ÂĐ đã coi nhẹ sự phản đối của TQ đối với liên doanh thăm dò dầu khí ÂĐ - Việt Nam tại Biển Đông, nói rằng liên doanh đã hoạt động từ năm 1988 và không có kế hoạch ngưng hoạt động. TQ, thông qua báo chí của mình, coi liên doanh là sự khiêu khích nghiêm trọng. Thực tế là công ty dầu khí ÂĐ và PetroVietnam đã ký hợp đồng có hiệu lực 7 năm từ năm 2006 mà không có bất cứ sự phản đối ngoại giao đáng kể nào từ TQ. Căng thẳng ngoại giao giữa các cường quốc trong khu vực liên quan đến vấn đề thăm dò dầu khí và khoáng sản tại các vùng biển tranh chấp vẫn xẩy ra, đáng chú ý lần này là việc Việt - Ấn tăng cường quan hệ. ÂĐ dường như muốn hướng về Việt Nam nhằm tăng cường sự hiện diện tại ĐNÁ và nhằm chống lại ảnh hưởng của TQ tại khu vực, trong khi Việt Nam coi ÂĐ như một đối tác tự nhiên khi nước này muốn đảm bảo an ninh tại Biển Đông.
Việt - Ấn là đối tác chiến lược ổn định trong hơn một thập niên qua, tuy vậy, việc hai nước tăng cường trao đổi đoàn cấp cao trong tháng qua cho thấy cả hai bên dường như muốn thúc đẩy việc tăng cường quan hệ, đặc biệt trong vấn đề an ninh. Nguyên nhân có thể là do sự mạnh bạo gần đây của TQ tại Biển Đông và ý định của nước này muốn kiềm chế môi trường chiến lược của ÂĐ và Việt Nam.
Mặc dù Biển Đông có vai trò quan trọng chiến lược đối với Việt Nam nhưng nơi này hiện không có ý nghĩa chiến lược quan trọng với ÂĐ về mặt an ninh và năng lượng. Đối với ÂĐ, việc liên minh với Việt Nam thể hiện mong muốn can dự vào một vấn đề đang ngày càng được quốc tế hóa, qua đó có được một chỗ đứng trong khu vực và giúp cân bằng ảnh hưởng với TQ, qua đó xử lý nhiều vấn đề chiến lược khác của mình như tranh chấp lãnh thổ với TQ hoặc buộc TQ phải điều chỉnh chiến lược của mình trong các vấn đề tại Ấn Độ Dương, Nam Á… Ngoài ra, trong chính sách “Hướng Đông” của mình, quan hệ quốc phòng tay ba giữa ÂĐ - Mỹ và NB là nhằm kiềm chế TQ. Đưa Việt Nam vào mối quan hệ này sẽ giúp các nước tiếp cận được các căn cứ quân sự vùng bờ biển Việt Nam, cùng với chính sách tái can dự khu vực CÁ - TBD của Mỹ, việc ÂĐ tăng cường can dự vào vấn đề sẽ giúp ÂĐ có lợi ích về kinh tế cũng như mở rộng môi trường chiến lược của mình.
TQ, nước đặc biệt nhạy cảm với sự can dự của cường quốc bên ngoài với Việt Nam, đã đưa ra cảnh báo của mình. Sự kiện vụ đụng độ giữa tàu TQ - ÂĐ (nếu thực sự đã diễn ra) là một thông điệp không chỉ cảnh cáo ÂĐ mà còn nhằm tới Việt Nam. Tuy ÂĐ không có nhiều lựa chọn, nhưng việc gia tăng lợi ích của nước này tại các vấn đề khu vực ĐNÁ cũng như nhu cầu chiến lược để cân bằng ảnh hưởng với TQ sẽ giúp họ có được kết quả.
Tuy Việt Nam - ÂĐ cùng chia sẻ lợi ích chung và muốn tăng cường quan hệ quân sự, sự khác biệt trong các ưu tiên cũng như yếu tố TQ sẽ khiến hai nước không đi quá nhanh và quá xa.
Theo Stratfor
Trần Quang (gt)
Quan hệ Việt - Ấn: Phép thử sự kiên nhẫn của Trung Quốc ----------
--Ấn Độ và Biển Đông – Cần nhìn lại
– Phát hiện văn tế binh phu Hoàng Sa trong đất liền (TP).- Bộ đội Biên phòng quản lý tàu cá bằng phần mềm (TN) – Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: “Tôi muốn ngư dân tiếp tục ra khơi” (PLTP).
- TS Nguyễn Nhã : « Giới trẻ Việt Nam vẫn còn đói thông tin về chủ quyền biển đảo » – (RFI). -
- Sea dispute with China sparks north, south reconciliation in Vietnam (China Post). - Lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ hi sinh trong chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc,Tây nam, HS, TS.
-Áo mưa chống Trung Quốc xuất hiện ở Quảng Nam (Nguoi-Viet Online) -
Gần đây, ở các huyện Ðiện Bàn, Ðại Lộc, Duy Xuyên và phố cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam xuất hiện khá nhiều áo mưa in hình chiếc kéo cắt đường lưỡi bò và câu: ‘Xóa đường lưỡi bò, bảo vệ tổ quốc’.
-Robert D. Kaplan: Thay đổi quyền lực tại châu Á Mỹ đang bị ám ảnh bởi sự suy giảm quyền lực, thể hiện qua: Tình hình kinh tế yếu kém nhất kể từ sau Đại khủng hoảng; cắt giảm mạnh chi phí quốc phòng - dấu hiệu báo trước hồi kết của việc Mỹ triển khai lực lượng quân sự theo mô hình đế chế; sự sụp đổ của các chế độ Ả rập hợp tác chặt chẽ với Lầu năm góc và CIA. Nhưng không có biểu hiện nào rõ ràng hơn về sự thay đổi quyền lực tại châu Á bằng việc Mỹ từ chối bán máy bay F-16 thế hệ mới cho Đài Loan.
Các quan chức Mỹ lập luận rằng việc giúp ĐL nâng cấp máy bay F-16A/B sẽ giúp số máy bay này có khả năng gần như 66 máy bay đời mới F-16 C/D mà ĐL muốn mua, và với chi phí ít hơn. Tuy nhiên, việc nâng cấp trên không bao gồm trang bị động cơ cần có để tăng tốc độ của máy bay, và điều này cũng gây khó cho ĐL trong việc thanh lý loại máy bay này. Rõ ràng, quyết định trên là một thỏa hiệp khó khăn đối với Chính quyền Obama.
Theo một nghiên cứu từ năm 2009 của Rand, đến năm 2020, Mỹ sẽ mất khả năng bảo vệ ĐL trước các cuộc không kích của TQ, ngay cả với lực lượng của Mỹ bao gồm máy bay F-22s, hai đội tàu sân bay bố trí trong khu vực và quyền tiếp cận không bị gián đoạn đối với căn cứ không quân Kadena ở Okinawa. Hơn nữa, TQ sắp triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo có thể đe dọa tàu chiến của Mỹ và đội hình từ 300 đến 400 máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 do Nga sản xuất đã có ưu thế vượt trội đối với số lượng máy bay F-16s của ĐL, dù có nâng cấp hay không. Do ĐL chỉ cách TQ 100 dặm trong khi lực lượng không quân và hải quân của Mỹ lại được điều động tới Thái Bình Dương từ nửa vòng trái đất, quan niệm rằng Mỹ có thể đảm bảo vĩnh viễn chủ quyền trên thực tế của ĐL đã trở thành một giả định ngày càng mất giá trị. Cuộc hội đàm cấp tập gần đây giữa Phó TTh Biden và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình làm cho nội bộ chính quyền Obama tin rằng ĐL có thể được bảo vệ tốt hơn thông qua một sự hiểu biết về ngoại giao gần gũi hơn giữa Mỹ và TQ, hơn là thông qua một cuộc chạy đua vũ trang.
Nhưng nếu quan sát những điều đang xảy ra, có thể thấy rằng không phải Chính quyền Obama hành động không hợp lý. Con tàu Mỹ đang chỉnh buồm khi ngọn gió quyền lực TQ - cả về kinh tế và chính trị - đang mạnh lên. Mặc dầu vậy, quyết định giúp ĐL - nhưng không nhiều quá - cho thấy bản thân sự suy giảm quyền lực của Mỹ cũng là một khái niệm bị thổi phồng.
Quá trình suy giảm của một cường quốc không diễn ra đột ngột, mà diễn ra âm thầm trong nhiều thập niên, ngay cả khi chính giới luôn bác bỏ sự tồn tại của nó và không thừa nhận việc gây ra nó. Trong cuốn “Người hùng mệt mỏi”, Aaron Friedberg, giáo sư trường Đại học Princeton đã viết: Hải quân hoàng gia Anh đã bắt đầu quá trình đi xuống từ những năm 1890s, thậm chí nửa thế kỷ sau còn thắng trong hai cuộc đại chiến thế giới. Cũng như vậy, việc TQ dần dần thôn tính ĐL là một phần của sự quá độ sang thế đa cực về quân sự tại Tây Thái Bình Dương vốn được coi là “hồ của Mỹ” từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, Mỹ đang tìm cách chống lại xu hướng này: Trong tháng này, các quan chức chính quyền Obama - với ám ảnh TQ trong tâm trí - đã nâng cấp Hiệp ước phòng thủ với Australia, điều cho phép Mỹ tiếp cận nhiều hơn các căn cứ quân sự và hải cảng của Australia tại khu vực tiếp nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mỹ đang nhường vùng nước châu Á cho hải quân và không quân TQ, mặc dù rất miễn cưỡng.
Quá trình suy giảm cũng có tính tương đối. Sẽ là vội vàng nếu nói về sự suy giảm của Mỹ mà không biết số phận của một cường quốc như TQ sẽ đi tới đâu. Điều gì sẽ xảy ra nếu TQ có biến động về chính trị và kinh tế với những hậu quả tiêu cực đối với ngân sách quốc phòng? Lúc đó, lịch sử sẽ trở nên rất phức tạp, chứ không đơn giản là sự đi lên của TQ và đi xuống của Mỹ.
Bởi vì không thể biết trước tương lai, những gì chúng ta có thể làm là nêu ra hướng phát triển của sự vật. Và hướng đó là: TQ sẽ thống nhất ĐL một cách gián tiếp thông qua việc điều chỉnh cán cân lực lượng có lợi để TQ không cần phải động binh để chiếm một vùng đất rồi mình sẽ sở hữu. Không chỉ có khoảng 1.500 tên lửa đạn đạo tầm ngắn chĩa vào ĐL, hiện tại giữa TQ và ĐL còn có 270 chuyến bay thương mại/tuần và gần 1/3 xuất khẩu của ĐL là sang TQ. Do vậy, nền độc lập của ĐL đang tan chảy. Và khi các nhà hoạch định chiến lược của TQ giảm sự tập trung vào việc khuất phục ĐL, họ sẽ rảnh tay tập trung vào triển khai quyền lực vào vùng Biển Đông giàu năng lượng và tiếp đó là vươn ra Ấn Độ Dương - điều lý giải sự quan tâm lớn hơn của Mỹ đối với đồng minh Australia.
Đây chính là sự thay đổi quyền lực. Dù tinh tế và gián tiếp, đây là một quá trình xảy ra rõ ràng hơn so với những gì đang diễn ra ở khu vực Trung Đông hỗn loạn, một khu vực kém thịnh vượng, kém năng động cả về kinh tế và quân sự, và do vậy kém quan trọng hơn so với khu vực Đông Á. Câu chuyện ĐL kể cho Mỹ biết mình đang ở đâu và chiều hướng sẽ đi đến đâu./.
Theo Washington Post (A power shift in Asia)
Văn Cường (gt)
-Robert D. Kaplan: Thay đổi quyền lực tại châu Á