Chúng tự đào huyệt bằng cách nào đó? Có nhiều cách, nhưng cách phổ biến nhất là tham nhũng.
Ở đây, có mấy điều cần được nhấn mạnh:
Thứ nhất, tham nhũng là một trong những hiện tượng phổ biến của nhân loại. Có lẽ không ở đâu và không thời nào lại không có tham nhũng. Hai nguyên nhân chính của tham nhũng là lòng tham và quyền lực. Lòng tham thì gắn liền với bản chất của con người; còn quyền lực thì gắn liền với quan hệ giữa người và người. Khi con người tụ tập lại thành một cộng đồng, dù nhỏ đến mấy, ý niệm về quyền lực cũng bắt đầu xuất hiện. Biết vậy, ngay từ rất sớm, nhân loại đã biết sử dụng luật pháp để vừa hạn chế lòng tham vừa hạn chế quyền lực, qua đó, hạn chế cả tham nhũng. Nhưng luật pháp lại do con người diễn dịch và thực thi. Tham nhũng, do đó, khó mà bị trừ diệt hết được.
Thứ hai, nếu tham nhũng là hiện tượng phổ biến thì sự khác biệt giữa xã hội này và xã hội khác chỉ là ở mức độ. Không ai ngây thơ cho ở các nước dân chủ, ngay cả dân chủ nhất, lại không có tham nhũng. Ở Mỹ, ở Úc và nhiều quốc gia Tây phương, lâu lâu báo chí lại phanh phui ra vài vụ tham nhũng, đặc biệt trong ngành cảnh sát. Hầu như ai cũng biết: sự tồn tại dai dẳng của vấn nạn buôn bán ma túy, không nhiều thì ít, cũng dính dáng đến tệ nạn tham nhũng ở cấp nào đó. Bởi vậy hầu như chính phủ nào cũng đều quan tâm đến việc củng cố việc thanh tra trong nội bộ ngành cảnh sát. Những nỗ lực ấy chỉ làm giảm thiếu chứ khó trừ diệt được hoàn toàn vấn nạn tham nhũng.
Thứ ba, tuy các nước dân chủ cũng có tham nhũng, nhưng hầu như ai cũng thấy không ở đâu nạn tham nhũng lại trầm trọng như ở các quốc gia độc tài. Điều này có thể dễ dàng chứng minh cả bằng thực tiễn lẫn bằng lý luận. Một là, nếu tham nhũng gắn liền với quyền lực thì quyền lực càng bị giám sát, tham nhũng sẽ càng giảm thiểu. Hai là, nếu quyền lực gắn liền với luật pháp thì ở đâu luật pháp càng minh bạch thì nạn tham nhũng càng ít có cơ hội nảy nở. Ba là, nếu tham nhũng gắn liền với lòng tham thì ở các xứ nghèo (thường cũng là xứ độc tài), người ta càng khó tự kiềm chế trước sự quyến rũ của sự tham nhũng. Tại sao, ở Tây phương, khi lái xe quá tốc độ, chẳng hạn, bị cảnh sát chặn lại, bạn không dám dúi vào tay hay túi cảnh sát vài chục đô để khỏi bị phạt? Trả lời: tại bạn sợ. Tại sao bạn sợ? Trả lời: bạn có thể bị bắt về tội đút lót, và trong trường hợp đó, hình phạt sẽ nặng nề hơn rất nhiều. Nhìn từ góc độ cảnh sát, tại sao cảnh sát Tây phương thường không dám ngửa tay nhận hối lộ kiểu như vậy? Câu trả lời cũng rất đơn giản: Số tiền ấy quá nhỏ so với lương của họ. Vì quá nhỏ, không ai dam liều lĩnh hay dại dột phiêu lưu. Như vậy, bản chất của tham nhũng bao giờ cũng là một sự tính toán. Khi số lợi do tham nhũng mang lại nhiều hơn các nguy cơ họ phải đối diện, người ta sẽ tham nhũng: Các chế độ độc tài thường cung cấp đầy đủ các điều kiện để tham nhũng phát triển và hoành hành.
Thứ tư, một mặt, tham nhũng trầm trọng ở các nước độc tài hơn các nước dân chủ, mặt khác, giữa các nước độc tài, mức độ tham nhũng cũng khác nhau. Trong bài báo “Sources of corruption in authoritarian regimes”, đăng trên Social Science Quarterly số 1, ra vào tháng 3 năm 2010, Eric Chang thuộc Đại học Michigan State và Mariam A. Golden thuộc Đại học California ở Los Angeles, khảo sát hơn 40 chế độ độc tài khác nhau và phát hiện ra một số điểm chung. Một, các chế độ độc tài cá nhân trị (personalistic hay personalistic-hybrid regime) thường tham nhũng hơn các chế độc độc tài đảng trị (single-party) hoặc quân phiệt (military regime). Hai, chế độ càng yểu mệnh bao nhiêu càng tham nhũng bấy nhiêu.
Theo mẫu này, Việt Nam thuộc chế độ độc tài đảng trị. Kể về mức độ tham nhũng, Việt Nam được xem là đỡ hơn một số quốc gia độc tài cá nhân trị ở châu Phi. Điều này phù hợp với các bảng xếp hạng do tổ chức Minh Bạch Quốc tế (Transparency International) thực hiện hàng năm. Ví dụ, theo số liệu mới nhất, Việt Nam đứng hàng thứ 116 trên tổng số 178 quốc gia theo chỉ số tham nhũng. Bản báo cáo cũng nhấn mạnh là so với năm trước, mức độ tham nhũng ở Việt Nam vào năm 2010 còn tệ hại hơn năm 2009.
Điều cần chú ý là các bảng xếp hạng thường căn cứ vào dư luận của các doanh nhân và thường dân trong mỗi nước. Ở đây, chúng ta thấy kết quả sẽ rất tương đối. Nó thường “lạc quan” hơn là sự thật. Lý do, thứ nhất là vì, không phải ai cũng dám tiết lộ chuyện tham nhũng. Khác với các tội phạm khác, tham nhũng được tiến hành với sự đồng lõa từ cả hai phía: người hối lộ và người nhận hối lộ. Bởi vậy, người ta dễ có khuynh hướng bao che cho nhau. Lý do thứ hai là tùy văn hóa. Có những văn hóa xem tham nhũng là điều xấu xa và bất khả chấp nhận. Nhưng cũng có những văn hóa xem việc tham nhũng như một trong những cách giao tiếp và làm ăn, cho nên, trên nguyên tắc, nó có thể chấp nhận được nếu người ta không phải trả một cái giá quá đắt. Ví dụ, ở Việt Nam, đi làm một thứ giấy tờ gì đó, người dân thường đút lót một ít tiền cho công an hoặc cán bộ. Nhiều người chấp nhận chuyện đó vì nhờ nó, công việc được tiến hành trôi chảy và nhanh chóng hơn. Nói cách khác, họ nhìn những chuyện tham nhũng như thế từ góc độ “business” chứ không phải từ góc độ đạo đức. Do đó, trong mọi cuộc điều tra hay thăm dò dư luận, số lượng tham nhũng ở Việt Nam sẽ tự động bị giảm xuống.
Luận điểm cho các chế độ yểu mệnh thường tham nhũng nhiều hơn các chế độ được kéo dài cũng nên được hiểu một cách linh động. Ví dụ, so với nhiều chế độ độc tài khác, chế độ cộng sản ở Việt Nam thuộc loại thọ cao. Nếu tính từ năm 1945 đến thì nó đã gần 70 tuổi. Nhưng về tâm lý thì sau sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu rõ ràng là giới lãnh đạo Việt Nam sống trong trạng thái tâm lý phập phồng của những người yểu mệnh. Họ không biết chế độ sẽ sụp đổ lúc nào. Do đó, hầu như ai cũng lo vơ vét càng nhiều càng tốt. Và chuyển ra nước ngoài càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà mức độ tham nhũng không những không giảm mà còn có khuynh hướng càng ngày càng tăng. Lớn ăn lớn. Nhỏ ăn nhỏ. Ở đâu cũng có tham nhũng.
Thật ra, chính bằng những sự tham nhũng tràn lan như vậy, đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam đang tự đào huyệt cho mình.
Cần nói ngay là tham nhũng tự nó không dẫn đến cách mạng. Trạng thái tham nhũng là một thái đồng lõa, do đó, tuy thiệt hại cho đất nước thì vô cùng lớn, nhưng với từng cá nhân, người ta hiếm khi thấy quá bức bối để có thể vùng dậy. Đó là lý do chính khiến người dân ở nhiều người có thể chịu đựng và sống chung với tham nhũng từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, thậm chí, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, tham nhũng lại có tác động sâu sắc ở khía cạnh khác: nó phá đổ những huyền thoại mà đảng Cộng sản tự tô vẽ cho mình lâu nay. Đảng yêu nước ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng yêu dân và lo cho dân ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng anh hùng và sáng suốt ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng là người duy nhất có khả năng lãnh đạo đất nước thoát khỏi nghèo đói ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng.
Mất đi những huyền thoại ấy là mất gần hết sức mạnh truyền thống của đảng cộng sản.
Họ chỉ còn có súng.
Nhưng súng của quân đội và công an ở Tunisia, Ai Cập và Libya vừa rồi rõ ràng là không đủ sức để bảo vệ Zine el-Abidine Ben Ali, Hosni Mubarak và Muammar Gadhafi.
-
Độc tài và tham nhũng
---------
- Giải mã sự bê bết của ‘con tàu’ Vinashin (TP). - Công an đề nghị truy tố lãnh đạo Vinashin – (BBC). – Ban giám đốc Vinashin bị truy tố về tội biển thủ – (RFI).
- Cảnh cáo 2 lãnh đạo VKS ăn nhậu trên “du thuyền” — Vụ bắt “đại gia” chạy án: Chưa bị ai tác động (NLĐ). – Đằng sau tiệc nhậu trên sông với quan chức kiểm sát (TN).
Vụ Cao Minh Quang: Bằng của ông Cao Minh Quang tương đương trên thạc sĩ (PLTP 27-9-11) -- Chỉ có báo ANTĐ là hơi bênh ông Quang: Bằng Tiến sỹ của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang - thật hay giả? (ANTĐ 26-9-11)
- Liên quan chuyện bằng Tiến sĩ của Thứ trưởng Cao Minh Quang: Về chuyện bằng cấp: Licentiatexamen tương đương với thạc sĩ hay tiến sĩ? (Nguyễn Văn Tuấn). – Chuyện bê bối của ngành dược (TN). – Tiến sĩ dỏm chủ trì hội nghị khoa học thật (DV). – Ông Dương Trung Quốc bàn về chuyện quan chức khai man bằng cấp (GDVN).
-- Kỷ luật cán bộ in chức danh trên thiệp cưới của con (DT). –
- Án tù cho 3 công an xã giết người bằng còng, dùi cui điện (DT). – Xét xử vụ Công an xã đánh chết người vứt xác bên đường (VnMedia).
Nghịch lý của các chế độ độc tài
Sự tồn tại và, nhất là, sự tồn tại kéo dài của các chế độ độc tài chứa đựng một số nghịch lý rất lạ lùngHình: Reuters
Lý thuyết tiến hóa có thể giải thích bằng cách cho những nhà độc tài là những kẻ có bản lĩnh phi phường, vượt lên trên mọi người khác. Nhưng lịch sử lại cung cấp vô số bằng chứng ngược lại: Thứ nhất, trong suốt chế độ phong kiến vốn kéo dài cả hàng ngàn năm, không phải vị vua nào cũng tài giỏi. Ở nơi nào cũng có hằng hà những tên vua tầm thường, thậm chí, khở khạo hoặc ngu xuẩn. Vậy mà chúng vẫn đầy quyền lực và khiến mọi người khiếp sợ. Trong thời hiện đại cũng vậy. Không phải tên độc tài nào cũng xuất chúng. Người ta có thể ghét Adolf Hitler hay Fidel Castro nhưng ít nhất cả hai đều có một số tài nào đó, chẳng hạn, tài hùng biện. Nhưng còn những tên độc tài khác thì sao? Chẳng hạn Moammar Gadhafi ở Libya hay Kim Chính Nhật ở Bắc Hàn?
Cả Gadhafi lẫn Kim Chính Nhật đều bị giới nghiên cứu và truyền thông Tây phương gọi là điên với những chính sách và phát ngôn không những ngu xuẩn mà còn ngu xuẩn ở mức "phi thường", chỉ có thể tìm thấy ở những người mắc bệnh tâm thần mà thôi. Cứ vào Google, đánh tên hai người này, chúng ta sẽ thấy ngay một trong những tính từ phổ biến gắn liền với tên họ là chữ "điên rồ" (insane). Họ điên đến độ biến thành trò cười cho cả thế giới. Nhiều nhà bình luận chính trị nhận định: Phải điên lắm chúng ta mới hiểu nổi cái điên của Gadhafi và Kim Chính Nhật.
Điên vậy mà cả Gadhafi lẫn Kim Chính Nhật đều cầm quyền một cách tuyệt đối trong một thời gian rất dài: Kim Chính Nhật chính thức trở thành "Lãnh tụ kính yêu" của Bắc Hàn từ năm 1994, tức là cách đây gần 20 năm (thật ra, nhiều năm trước khi ông lên "ngôi", lúc Kim Nhật Thành còn sống, ông đã thay cha quyết định gần như mọi sự!). Gadhafi thì tại vị lâu hơn, đến 40 năm. Nếu Mỹ và khối NATO không quyết định không kích thẳng vào Libya để ủng hộ các nhóm phiến loạn không biết ông ta sẽ còn kéo dài những cơn điên của mình đến bao giờ nữa!
Không những cầm quyền lâu, cả Gadhafi lẫn Kim Chính Nhật đều tạo cho mình vô số huyền thoại. Người thì đóng vai của một thứ nhà tiên tri, một "lý thuyết gia" cách mạng của thế giới; người được coi như thánh sống, lúc ra đời trên một ngọn đồi nhỏ thì chim chóc hót vang chào đón, lớn lên thì trở thành một nhà chính trị sáng suốt phi phàm; còn tài năng thì vô cùng đa dạng: viết nhạc hay, chơi golf giỏi, thậm chí, giỏi cả internet; hơn nữa, ông không hề đi tiểu tiện (như người phàm trần) và có khả năng làm thay đổi thời tiết.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao những kẻ điên rồ như vậy có thể cầm quyền lâu như vậy? Tại sao dân chúng nước họ lại tin tưởng vào những chuyện vớ vẩn như vậy? Tại sao cả hai điều này có thể diễn ra bất chấp thực tế là đất nước của họ càng ngày càng lún sâu vào nghèo đói và không có ai có tự do cả?
Tại sao?
Giải phẫu các chế độ độc tài, các nhà nghiên cứu phát hiện có hai khía cạnh căn bản: việc tước hầu hết hoặc toàn bộ quyền của công dân và việc chia chác quyền trong một nhóm người nào đó.
Chuyện tước quyền thì đã rõ. hầu như ai cũng thấy. Độc tài, nói một cách vắn tắt, thực chất là một hình thức ăn cướp, có thể nói là ăn cướp ở mức độ triệt để và tàn bạo nhất. Các tên ăn cướp, dù hung bạo và tàn nhẫn đến mấy, cũng chỉ cướp được tài sản một số người. Độc tài cướp cả quyền sống và quyền làm người của con người, cướp tất cả những gì làm cho con người thành người. Con người cần trí tuệ ư? Độc tài cướp trí tuệ. Và mọi người trở thành những con vẹt. Con người cần phát triển toàn diện ư? Độc tài cướp đi sự toàn diện ấy. Và mọi người biến thành những kẻ què quặt. Con người cần tự do ư? Độc tài cướp mọi tự do. Và mọi người biến thành những tên nô lệ.
Có điều, trên đời, hiếm, nếu không muốn nói là không, có những cá nhân có thể đạt được sự độc tài tuyệt đối như thế. Ngay những kẻ gọi là độc-tài-dựa-trên-cá-nhân, như trường hợp của Hitler và Gadhafi, cũng không thể một mình thâu tóm mọi quyền lực trong tay được. Bởi vậy, dù ít hay nhiều, mọi tên độc tài đều phải ở trong thế phải chia chác quyền bính với người khác. Sự khác biệt, giữa các chế độ độc tài, chỉ là ở mức độ.
Ngày xưa, trên danh nghĩa, các vua chúa nắm quyền tuyệt đối. Nhưng họ vẫn biết khôn khéo chia quyền và chia lợi cho cả một tầng lớp đông đảo với những đặc quyền và đặc lợi nhất định: đó là giai cấp quý tộc. Chính cái giai cấp ấy đứng ra nhận lãnh trách nhiệm bảo đảm và bảo vệ sự toàn trị của vua chúa. Bảo vệ và bảo đảm không phải chỉ bằng vũ lực mà còn cả văn hóa: họ xây dựng cả những lý thuyết dựa trên thần quyền để nhồi sọ dân chúng.
Các chế độ độc tài sau này cũng vậy. Bao giờ chung quanh những tên độc tài cũng có một lực lượng đông đảo những kẻ cúc cung bảo vệ: những kẻ ấy cũng được chia chác cả quyền lẫn lợi.
Ví dụ, nhìn vào Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng có thể thấy rõ việc chia chác quyền lực và quyền lợi như vậy. Những nhân vật chóp bu trong hệ thốngg đảng và nhà nước hiện nay không phải là những kẻ duy nhất được hưởng mọi ưu đãi về quyền lực và quyền lợi. Họ khôn khéo chia quyền và lợi cho nhiều người khác để những kẻ đó trở thành những kẻ bảo vệ họ. Hậu quả là ở Việt Nam hệ thống quyền và lợi được phân cấp thành nhiều tầng. Nổi bật nhất là:
Tầng một: Đảng và chính quyền trung ương.
Tầng hai: chính quyền và đảng bộ ở cấp trung địa phương.
Tầng ba: quân đội.
Tầng bốn: công an.
Mỗi tầng có những đặc quyền và đặc lợi riêng không những cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình và bạn bè của họ. Lý do khiến giới lãnh đạo cao cấp, từ Phạm Văn Đồng ngày trước đến Nguyễn Tấn Dũng hiện nay, không thể cách chức các cán bộ dưới quyền, như những gì họ từng thú nhận, không phải vì họ bất lực mà chỉ vì họ muốn bảo vệ cái hệ thống chia chác quyền và lợi vốn có tác dụng bảo vệ quyền và lợi của chính họ. Để mua sự trung thành của các cán bộ cấp dưới, họ không có chọn lựa nào khác ngoài việc ngoảnh mặt làm ngơ trước những sự bất tài, bất lực và tham nhũng của những người ấy.
Nhưng tất cả những điều ấy đều chưa đủ giải thích sự tồn tại lâu dài của các chế độ độc tài. Còn một yếu tố khác nữa: sự sợ hãi của dân chúng.
Ở Trung Quốc ngày xưa có một câu chuyện ngụ ngôn có thể soi sáng điều này:
Có một lão nông nọ nuôi một bầy khỉ. Mỗi sáng, ông thả bầy khỉ ra khỏi chuồng, bắt chúng lên núi cao hái trái cây cho ông. Ông ra lệnh chúng phải nộp một nửa số trái cây chúng hái được. Bầy khỉ làm việc vất vả nhưng không dám than vãn. Chúng quần quật từ ngày này sang ngày khác. Trong khi đó, ông già cứ nằm khẩy ở nhà chờ bọn khỉ mang trái cây về nộp. Một phần ông ăn; môt phần, ông mang ra chợ bán; một phần ông cất trong kho. Ai cũng khen ông sung sướng. Một hôm, ở trong rừng, có một con khỉ con nêu vấn đề: "Có phải ông chủ trồng các cây và cả mấy khu rừng này không?" Các con khỉ già đáp: "Không". Con khỉ con lại hỏi: "Nếu không được phép của ông chủ thì chúng ta có thể hái trái cây ở đây không?" Đàn khỉ già đồng loạt trả lời: "Được chứ!" Con khỉ con lại hỏi: "Vậy tại sao chúng ta lại phải nộp một nửa trái cây mà chúng ta hái được cho ông ấy?" Nghe câu hỏi ấy, cả đàn khỉ bỗng giác ngộ. Đêm ấy, bọn khỉ phá chuồng, lấy tất cả số trái cây dự trữ trong kho mang lên rừng. Vĩnh viễn không trở lại. Ông già, cuối cùng, chết vì đói.
Có thể nói các con khỉ ấy đã giải quyết được những nghịch lý của nạn độc tài.
--