ngay một cuộc họp với các giáo viên thống nhất phương án sẽ dạy bù cho học sinh.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Nông, Phó ban Phòng, chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đăk Nông, việc phòng ngừa bảo đảm an toàn cho các em không nằm ngoài khả năng nếu các đơn vị liên quan có “tâm”. Lẽ ra, khi thực hiện dự án Công ty cổ phần Thủy điện Đăk RTih nên đề xuất, lập và thực hiện thêm hạng mục nội dung đi lại an toàn trên hồ.
Sau động thái tích cực này của nhà trường, UBND thị xã Gia Nghĩa đã có một vài chuyến vào thăm trường. Sự quan tâm ấy phần nào là nguồn động viên đối với học sinh cũng như nhà trường. Có điều sau những chuyến thăm ấy, điều mà các em nhận được cũng chỉ là những… lời hứa.
Phía lãnh đạo xã, ông Trần Đăng Tùng - Chủ tịch UBND xã Đăk RMoan, sau khi biết việc, cũng tỏ ra rất lo lắng. Song lực bất tòng tâm, ông Tùng ngỏ ý với Công ty cổ phần Thủy điện Đăk RTih (chủ đầu tư Công trình Thủy điện Đăk RTih) xin hỗ trợ áo phao, gia cố bè cho các em, đồng thời cũng nhiều lần báo cáo sự việc lên cấp trên.
Hôm chúng tôi đến làm việc, ông Tùng cho biết, phía thị xã vẫn chưa thấy có trả lời cụ thể. Còn phía Công ty cổ phần Thủy điện Đăk RTih cũng chỉ mới… hứa. Mãi cách đây vài hôm, ông Tùng mới gọi điện cho tôi, vui mừng thông báo: “Các em đã được cấp áo phao”. Nhưng đó vẫn chỉ là giải pháp tình thế.
Ông Tùng cho biết, người ta đang tính làm một chiếc cầu phao cho các em. Song “cách này không hiệu quả vì mực nước lòng hồ lên xuống thất thường, chẳng mấy chốc mà cầu phao đứt gãy. Một chiếc cầu treo xem ra đỡ tốn kém nhưng khá hiệu quả. Nó không chỉ dùng cho các em đến trường mà cũng rất cần thiết cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào MNông tại đây. “Vài tỷ đồng để cả ngàn con người có cuộc sống ổn định thì quá rẻ”- ông Tùng tính.
Duy Hậu
-"Nhắm mắt" liều mình xuống bè... đến trường--------
Quyền tới trường của trẻ em???:
- Khi bộ trưởng ngoại giao so sánh nhân quyền Anh – Việt – (BBC). Bộ trưởng Phạm Bình Minh bênh vực thành tích nhân quyền của VN (VOA). – Vietnam cites London riots to defend rights record (AFP). – Ngoại trưởng Việt Nam biện hộ vấn đề nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc – (RFI).
- “Campuchia bảo đảm ngày càng tốt quyền con người” (TTXVN).
- Báo và Tạp chí tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền (Thanh tra).
(Tamnhin.net) - Sau những thông tin báo chí phản ánh giáo viên mầm non hợp đồng tại các xã Mậu Lâm, Thanh Tân (Như Thanh – Thanh Hóa) nghỉ dạy vì mức hỗ trợ quá thấp, không đảm bảo cuộc sống, nhiều độc giả, nhà hảo tâm đã ủng hộ.
Xin 11 trụ sở cơ quan nhà nước làm trường học Tuổi Trẻ
TT - UBND TP Vũng Tàu vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao cho TP sử dụng 11 trụ sở cơ quan của tỉnh để làm trường học, khi trung tâm hành chính tỉnh chuyển về thị xã Bà Rịa vào tháng 11-2011. Theo Phòng GD-ĐT TP Vũng Tàu, ...
Quân và dân Phú Yên với Ðường Hồ Chí Minh trên biểnNhân Dân
Xe buýt “nhái” tái hoạt độngSài gòn Giải Phóng
Xóa sổ băng cướp liên tỉnh gây 9 vụ án trong một ngàycand.com
VNExpress -Tạp chí Kiến trúc Việt Nam -Ngôi Sao
Hà Nội: chật vật tìm đất xây trường Tuổi Trẻ
TT - Rà soát mạng lưới trường học theo quy định “mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một cơ sở giáo dục mầm non, một trường tiểu học, một trường THCS hoặc một trường phổ thông có nhiều cấp học” mới thấy ngay trong các quận nội thành Hà Nội vẫn có những ...
3 năm tới Hà Nội phải đủ trường mầm nonDân Trí
Hà Nội khẩn trương XD các trường mầm non còn thiếu trong năm 2012Hà Nội Mới
Gần 50 phường "trắng" trường công lậpLao động
Tiền Phong Online -Nhân Dân -An ninh thủ đô
---Quá tải bệnh viện: Nhà thương ký
- Ngày trở về đầy tủi nhục những cô gái trong đường dây đẻ thuê ở Thái Lan (CAND).
- Hộ lý BV phụ sản bán 6 trẻ sơ sinh (VNN).
- Người bán người (Tuổi Trẻ).
- Tin vào Nhà nước (Tuổi Trẻ).
- “Tôi chưa sẵn sàng trả lời”: lời khuyên nói dối? (Nguyễn Văn Tuấn).
-Con đường kinh hoàng
(TNO) Đó là con đường nối từ xã Mễ Trì, H.Từ Liêm, Hà Nội với Đại lộ Thăng Long và chỉ cách Trung tâm Hội nghị quốc gia vài trăm mét. Tuy nhiên do có nhiều chuyến xe tải chạy qua mỗi ngày nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Tệ hơn, vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, nhiều xe tải còn đổ trộm chất thải xuống khu vực này.
- --Ai “móc túi” người tiêu dùng? - TUỔI TRẺ - -Ra chợ sắm đồ đắt tiền (SGTT 24-9-11)
- Tượng đài Bác Hồ lớn nhất nước được đặt tại Tây Nguyên (VNE). - Đặt tượng Phan Bội Châu cạnh cầu Trường Tiền.