lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn.
--Không có chuyện Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động VN
TPO - Trước thông tin nhiều báo đài đưa tin về việc Hàn Quốc dừng tuyển lao động Việt Nam, ngày 29-9, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hoà khẳng định với PV Tiền Phong, không có chuyện Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động Việt Nam.
Hiện, các lao động đã có chứng chỉ tiếng Hàn và được chủ sử dụng lao động phía Hàn Quốc lựa chọn vẫn xuất cảnh bình thường. Cùng ngày, ông Jung Jin Young - Giám đốc Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tại Việt Nam cũng cho biết, Hàn Quốc chỉ tạm dừng tổ chức kỳ thi tiếng Hàn năm 2011, hiện đang cân nhắc tổ chức kỳ thi này thời gian sớm nhất.
Xác nhận với PV Tiền Phong, lãnh đạo Trung tâm lao động ngoài nước cho biết, lao động hiện vẫn đang xuất cảnh sang Hàn Quốc bình thường. Lần xuất cảnh gần đây là thứ Hai ngày 26-9 với 130 lao động; trong tuần tới, sẽ tiếp tục có 41 lao động xuất cảnh.
Phong Cầm
-Hàn Quốc tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam
Minh Châu (theo AFP)
Hàn Quốc không nhận thêm lao động Việt Nam:- South Korea temporarily blocks Vietnamese migrants (FT 28-9-11)- Labour hungry South Korea is to block migrants from Vietnam as it struggles to stop them from disappearing into the clandestine economy
- Muôn nẻo mưu sinh xứ Hàn – Kỳ 3: Rủi ro nghề biển (TT).
--Không lùi thời điểm nâng lương tối thiểu
Ông Jung Jin Young.
-Ai đóng cửa các thị trường lao động nước ngoài? -Hàn Quốc tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam
Lao động Việt Nam sang Hàn Quốc (Ảnh minh họa) |
Theo hãng tin AFP, lý do là vì hiện còn khoảng 2.000 lao động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng nhưng vẫn ở lại cư trú bất hợp pháp.
Đồng thời từ tháng 8 Hàn Quốc đã tạm dừng các đợt thi tuyển tiếng Hàn nhằm tiếp nhận lao động Việt Nam sang nước này. Seoul cũng đề nghị cơ quan chủ quản lao động của Việt Nam khẩn trương tìm cách đưa số lao động hết hạn hợp đồng nói trên về nước.
Vẫn theo nguồn tin trên, từ năm 2004 đên 2005, có khoảng hơn 4.100 lao động Việt Nam đã đến Hàn Quốc làm việc với thời hạn hợp đồng làm việc tối đa 6 năm. Đến tháng 8/2011 tất cả số lao động nói trên đều đã hết hạn hợp đồng và giấy phép cư trú. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2.200 người trong số đó trở về nước.
Theo thống kê của các cơ quan hữu trách của Hàn Quốc, có tới 27% số lao động nước ngoài vẫn tiếp tục ở lại cư trú bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng lao động. Con số này đối với các lao động Việt Nam là 50%. Phía Hàn Quốc không thể tiếp tục nhận thêm lao động Việt Nam, chừng nào chưa giải quyết được số lao động bất hợp pháp vẫn còn lưu lại nước này.
Theo thống kê của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, hiện có khoảng 16.000 người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng lao động hoặc thị thực nhập cảnh du lịch.
Đồng thời từ tháng 8 Hàn Quốc đã tạm dừng các đợt thi tuyển tiếng Hàn nhằm tiếp nhận lao động Việt Nam sang nước này. Seoul cũng đề nghị cơ quan chủ quản lao động của Việt Nam khẩn trương tìm cách đưa số lao động hết hạn hợp đồng nói trên về nước.
Vẫn theo nguồn tin trên, từ năm 2004 đên 2005, có khoảng hơn 4.100 lao động Việt Nam đã đến Hàn Quốc làm việc với thời hạn hợp đồng làm việc tối đa 6 năm. Đến tháng 8/2011 tất cả số lao động nói trên đều đã hết hạn hợp đồng và giấy phép cư trú. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2.200 người trong số đó trở về nước.
Theo thống kê của các cơ quan hữu trách của Hàn Quốc, có tới 27% số lao động nước ngoài vẫn tiếp tục ở lại cư trú bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng lao động. Con số này đối với các lao động Việt Nam là 50%. Phía Hàn Quốc không thể tiếp tục nhận thêm lao động Việt Nam, chừng nào chưa giải quyết được số lao động bất hợp pháp vẫn còn lưu lại nước này.
Theo thống kê của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, hiện có khoảng 16.000 người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng lao động hoặc thị thực nhập cảnh du lịch.
Minh Châu (theo AFP)
Hàn Quốc không nhận thêm lao động Việt Nam:- South Korea temporarily blocks Vietnamese migrants (FT 28-9-11)- Labour hungry South Korea is to block migrants from Vietnam as it struggles to stop them from disappearing into the clandestine economy
- Muôn nẻo mưu sinh xứ Hàn – Kỳ 3: Rủi ro nghề biển (TT).
--Không lùi thời điểm nâng lương tối thiểu
(NLĐO) - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân đã khẳng định như trên với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 28-9.- Sẽ giảm phụ cấp nghề với nhiều công chức (DVT).
- Nhiều bất cập trong quản lý hoạt động quảng cáo – (RFA).- Xử lý ‘cái bang nhập ngoại’: Bắt cóc bỏ đĩa (VNN).
- Nhiều bất cập trong quản lý hoạt động quảng cáo – (RFA).- Xử lý ‘cái bang nhập ngoại’: Bắt cóc bỏ đĩa (VNN).
SGTT.VN - Cho dù phía Hàn Quốc chưa tuyên bố tạm dừng tuyển lao động Việt Nam nhưng với điều kiện đưa ra, cửa cho lao động nước ta sang Hàn Quốc cũng sẽ hẹp dần lại. Không chỉ Hàn Quốc mà rất nhiều thị trường khác, vấn nạn lao động bỏ trốn đã đóng lại cánh cửa xuất khẩu lao động với Việt Nam.
Trong số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc có những người hết thời hạn hợp đồng 5 năm muốn ở lại để tiếp tục làm việc, có những người bỏ trốn ngay tại sân bay khi máy bay vừa hạ cánh.
Ông Phan Văn Minh, giám đốc trung tâm Lao động ngoài nước thuộc bộ Lao động – thương binh và xã hội, cho biết, nhiều lao động đăng ký đi làm việc nông nghiệp, thuỷ sản để dễ lọt qua vòng tuyển chọn, đến khi đưa sang tới sân bay là bỏ trốn.Tại Nhật Bản, tỷ lệ bỏ trốn của lao động nước ta luôn đứng hàng đầu trong các nước đưa lao động sang tu nghiệp. Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM) phải đưa ra chính sách: nếu lao động về đúng hạn thì được trợ cấp thêm từ 10.000 – 20.000 USD.
Nhiều thị trường khác do lao động bỏ trốn nên cánh cửa đã đóng lại với Việt Nam như Anh, Canada, Mỹ…
Với một thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ta (hơn 10.000 người/năm) như Hàn Quốc, việc dừng thi tuyển mới để giải quyết lao động bỏ trốn là một cú sốc với hàng chục ngàn lao động đã học tiếng Hàn và đang đợi thi. Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Jung Jin Young, trưởng đại diện cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết ông có nghe thông tin về việc lao động Việt Nam đi Hàn Quốc phải mất tới 9.000 USD trong khi chi phí thật tổng cộng là 710 USD. Còn ông Phan Văn Minh tiết lộ, qua phỏng vấn lao động, cơ quan này cũng phát hiện một số cơ quan phối hợp tại các tỉnh có thu thêm tiền của người lao động nên đã yêu cầu trả lại.
Tuy nhiên, tới thời điểm này mức chi phí thực để lao động đi Hàn Quốc vẫn còn nhiều đồn thổi và không ít lao động khẳng định, họ không thể đi với chi phí 710 USD. Chi phí trước khi đi cao là nguyên nhân quan trọng khiến lao động phải cố bỏ trốn để tìm công việc khác có thu nhập cao hơn bù lại.
Trước năm 2004, khi Hàn Quốc tiếp nhận lao động nước ngoài theo hình thức tu nghiệp sinh, lao động mất tiền đặt cọc cao, người làm đúng theo hợp đồng có thu nhập thấp hơn hẳn so với người bỏ trốn ra bên ngoài làm việc khác nên lao động cứ có cơ hội là trốn. Tới năm 2004, phía Hàn Quốc thay đổi chính sách với lao động nước ngoài, kéo dài thời gian làm việc của lao động nước ngoài từ hai, ba năm lên 5 năm, và áp dụng chính sách đối với lao động nước ngoài như lao động bản địa. Tuy nhiên tới thời điểm này, chính sách đó cũng chưa thực sự giúp giảm được lao động bỏ trốn.
Nhật Bản cũng đã phải thay đổi chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài để giảm lao động bỏ trốn. Đó là việc trả lương cho lao động nước ngoài tương đương như lao động bản địa, rút ngắn thời gian lao động hưởng lương học nghề từ một năm xuống còn hai tháng, nghiêm cấm các doanh nghiệp đưa lao động sang thu tiền đặt cọc…
Tây Giang
-- - Tòa tuyên mặc tòa! (NLĐ). “Án tuyên một đằng, cơ quan BHXH thực hiện một nẻo, tiếp tay doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi người lao động…“
- Người lao động trông chờ vào vai trò công đoàn (LĐ). ‘Đình công tăng vọt là do lương quá thấp’ (VNE).
-
--“Nhiều lao động nói đi Hàn Quốc mất 9.000 USD”SGTT.VN - Nhiều vấn đề trong chương trình đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc đã được ông Jung Jin Young, trưởng đại diện cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam (HRD) chia sẻ với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị. Những vấn đề này nếu không được cải thiện sớm có thể sẽ dẫn đến việc Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động nước ta.-- - Tòa tuyên mặc tòa! (NLĐ). “Án tuyên một đằng, cơ quan BHXH thực hiện một nẻo, tiếp tay doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi người lao động…“
-Phạt nặng để răn đeÔng Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM, đã nhấn mạnh điều này khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về thực trạng doanh nghiệp chiếm đoạt BHXH bằng đủ mọi cách như hiện nay
-Sao lại giữ sổ BHXH của người lao động?(NLĐO) - Công ty tôi có tình trạng là nhân viên nghỉ việc mà không thông báo. Để buộc nhân viên quay lại bàn giao công việc, công ty không trả sổ BHXH, không ra quyết định nghỉ việc mà yêu cầu phải hoàn tất bàn giao, cũng như bồi hoàn thời gian nghỉ không báo trước (30 ngày). Xin cho hỏi công ty có vi phạm luật lao động không?
-13/14 công nhân thắng kiện
-Sao lại giữ sổ BHXH của người lao động?(NLĐO) - Công ty tôi có tình trạng là nhân viên nghỉ việc mà không thông báo. Để buộc nhân viên quay lại bàn giao công việc, công ty không trả sổ BHXH, không ra quyết định nghỉ việc mà yêu cầu phải hoàn tất bàn giao, cũng như bồi hoàn thời gian nghỉ không báo trước (30 ngày). Xin cho hỏi công ty có vi phạm luật lao động không?
-13/14 công nhân thắng kiện
(NLĐ) - TAND huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương vừa đưa ra xét xử 14 vụ công nhân (CN) kiện Công ty Giày An Thịnh (KCN Sóng Thần 1- tỉnh Bình Dương) đã áp dụng sai khoản 2, điều 27 Bộ Luật Lao động để chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với CN. Trong số 14 vụ kiện được xét xử, có 13 vụ CN thắng kiện.
-
“Nuôi gái công trường” (ĐĐK 17-9-11)
- Hàn Quốc tạm đóng cửa, lao động VN té ngửa! (PLTP). – Lao động bất hợp pháp: Hệ luỵ lâu dài (VOV).Ông Jung Jin Young nói: “Tôi mới sang nhận công việc tại Việt Nam từ tháng 2.2011, chưa có điều kiện khảo sát về chi phí sang Hàn Quốc làm việc của người lao động tại Việt Nam. Trong thực tế, tổng chi phí liên quan mà HRD đã tính chỉ hết 710 USD, nhưng khi cán bộ HRD của chúng tôi tại Hàn Quốc tiếp xúc với lao động mới được đưa sang, có người đã nói phải mất cho môi giới 9.000 USD để họ lo thủ tục và để đi được nhanh. Cán bộ của HRD Hàn Quốc rất băn khoăn và muốn làm rõ việc này. Tôi nghĩ trong vai trò của mình, trung tâm Lao động ngoài nước (đơn vị thực hiện đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc – PV) chưa tuyên truyền đầy đủ, rõ ràng đến người lao động để họ thực sự thấu hiểu về chương trình, mức phí và quy trình nên vẫn có cửa cho môi giới”.
Có thông tin cho rằng, bộ Lao động – việc làm Hàn Quốc đã dừng nhận lao động Việt Nam đến tháng 5.2012. Thông tin đó có chính xác không, thưa ông?
Thông tin đó hoàn toàn không có cơ sở. Tới thời điểm này phía Hàn Quốc mới chỉ tạm dừng việc thi tuyển tiếng Hàn của năm 2011, do số lượng lao động bỏ trốn ra sống bất hợp pháp tăng cao. Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng lao động trong 15 quốc gia thực hiện chương trình EPS nhưng cũng đứng đầu về số lao động bỏ trốn, đòi chuyển chỗ làm việc… Trong thực tế, đến hết tháng 8.2011, đã có 11.200 lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc, vượt gần gấp đôi hạn ngạch là 5.800 lao động mà phía Hàn Quốc dành cho Việt Nam năm nay. Những lao động đã có chứng chỉ tiếng Hàn hiện vẫn hoàn thành hồ sơ thủ tục để sang Hàn Quốc làm việc.
Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ tiếng Hàn thi năm 2010 là bao lâu?
Có một số người hiểu nhầm thời hạn hiệu lực của chứng chỉ là một năm nhưng không đúng, thời hạn của chứng chỉ này là hai năm. Như vậy, những người thi năm 2010 thì chứng chỉ vẫn còn có giá trị tới năm 2012. Tuy nhiên, vì theo nguyên tắc của chương trình, phía Việt Nam phải cung cấp ba người để doanh nghiệp Hàn Quốc chọn một người, nên nếu thiếu lao động theo tỷ lệ này, chúng tôi sẽ tổ chức thi tuyển.
Thưa ông, khoảng thời gian nào thì việc thi tuyển sẽ tổ chức trở lại?
Tôi chưa thể nói được chính xác thời điểm nào. Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào nỗ lực của phía Việt Nam đưa lao động bất hợp pháp về nước như thế nào. Nếu lao động bất hợp pháp có xu hướng giảm chúng tôi mới tổ chức thi tuyển trở lại.
Ngoài chuyện phí, theo ông, phía Việt Nam cần làm những gì để hạn chế lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc?
Tình trạng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp khi hết hợp đồng hoặc bỏ trốn ngay tại sân bay, yêu cầu chuyển chủ với lý do không rõ ràng… đã phát sinh từ tháng 4.2011. Chúng tôi đã có thông báo gửi bộ Lao động – thương binh và xã hội Việt Nam yêu cầu đưa ra những kế sách để giải quyết tình trạng này. Phía Việt Nam cũng đã làm một số việc như sang Hàn Quốc để tuyên truyền nhưng theo tôi, trung tâm Lao động ngoài nước cần tuyên truyền, giải thích rõ hơn cho người lao động về trình tự, quy trình phái cử lao động theo chương trình EPS. Trong chương trình giáo dục định hướng, cần đào tạo tiếng Hàn kỹ hơn để trang bị đủ cho họ vốn từ giao tiếp thông thường tại Hàn Quốc. Khi người lao động hiểu rõ các quy định, quy trình thì chắc chắn họ sẽ không bị mất tiền cho môi giới, chi phí đi thấp sẽ hạn chế được lao động bỏ trốn.
Tây Giang (thực hiện)
-“Nhiều lao động nói đi Hàn Quốc mất 9.000 USD”---
- Xuất khẩu lao động: Mừng ít, lo nhiều (SGGP).
- 5 người Úc bị bắt vì dính líu tới đường dây buôn ma túy từ Việt Nam (VOA).