Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

"Tuyệt chiêu" biến gỗ lậu thành nhà

Để vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu, “lâm tặc” vùng biên giới Hà Tĩnh biến gỗ lậu thành nhà, rồi tuồn về xuôi tiêu thụ.

Đến xóm 13, xã Hương Lâm, H.Hương Khê (Hà Tĩnh), nhiều người sẽ choáng ngợp trước những căn nhà gỗ đồ sộ với những cột gỗ to như cột đình, ốp gỗ từ trần nhà xuống sàn.
Chị N.T.M, một người dân xóm 13 sở hữu căn nhà gỗ 3 gian đồ sộ đang hô bán với giá 300 triệu đồng, mách nước: “Ở đây 99% dân làm nhà gỗ. Nhà ở cũng là nhà bán, từ 160 triệu đồng đến 600 triệu đồng một nhà, muốn kiểu nào có kiểu ấy. Nếu cô không biết gì về gỗ lạt thì nhờ người quen, qua “cò” thì chi thêm 10-30 triệu đồng, thủ tục vận chuyển ở đây lo hết”.
Bắt được nhu cầu của người dưới xuôi, người dân miền núi chuyển đổi từ nương rẫy qua việc phá rừng dựng nhà gỗ để bán. “Chuyển gỗ nguyên khối về xuôi khó qua mắt kiểm lâm. Để vừa đáp ứng thị hiếu và dễ làm luật với kiểm lâm chúng tôi làm thành nhà gỗ”, chị N.T.M kể thêm.

Ngôi nhà chưa ốp ván xung quanh này đang được rao giá 250 triệu đồng - Ảnh: Trương Hoa
Lâm tặc thường lập xưởng tại chỗ rồi thu mua gỗ trong dân, hoặc cho người vào rừng chặt gỗ đem về rồi dựng nhà theo yêu cầu hoặc chờ người đến mua. Cò con thì mạnh ai nấy làm: trên một móng nhà cố định, người ta làm nhà vừa ở vừa bán, bán được nhà cũ, lại lên rừng chặt gỗ dựng nhà mới. Nhà thường chỉ có mái và cột, có khi thêm cả ba mặt ghép gỗ. Căn nhà chị M. giá 300 triệu đồng nói trên có 14 cây cột bằng gỗ dổi, chua, đã ốp sẵn 3 mặt.
Thấy tôi băn khoăn về thủ tục, chị M. trấn an: “Ở đây cả làng làm nhà gỗ chứ riêng gì tôi. Dân chúng tôi bán nhà chứ đâu có bán gỗ lậu mà kiểm lâm bắt”. Tuy nhiên, người này cũng nói thêm: “Cô phải chi thêm 10 triệu đồng để chúng tôi “làm luật” với kiểm lâm còn 20 triệu đồng là tiền vận chuyển”.
Tại xóm 13, chúng tôi còn được anh T.H xui: “Cô nên đi hỏi giá không mắc lừa vì người mua rất khó nhận biết các loại gỗ. Ông K. xóm 4, ông Khẩn Khuyên xóm 13, ông Thiêu xóm 5… là những người chuyên bán nhà gỗ tốt, giá hợp lý”.
Theo hướng dẫn, chúng tôi tìm đến nhà ông N.T.T là thợ mộc chuyên dựng nhà tại Hương Lâm, ông cho biết: “Một năm tôi dựng 10 - 12 nhà, tiền công 20-25 triệu đồng/nhà”. Còn anh T.N.T, 42 tuổi, ở xóm 5 thì dựng được một căn nhà gỗ to đẹp sau 6 năm đi rừng, nếu bán, sẽ được hơn 1 tỉ đồng.
Xã Hương Lâm có hơn 1.000 hộ với hàng trăm căn nhà gỗ, riêng xóm 13 gần 30 căn. Người dân lập xưởng dựng nhà tại chỗ, xe trâu, công nông chở gỗ giữa ban ngày. Dân ở đây bảo, “chúng tôi dựng nhà có bao giờ ai kiểm tra?”.
Một thực tế mà ai cũng thấy khi đến Hương Liên là cảnh những ngôi nhà gỗ dựng lên ngày một nhiều. Gỗ khai thác từ rừng về không có dấu búa kiểm lâm tập kết trong các khu vườn cũng nhiều như ngả rạ. Nhà gỗ dù dựng bằng gỗ dổi hay gỗ chua, với kiểu dáng gì thì cũng chỉ nhằm "hợp thức hóa" gỗ lậu để chở về xuôi. Với "chiêu bài" biến gỗ lậu thành nhà như thế này, mỗi năm lâm tặc ở vùng rừng núi biên giới Hà Tĩnh đã "qua mắt" cơ quan chức năng để vận chuyển hàng nghìn khối gỗ lậu về xuôi một cách trót lọt.
Trong khi đó, ông Nguyễn Sỹ Lương, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm H.Hương Khê khẳng định với phóng viên: “Không có việc nhà gỗ mọc lên như nấm ở xã Hương Lâm. Người dân cũng không ai làm nhà để bán, có chăng cũng chỉ để ở. Những ngôi nhà được bán ra khỏi địa bàn toàn nhà cũ, không có nhà mới. Năm 2011, xã Hương Liên có bán 2 nhà, Hương Lâm bán 4 nhà, trị giá chỉ có 20-50 triệu đồng/nhà”.
Trương Hoa
-"Tuyệt chiêu" biến gỗ lậu thành nhà
----------------


TLQ: --Luật môi trường: Thiếu cơ chế đảm bảo thi hành 

- Phiên tòa sơ thẩm xét xử “tập đoàn cướp than”: Góp 3,9 tỉ đồng lên kế hoạch cướp than  (TN).
- Thao túng đất rừng (NLĐ) “Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Công ty Cao su Sông Bé lợi dụng chức vụ của mình để mở “sân sau” chia nhau hàng trăm hecta đất trồng cao su”.
-Dân lại “tố” Sonadezi xả thải gây ô nhiễm Thanh niên -Ngày 20.9, nhiều người dân xã Tam An, huyện Long Thành (Đồng Nai) đã kéo đến Hội Nông dân xã để “tố” việc nhà máy xử lý nước thải tại KCN Long Thành của Công ty CP Sonadezi Long Thành tiếp tục xả nước thải, gây ô nhiễm môi trường.
-Dân phản đối đơn vị khai thác vàng Thanh niên -Khoảng 70 người dân thôn Phú Hữu 1, xã Ân Tường Tây (H.Hoài Ân, Bình Định) đã lên tận bãi đào vàng của Công ty TNHH Đức Nghĩa để phản đối hoạt động khai thác ở đây.
- Tiếng kêu cứu từ di sản: Kỳ 1: ‘Đá tặc’ hoành hành (TP).  – Kỳ 2: Thịt khỉ rẻ hơn thịt lợn.
- Hài cốt kỳ lạ từ nghìn năm trước (24h).
- Xác định 8 loài côn trùng quý hiếm tại Hòa Bình (ĐV). Đến bọ ngựa xanh (Mantis religiosa) cũng đã có tên trong sách Đỏ Việt Nam.

Tổng số lượt xem trang