Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

WB: Kinh tế Việt Nam… còn có nhiều “tin xấu”

(Tamnhin.net) - Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, bên cạnh những “tin tốt”, còn có nhiều “tin xấu”…

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đưa ra đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị tham vấn đối tác phát triển về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì ngày 6/9.

Theo bà Victoria Kwakwa, những kết quả mà Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội như tốc độ tăng trưởng đạt khá (5,4% trong quý 1 và 5,7% trong quý 2), xuất khẩu tăng mạnh, tỷ giá hối đoái ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng; công tác an sinh xã hội đạt được những kết quả tích cực… sẽ là tiền đề để Việt Nam tiếp tục phát và đạt tăng trưởng cao hơn trong năm 2012 và những năm tiếp theo.

Bà Victoria Kwakwa khuyến nghị, Việt Nam cần kiên trì các mục tiêu của Nghị quyết 11, vì việc này sẽ giúp Việt Nam tránh các yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô cũng như đạt được mục tiêu kép là duy trì, cân bằng được mục tiêu phát triển, tốc độ tăng trưởng hợp lý và đảm bảo được các vấn đề an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Bà Victoria Kwakwa cho rằng, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa tính minh bạch ngân sách, tập hợp và công bố thông tin toàn diện về nợ của các doanh nghiệp; lưu ý tới công tác thông tin truyền thông qua đó tạo niềm tin của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư… về chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, vị đại diện của WB cũng cho rằng bên cạnh những “tin tốt”, còn có nhiều “tin xấu” như lạm phát cao; xuất khẩu chưa tốt; lãi suất cho vay còn cao; cam kết FDI giảm… là những vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết.

Bà Victoria Kwakwa nêu rõ mức lạm phát 23% so với cùng kỳ là cao nhất châu Á hiện tại.

Đồng nội tệ cũng dao động mạnh trong bốn năm qua và là đồng tiền duy nhất ở châu Á giảm giá so với USD; trong khi dự trữ ngoại tệ tính theo tuần nhập khẩu hiện chỉ ở mức 8 tuần, mức thấp nhất kể từ năm 1994, trong bối cảnh hầu hết các nước châu Á khác đều tăng dự trữ ngoại tệ.

Hiện trạng này đòi hỏi Chính phủ phải quyết tâm hơn nữa trong việc tiếp tục các giải pháp nhằm cấu trúc lại khối ngân hàng và doanh nghiệp để lành mạnh hóa nền kinh tế, từng bước phục hồi.

Ông Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào điểm lại những dự báo về tình hình kinh tế thế giới và nhấn mạnh hậu quả của suy thoái kinh tế thế giới, vấn đề nợ công… sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ tới các nền kinh tế trong đó có Việt Nam.

Ông Benedict Bingham cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững.

Theo ông, Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề kế thừa từ quá khứ, chẳng hạn như lạm phát, nợ công, nợ của khu vực doanh nghiệp. Không chỉ vậy, một vấn đề khác là dường như sự quan tâm đến cải cách cơ cấu đang ít đi.

Việc tái cơ cấu khối ngân hàng và doanh nghiệp cần được thực hiện ngay và Chính phủ cần thể hiện điều đó thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn mới, chẳng hạn phải áp dụng ngay một Chương trình đánh giá ổn định tài chính.

Việc tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ đóng góp tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô; cân bằng các cán cân kinh tế… mà còn tạo cơ hội cho đầu tư, tăng trưởng và tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ; về sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Đại diện của IMF nói, sự chậm lại của cải cách cơ cấu trong hai năm qua là dễ hiểu, nhưng đã đến lúc Chính phủ cần có tín hiệu cụ thể rằng sẽ lấy lại động lực cải cách, qua đó mang lại hy vọng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Tomoyuki Kimura khuyến nghị Việt Nam cần quản lý hiệu quả hơn vấn đề về đầu tư công bởi đây là một trong những lĩnh vực rất dễ gây nên những bất ổn về kinh tế vĩ mô; cùng với đó là phải đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước để tăng cường tính hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Một chuyên gia độc lập của EU cho rằng, là một nền kinh tế mở, đã hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu, nhất là những mặt hàng được coi là thế mạnh và khi đưa ra bất kỳ  chính sách nào về xuất nhập khẩu nào cũng cần cân nhắc kỹ đến các yếu tố gây tác động bất lợi, hoặc gây ra những thiệt hại về kinh tế khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

Việt Nam cũng cần hết sức quan tâm tới công tác phát triển giáo dục, y tế; đảm bảo cho người dân ngày càng có điều kiện sống, môi trường sống và hưởng các chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn.

Các chuyên gia, các nhà tài trợ quốc tế, các vị Đại sứ… khẳng định cam kết sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ và sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Minh Giang
-WB: Kinh tế Việt Nam… còn có nhiều “tin xấu” 

---TLQ:

--Cộng đồng quốc tế tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn (ND 6-9-11) -- Theo tôi biết thì trong phiên họp này "cộng đồng quốc tế" còn khuyến nghị nhiều điều khác nữa, "nghiêm khắc" hơn

-Chính sách tiền tệ không có lỗi(Toquoc)-chính sách thắt chặt tiền tệ không phải là nguyên nhân căn bản khiến các doanh nghiệp lâm vào khó khăn. -- Tăng khả năng chống giả cho Việt Nam đồng (VTV). -
--Lỗ hổng hàng nhập - TUỔI TRẺ -- Nhiều biện pháp xử lý ngân hàng vượt rào tín dụng (TTXVN).- Lại chuyện kỷ cương (PLTP)-Chính phủ và chuyện phản biện (VNEco).- Vẫn cần có… chế tài (Đại Đoàn Kết). -Nhiều tỉnh, địa phương cố ý chần chừ trong việc cắt giảm, ngừng khởi công những dự án sử dụng ngân sách Nhà nước


-Đâu thấy vốn rẻ? - TUỔI TRẺ -Kiểm soát đầu tư công và đẩy mạnh cải cách - TUỔI TRẺ -Một doanh nghiệp bị truy thu thuế gần 36 tỉ đồng - TUỔI TRẺ -

- Giá vàng vọt lên trên ngưỡng tâm lý 1.900 USD.- ’3 tuần qua, Ngân hàng Nhà nước bán ra khoảng 1,5 tỷ USD’ (NDHM). - Lại thêm một đề xuất khó hiểu (NB&CL).

- 2 tỷ yen xây nhà máy thức ăn gia súc ở Việt Nam (TTXVN).-- Hoan nghênh các DN Mỹ tìm cơ hội hợp tác tại VN (TTXVN).- Cơ hội lớn cho thủy sản vào Mỹ (TT).
-- --Một loạt “đại gia” Mỹ muốn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam (VnEconomy) -
Một dự án trị giá 7 tỷ USD giữa Chevron và Petro Vietnam dự kiến đi tới thỏa thuận đầu tư trong tháng 9 này
-
- ANTĐ: Kiên trì thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế của Chính phủ về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội  vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
 -
--Tổng phương tiện thanh toán tăng đột biến (VnEconomy) -
Thông tin chi tiết về tình hình hoạt động ngân hàng tháng 8 cho thấy mức tăng đột biến của tổng phương tiện thanh toán
-

Lãi suất thực là lãi suất thực nào? 
-- Thời báo Kinh tế Sài gòn - 
Sẽ có thêm ‘thuốc’ hạ nhiệt lãi suất (Ebank).- Ngân hàng và DN cùng bàn giải pháp hạ lãi suất  (TTXVN).
Đình hoãn, cắt giảm hơn 9.450 tỷ đồng vốn NSNN (TTXVN).
Dòng vốn bắt đầu chảy (SGTT).- Cú rơi tự do của vàng (VTV). - - Lãi suất thực doanh nghiệp phải gánh đến 30%/năm (Đầu tư CK).

VN phấn đấu mỗi năm sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo (TTXVN).
Vinashin hạ thủy tàu chở hàng rời vỏ kép 34.000 tấn (TTXVN).
Vinashin sẽ bàn giao 60 tàu đóng mới trước 31/12 (TTXVN).
-- Các đoàn tàu đánh cá hùng hậu đã phá sản  (SGTT). - Điều tra ba con tàu bị nghi nhập lậu (PLTP).
Doanh nghiệp Việt Nam phải bảo đảm thị trường tiêu thụ cho nông dân  – (RFI).  - Đầu cơ gạo bị hớ (PLTP). - Gạo lại bị đầu cơ? (ĐV).
-Giá phân bón sẽ tăng theo giá than
TP - Thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất phân bón cho biết, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa có công văn thông báo về việc tăng giá bán than cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón thêm 15%.
 Kiếm vài chục triệu mỗi tháng nhờ... săn cào cào (DT 21-8-11) -- Đây là kế họach phát triển kinh tế của Việt Nam?

-Quảng Nam: Hết bờ biển để đầu tư
(Tamnhin.net) - Nhà đầu tư muốn đầu tư vào các dự án du lịch ven biển của tỉnh Quảng Nam phải chờ thêm một thời gian nữa. Nguyên nhân do diện tích đất ven biển phía bắc của tỉnh đã kín chỗ, còn khu phía nam chỉ mời gọi nhà đầu tư khi cầu Cửa Đại hoàn tất.

-Kéo nhau đập nhà, xiết đồ chủ hụi ôm tiền tỉ bỏ trốn
(NLĐO)- Bất ngờ tuyên bố vỡ nợ rồi bỏ trốn cùng một số lượng tiền đổ gom trước đó, nhà bà Liên đã bị rất đông “chủ nợ” đến phá cửa nhà để xiết nợ và lấy đi nhiều tài sản trong nhà.

- Đằng sau thương vụ Tập đoàn Bảo Sơn mua 100% vốn của Tập đoàn Y dược Bảo Long (VC).-- Đơn kêu cứu của Tập đoàn Y dược Bảo Long (PT) -
--- Bảo Sơn - Bảo Long: Rắc rối lớn từ một cuộc thâu tóm


-------------

-Kinh tế châu Âu sắp đến hồi nguy kịch?
(Tamnhin.net) - Các thị trường chứng khoán châu Âu mất điểm hơn 5% và nhiều ngân hàng của châu lục này bị hút vào bão táp do ‘‘thái độ mất tin tưởng ngày càng tăng đối với kế hoạch cứu Hy Lạp’’.

Thị trường châu Âu tăng giá – (BBC).- Quốc hội Pháp thảo luận về kế hoạch khắc khổ – (RFI).
- Thất Nghiệp – Mối Đau Đầu Của Hoa Kỳ – (Dainamax).
-GROS: The Saver’s Dilemma
GROS: The Saver’s Dilemma Interest rates are now close to zero throughout the developed world, but the global economy is slowing down, and financial markets went into a tailspin during the summer. The fundamental problem is simple: the market cannot be brought back into equilibrium when savers do not want to lend to those who would be willing to take these savings.
OMG, Is The US Really $211 TRILLION In Debt!?!
- -Bài này chỉ ra nhầm lẫn giữa debt và liability (giangle đã có lần nói đến vấn đề này trên blog liên quan đến vụ VNS).
Ngày tàn của Mỹ?: Why Amazon Can't Make A Kindle In the USA (Forbes 17-8-11) -- Brutal!  Simply brutal!!!


Chủ tịch World Bank tin thế giới sẽ tránh được cuộc suy thoái lần thứ 2 (VOA).

Kinh tế Trung Quốc: Inflation Is China's Top Concern, World Bank Chief Says (WSJ 6-9-11) -- Nhiều thông tin về nhân dân tệ, bẫy thu nhập trung bình, vv

Tổng số lượt xem trang

5189921