-Cho nước ngoài thuê rừng, cho đầu tư ở địa bàn trọng điểm an ninh quốc gia nhưng báo cáo của Chính phủ không rõ.
Thảo luận việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng sáng 11-10, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) hoài nghi về những con số mà Chính phủ báo cáo.
Hoải nghi con số báo cáo
Theo Chính phủ, rừng được bảo vệ tốt hơn, độ che phủ rừng không ngừng tăng, trong đó trồng mới được 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất…
Chủ nhiệm Ủy ban An ninh - Quốc phòng của QH Nguyễn Kim Khoa cho rằng báo cáo của Chính phủ có phù hợp với thực tế hay không phải xem xét lại. “Chúng tôi đi đến đâu cũng thấy rừng càng ngày càng bị thu hẹp. Do đó phải khẳng định là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang bị thu hẹp chứ không thể tăng được”.
Ông Khoa nói: “Đi trên tuyến quốc lộ 32 từ Phú Thọ đến Sơn La chỉ còn thấy duy nhất một cánh rừng nhưng rừng đó cũng không có lõi. Hay như rừng biên giới Lạng Sơn, đi hàng trăm kilomet thì cũng không thấy có rừng. Đặc biệt, khu vực biên giới Việt Lào, cứ chỗ nào có rừng là của Lào, chỗ nào không có rừng là của Việt Nam!”.
“Không những cử tri ở những nơi có rừng mà nhiều đại biểu QH cũng quan tâm đến vấn đề đó. Do đó, chúng ta cần phải xem lại hiệu quả kinh tế-xã hội về chương trình trên” - ông Khoa yêu cầu.
Hiện trường của một vụ lâm tặc phá rừng tại Vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk năm 2011. Ảnh:Tuấn Anh
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH Kso Phước cũng “than”: “Ngày trước chúng ta vào rừng khó khăn vì rừng rậm, dày đặc. Bây giờ nhiều nơi không còn rừng nữa. Vừa rồi đi giám sát ở Bình Phước, tôi quay lại những cánh rừng trước đây thì 100% không còn rừng. Tương tự, như ở Đắk Nông cũng sạch rừng rồi, rừng thông cũng còn ít. Chính phủ, bộ nói đưa ra con số tăng rừng, tôi không hiểu tăng ở đâu, tăng chỗ nào. Vì tất cả những chỗ tôi đã sống và đã đi qua, nhất là Tây Nguyên thì chỉ thấy giảm. Tôi rất hoài nghi về con số của Chính phủ”.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thì chỉ rõ bất hợp lý trong các con số mà Chính phủ đưa ra. “Báo cáo nói chúng ta trồng mới 2 triệu ha rừng phòng hộ, đặc dụng. Thế nhưng tôi cộng tất cả các con số lại, thấy chỉ trồng được gần 900.000 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Như thế chúng ta mới chỉ đạt được 40% chỉ tiêu mà QH đề ra. Đề nghị làm rõ những vấn đề trên và nghiên cứu xem có tổng kết được phá rừng bao nhiêu, có phá rừng cũ trồng rừng mới không. Cái này cần phải làm rõ để rút ra nguyên nhân và trách nhiệm” - ông Lý nói.
Thủy điện chỉ phá rừng
Với tình trạng các công trình thủy điện phá rừng, nhiều đại biểu không hài lòng khi báo cáo của Chính phủ không đề cập đến. “Làm thủy điện có ảnh hưởng đến rừng và người ta nói là sẽ trồng lại rừng. Nhưng thực tế, tôi chưa thấy anh nào trồng lại rừng cả” - ông Khoa thắc mắc.
Ông Kso Phước cũng cho rằng việc phát triển thủy điện có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng. Vì thế, đề nghị Chính phủ phải bổ sung mối liên hệ phát triển thủy địên với rừng. “Chúng ta phải nhìn tổng thể việc bảo vệ và phát triển rừng chứ không thể chỉ nói rừng và rừng không thôi” - ông Kso Phước nói.
Nhiều đại biểu cũng “chê” báo cáo của Chính phủ đề cập quá mờ nhạt đến việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng. “Vấn đề cho nước ngoài thuê rừng được dư luận cũng như các đại biểu QH rất quan tâm. Thế mà chẳng hiểu sao trong báo cáo của Chính phủ lại thể hiện mờ nhạt đến như vậy” - bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu, băn khoăn.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện chỉ thêm thiếu sót mà báo cáo của Chính phủ không nói đến: Việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng quá thấp, gây bức xúc trong dư luận. Bởi theo báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH, hiện tổng diện tích đất cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trồng rừng là hơn 288.000 ha với giá cho thuê quá thấp.
Không những thế, một số địa phương còn cấp giấy chứng nhận đầu tư ở những địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư trên cả những diện tích đất rừng đã giao cho hộ gia đình quản lý. “Đề nghị Chính phủ cần có giải pháp hợp lý đối với những diện tích rừng đã cho nhà đầu tư nước ngoài thuê. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng” - Ủy ban Tư pháp kiến nghị.
Theo Bộ NN&PTNT từ năm 1998 đến nay, độ che phủ rừng tăng từ 32% lên 39,5%. Tuy nhiên, theo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, độ che phủ rừng chưa đồng đều. Trong khi tỉ lệ che phủ ở một số tỉnh thuộc Đông Bắc, Bắc Bộ xấp xỉ 50% thì vẫn còn một số nơi, con số này chỉ đạt hơn 10% (Tây Ninh: 11,4%, Bà Rịa-Vũng Tàu: 12,9%...). |
THÀNH VĂN
http://phapluattp.vn/20111011113736904p0c1015/o-dau-cung-thay-mat-rung.htm
-- “Ăn” hôm nay, có tội với mai sau! (TVN). “Xét về mọi mặt, hai dự án thủy điện này đều nằm gọn trong khu vực rừng quốc gia và chưa phải là công trình quan trọng quốc gia, cũng không thuộc diện chủ trương của Quốc hội. Vậy tại sao lại phải cố làm cho bằng được, bất chấp những nguyên tắc quản lý Nhà nước?”- Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Sự thật ở đâu? (I) – Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Cuộc chơi không sòng phẳng (II) (TVN).
- Cao Bằng vẫn không ngừng “chảy máu” khoáng sản: Bài 2: 2.000 tấn quặng “vượt biên” mỗi đêm (SGTT). – Bài 1: Khi thôn bản trở thành công trường
- Biểu quyết về đập nước trên sông Mekong có thể diễn ra trong tháng tới(VOA).
-- Núi lở đè 11 căn nhà (TT).
-VN xếp hạng 85 về hiệu quả hoạt động môi trường -Báo cáo của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam công bố Việt Nam đứng thứ 85 trong số 163 nước được xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường (EPI) với 59 điểm.
Chỉ số này thể hiện kết quả hoạt động môi trường ở Việt Nam khá tốt.
Trong bối cảnh khu vực, có thể so sánh Việt Nam với Phillippines (66 điểm), Thái Lan (62 điểm), Lào (60 điểm), Trung Quốc (49 điểm), Indonesia (45 điểm), Papua New Guinea (44 điểm), Mông Cổ (43 điểm).
Với tổng điểm 59, Việt Nam đạt điểm cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp, trong đó điểm số về lâm nghiệp được tính theo độ che phủ rừng và trữ lượng rừng.
Việt Nam đã đầu tư rất nhiều cho hoạt động tái trồng rừng, tuy nhiên vẫn không ngăn chặn được sự suy giảm chất lượng của rừng tự nhiên.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, điểm số được tính theo cường độ sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, trợ cấp và các quy định về thuốc trừ sâu.
Việt Nam đạt chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường thấp hơn trong các lĩnh vực thủy sản, biến đổi khí hậu, các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với hệ sinh thái và bảo tồn biển. Tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã có tác động đáng kể đến môi trường tự nhiên.
Nghiêm trọng nhất là các vấn đề ô nhiễm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các vùng xung quanh hai thành phố này. Nếu phân theo ngành, ô nhiễm nước nghiêm trọng nhất - dựa trên kết quả đo nhu cầu ôxy sinh hóa - bắt nguồn từ hai ngành sản xuất là dệt may và thực phẩm.
Những áp lực đối với các loại tài nguyên thiên nhiên - đất nông nghiệp, rừng tự nhiên, thủy sản và tài nguyên khoáng sản... cũng đang ngày một gia tăng. Xu hướng này đang đe dọa đối với đa dạng sinh học ở một đất nước vốn có số lượng lớn các loài sinh vật đa dạng trên thế giới.
Khuyến cáo việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên nhằm giảm nghèo một cách bền vững về mặt môi trường và xã hội, báo cáo phát triển Việt Nam 2011 cho biết chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường dùng để đo mức độ hiệu quả thực thi các mục tiêu chính sách môi trường của một quốc gia và hướng tới hai mục tiêu chính là sức khỏe cộng đồng và khả năng tồn tại lâu dài của hệ sinh thái.
Theo báo cáo này, Việt Nam cần chú ý tới cơ chế khuyến khích sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; quản lý toàn diện tài nguyên thiên nhiên hướng tới môi trường bền vững; các quyền của cộng đồng, sự tham gia và chia sẻ lợi ích cộng đồng nhằm hướng tới công bằng xã hội./.
----------
.-Việt Nam có chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường khá tốt (QĐND) -
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố: Việt Nam đứng thứ 85 trong số 163 nước được xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường (EPI) với 59 điểm. Chỉ số này thể hiện kết quả hoạt động môi trường ở Việt Nam khá tốt. Việt Nam đạt điểm cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp.
Ảnh minh họa/ Internet |
Theo báo cáo này, Việt Nam cần chú ý tới cơ chế khuyến khích sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; quản lý toàn diện tài nguyên thiên nhiên hướng tới môi trường bền vững; các quyền của cộng đồng, sự tham gia và chia sẻ lợi ích cộng đồng nhằm hướng tới công bằng xã hội.
Theo TTXVN
--
- WHO: Không khí ở Mỹ, Canada sạch nhất thế giới (GDVN).
- Sân gôn, resort đang “giữ” đất để sử dụng dần (SGTT). Nhiều địa phương “cầm đèn” chạy trước… Quốc hội (Dân trí) - Thường vụ Quốc hội xem xét kế hoạch sử dụng đất 5 năm (VnEconomy).
- Khánh Hòa: Chuối phá… rừng, phá đường (DV).
- Không nên xây dựng thuỷ điện trong khu bảo tồn thiên nhiên (ĐĐK).
- Đăk Lăk: 8 năm tù cho đối tượng mua bán gỗ lậu (thiennhien.net).
- Vụ sập mỏ đá Lèn Cờ: Phó Phòng TN&MT kêu oan (Dân Trí).
-Dân hối hả chống bão, cán bộ huyện say sưa nhậu(LĐ 26-9-11)
- An Giang, Đồng Tháp: Vỡ đê, nước tràn như thác (TT). – Hàng loạt đê vỡ nghiêm trọng ở An Giang (TN). – Hình ảnh: Kinh hoàng vỡ đê tại An Giang, Đồng Tháp (NĐT).
Vỡ đê ngăn lũ, thiệt hại hàng nghìn héc-ta lúa và màu Dân Trí
(Dân trí) - Sáng nay 28/9, trên địa bàn An Giang đã xảy ra 4 vụ sạt lở đê bao ngăn lũ, gây thiệt hại 2.700 héc-ta hoa màu và lúa vụ 3 tại các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới. Cụ thể, tối ngày 27/9, tại tuyến đê kênh 7 (kênh Đào - Cần Thảo) thuộc xã ...
Vỡ đê, mất trắng 2.500ha lúa thu đôngLao động
An Giang, Đồng Tháp: Vỡ đê, nước tràn như thácTuổi Trẻ
Hàng loạt đê vỡ nghiêm trọng ở An GiangThanh Niên
cand.com -Nhân Dân -Sài gòn Giải Phóng
- Sẽ phản biện toàn diện hai dự án thủy điện Đồng Nai (PLTP).
- Đồng Tháp: Lũ xấp xỉ đỉnh năm 2000 (TN). – Chống lũ (TN).
- Lũ lụt tràn về, người Việt tại Campuchia kêu cứu – (RFA).
-
- Đề nghị Hà Nội thí điểm cấm xe máy nội thành (VnMedia).
- Hà Nội quyết liệt “gỡ rối” giao thông đô thị nhưng… (CAND).
- Thu phí ô tô có giảm lượng xe? (NĐT). – Cấm xe máy: Dân sẽ đổ xô sang đi xe buýt? (VnMedia). – ‘Hà Nội và TP HCM không thể mãi phát triển xe máy’ (VNE). – Hạn chế xe cá nhân ở Hà Nội: Xem xét cấm xe vào khu vực hồ Hoàn Kiếm (TP).
- Cưỡng chế kiểm tra nồng độ cồn trong máu của người lái xe (CAND).
- Hơn 200 xe bị tạm giữ khi truy bắt ‘bão đêm’ (VNE).
- Sau mưa lũ, xuất hiện “hố tử thần” khủng giữa khu dân cư (GDVN).
--
- WHO: Không khí ở Mỹ, Canada sạch nhất thế giới (GDVN).
- Sân gôn, resort đang “giữ” đất để sử dụng dần (SGTT). Nhiều địa phương “cầm đèn” chạy trước… Quốc hội (Dân trí) - Thường vụ Quốc hội xem xét kế hoạch sử dụng đất 5 năm (VnEconomy).
- Khánh Hòa: Chuối phá… rừng, phá đường (DV).
- Không nên xây dựng thuỷ điện trong khu bảo tồn thiên nhiên (ĐĐK).
- Đăk Lăk: 8 năm tù cho đối tượng mua bán gỗ lậu (thiennhien.net).
- Vụ sập mỏ đá Lèn Cờ: Phó Phòng TN&MT kêu oan (Dân Trí).
-Dân hối hả chống bão, cán bộ huyện say sưa nhậu(LĐ 26-9-11)
- An Giang, Đồng Tháp: Vỡ đê, nước tràn như thác (TT). – Hàng loạt đê vỡ nghiêm trọng ở An Giang (TN). – Hình ảnh: Kinh hoàng vỡ đê tại An Giang, Đồng Tháp (NĐT).
Vỡ đê ngăn lũ, thiệt hại hàng nghìn héc-ta lúa và màu Dân Trí
(Dân trí) - Sáng nay 28/9, trên địa bàn An Giang đã xảy ra 4 vụ sạt lở đê bao ngăn lũ, gây thiệt hại 2.700 héc-ta hoa màu và lúa vụ 3 tại các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới. Cụ thể, tối ngày 27/9, tại tuyến đê kênh 7 (kênh Đào - Cần Thảo) thuộc xã ...
Vỡ đê, mất trắng 2.500ha lúa thu đôngLao động
An Giang, Đồng Tháp: Vỡ đê, nước tràn như thácTuổi Trẻ
Hàng loạt đê vỡ nghiêm trọng ở An GiangThanh Niên
cand.com -Nhân Dân -Sài gòn Giải Phóng
- Đồng Tháp: Lũ xấp xỉ đỉnh năm 2000 (TN). – Chống lũ (TN).
- Lũ lụt tràn về, người Việt tại Campuchia kêu cứu – (RFA).
-
- Đề nghị Hà Nội thí điểm cấm xe máy nội thành (VnMedia).
- Hà Nội quyết liệt “gỡ rối” giao thông đô thị nhưng… (CAND).
- Thu phí ô tô có giảm lượng xe? (NĐT). – Cấm xe máy: Dân sẽ đổ xô sang đi xe buýt? (VnMedia). – ‘Hà Nội và TP HCM không thể mãi phát triển xe máy’ (VNE). – Hạn chế xe cá nhân ở Hà Nội: Xem xét cấm xe vào khu vực hồ Hoàn Kiếm (TP).
- Cưỡng chế kiểm tra nồng độ cồn trong máu của người lái xe (CAND).
- Hơn 200 xe bị tạm giữ khi truy bắt ‘bão đêm’ (VNE).
- Sau mưa lũ, xuất hiện “hố tử thần” khủng giữa khu dân cư (GDVN).