Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Việt Nam có cần một bộ chỉ số riêng để tự đánh giá mình?

-Việt Nam có cần một bộ chỉ số riêng để tự đánh giá mình?Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về xếp hạng nặng lực cạnh tranh, Việt Nam đang có xu hướng tụt hạng dần.
Dẫn đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, báo cáo của Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh tại phiên họp ngày 31/12 cho biết, khoảng cách thu nhập của người dân Việt Nam so với mức trung bình của các nước đang phát triển tại châu Á ngày càng lớn.

Cũng theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về xếp hạng nặng lực cạnh tranh, Việt Nam đang có xu hướng tụt hạng dần.

Cụ thể, năm 2010-2011 xếp vị trí 65/142 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2011-2012 tụt xống vị trí thứ 75/ 144 quốc gia và vùng lãnh và Năm 2012-2013 tăng 5 bậc, lên vị trí 70/ 148 quốc gia và lãnh thổ. Năm 2012 tụt 10 hạng là do cả 3 nhóm chỉ số của Việt Nam đều xuống hạng.

Tại phiên họp nói trên, một nội dung quan trọng đã được các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận. Đó là: Việt Nam có cần hay không một bộ chỉ số riêng để tự đánh giá mình, giống như cách mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới… đang đánh giá các nước.

Tuy nhiên, hầu hết ý kiến tại phiên họp đều phản đối việc xây dựng bộ chỉ số riêng của Việt Nam.

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, “hiện cả thế giới soi chung một gương, thì chúng ta đừng chế gương cầu lồi để soi riêng mình”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển có cùng quan điểm không ủng hộ xây bộ chỉ số riêng. Theo ông, “liệu chúng ta tự đánh giá chúng ta có hợp lý không?”

Ông Tuyển cũng thẳng thắn rằng, “không nhất thiết phải mất thì giờ vào các chỉ số do chúng ta đưa ra, trong khi thực tế với đánh giá của các tổ chức quốc tế, những năm gần đây chỉ số cạnh tranh của chúng ta không được cải thiện, thậm chí có chỉ số giật lùi.

Bởi, theo ông, vấn đề quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, đội ngũ cán bộ thực hiện. 

“Có doanh nghiệp nhập khẩu, phải đóng thuế môi trường nhưng vì số thuế ít quá nên cơ quan thuế không thu cho, cứ để đấy buộc họ phải đưa phong bì gấp đôi khoản thuế kia mới nộp được”, ông Tuyển kể một ví dụ và đặt câu hỏi, tình trạng này có phổ biến không?

Vừa dứt lời, ông đã nhận được ý kiến từ một số thành viên Hội đồng rằng, “chuyện đó là phổ biến”. Thực trạng này sau đó được một đại diện Viện Hàn lâm khoa học xã hội bình luận, "vì Việt Nam đang là quốc gia trong quá trình chuyển đổi, thế chế chưa hoàn thiện, tham nhũng còn nhiều".

Chính vì vậy, theo ông Tuyển, chúng ta có rất nhiều chỉ thị nhưng không ăn thua. “Quan trọng nhất là phải tìm được nguyên nhân nào làm cho chỉ số cạnh tranh của chúng ta tụt xuống. Phải chỉ ra bộ, ngành chịu trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể để cải thiện điểm số, vị trí”, ông kiến nghị.

Phát biểu chỉ đạo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói, chúng ta không chạy theo thành tích, nhưng đánh giá của thế giới về Việt Nam chính là tiền, là bạc. Nếu đánh giá tốt thì mọi cái sẽ thuận lợi hơn, đặc biệt là vay vốn sẽ dễ hơn.

Song, “thế giới đánh giá mình, thì mình phải đặt mình trong thế giới! Thiên hạ đang soi mình, nên mình sẽ phải cải thiện, nếu không sẽ mất sức cạnh tranh”, ông Đam nói.



- Kinh tế Việt Nam trong Thế giới 2014 (RFA). – Video: 2014 – Kinh tế hứa hẹn phát triển khả quan (VTV).

- Nợ xấu và “cứu cánh” VAMC: Nếu có cơ trời hửng… (VnEco). – VAMC đã mua gần 39.000 tỷ đồng nợ xấu (SGGP).- Việt Nam thu hút được 11 tỷ USD kiều hối trong năm 2013 (TTXVN).- Ngân sách nhà nước vượt dự toán nhờ thu ‘mạnh tay’ (ĐV).

- Luật chơi do các ‘đại gia’ đặt (VNN).

- “CPI thấp nhưng giá cả tăng vù vù” (Infonet).
-Việt Nam xếp thứ 75 về năng lực cạnh tranh toàn cầu (tụt 10 bậc so 2011)
-"Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh của WEF về Việt Nam lấy số liệu từ năm 2011"
Đó là nhận định của giám đốc WB tại Việt Nam xung quanh việc xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam do WEF công bố.
Đó là nhận định của giám đốc WB tại Việt Nam xung quanh việc xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam do WEF công bố.
Thời gian qua, nhiều định chế quốc tế, trong đó có WB, IMF, đã đánh giá cao những chuyển biến tích cực của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố Việt Nam đã lùi 10 bậc so với năm ngoái.



Bình luận về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn củaVTV, bà Victoria Kwa Kwa Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, nhấn mạnh, WEF đã sử dụng những số liệu được lấy từ năm 2011, tính toán và đưa ra báo cáo vào thời điểm hiện nay. Năm 2011, lạm phát của Việt Nam ở mức 2 con số, tình hình vĩ mô chưa có nhiều diễn biến tích cực nên mới có kết quả Việt Nam bị tụt hạng.

Từ đó đến nay, theo quan sát của WB, Chính phủ Việt Nam đã rất thành công trong cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, lạm phát ở mức một con số, tình hình vĩ mô tốt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, bà Victoria Kwa Kwa cũng cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại mà Việt Nam cần phải giải quyết, như nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống cầu cảng để giúp tàu thuyền đi lại dễ dàng hơn, nâng cao hơn chất lượng đội ngũ lao động, đào tạo kỹ năng phù hợp. Khảo sát của WB cho thấy có nhiều doanh nghiệp đang thực sự cần lao động, nhưng lại không tuyển được lao động có kỹ năng, tay nghề theo yêu cầu.
Theo bà Victoria Kwa Kwa, Việt Nam cần phải tiếp tục cải cách nhiều lĩnh vực. Thứ nhất, phải kể đến các doanh nghiệp Nhà nước, cần nhìn nhận rõ hơn về việc doanh nghiệp Nhà nước nên tham gia vào lĩnh vực nào, doanh nghiệp tư nhân nên có mặt ở lĩnh vực nào. Chính phủ Việt Nam hẳn đã nhận thấy vấn đề này, nên đã đưa ra nhiều chính sách đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước.

Thứ hai, Việt Nam cần cải cách hệ thống ngân hàng để hệ thống này hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, phải thực sự chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với điều kiện phát triển mới của Việt Nam.

Trước đó, ông Sanjay Kalra, Đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cũng đánh giá cao những kết quả mà Chính phủ Việt Nam đạt được trong 7 tháng đầu năm. Cụ thể, tỷ giá rất ổn định, lạm phát giảm rất mạnh từ mức trên 20% vào tháng 8/2011 xuống dưới 5,5% vào tháng 7/2012; đồng thời, dự trữ ngoại hối đã tăng nhiều. Người dân hiện nay đã tin tưởng hơn vào đồng Việt Nam.

“Cho dù quan điểm của chúng tôi là muốn lãi suất chính sách giảm chậm hơn nhưng chúng tôi có thể nói rằng kết quả đạt được nhìn chung là hài lòng và các biện pháp chính sách mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện đã mang lại kết quả ổn định kinh tế vĩ mô như chúng tôi kỳ vọng”, ông Sanjay Kalra nói.
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 do WEF thực hiện dựa trên khảo sát tại 144 quốc gia, vùng lãnh thổ với trên hơn 100 chỉ tiêu, được chia làm 12 nhóm: Thể chế, hạ tầng, kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục cơ bản, giáo dục & đào tạo nâng cao, thị trường hàng hóa, lao động, tài chính, mức độ sẵn sàng đón nhận công nghệ, quy mô thị trường, mức độ phát triển kinh doanh và tính tiên phong.

Trong Báo cáo, Việt Nam xếp thứ 75 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát.


Việt Nam tụt hậu quá xa trên chặng đua năng lực cạnh tranh quốc gia
Bình quân một lao động ở Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng công nghiệp quá thấp so với các nước trong khu vực, hầu như không đổi trong 10 năm. Trong tài liệu "Thách thức từ thâm hụt thương mại" được trích từ báo cáo "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Ủy ban kinh tế vừa công bố, TS. Tô Trung Thành đánh giá, Việt Nam tụt hậu quá xa trên chặng đua năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo TS. Thành, trong xu hướng chung của thế giới hiện nay, lợi thế cạnh tranh xây dựng từ sở hữu các nguồn lực tài nguyên thô và giá nhân công rẻ, từ các ngành thâm dụng lao động và có hàm lượng công nghệ thấp đang đối diện nguy cơ khó bền vững. Thay vào đó, hàm lượng công nghệ, kỹ năng lao động, cơ sở hạ tầng và năng lực quản lý mới là những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia.

Số liệu của UN Comtrade (Cơ sở thống kê dữ liệu Thương mại tiêu Dùng của Liên Hợp Quốc) cho thấy, sản xuất công nghiệp thế giới trong hơn 10 năm qua có những diễn biến mới. Giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng công nghiệp (MVA) của những ngành có hàm lượng công nghệ cao có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, cao hơn nhiều các nhóm ngành khác.


Tuy nhiên, theo báo cáo này, bình quân một lao động ở Việt Nam tạo ra giá trị MVA quá thấp so với các nước trong khu vực và điều này hầu như không thay đổi sau 10 năm.

Cụ thể, năm 2000, MVA/lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/3,5 so với Trung Quốc, 1/3 so với Indonesia, 1/5 so với Thái Lan, và thậm chí chỉ bằng 1/20 so với Malaysia. Sau 10 năm, các tỉ lệ tương ứng vẫn ở mức rất thấp là 1/5; 1/3; 1/5,5 và 1/10.

Tỉ trọng MVA/GDP của Việt Nam cũng thuộc vào loại thấp nhất trong khu vực, chỉ chiếm 20% GDP, trong khi ở Trung Quốc và Thái Lan là khoảng 34%.

Không những tạo ra ít giá trị gia tăng công nghiệp, hàm lượng công nghệ trong các ngành sản xuất cũng rất thấp so với các nước khác, và hầu như không thay đổi trong nhiều năm.

Tỉ trọng ngành có hàm lượng công nghệ trung bình và cao chỉ chiếm tỉ trọng 25% giá trị công nghiệp trong giai đoạn 2005-2009, so với hơn 60% ở Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc.

Xét về hàm lượng công nghệ trong hàng công nghiệp xuất khẩu Việt Nam, theo tiêu chuẩn của Tổng cục Thống kê, tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu trong nhiều năm gần đây và hầu như không có xu hướng tăng, trong khi nhóm nông lâm thủy sản vẫn duy trì ở mức 20%.


Trong cơ cấu của các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thì tỉ trọng của nhóm ngành máy vi tính, linh điện điện tử (thuộc ngành hàng có hàm lượng công nghệ trung bình) chỉ chiếm tỉ trọng 10% trong các năm, trong khi phần lớn đều thuộc nhóm ngành hàng có công nghệ thấp hoặc dựa vào tài nguyên thô (giày dép, may mặc, sản phẩm đồ gỗ…).

Theo cách phân loại của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), hàm lượng công nghệ các ngành xuất khẩu của Việt Nam hầu như không thay đổi sau 10 năm.


Tỉ trọng các ngành sử dụng công nghệ cao chỉ chiếm 12-13%, ngành sử dụng công nghệ trung bình khoảng 10%, trong khi ngành công nghệ thấp chiếm tỉ trọng trên 60%.

Trong khi đó, các quốc gia khác trong khu vực đều có các ngành công nghệ trung - cao chiếm tỉ trọng phần lớn trong cơ cấu xuất khẩu. Cho đến năm 2009, tỉ trọng ngành công nghệ cao của Trung Quốc đã chiếm tới 35,6%, Malaysia là 45,7% và Thái Lan là 27%.

Tỉ trọng ngành sử dụng công nghệ thấp của các nước chỉ còn dưới 30% đối với Trung Quốc và thấp nhiều hơn nữa ở các nước còn lại.

Điều này cho thấy sự tụt hậu khá xa của Việt Nam so với các nước khác trong việc xác lập năng lực cạnh tranh công nghệ, báo cáo cho hay.

Nguyên nhân, theo TS. Tô Trung Thành, là do Việt Nam thiếu chiến lựợc rõ ràng và nhất quán trong việc xây dựng khả năng cạnh tranh trong một thời gian dài, như thiếu chú trọng đến các chính sách cơ bản (tạo môi trường sản xuất ổn định và cạnh tranh) và chính sách hỗ trợ (phát triển nguồn lực con người, chính sách FDI và nhập khẩu công nghệ, chi đầu tư và phát triển, v.v…).
Theo Khampha/Ủy ban kinh tế


-Việt Nam xếp thứ 75 về năng lực cạnh tranh toàn cầu
-Điểm mạnh về năng lực cạnh tranh của Việt Nam gồm có thị trường lao động hiệu quả, quy mô thị trường lớn, Diễn đàn kinh tế thế giới nhận định.
Hôm nay 5/9, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2012 - 2013, theo đó, Việt Nam tụt xuống thứ 75 trong số 144 nền kinh tế.
Như vậy kể từ năm 2010, năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam tụt 16 bậc, từ thứ 59 trong bảng xếp hạng năm 2010-2011, xuống 65 năm 2011-2012. Hiện tại, Việt Nam thấp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á theo khảo sát của WEF.
Biểu đồ GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 1999-2011.
Biểu đồ GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 1999-2011.

Trong 12 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, Việt Nam tụt hạng về 9 tiêu chí. Trong đó, Việt Nam tụt 41 bậc về môi trường kinh tế vĩ mô xuống vị trí thứ 106 sau khi tăng 20 bậc vào năm 2011. Các chỉ tiêu khác gồm có cơ sở hạ tầng (thứ 95), chất lượng đường xá (thứ 120), cầu cảng (130). Theo nhận định của WEF, cơ sở hạ tầng vẫn là thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mặc dù đã có dấu hiệu cải thiện trong những năm gần đây.

Các thể chế Nhà nước bị hạn chế bởi tham nhũng và hoạt động kém hiệu quả, trong khi đó tính minh bạch trong khu vực tư nhân còn kém. Lạm phát của Việt Nam năm 2012 tuy đã giảm đáng kể nhưng tình trạng nợ công vẫn đáng lo ngại.

Dân số: 90 triệu người

Tổng GDP: 122,7 tỷ USD

GDP bình quân đầu người: 1.374 USD

Tỷ lệ trong GDP toàn cầu: 0,38%
Về điểm mạnh của Việt Nam, thị trường lao động được đánh giá khá hiệu quả (xếp thứ 51), quy mô thị trường lớn (xếp thứ 32), chất lượng giáo dục đại học và chăm sóc y tế xếp thứ 64.

10 nước đứng đầu danh sách năm nay vẫn là các nước châu Âu, trong đó tiếp tục đứng đầu là Thụy Sỹ. Trong top 10 này còn có Mỹ (thứ 7) và 3 nền kinh tế châu Á gồm Singapore (thứ 2), Hong Kong (thứ 9) và Nhật Bản (thứ 10).

Báo cáo mức độ cạnh tranh toàn cầu dựa trên 12 nhân tố chính của mức độ cạnh tranh, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tình hình cạnh tranh ở các nước trên thế giới. Các nhân tố này là: thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục, mức độ hiệu quả của thị trường hàng hóa, thị trường lao động, sự phát triển thị trường tài chính, công nghệ thông tin, quy mô thị trường, sự tinh vi trong kinh doanh và cải tiến.
Theo WEF/Khampha

--Việt Nam xếp thứ 75 về năng lực cạnh tranh toàn cầu
*************
Việt Nam tụt hạng năng lực cạnh tranh 7/9/2011 --Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011 - 2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố xếp Việt Nam ở vị trí thứ 65 trên tổng số 142 quốc gia được khảo sát, rớt 6 bậc so với năm ngoái.
> S&P hạ bậc tín nhiệm Việt Nam
Để mất điểm ở 10 trong số 12 chỉ báo được Diễn đàn Kinh tế thế giới xem xét, Việt Nam chỉ dành được tiến bộ rõ rệt duy nhất về môi trường kinh tế vĩ mô (xếp thứ 65, tiến 20 bậc so với xếp hạng năm ngoái).
WEF tỏ ra bi quan hơn cả về tình trạng lạm phát, đang tăng với tốc độ hai con số ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó tỷ lệ thâm hụt ngân sách cao (6% trong năm 2010), cơ sở hạ tầng không bắt kịp đòi hỏi của nền kinh tế tiếp tục là quan ngại lớn của các chuyên gia dành cho Việt Nam (giao thông đường bộ xếp thứ 123, cảng xếp thứ 111). Chất lượng giáo dục, tuy có những tiến bộ đáng kể so với năm ngoái nhưng vẫn chỉ được xếp ở nhóm trung bình thấp.
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam không còn được đánh giá cao như năm 2010. Ảnh: Usnews
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam không còn được đánh giá cao như năm 2010. Ảnh: USNews
Thủ tục hành chính tiếp tục là rào cản lớn đối với nhà đầu tư khi thâm nhập thị trường Việt Nam khi họ trung bình phải trải mất 44 ngày và trải qua 9 thủ tục để có giấy phép kinh doanh. Ở hai chỉ tiêu này, Việt Nam bị xếp hạng lần lượt là 119 và 94.
WEF cũng khuyến cáo Việt Nam cũng cần phải cải thiện một loạt điểm yếu khác như quyền sở hữu trí tuệ (xếp thứ 127) hay khả năng phòng chống tham nhũng… để có được xếp hạng cao hơn trong những năm tới.
Theo số liệu được WEF công bố, dân số Việt Nam tính đến cuối năm 2010 đạt khoảng 89 triệu người và có tổng thu nhập quốc nội khoảng 103,6 tỷ USD, tương đương 0,37% GDP toàn cầu. Tính trung bình thu nhập bình quân đầu người đạt 1.174 USD một năm. Con số này được xem là một bước tiến lớn trong những năm gần đây khi giúp Việt Nam bước vào ngưỡng thu nhập trung bình.
Thu nhập của người Việt Nam ngày một cách xa so với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển tại châu Á. Nguồn: WEF
Thu nhập của người Việt Nam ngày một cách xa so với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển tại châu Á. Nguồn: WEF
Tuy nhiên, thống kê của WEF trong vòng 25 năm qua cho thấy khoảng cách thu nhập của người Việt với mức trung bình của các nước đang phát triển tại châu Á ngày một xa. Năm 1985, thu nhập của người lao động Việt Nam gần như tương đương với các quốc gia cùng trình độ phát triển khác tại châu Á (khoảng 400 - 500 USD theo tỷ giá vào thời điểm đó). Nếu giữ nguyên tỷ giá tại kỳ gốc này, thu nhập của tại Việt Nam đang thấp hơn trung bình của các nền kinh tế đang phát triển khác tại châu Á khoảng 2.000 USD.
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011 - 2012 được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thực hiện trên cơ sở khảo sát tại 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 4 so với năm ngoái. Cả 4 thành viên mới này đều xếp hạng thấp, dưới Việt Nam.
Năm nay, Thụy Sĩ tiếp tục dẫn đầu về mức độ thuận lợi đối với các hoạt động kinh tế. Singapore vượt qua Thụy Điển để chiếm vị trí thứ 2. Phần Lan có bước nhảy vọt từ vị trí thứ 7 lên thứ 4 trong khi Mỹ rớt một bậc xuống hạng 5. Các vị trí còn lại trong tốp 10 lần lượt thuộc về Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật và Anh.
Nhật Minh
 – Việt Nam tụt hạng năng lực cạnh tranh  (VNE).

-Tiền đồng sẽ tiếp tục mất giá?
Tỷ giá VND/USD đỡ giao động mạnh hơn so với các tháng trước.
Tiền đồng của Việt Nam ở thế kẹt và bị coi là kém hấp dẫn nhất châu Á mặc dù Ngân hàng Nhà nước có động thái dùng nguồn dự trữ ngoại hối để giữ giá, hãng Reuters nhận định trong bài phân tích ngày 06/09.
Thực trạng tiền đồng yếu kinh niên làm nản các nhà đầu tư nước ngoài và cản trở chính phủ Việt Nam trong nỗ lực khắc phục nền kinh tế yếu kém vốn từng được coi là một trong những nền kinh tế triển vọng nhất châu Á cách đây 5 năm.

Cho đến khi Việt Nam gây dựng lại niềm tin thông qua các biện pháp khống chế lạm phát kỷ lục và thu hẹp thâm hụt ngân sách và thâm hụt mậu dịch thì rủi ro của việc giữ tiền đồng có khả năng vẫn nhiều hơn lợi thế giữ VND, bất kể Ngân hàng Nhà nước có tiếp tục làm gì đi nữa, giới phân tích và các nhà đầu tư cho hay.
Tiền đồng vào lúc này mạnh hơn hồi tháng Hai khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phá giá tiền đồng 8,5%.
Tuy nhiên, tiền đồng đã bị mất giá hơn 20% kể từ giữa năm 2008 trong bối cảnh lạm phát chóng mặt, tăng trưởng tín dụng cao và thâm hụt lớn bào mòn lòng tin vốn đã ở mức thấp.
Kể thời điểm đó, tiền đồng bị mất giá hơn tất cả các đồng tiền khác ở châu Á.
"VND khó có thể duy trì được như mức hiện nay về lâu dài trong bối cảnh môi trường kinh tế vào lúc này " Dominic Bunning, chuyên viên chiến lược ngoại hối tại ngân hàng HSBC cho hay.
Trong nỗ lực kết thúc một chu kỳ phá giá tiền đồng nhỏ giọt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đi bước lớn nhằm ổn định tiền tệ vào ngày 11/02 khi phá giá tiền đồng một lần lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hồi 1997-8, với mức phá giá VND là 8,5%.
'Có kết quả ngắn hạn'
Sau đó, Ngân hàng Nhà nước bắt các công ty nhà nước bán ngoại tệ cho họ để tăng dự trữ ngoại hối, dùng công an để dẹp thị trường chợ đen, siết chặt kinh doanh vàng khiến nhu cầu đôla tăng mạnh.

Giá vàng tại VN có thời điểm tăng hơn cả triệu VND so với giá vàng thế giới.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã tăng tỷ lệ dự dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng lên ba lần.

Trong một vài tháng, các biện pháp này mang lại kết quả.
Hồi cuối tháng Hai tỷ giá hối đoái không chính thức lên quá 22.000 VND/ 1 đôla và trong tháng Tư đã trở lại xuống ngang tầm với hối đoái liên ngân hàng ở mức 20.900 VND/ 1 đôla và giao dịch trong biên độ Ngân hàng Nhà nước ấn định.
Nhưng vào đầu tháng Tám, tiền đồng lại trượt giá ngoài biên độ ấn định khi có cơn sốt giá vàng và cán cân mậu dịch thâm hụt trở lại sau khi có thặng dư hiếm hoi vào tháng Bảy.
Điều này làm nảy sinh các câu hỏi về tính bền vững của các chính sách Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Các nguồn tin cho biết kể từ giữa tháng Tám, Ngân hàng Nhà nước bán đôla một cách có chọn lọc đối với một số ngân hàng lớn.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình và các quan chức Ngân hàng Nhà nước từ chối bình luận về tin này.
Các bước của Ngân hàng Nhà nước "dường như để trì hoãn vấn đề chứ không phải giải quyết vấn đề, bởi họ không có đủ nước ngoại hối để trao đổi theo tỷ giá chính thức", kinh tế gia Jonathan Pincus, Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP HCM cho biết.
Và ông nói đó một phần là kết quả của nỗ lực của nhà chức trách vừa muốn kiểm soát cả tỷ giá lẫn lãi suất.
"Về cơ bản, họ phải chọn một," ông nói.
"Không ai tin vào tiền đồng và lãi suất không đủ cao để bù đắp cho sự chờ đợi của người ta về thực trạng tiền đồng mất giá”.
Các ngân hàng đang trả lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng tiền đồng là 14%. Mức này nghe có vẻ cao, nhưng lạm phát tại Việt Nam tới ngưỡng 23% vào tháng Tám, là mức cao nhất trong 33 tháng.
'Cần làm nhiều hơn'

Lạm phát phi mã khiến lãi tiền gửi cũng chẳng đủ đề lo cuộc sống.
Giới đầu tư nước ngoài và các nhà phân tích cho rằng chính phủ cần làm nhiều hơn để thúc đẩy nền kinh tế.
Mark Mobius, Tổng giám đốc Tập đoàn Templeton Emerging Markets nói kế hoạch ổn định "lâu dài" cần phải cắt giảm chi tiêu chính phủ, huy động dự trữ ngoại hối và nỗ lực lớn nhằm tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, là khu vực hút tín dụng nhà nước nhiều nhất trong khi sử dụng vốn tương đối không hiệu quả.
"Những biện pháp này sẽ tăng lòng tin," Mobius cho biết.
"Các chính sách điều chỉnh tiền tệ chóng mặt làm giới đầu từ khó ra quyết định”.
Trong khi đó Benedict Bingham, đại diện cao cấp Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam, cảnh báo rằng các niềm tin vào tiền đồng trong năm nay là "tích cực nhưng cũng mong manh."
"Bất kỳ việc nới lỏng nào về chính sách tiền tệ quá sớm đều có thể làm suy yếu rằng tâm lý trên thị trường ngoại hối ", ông nói.
ANZ trong một ghi chú đã điều chỉnh lại dự báo tỷ giá với mức cho cuối năm là 21.000 VND/ 1 đôla thay vì 20.835 VND/1 đôla hiện nay.
Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam được coi là bí mật nhà nước và Ngân hàng Nhà nước không công bố con số hiện thời.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho biết sụt xuống khoảng 7-8 tỷ đôla vào đầu năm nay từ mức 23 tỷ đôla trong năm 2008.
Khi tiền đồng tiền được bình ổn giá sau lần phá giá hồi tháng hai, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 6 tỷ USD để tăng cường dự trữ ngoại hối, theo báo cáo của Chính phủ.
"Hầu hết các nhà quan sát nghĩ rằng trong các cuộc khủng hoảng ngoại hối trước đây, Ngân hàng Nhà nước chỉ cần can thiệp với số tiền khoảng 2 tỷ USD để phục hồi lại sự ổn định ", công ty môi giới chứng khoán VinaSecurities cho biết trong một ghi chú tuần trước.
"Đạn dự phòng mà Ngân hàng Nhà nước có hiện nay đã tăng gấp ba lần con số hai tỷ này”.

-Tiền đồng sẽ tiếp tục mất giá? - (BBC)-

---


- Thông điệp hạ lãi suất: Không phải muốn là được (ĐĐK).- Kinh tế Việt Nam 2012: Trong họa có phúc (VNN).  – “Ổn định kinh tế của Việt Nam sẽ rất vất vả” (SGTT).- Năm mối đe dọa thị trường chứng khoán tháng 9 (TTXVN).- Rút dần can thiệp hành chính vào thị trường tiền tệ (TP).
- Khởi tố một giám đốc Ngân hàng của Vietinbank (TTXVN).

- “Hầu hết các ngân hàng vượt trần lãi suất” (VNEco).- Giá vàng trong nước “cân bằng” với thế giới (NLĐ).- Ai đang “giật dây” cho giá vàng nhảy múa? (VnMedia). – Đối sách chống làm giá vàng (DĐDN).
Ngừng cấp khí cho điện, tăng mua điện từ TQ (VNN).- Đề nghị thành lập thêm ba khu kinh tế ven biển (TTXVN).
- Chỉ đạo mới nhất của Tổng cục Hải quan về vụ truy thu thuế 3.342 tỷ đồng của Honda (DĐDN).
- Muối tràn đồng, vẫn nhập 50.000 tấn (Dân Việt).-  Muối ế ê hề, diêm dân bỏ ruộng (24h)
- Ngân hàng làm khó nông dân – Kỳ 1: Bỏ cuộc vì lãi suất cao (TT). – Đâu thấy vốn rẻ? (TT).

-– Tạm dừng cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên cả nước (Chinhphu).
- Giá dầu thô tăng mạnh trở lại (TN).
-- Suy thoái kép khó xảy ra (HNM).

-Làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Eurozone?
(Tamnhin.net) - Mọi chiến lược giải quyết khủng hoảng nợ công của Eurozone đều phụ thuộc vào mức độ phục hồi kinh tế mạnh, trong khi các dự báo chính thức đều sai, kinh tế Hy Lạp đang suy thoái và khủng hoảng nợ vượt khỏi tầm kiểm soát.

- Trung Quốc đang qua mặt Mỹ ở châu Phi (ĐV).

Tổng số lượt xem trang