Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Tiền đổ vào châu Á nhưng Việt Nam…

(Tamnhin.net) - Từ đầu năm 2011 đến nay đã có tới 7 tỷ USD được rót vào vào các quỹ đầu cơ châu Á cao hơn so với mức 4 tỷ USD của cả năm 2010.

Riêng trong tháng 8/2011, các quỹ đầu cơ chuyên đầu tư vào châu Á hút lượng vốn ròng 500 triệu USD, do các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực.
Tháng 8/2011, các quỹ đầu cơ vào châu Âu đã phải chứng khiến lượng tiền 2,8 tỷ USD bị rút ra. Tại Mỹ, 4,8 tỷ USD được đầu tư thêm vào các quỹ đầu cơ với trọng tâm đầu tư Bắc Mỹ.

Theo tính toán của Eurekahedge, tổng tài sản thuộc diện quản lý của các quỹ đầu cơ châu Á tính đến cuối tháng 8/2011 đạt 136,1 tỷ USD, mức cao nhất tính từ tháng 12/2008.
Tổng tài sản được quản lý tại các quỹ đầu cơ châu Á hiện vẫn thấp hơn 40 tỷ USD so với mức đỉnh thiết lập tháng 12/2007, ngành đang phục hồi mạnh mẽ từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, một số quỹ thu hút được hàng trăm triệu USD.
Một số quỹ nổi bật như Azentus, do cựu chuyên gia đầu tư thuộc Goldman Sachs sáng lập, và quỹ được thành lập bởi Carl Huttenlocher, người phụ trách bộ phận châu Á thuộc JP Morgan Chase dự kiến sẽ tăng thêm lượng tài sản trong năm 2011.
Dòng tiền đổ vào châu Á tăng mạnh nhưng Việt Nam dường như "không nằm trong luồng chảy này".

Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó là VND yếu kinh niên làm nản các nhà đầu tư nước ngoài và cản trở chính phủ Việt Nam trong nỗ lực khắc phục nền kinh tế yếu kém vốn từng được coi là một trong những nền kinh tế triển vọng nhất châu Á cách đây 5 năm.

Giới phân tích và các nhà đầu tư cho rằng, cho đến khi Việt Nam gây dựng lại niềm tin thông qua các biện pháp khống chế lạm phát kỷ lục và thu hẹp thâm hụt ngân sách và thâm hụt mậu dịch thì rủi ro của việc giữ VND có khả năng vẫn nhiều hơn lợi thế giữ VND.

VND vào lúc này mạnh hơn hồi tháng 2 khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phá giá tiền đồng 8,5%. Tuy nhiên, VND đã bị mất giá hơn 20% kể từ giữa năm 2008 trong bối cảnh lạm phát chóng mặt, tăng trưởng tín dụng cao và thâm hụt lớn bào mòn lòng tin vốn đã ở mức thấp.

Kể từ thời điểm đó, tiền đồng bị mất giá hơn tất cả các đồng tiền khác ở châu Á.

Ông Dominic Bunning, chuyên viên chiến lược ngoại hối tại ngân hàng HSBC cho rằng, VND khó có thể duy trì được như mức hiện nay về lâu dài trong bối cảnh môi trường kinh tế vào lúc này.

Trong nỗ lực kết thúc một chu kỳ phá giá VND nhỏ giọt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đi bước lớn nhằm ổn định tiền tệ vào ngày 11/02 khi phá giá VND một lần lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hồi 1997-1998, với mức phá giá VND là 8,5%.

Sau đó, Ngân hàng Nhà nước buộc các công ty nhà nước bán ngoại tệ cho họ để tăng dự trữ ngoại hối, dẹp thị trường chợ đen, siết chặt kinh doanh vàng ...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã tăng tỷ lệ dự dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng lên ba lần. Trong một vài tháng, các biện pháp này mang lại kết quả. 

Hồi cuối tháng 2 tỷ giá hối đoái không chính thức lên quá 22.000 VND/USD và trong tháng Tư đã trở lại xuống ngang tầm với hối đoái liên ngân hàng ở mức 20.900 VND/USD và giao dịch trong biên độ Ngân hàng Nhà nước ấn định.

Nhưng vào đầu tháng 8, VND lại trượt giá ngoài biên độ ấn định khi có cơn sốt giá vàng và cán cân mậu dịch thâm hụt trở lại sau khi có thặng dư hiếm hoi vào tháng 7. Điều này làm nảy sinh các câu hỏi về tính bền vững của các chính sách Ngân hàng Nhà nước đưa ra.

Các nguồn tin cho biết kể từ giữa tháng 8, Ngân hàng Nhà nước bán USD một cách có chọn lọc đối với một số ngân hàng lớn.

Kinh tế gia Jonathan Pincus, Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP HCM cho rằng, các bước của Ngân hàng Nhà nước dường như để trì hoãn vấn đề chứ chưa phải giải quyết vấn đề...

Một phần đó là kết quả của nỗ lực của nhà chức trách vừa muốn kiểm soát cả tỷ giá lẫn lãi suất. Trong khi về cơ bản, phải chọn một. Hiện nay lãi suất không đủ cao để bù đắp cho sự lo ngại của người ta về thực trạng VND mất giá.

Các ngân hàng đang trả lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng tiền đồng là 14%. Mức này nghe có vẻ cao, nhưng lạm phát tại Việt Nam tới ngưỡng 23% vào tháng Tám, là mức cao nhất trong 33 tháng.

Giới đầu tư nước ngoài và các nhà phân tích cho rằng chính phủ cần làm nhiều hơn để thúc đẩy nền kinh tế.

Mark Mobius, Tổng giám đốc Tập đoàn Templeton Emerging Markets nói kế hoạch ổn định "lâu dài" cần phải cắt giảm chi tiêu chính phủ, huy động dự trữ ngoại hối và nỗ lực lớn nhằm tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, là khu vực hút tín dụng nhà nước nhiều nhất trong khi sử dụng vốn tương đối không hiệu quả. "Những biện pháp này sẽ tăng lòng tin. Các chính sách điều chỉnh tiền tệ chóng mặt làm giới đầu từ khó ra quyết định”.

Trong khi đó Benedict Bingham, đại diện cao cấp Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam, cảnh báo rằng các niềm tin vào VND trong năm nay là "tích cực nhưng cũng mong manh. Bất kỳ việc nới lỏng nào về chính sách tiền tệ quá sớm đều có thể làm suy yếu rằng tâm lý trên thị trường ngoại hối ", ông nói.
ANZ trong một ghi chú đã điều chỉnh lại dự báo tỷ giá với mức cho cuối năm là 21.000 VND/USD thay vì 20.835 VND/USD hiện nay.
                                                                                           
Vĩnh Thanh
-Tiền đổ vào châu Á nhưng Việt Nam…
------------------
--Khó khăn hiện nay của kinh tế Việt Nam- (BBC)-Chính phủ và doanh nghiệp trong nước vật lộn với suy giảm kinh tế thế giới, lạm phát và tín dụng thắt chặt.- Kinh tế Việt Nam có cơ hội thành một con hổ mới (NDHMoney).
-Wall Street Journal đánh giá cao kinh tế Việt Nam (VnEconomy) -Việt Nam nằm trong nhóm nước được dự báo sẽ trở thành thế hệ những “nền kinh tế con hổ mới” của thế giới
-Bơm 2,000 tỉ đồng cứu nguy ngân hàng – (NV). “Một chuyên viên kinh tế trong nước nhận định riêng với báo Người Việt nói rằng việc bơm vốn của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam nhằm cứu nguy hệ thống ngân hàng thương mại bị rút vốn ồ ạt trong mấy ngày qua”.
Cần một “nghệ thuật điều hành” lãi suất (ND 21-9-11) -- Sắp giao việc điều hành lãi suất cho Bộ Văn hoá
Thể thao Du lịch?
- IMF dự báo lạm phát Việt Nam năm 2011 là 19% (VNE). “Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự kiến lạm phát của Việt Nam sẽ là 19% năm 2011 và 12,1% năm 2012.- IMF dự báo lạm phát Việt Nam năm 2011 là 18,8% (Gafin). “Quan điểm của IMF tương tự như của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trong báo cáo vừa công bố tuần trước.”
- Lạm phát: Lặp lại sai lầm?IMF tăng mức dự báo CPI Việt Nam(tamnhin.net). - CPI tháng 9 và “hiệu ứng” ngày khai trường (VnEconomy).-- Ngân hàng nhỏ ra chiêu “lách rào” lãi suất (TQ). - Đừng tính.. đại  —  (Nguyễn Vạn Phú) - Tiểu xảo lách lãi suất (NLĐ)
- Citi: Liệu lạm phát tại Việt Nam đã chạm đỉnh? (Stox).- CPI tháng 9 tại Hà Nội bỗng giảm tốc ‘cực nhanh’ (ĐV).- Lạm phát: Hà Nội “nguội”, TP.HCM “nóng” (DT).-- - Lãi suất thực: Âm hay dương? (Stox/NCĐT).  – Ồ ạt rút tiền ngân hàng đi mua vàng (VTC).- “Chợ đen” ngoại tệ âm thầm hoạt động trở lại (CAND).

- Chứng khoán bị đánh xuống mạnh: Ý đồ gì? (VEF).-
- Giá vàng trong nước bất ổn (NLĐ). - Các ngân hàng tại TPHCM giữ 91 tấn vàng (Gaffin).-
- Nhiều doanh nghiệp được cấp quota nhập khẩu vàng (TN).



- Giám đốc ngân hàng trần tình về nghi án bị gài bẫy lãi suất (PLTP).-- Đằng sau nghi án DongA Bank bị “chơi xấu” (VnEconomy) -
Giới ngân hàng xì xào thông tin, một ngân hàng lớn đã “gài bẫy” DongA Bank vì hành vi “xé rào” lãi suất

--Chi 1 triệu USD mời cựu bộ trưởng ngân khố Mỹ đến Việt Nam (SGTT 21-9-11) -- Tưởng đâu mời Robert Rubin hoặc Henry Paulson thì còn có lý, đằng này mời John Snow!  Ối giời ơi! -- Chi 1 triệu USD mời cựu bộ trưởng ngân khố Mỹ đến Việt Nam (SGTT).-1 triệu USD cho 3 ngày làm việc - TUỔI TRẺ -
- Chi 1 triệu USD mời cựu Bộ trưởng ngân khố Mỹ đến Việt Nam (NDHMoney).
-Hà Nội: Chi 1 Triệu Đô Để Mời 1 Diễn Giả Mỹ Nói Chuyện

-Bất ổn ở cơ quan “tham mưu chiến lược”
(Tamnhin.net) - Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ được thành lập để “tham mưu chiến lược phát triển” cho lãnh đạo thành phố nhằm vượt qua những lúng túng của tầm nhìn hạn hẹp và gần 5 năm đã trôi qua.
- “Nới lỏng tiền tệ lúc này là hơi sớm”  (Bee.net 21-9-11) -- P/v Võ Trí Thành
 -

---------- - Kiểm tra “3 ông lớn” kinh doanh xăng dầu (tamnhin.net).

-Nên công bố các gian lận trong ngành xăng dầu
- Minh bạch giá xăng dầu: Nói là làm (DT). “Ông Vương Đình Huệ là người có kiến thức, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính và rất tự tin về năng lựccủa mình. Ông dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Cán bộ lãnh đạo có được nhiều người như vậy thì may cho dân cho nước biết mấy!” - ‘Không có chuyện Petrolimex lãi nhiều như Bộ Tài chính nói’ (DHMoney.vn). –  – ‘Tôi thấy rất sướng khi nghe phát biểu của Bộ trưởng Vương Đình Huệ (NDHMoney).  - Những bất cập trong điều hành giá xăng dầu (VNE).  – “Trần tình” của Petrolimex đã hợp lý? (VnEconomy). Những bất ổn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu hiện nay rất có thể xuất phát từ sự độc quyền của một vài doanh nghiệp – Giơ cao bàn tay hữu hình (TBKTSG).  – Minh bạch giá xăng dầu: Nói là làm (DT).-Điều hành giá phải vì lợi ích của dân daidoanket ---Quyền được mặc cả (Dân Việt) - Cách đây vài hôm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú khẳng định: “Phần lớn người tiêu dùng hiện nay không hiểu hoặc cố tình không tìm hiểu nên mới có đề xuất kiểm toán giá xăng dầu”. 
---------- 
-Gần 4.000 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 20 để vận chuyển bauxite (QĐND 21-9-11) -- Tiền này ở đâu ra?-
- Rò hóa chất ở Tổ hợp bauxite Tân Rai (Bee).
----------------
-Cà phê Buôn Ma Thuột - Thua cả trong lẫn ngoài (SGGP 21-9-11)-- Phỏng vân ông TRẦN HỮU NAM, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH & CN): Cà phê Buôn Ma Thuột có thể bị xâm hại toàn cầu (ĐT).  – Chủ quan là mất thương hiệu (TG&VN). - Có thể lấy lại nhãn hiệu Buôn Ma Thuột (PLTP).
-Ngoại giao trước, khởi kiện sau - TUỔI TRẺ -
-Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột có thể khiếu kiện
Xung quanh việc chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhãn hiệu, Cục SHTT cho biết như trên





Vietnam's supply chain reform agenda
  (Bangkok Post 21-9-11)

-Kinh Điển - Quan hệ xã hội và sản xuất cá tra ở Việt Nam: The social relations of catfish production in Vietnam (Geoforum 42 (2011) )
--Mỹ: VN cần cải thiện việc thi hành các cam kết khi gia nhập WTO - VOA -Tincủa Bloomberg hôm nay trích lời một giới chức chính phủ Mỹ nói rằngViệt Nam cần phải giảm sự hậu thuẫn dành cho các công ty quốc doanh,phải định rõ các thủ tục về hợp đồng và cải thiện việc thi hành các luậtvề tác quyền, để hướng tới một nền kinh tế thị trường.
 -
--“Doanh nghiệp nhà nước phải được xã hội giám sát!” (VnEconomy) -
Phó viện trưởng CIEM nhấn mạnh cần công khai thông tin hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước-
-Ngày hội mua nhà giá gốc "bị hoãn " vì có đâu mà hoãn ?"Tiền hậu bất nhất" thời kinh tế thị trường!(Tamnhin.net) –
- Hàng loạt đơn tố BTC “Ngày hội mua nhà giá gốc” là “con nợ” (GDVN).- Chồng chéo quy định góp vốn bất động sản (TBKTSG).-Giải cứu thị trường bất động sản: Trăm phương nghìn kế vẫn… bất thành!


- Khách mua gạo từ bỏ Thái Lan để tìm đến Việt Nam (NDHMoney).-- Kiến nghị giữ 3,81 triệu ha đất trồng lúa (VnEconomy). -Bảo hiểm nông nghiệp: Chưa hấp dẫn nông dân - TUỔI TRẺ -
- Cao su vẫn tắc ở mậu biên, giá giảm (SGTT).

- Loạt dự án thủy điện chậm tiến độ: Do nhà thầu Trung Quốc yếu kém (Dân Việt).
- Doanh nhân trẻ Trung-Việt đề xuất thúc đẩy xây dựng hành lang kinh tế Nam Ninh-Xin-ga-po (CRI).

Kinh tế Trung Quốc:Why China Is a Financial Midget(WSJ 21-9-11)
- IMF: ‘Kinh tế thế giới đang khủng hoảng lòng tin’ (VNE).  – Paul Krugman: “Kinh tế sẽ suy yếu, nếu tiếp tục bị rút máu” (Tầm nhìn).
- Giới chính trị Thụy Sĩ muốn dừng bán vàng dự trữ  (TTXVN).
- Hy Lạp, các nước chủ nợ đạt được một vài tiến bộ (VOA). -- Châu Âu, thế giới rúng động vì khu vực đồng Euro đang căng thẳng  (VOA). – IMF kêu gọi giúp đỡ các ngân hàng châu Âu – (RFI). – Tình trạng nợ nần ở Châu Âu tạo ra các cơ hội cho Trung Quốc (VOA).

- “Italy sẽ không đạt mục tiêu cân bằng ngân sách” (InfoTV).-- Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Trung Quốc- Ả Rập lần thứ 2 khai mạc  – (RFI).

- FED suy tính về hành động trong khi các nhà lập pháp can thiệp (VOA).-- Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng vọt trong tháng 8 (VOA).
- IMF giảm mạnh dự báo tăng trưởng toàn cầu (TBKTSG).  – Kinh tế toàn cầu đang ở “giai đoạn nguy hiểm” (TN).
--Châu Âu, thế giới rúng động vì khu vực đồng Euro đang căng thẳng - VOA - Châu Âu đang cố gắng cứu vãn đồng euro đang ràng buộc 17 quốc gia.


-Khủng hoảng nợ Châu Âu qua góc nhìn Trung Quốc (Tamnhin.net) - Theo một quan chức kinh tế Trung Quốc hàng đầu, giới lãnh đạo chính trị Châu Âu thiếu dũng khí và không nhìn xa trông rộng trong việc xử lý cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.
-China's manufacturing slows as U.S., Europe stallBEIJING (Reuters) - China's manufacturing sector contracted for a third consecutive month in September while a measure of inflation picked up, suggesting the world's No.2 economy may not be able to provide much of a counterweight to flagging U.S. and European growth.
-Tình trạng nợ nần ở Châu Âu tạo ra các cơ hội cho Trung Quốc - VOA - Trong tuần này, các giới chức Trung Quốc đã nối đuôi nhau lên tiếng trấn an Châu Âu rằng Trung Quốc ủng hộ đồng euro bất kể cuộc khủng hoảng nợ nần ngày càng lún sâu tại các nước thành viên như Italia và Hy Lạp. 
-Châu Âu khủng hoảng, Trung Quốc đắc lợi? (Tamnhin.net)- Cuộc khủng hoảng ngân hàng châu Âu có thể lan rộng toàn cầu và những ảnh hưởng của nó có thể so sánh với việc sụp đổ của tập đoàn đầu tư Mỹ Lehman Brothers trong năm 2008.
---BRICS có cứu được Eurozone?
-Kinh tế Mỹ trước mối họa “thập kỷ mất mát” (VnEconomy) -
Chương trình nới lỏng định lượng mới được FED công bố đêm qua đã không thể vực dậy niềm tin của thị trường, bởi kinh tế quá yếu
-3 ngân hàng lớn của Mỹ bị giáng cấp tín dụng - VOA -Công ty dịch vụ tài chánh Moody’s đã giáng cấp tín dụng 3 ngân hàng lớn của Hoa Kỳ. Hôm thứ Tư, Moody’s cho biết đã cắt giảm mức tín dụng của Bank of America, Wells Fargo, và Citygroup

Tổng số lượt xem trang