QĐND - Lợi dụng sự lơi lỏng trong công tác quản lý của cơ quan chức năng, những năm gần đây, một số người dân xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), đã đào khoét, khai thác than, làm cho một khu vực đồi núi bị đào rỗng. Chính việc khai thác tràn lan kiểu tận thu khoáng sản đã và đang làm cho môi trường nơi đây bị tàn phá và gây ra tình trạng sạt lở, lún sụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường dây 500kv chạy qua địa phương này.
Ngày 21-9, chúng tôi về xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, qua tìm hiểu được biết: Từ những năm đầu của thập niên 80, thế kỷ 20, khi phát hiện trên địa bàn có mỏ than non trải rộng tới 20 héc-ta với trữ lượng lớn tập trung ở khu vực đồi Cổm và một phần thuộc địa phận xã Phúc Tuy, huyện Tân Lạc, không ít người dân địa phương đã đổ xô đến đào đồi khai thác than phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình. Đến một vài năm gần đây, tình trạng khai thác than trái phép ở đồi Cổm phát triển rầm rộ với quy mô lớn, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn làm thất thoát một nguồn tài nguyên lớn của quốc gia và gây mất an ninh trật tự, mất an toàn lao động. Tình trạng khai thác tràn lan, mạnh ai nấy làm đã gây ra hiện tượng lún sụt, sạt lở đồi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hai tuyến đường dây 500kv đi qua địa phương này (tuyến đường cũ từ cột số 97 đến cột số 100 và tuyến mới từ cột số 61 đến cột số 63). Cụ thể, trên địa bàn hai xóm Khặng, Cổm của xã Thượng Cốc có 14 lò và xã Phúc Tuy (huyện Tân Lạc) có 2 lò, chủ yếu do người dân đào thủ công, có sử dụng vật liệu nổ. Các đường lò chính dài khoảng 300 mét đến 400 mét, từ cửa lò đến chân móng cột số 61 là 470 mét, hầu hết các đường lò này đều xuyên qua đỉnh đồi và đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của hai móng cột số 62 và 63.
Để ngăn chặn tình trạng khai thác than tự do, từ tháng 3-2009 các cấp chính quyền địa phương phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xử lý và tiến hành cưỡng chế san lấp các đường hầm, ngăn chặn việc khai thác tràn lan. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy phép số 52/QĐ-UBND ngày 23-5-2008, cho phép Công ty TNHH một thành viên kinh doanh than Hòa Bình tổ chức khai thác trên địa bàn xã Phúc Tuy (Tân Lạc) và giấy phép số 38/QĐ-UBND ngày 1-4-2008, cho phép Công ty TNHH Cơ khí Lâm Minh tổ chức khai thác để quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và tỉnh có thêm nguồn thu. Nhưng, do diện tích đất rừng ở đây đã được cấp cho các hộ dân từ trước, nên Công ty TNHH Cơ khí Lâm Minh không đủ kinh phí để đền bù. Sau đó, lần lượt các công ty TNHH Tân Khánh, Hoàng Gia và Tây Bắc cũng tham gia khai thác và các công ty này đều phải "chào thua" vì không có kinh phí đền bù rừng cho người dân.
Bà Bùi Thị Hịm (85 tuổi), ở xóm Khặng cho biết: “Người dân chúng tôi sống chủ yếu là nhờ nông nghiệp. Khi phát hiện, mỏ than đã đem lại cho người dân thu nhập và giải quyết đáng kể việc làm cho số lao động dôi dư. Những tưởng sẽ có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống, khi cấm khai thác, người dân lại lâm vào cảnh đói nghèo. Cấm người dân, nhưng lại cho các công ty khai thác, hằng ngày núi vẫn bị khoét và người dân thì vẫn đói nghèo, còn công trình quốc gia vẫn bị đe dọa…”.
Ông Bùi Văn Phi, một người dân góp lời: “Nhiều gia đình đã bán trâu, bò, vay mượn bạn bè đầu tư kiến thiết hầm lò để khai thác; khi chính quyền cấm, không ít gia đình đã lâm cảnh nợ nần. Giờ chúng tôi chỉ còn biết làm thuê cho các doanh nghiệp. Thấy than thì khoét chứ có ai để ý tới đường dây 500kv nằm ở chỗ nào? Đồi rỗng thì sập là điều đương nhiên, biết là nguy hiểm nhưng không làm thuê cho họ thì biết lấy gì để nuôi gia đình? Chúng tôi mong chính quyền cấm triệt để và tạo việc làm để người dân ổn định cuốc sống”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Quang Thái, Chủ tịch UBND xã Thượng Cốc khẳng định: “UBND xã chấp hành nghiêm chỉ đạo của trên, tuyên truyền vận động người dân không khai thác trái phép, cho đến nay hiện tượng này đã chấm dứt hoàn toàn. UBND xã cũng nhận được thông báo, cấm khai thác than ở tất cả các khu vực trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, một số công ty cũng đã gửi thông báo dừng khai thác (Công ty Cổ phần chế biến XNK khoáng sản Tây Bắc), từ ngày 6-9-2011”.
Tuy nhiên, khi chúng tôi ngỏ ý muốn vào tận nơi để “xem” việc khai thác đã được xử lý như thế nào, thì phía UBND xã lấy lý do mưa lũ, nước lớn, đường trơn không thể tới đó được. Thế nhưng, khi chúng tôi đến hiện trường vẫn nghe thấy tiếng máy nổ, xe vận chuyển than từ hầm ra, công nhân vẫn đang làm việc bình thường. Điều đáng quan tâm hơn là những cửa hầm này chỉ cách chân của 2 cột trụ điện 500kv vài trăm mét.
Ông Bùi Thế Hòa, Chánh văn phòng UBND huyện Lạc Sơn, khẳng định: “UBND huyện đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân không khai thác, đồng thời đã cho san lấp, khoanh vùng để bảo vệ đường dây 500kv, tránh gây nguy hại đến công trình của quốc gia. Từ năm 2009 đến nay, UBND huyện đã giao cho địa phương quản lý và chịu trách nhiệm, chúng tôi không nghe địa phương báo cáo có hay không việc tái diễn khai thác trái phép của người dân. Hiện nay chỉ còn một số doanh nghiệp đang khai thác, thì đều được cơ quan chức năng cấp giấy phép, điều này vượt quá thẩm quyền của UBND huyện...”.
Thực tế cho thấy, hiện nay khu vực đồi Cổm đã và đang bị đào “rỗng”, nhưng lại phải “cõng” trên mình một công trình trọng điểm quốc gia, nguy cơ sập, đổ cột điện của đường dây 500kv luôn hiển hiện. Đã đến lúc các cơ quan chức năng ở Trung ương, tỉnh Hòa Bình khẩn trương vào cuộc và có biện pháp đình chỉ khai thác than tại khu vực trên để bảo vệ an toàn cho tuyến đường dây 500kv Bắc - Nam, tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Bài và ảnh: Hà Khánh
-Đường dây 500kv bị đe dọa------------
- Lý Sơn “khát” điện (TN).
-Đào bới đất sản xuất tìm vàng ở huyện Sông Hinh - Hậu quả khó lường!
QĐND Online - Trong lúc tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép trên sông, suối, ao hồ, đồi núi ở một số địa phương của huyện Sông Hinh (Phú Yên) chưa được xử lý triệt để, thì mới đây tại các xã Ea Bia, Ea Trol lại dấy lên “phong trào” thuê, lật tung đất sản xuất tìm vàng. Thực trạng trên nếu không được ngăn chặn kịp thời, e rằng hậu quả thật khó lường...
– Phân làn phương tiện trên các tuyến phố tại Hà Nội: Chưa hợp lý giữa ô tô và xe máy (Tin Tức). – Hà Nội phân làn, thanh tra giao thông gặp “nguy hiểm”? (Bee). – Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải VN: ‘Nên hạn chế ôtô, sau đó mới đến xe máy’ (VNE). – Nên cấm xe máy nhưng vào giờ không cao điểm! (VnMedia). – “Chắc chắn giảm ùn tắc, tăng ATGT vào cuối 2012″ (TTXVN).
- Tai nạn giao thông kinh hoàng, hàng chục người thương vong (Đại Đoàn Kết). – Tai nạn nghiêm trọng và những hình ảnh kinh hoàng (DT).
- Đồng bằng sông Cửu Long vỡ đê nghiêm trọng (VTC). – Vỡ nhiều tuyến đê ở đồng bằng sông Cửu Long (VNE). – Thống kê thiệt hại sau vỡ đê (Bee). - Bão chưa qua, nông dân miền Trung đã điêu đứng (VTC). – Lũ đi qua, 4 chị em mất cả cha lẫn mẹ (DT). - Thêm 4 đê bị vỡ tại An Giang (TN). – Sơ tán dân trước 9 giờ sáng 30/9 để tránh bão số 5 (TTXVN). -Seven dead in Vietnam in wake of tropical storm Haitang - Khánh Hòa: thả 89 động vật hoang dã về rừng (TT).
-Thêm 4 đê bị vỡ tại An Giang
-Bệnh “muỗi đốt”(Dân Việt) - Về mặt dịch tễ học, tay chân miệng là một bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi chỉ sau 7-10 ngày- một căn bệnh thuộc loại "muỗi đốt". Nhưng căn bệnh “muỗi đốt”, thậm chí "không cần điều trị", cho đến nay- đã gây ra cái chết cho 111 đứa trẻ thì rõ ràng không thể xem thường.- Bệnh tay chân miệng: Lây lan nhanh do chủ quan (DV). – Nhiều người lớn lây virus tay chân miệng từ trẻ (VNE).
-Quy hoạch sử dụng đất: “Quốc hội chất vấn, trả lời ra sao?” (VnEconomy) -