Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Chuyên gia TQ kêu gọi chiến tranh biển

Xã luận của báo Trung Quốc nói Việt Nam gây căng thẳng trên Biển Đông

Tàu cá Việt Nam đi ngan qua tàu chiến USS Chung-Hoon tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hôm 15/7/2011

-Hãy chọn giữa Trung Quốc và Mỹ! China or the US? Make your choice (FT 3-10-11) -- Gideon Rachman bình luận về bài của Long Đạo hăm doạ Việt Nam và Philippines tuần rồi.
---- 
“Đã đến lúc Trung Quốc đánh trả”basamnewsThe Diplomat “Đã đến lúc Trung Quốc đánh trả” Jason Miks
-Chuyên gia TQ kêu gọi chiến tranh biểnPhân tích gia Trung Quốc đã có bài trên Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi dạy Việt Nam và Philippines 'bài học đạo đức' bằng vũ lực. 
Bài báo bằng tiếng Hoa được đăng hôm 27/9 và bản dịch tiếng Anh sau đó đã xuất hiện và lan tỏa trên mạng internet.
Xã luận mang tựa đề "Thời cơ tốt để có hành động quân sự tại Nam Hải" trên báo đảng là của tác giả Long Tao, phân tích gia chiến lược của tổ chức phi chính phủ Quỹ Năng lượng Trung Quốc và cũng là chuyên gia của Trung tâm An ninh Phi truyền thống và Phát triển Hòa bình của Đại học Triết Giang.
Ông Long viết: "Đừng lo ngại về các cuộc chiến quy mô nhỏ; đây là cách tốt nhất để giải tỏa nguy cơ chiến tranh.

"Đánh vài trận nhỏ là có thể tránh được những trận đánh lớn."
Phân tích gia này cũng nói Trung Quốc cần chĩa mũi nhọn vào Việt Nam và Philippines, hai nước mà họ cho là đang tìm cách quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và kéo Hoa Kỳ vào cuộc.
"Tôi cảm thấy trong cuộc chiến trên Biển Nam Trung Hoa, chúng ta cần thu hẹp phạm vi tấn công và tập trung vào những nước đang ra vẻ ta đây nhất hiện nay, Philippines và Việt Nam.
"Giết những con gà để dọa bầy khỉ."
Mặc dù vậy ông Long Tao cũng nói Trung Quốc phải dùng các biện pháp hòa bình để ngăn cản các nước xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.
'Cướp' đảo
Bài trên Hoàn cầu Thời báo cũng viết: "Cội nguồn của "vấn đề" Biển Nam Trung Hoa là chế độ Nam Việt Nam và chính quyền độc lập ở Việt Nam sau đó.
"Việt Nam xâm phạm đảo Nam Sa [Việt Nam gọi là Trường Sa] của Trung Quốc và đòi hỏi chủ quyền đối với đảo Tây Sa.
"Ngoài việc trừng phạt chế độ Nam Việt Nam với cuộc phản công trên đảo Tây Sa và cuộc tấn công tự vệ trên đất liền, Trung Quốc chưa bao giờ ngăn chặn được sự xâm lược công khai của Việt Nam ở Biển Nam Trung Hoa."
Ông Long cũng nói Việt Nam đã khuyến khích các nước khác "cướp" đảo Trường Sa của Trung Quốc và giờ lại kéo Hoa Kỳ cùng một số nước nhỏ khác nhằm đe dọa Trung Quốc.
Liên quan tới Philippines, bài báo nói Philppines tự coi họ là con muỗi và nói rằng họ không sợ con voi Trung Quốc.
Tác giả Long Tao viết: "Đúng là con voi không nên dẫm bẹp con muỗi nhưng con muỗi có nên đốt con voi hay không?
"Hơn nữa, liệu con muỗi có nên mời "con đại bàng già" tới để củng cố ý chí?
"Tôi cho rằng các nước đang xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
"Nhiều nước đang liên tục có những cuộc tập trận lớn và như vậy Trung Quốc có lý do hoàn toàn thích đáng để tấn công trả đũa."
Học giả Long Tao nhắc tới hành động của Nga hồi năm 2008 ở Biển Caspi và nói hành động của các nước lớn có thể gây sốc tạm thời với hệ thống quốc tế nhưng về lâu dài có thể tạo sự ổn định trong khu vực và thúc đẩy hòa giải chiến lược.
Dầu lửa
Ông Long Tao nói Trung Quốc không nên học theo cách hành xử của Hoa Kỳ ở Iraq, Afghanistan hay Libya mà cần chiến đấu linh hoạt và rất có thể biến nó thành chiến dịch giáo dục đạo đức, dùng chiến thuật để thu phục các nước.
Giàn khoan dầu trên Biển Đông
Học giả Long Tao nói chiến trận ở Biển Đông sẽ tạo ra những đảo lửa
Phân tích gia này nhận định Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cuộc chiến chống khủng bố và về cơ bản không thể bắt đầu cuộc chiến thứ hai ở Biển Nam Trung Hoa.
"Quan điểm cứng rắn của Hoa Kỳ chỉ là trò lừa phỉnh."
Chuyên gia tại Quỹ Năng lượng Trung Quốc cũng nói hiện có hơn 1.000 giếng dầu khí ở Biển Đông trong đó không có giếng nào của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ông nói, hiện Nam Sa (Trường Sa) có bốn sân bay mà Trung Quốc không có sân bay nào.
Bài xã luận của Hoàn cầu Thời báo nói rằng chưa cần biết ai thắng, ai thua, chiến trận trên Biển Đông sẽ tạo ra những hòn đảo lửa và các công ty dầu khí phương Tây sẽ phải rời đi.
Phần kết của bài báo nói Trung Quốc cần có quyết tâm cho một trận chiến lớn và thực sự chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô nhỏ vì như vậy "Trung Quốc đã cho những nước khác sự lựa chọn giữa hòa bình và chiến tranh."
-Chuyên gia TQ kêu gọi chiến tranh biển
-----------------
-
-Trung Quốc sẽ "dạy Việt Nam một bài học"? Time to teach those around South China Sea a lesson  (Global Times 29-9-11) -- Ai sẽ dạy ai? (Để ý tác giả này lấy bút hiệu "Long Đạo", ghê chưa?) - BBC tóm lược: Chuyên gia TQ kêu gọi chiến tranh biển (30-9-11) --  ‘Time for China to Strike Back’ (Diplomat 30-9-11)

-Đã đến lúc dạy cho các nước xung quanh biển Đông một bài học
Vấn đề biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) không hề tồn tại trước thập niên 1970. Vấn đề này chỉ xảy ra sau khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam thống nhất năm 1976 (đúng ra là 1975: ND) và quần đảo Hoàng Sa (nguyên văn: Tây Sa) và Trường Sa (nguyên văn Nam Sa) của Trung Quốc từ đó đã trở thành mục tiêu của quốc gia mới này (ý nói Việt Nam).
Thật không may, mặc dù bị Trung Quốc đánh trong trận chiến ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và sau đó là chiến tranh Trung – Việt vào năm 1979, những lời sỉ nhục của Việt Nam ở biển Đông hiện vẫn không bị trừng phạt. Nó khuyến khích các nước gần đó ráng chìa bàn tay vào khu vực “tranh chấp” và thu hút sự chú ý của Mỹ, rằng một xung đột trong khu vực dần dần biến thành xung đột quốc tế.
Trung Quốc tập trung phát triển trong nước và [giữ] sự hài hòa, đã nhân từ quá mức trong việc ngăn ngừa vấn đề như thế biến thành vấn đề toàn cầu để có thể bảo đảm hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
Nhưng nó có lẽ đã đến lúc chúng ta tranh luận, suy nghĩ trước và tấn công đầu tiên trước khi mọi chuyện từ từ vuột khỏi tầm tay.
Có vẻ như tất cả các nước xung quanh khu vực đang chuẩn bị cho một cuộc chạy đua vũ trang. Singapore mang về nước máy bay tàng hình hiện đại, trong khi Úc, Ấn Độ và Nhật Bản dự trữ vũ khí cho một cuộc chiến có khả năng thành “đẳng cấp thế giới”. Chính Mỹ kích động xung đột trong khu vực, đã không ngần ngại đáp ứng nhu cầu của tất cả các nước nói trên.
Thật là buồn cười khi xem một số nước quyết đe dọa hoặc thậm chí đối đầu với Trung Quốc bằng vũ lực chỉ vì Mỹ tuyên bố rằng họ “trở lại châu Á“.
Sự căng thẳng chiến tranh đang leo thang từng giây nhưng sự khởi xướng ​​này không phải là do chúng ta. Trung Quốc nên tham gia vào việc khai thác dầu khí ở biển Đông.
Đối với những kẻ xâm phạm chủ quyền của chúng ta để ăn cắp dầu, chúng ta cần cảnh cáo họ một cách lịch sự và sau đó cần có hành động, nếu họ không đáp ứng.
Chúng ta không nên lãng phí cơ hội để khởi động một số trận chiến quy mô nhỏ, có thể ngăn chặn những kẻ khiêu khích tiến xa hơn.
Tôi nghĩ rằng, nhân cơ hội này, cần tìm ra kẻ nào thực sự sợ tham gia vào các hoạt động quân sự. Có hơn 1.000 giếng dầu khí, cộng với bốn sân bay và nhiều phương tiện khác trong khu vực nhưng không có cái nào do Trung Quốc xây dựng.
Tất cả mọi thứ sẽ bị đốt cháy khi một cuộc xung đột quân sự nổ ra. Ai sẽ phải gánh chịu nhiều nhất khi những công ty dầu hỏa khổng lồ dầu phương Tây rút chạy?
Nhưng ngoài đó chỉ có thể là một nơi lý tưởng để trừng phạt họ. Sự trừng phạt này chỉ nên giới hạn ở hai nước là Philippines và Việt Nam, những nước đã và đang hành động cực kỳ mạnh mẽ trong những ngày qua.
Cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq đã là những ví dụ không hay cho chúng ta về các trận chiến quy mô và tiềm tàng, nhưng những con cá nhỏ này sẽ nhận được sự kiểm tra thực tế bằng nghệ thuật di chuyển của chúng ta.
Nhiều học giả tin rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực làm cho chúng ta bất lực trong việc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, không nên quá coi trọng áp lực của Mỹ trên biển Đông, ít nhất là cho đến giờ, cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông và những nơi khác vẫn còn gây rắc rối cho họ.
Philippines giả vờ yếu đuối và ngây thơ, tuyên bố rằng, con muỗi không cần để ý đến sức mạnh của con voi Trung Quốc. Con voi nên kềm chế nếu con muỗi biết cách cư xử tốt. Nhưng có vẻ như hiện chúng ta có một câu chuyện hoàn toàn khác, những con muỗi này thậm chí còn mời một con đại bàng đến dự buổi tiệc đầy tham vọng của họ. Tôi tin rằng việc tập trận quân sự liên tục và xâm phạm đã cho Trung Quốc một lý do tốt để tấn công lại.
Tuy nhiên, [hành xử] hợp lý và kềm chế luôn là hướng đi của chúng ta về vấn đề này. Chúng ta nên chuẩn bị tốt một cuộc chiến quy mô nhỏ, trong khi cho phía bên kia cơ hội lựa chọn chiến tranh hay hòa bình.
Một bước quyết định về các vấn đề biển Caspian năm 2008 đã chứng minh rằng, hành động từ các nước lớn hơn có thể gây ra một làn sóng va chạm trong một thời gian ngắn nhưng sẽ cung cấp cho khu vực hòa bình lâu dài.
Tác giả là các nhà phân tích chiến lược thuộc Ủy ban Năng lượng Trung Quốc (China Energy Fund Committee): opinion@globaltimes.com.cn
Ngọc Thu dịch từ Global Times

HA! HA! HA!: Rocket's red glaring error: China sets space launch to America the Beautiful (Guardian 29-9-11) -- Khi phóng vệ tinh, TV Trung Quốc trổi nhạc... "Nước Mỹ đẹp đẻ!"  HA HA HA!!!!
 -TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ CHẠY ĐUA VŨ TRANG Ở CHÂU Á 
 --
"Ván cờ Biển Đông": US arms sale to Taiwan related to the 'South China Sea chess game' (Ta Kung Pao (Hongkong) 26-9-11) - Bài này cực kỳ thâm độc.  Nó có ý dụ Đài Loan hiệp lực với Trung Quốc (cùng Hán tộc cả mà!) để chống lại Việt Nam, Philippin và Mỹ!◄◄
Liên minh chống Trung Quốc: Asian Bloc Agrees to Counter China Heft (WSJ 30-9-11)


- Trung Quốc muốn chiến tranh (TTXVH/ Washington Times). – Gadfly prods China ‘elephant’ to punish PHL ‘mosquito’ in Spratlys row (GMA News). – ‘Time for China to Strike Back’ (The Diplomat).
Nhật - Trung Quốc: The Bleak Future of Sino-Japanese Relations (National Interest 28-9-11)


--Indonesia chi 11 tỷ USD hiện đại hóa quốc phòng

-Indonesia lắp đặt tên lửa liên doanh với Trung Quốc (Vietnam+) Truyền thông Indonesia cho biết Hải quân nước này đã quyết định sẽ lắp đặt loại tên lửa C-705, do nước này và Trung Quốc hợp tác sản xuất, cho các tàu tốc độ cao mang tên lửa.

-- -Malaysia bất ngờ hoãn thay thế Mig-29B (Đất Việt).Nga bác tin “xếp xó” 3 tàu ngầm lớn nhất thế giới (DV). -----------


- Những viên đá nâng cao Tổ quốc (TT).


-Trung Quốc (thật sự) nói gì về Việt Nam?: Chuyên gia Trung Quốc: thời cơ dùng vũ lực ở Biển Đông đã chín muồi (Trang mạng Trung Quốc 27-9-11) -- Dương Danh Dy dịchNguồn: Mạng Nhân Dân, Mạng Chinacom.. và một số mạng chính thức khác cùng đăng tải ngày 27 tháng 9 năm 2011
  Trước những năm 70 của thế kỷ trước, không có vấn đề Biển Đông, mọi nước trên thế giới đều không dị nghị đối với đề xuất chủ trương chủ quyền “đưòng lưỡi bò” trong Biển Đông. Biển Đông sở dĩ thành “vấn đề” nguồn gốc là ở chính quyền Nam Việt và sau này, sau khi Việt Nam độc lập, xâm phạm các đảo bãi Nam Sa. Trung Quốc và đề xuất yêu cầu chủ quyền đối với Tây Sa Trung Quốc. Trung Quốc ngoài việc trị tội chính quyền Nam Việt trong cuộc phản kích Tây Sa và tiến hành đánh trả tự vệ Việt Nam trên đất liền ra đã không kịp thời tiến hành kiềm chế ngăn chặn hành vi ngang nhiên xâm lược của Việt Nam tại Biển Đông, để đến nỗi hôm nay ôm lấy di chứng. Một là khêu gợi rồi lôi kéo các quốc gia khác tiến hành “tranh cướp” đảo bãi Nam Sa của Trung Quốc; hai là bây giờ Việt Nam dẫn Mỹ tới, đồng thời lôi kéo các nước nhỏ khác với toan tính đe doạ Trung Quốc, quốc tế hoá những tranh chấp song phưong của Trung Quốc.


Trung Quốc tập trung tinh lực phát triển kinh tế, cấp bách mong mỏi  xung quanh hài hoà ổn định, không mong muốn quốc tế hoá Biển Đông, không muốn vì điều này mà mang lại hy sinh quốc gia cực lớn và tai hoạ quốc tế, đã thể hiện lòng chân thành trên thế giới không hề có. Quốc tế hoá vấn đề Biển Đông đã rất rõ ràng, nhưng vẫn còn chưa thành hình. Bây giờ đang là lúc Trung Quốc phải bình tĩnh phân tích, nắm chắc cơ hội, nhanh chóng sử dụng thời cơ tốt hành động quả đoán.

Hiện nay các nước ở Biển Đông đều đang tiến hành chạy đua vũ trang mua thêm binh khí hải quân, không quân hạng nặng tầm xa, ngay Singapor không liên quan gì tới Biển Đông cũng chuẩn bị mua máy bay chiến đấu tàng hình mũi nhọn; kế hoạch vũ trang của Australia và Ấn Độ v.v.. đều là để chuẩn bị cho chiến tranh cấp thế giới. Nhật Bản càng không chịu ngồi yên. Nước Mỹ một mặt ra sức bán vũ khí, một mặt lửa cháy đổ thêm dầu đồng thời chuẩn bị dính líu về quân sự.

Có  nước nhỏ cá biệt thấy Mỹ tuyên bố “trở lại châu Á” cho rằng đã có chỗ dựa, ra sức kêu gào, có nước động dao động súng, tiến hành hăm doạ vũ lực. Điều này rất có mùi vị khôi hài. Thế năng chiến tranh tại Biển Đông đang được tích luỹ. Thời gian không ở phía Trung Quốc, Trung Quốc nên giữ tư thế người chủ đạo trong hợp tác và phát triển khu vực và dùng điều kiện càng ưu đãi hơn cạnh tranh với các công ty dầu mỏ phương tây, tham gia khai thác dầu khí, đồng thời tiến hành khuyên can ngăn chặn tiên lễ hậu binh đối với những hành động lấy dầu xâm phạm vùng biển của ta. Đừng lo lắng cho những cuộc chiến tranh qui mô nhỏ, bởi vì đó là phưong thức tốt nhất để làm thế năng chiến tranh xì bớt. Đánh mấy trận nhỏ, thì trận đánh lớn có thể tránh  được.

  

                                                Dưong Danh Dy (dịch)
 


Trung Quốc (thật sự) nói gì về Việt Nam?: Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam đá Trung Quốc một cú rất mạnh, nội tình giao phong giữa Việt Nam và uỷ viên quân uỷ ta (Mạng Trung Quân (Trung Quốc) ngày 22/9/2011) -- Có ai còn ảo vọng gì nữa không?

Mạng Trung Quân (Trung Quốc) ngày 22/9/2011

Dương Danh Dy dịch

Ngày 15 tháng 9 năm 2011, thượng tướng Lý Kế Nãi, uỷ viên quân uỷ TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị quân Giải phóng Trung Quốc đã hội đàm với trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam, uỷ viên thưòng vụ quân uỷ TW, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tại toà nhà “Bát nhất”
Ngày 16 tháng 9 năm 2011, ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna hội đàm với ngoại trưỏng Việt Nam* tại Hà Nội. Hai nước đã bàn về các vấn đề  chính trị, quân sự và hợp tác kinh tế, Công ty dầu mỏ và khí thiên nhiên Ấn Độ tiến hành hợp tác với Việt Nam khai thác hai mỏ dầu tại Nam Hải (Biển Đông)
Ấn Độ có kế hoạch giúp đỡ Việt Nam tiến hành huấn luyện tầu ngầm và lực lưọng quân sự dưới nước dùng đó để mở rộng liên hệ quân sự với nuớc này, “kiềm chế” Trung Quốc.
Đúng vào lúc đó việc thượng tướng Lý Kế Nãi, uỷ viên quân uỷ TW ĐCSTQ, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân Giải phong Trung Quốc đã hội đàm với trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư TW ĐCSVN, uỷ viên thường vụ quân uỷ TW, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, liệu có hàm nghĩa gì?
Phía Việt Nam tự biết bắt tay với Ấn Độ là đi trên dây thép, là chơi với lửa, là khiêu khích Trung Quốc. Cho nên họ tới Trung Quốc “hội đàm” với phía quân đội, trên thực tế là để thăm dò “nắm chắc tình hình Trung Quốc”. Họ muốn xem xem rốt cuộc Trung Quốc có phản ứng gì, có bao nhiêu “lực nhẫn nại”
Vì Trung Quốc đã nói từ sớm, vấn đề lãnh thổ, vấn đề chủ quyền là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Thế thì liệu có phải là Việt Nam muốn thăm dò một chút xem Trung Quốc chỉ nói thế mà thôi hay không.
Mặc dù Lý Kế Nãi rêu rao chế độ hai nước giống nhau, tính quan trọng của việc phát triển hợp tác kinh tế quân sự…, thế nhưng anh nói anh nghe, người ta đang đào chân tường của anh, cướp tài nguyên của anh, bao vây kiềm chế Trung Quốc. Và cho dù Ngô Xuân Lịch đã nói những lời cảm động lòng người như “năm đó nhân dân Trung Quốc trong điều kiện bản thân cực kỳ khó khăn đã giúp đỡ Việt Nam, nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ trong lòng….” đều chỉ nhằm một mục tiêu đã định của họ “lợi ích quốc gia” và họ đang tiến hành một lần “biểu diễn” nữa mà thôi…
Hữu nghị trong từ điển của người Việt Nam đã biến thành một sách lược “quyền nghi chi kế” từ lâu, đã trở thành một thủ đoạn để thu được lợi ích lớn hơn từ lâu, là “vật trang sức”của lợi ích mình. “Hữu nghị” là chỉ treo trên miệng mà thôi, “Lợi ích” mới là thực tế. Để phục vụ cho lợi ích của mình, chí ít trên vấn đề Trung Quốc, họ đã nhiều lần được lợi. Thực ra không phải là Trung Quốc không biết … mà là vì Trung Quốc trước sau thi hành chính sách hoà bình, thi hành quan niệm truyền thống “thà để người phụ ta chứ ta không phụ người”, “lấy đức báo oán” đối với các  nước xung quanh, nhất là với Việt Nam….
Lần này Ấn Độ và Việt Nam làm cái gọi là “hợp tác khai thác” tài nguyên Nam Hải (Biển Đông) đã bộc lộ đầy đủ sự câu  kết với nhau của chúng, ý đồ cướp đoạt hơn nữa tài nguyên Nam Hải (Biển Đông). Móng vuốt của Ấn Độ vươn tới Nam Hải (Biển Đông) vừa để lôi kéo Việt Nam bao vây Trung Quốc lại vừa có thể thông qua sự câu kết này thu được lợi về tài nguyên và kinh tế.
Hội đàm giữa ngưòi Việt Nam và tướng lĩnh cao cấp của ta cũng chẳng qua là một kế hoãn binh của Việt Nam thôi. Họ vừa muốn cướp đoạt tài nguyên của cải của Trung Quốc lại vừa lo ngại Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ, nên mới dưới gầm bàn đá Trung Quốc một cái, nhưng trên mặt bàn lại dặn ra nụ cười  chìa tay ra bắt, bàn “hữu nghị”.
Chúng ta không phản đối thái độ hoà bình hữu hảo, nhưng Việt Nam không chỉ đã một lần dùng thủ đoạn kẻ hai mặt với Trung Quốc…nếu chúng ta tiếp tục nhân nhượng, thoái lui sẽ làm cho họ nhầm tưỏng rằng Trung Quốc “còn chưa có biện pháp” với họ, để từ đó được đằng chân lân đằng đầu…Chúng ta phải có sự chuẩn bị đầy đủ và phản ứng cần thiết thì mới có thể kiềm chế  được loại thách thức và xâm phạm này của Ấn Độ và Việt Nam.
 
                                         Dương Danh Dy (trích dịch)
 
Xin lưu ý ngưòi đọc: qua bài viết này thấy rõ họ không hề kiềm chế trong quan hệ với Việt Nam như “có ngưòi đã ảo tưỏng”. Và phản ứng cùa họ, khi họ cho là “lợi ích của họ” bị đụng chạm tới là “điên cuồng”  như thế nào đấy.
*Cần chú ý thêm là, bài viết đã không nêu họ tên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam là Phạm Bình Minh, mà theo tập quán ngoại giao thì đó là một cách làm bất lịch sự, hỗn xược.. không thể tha thứ. Nó cũng phản ánh điều  đã biết từ trước, họ không muốn đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao nước ta. Xin cảnh giác! Hỡi những ai còn mơ hồ!

Tổng số lượt xem trang