Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Vì sao Nhật Bản xem thường tàu sân bay Trung Quốc?

Vì sao Nhật Bản xem thường tàu sân bay Trung Quốc?--(GDVN) - Sở dĩ Nhật Bản tỏ thái độ dửng dưng trước tàu sân bay Trung Quốc là do Nhật có khả năng tàu sân bay rất mạnh.

Nhiều tờ báo gần đây cho biết, Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu chế tạo tàu sân bay 22DDH từ năm 2012. Tuy Nhật gọi 22DDH là tàu khu trục mang theo trực thăng, nhưng thực chất là tàu sân bay mới, có lượng choán nước là 24.000 tấn. Như vậy, 22DDH sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong danh sách các tàu sân bay trên thế giới.


Tàu sân bay trực thăng 22DDH theo thiết kế sẽ có lượng choán nước 24.000 tấn, chi phí chế tạo khoảng 1,04 tỷ USD, do công ty IHI Marine United Nhật Bản chế tạo. Sau khi chế tạo xong, tàu 22DDH sẽ thay thế cho 2 tàu khu trục Shirane được chế tạo từ thập kỷ 70.
Những năm gần đây, sức mạnh hải quân của Trung Quốc có sự phát triển vượt bậc, vì vậy Nhật Bản luôn nói đến “mối đe dọa từ hải quân Trung Quốc”, qua đó Nhật đã đẩy nhanh đổi mới vũ khí trang bị của Lực lượng Phòng vệ Biển.
Tuy Nhật Bản luôn nhấn mạnh “mối đe dọa từ tàu sân bay Trung Quốc” và yêu cầu Trung Quốc giải thích về chiếc tàu sân bay đầu tiên (Thi Lang/Varyag).

Tàu sân bay trực thăng lớn nhất hiện nay của Nhật Bản là 2 chiếc tàu sân bay lớp Hyuga, mang tên Hyuga và Ise, lần lượt đi vào hoạt động vào tháng 3/2009 và tháng 3/2011. Về kích thước, tàu 22DDH sẽ to gấp đôi tàu Hyuga.
Nhưng thực chất, báo chí Nhật Bản hoàn toàn không quan tâm lắm đến chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, vì họ cho rằng tàu sân bay này có khả năng hạn chế. Vì sao Nhật lại tỏ ra dửng dưng trong khi cả thế giới quan tâm đến tàu sân bay của Trung Quốc?
Thứ nhất, Nhật Bản có sức mạnh tàu sân bay không hề yếu
Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản có sức mạnh hải quân rất lớn, chỉ riêng về số lượng tàu sân bay đã có tới hơn 20 chiếc. Cuối thế kỷ 20, với tham vọng của mình, Nhật Bản lại bắt đầu quay trở lại con đường phát triển tàu sân bay.
Năm 1998, chiếc tàu vận tải đổ bộ Ohsumi đầu tiên có đường băng thẳng đã đi vào hoạt động. Từ đó, con đường “tiệm tiến” phát triển tàu sân bay của Nhật Bản bắt đầu.

Tàu sân bay trực thăng Hyuga dài 197 m, rộng 33 m, lượng choán nước chuẩn 13.950 tấn, lượng choán nước đầy 18.000 tấn.
Để tránh bị ràng buộc bởi Hiến pháp hòa bình, Nhật Bản sử dụng cách thức “mơ hồ” để đạt được bước tiến dài. Thế là, tàu Hyuga (có đường băng, mang theo trực thăng) sau đó đã được chế tạo và đi vào hoạt động, có lượng choán nước tới 19.000 tấn, vượt cả tàu sân bay của Thái Lan.
Còn tàu 22DDH khi được chế tạo xong sẽ vượt qua tàu sân bay HMS Invincible R05 của Anh.
Vì vậy, về mặt chế tạo và sở hữu tàu sân bay, Nhật Bản đã đi trước Trung Quốc. Thông qua phát triển tiệm tiến tàu sân bay, công nghệ chế tạo của Nhật Bản ngày càng hoàn thiện.
Thứ hai, Nhật Bản có thể mua vũ khí trang bị tiên tiến của Mỹ
Về vấn đề chế tạo tàu sân bay, sở dĩ Nhật Bản có sự phát triển hết sức thuận lợi, ngoài kinh nghiệm và công nghệ chế tạo tiên tiến của mình, điều quan trọng hơn là có sự ủng hộ của Mỹ về vũ khí trang bị.
Được biết, tàu sân bay 22DDH sẽ trang bị hệ thống phòng không SeaRAM do công ty Raytheon Mỹ sản xuất. Tên lửa phòng không SeaRAM có khả năng phòng không tầm gần. Đây là lần đầu tiên hệ thống phòng không này được trang bị cho tàu chiến của quân đội nước ngoài.

22DDH sẽ được trang bị hệ thống phòng không SeaRAM MK15Mod31 do Mỹ sản xuất.
Có thể thấy, sự ủng hộ của Mỹ là rất quan trọng. Mỹ rất thận trọng khi bán vũ khí cho nước ngoài, nhất là đối với vũ khí trang bị công nghệ cao và nhạy cảm, đồng thời không phải cứ có tiền là mua được vũ khí trang bị của Mỹ.
Tương tự, do tính đến việc bố trí đường băng và kho chứa máy bay, ngoài mang theo máy bay trực thăng, 22DDH còn có thể lựa chọn máy bay chiến đấu cánh cố định.
Theo báo chí Nhật Bản, cuối tháng này bắt đầu nhận được đấu thầu chính thức chương trình mua máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo. Máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet, F-35B và Typhoon đều nằm trong sự lựa chọn. Có được sự thoải mái lựa chọn nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến thì càng có thể nâng cao sức mạnh chiến đấu cho tàu sân bay Nhật Bản.



Hệ thống SeaRAM sử dụng máy phóng tên lửa 11 nòng, được trang bị radar tìm kiếm số hóa sóng ngắn J, radar đeo bám xung-Doppler và linh kiện truyền quang điện.
Thứ ba, Nhật Bản có kinh nghiệm tàu sân bay phong phú
Sở hữu tàu sân bay không có nghĩa là có thể sử dụng tàu sân bay. Tàu sân bay là một loại vũ khí tác chiến, chỉ có hiểu rõ cách sử dụng thì mới có thể thực sự phát huy tác dụng. Trong khi đó, Nhật Bản đang sử dụng thường xuyên tàu sân bay nhằm tích lũy kinh nghiệm quý báu.
Nhật Bản từng dùng tàu sân bay để gây sóng gió một thời trong Chiến tranh thế giới thứ II. Do bị bại trận, Nhật Bản bị mất hết sức mạnh hải quân. Nhưng Nhật Bản cũng đã tích lũy được không ít kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay, có thể rút ra bài học cho việc sử dụng tàu sân bay hiện đại hiện nay.

Nhật Bản âm thầm chế tạo tàu sân bay, đã đi trước Trung Quốc về công nghệ, sở hữu và kinh nghiệm tác chiến. Tàu sân bay trực thăng mới 22DDH sẽ vượt tàu sân bay HMS Invincible R05 của Anh
Đồng thời, để tránh bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình, Nhật Bản luôn dùng mô hình tiệm tiến để phát triển tàu sân bay. Trong quá trình phát triển âm thầm đó, Nhật cũng đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay.
Trong thế giới ngày nay, tàu sân bay của Mỹ hoạt động ở mọi nơi trên thế giới, và luôn tham gia các nhiệm vụ tác chiến. Có thể nói, trong sử dụng và thao tác tàu sân bay, Mỹ là nước có nhiều kinh nghiệm nhất thế giới.
Còn Nhật Bản thông qua quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, thường tham gia các cuộc tập trận chung với tàu sân bay Mỹ, gián tiếp thu được không ít kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay.

Đông Bình (Theo Liên hợp Buổi sáng)
-
Vì sao Nhật Bản xem thường tàu sân bay Trung Quốc?
----
 

Tổng số lượt xem trang