Hoàng Hưng dịch
Một trong những câu hỏi quan trọng chưa được trả lời xung quanh đường lối ngoại giao của TQ là: ảnh hưởng của nước này đang tăng hay giảm. TQ có phải là một mẫu mực cho các nước khác? Liệu cú đấm kinh tế của nó có cho nó địa vị thống trị trên những lãnh vực khác? Liệu khả năng quân sự đang lớn lên của nó có thể khiến các nước khác ngả theo ý chí của nó?
Trong hai tuần lễ qua, phong vũ biểu chỉ ảnh hưởng của TQ đã chao đảo dữ dội. Ở Zambia, ứng viên Tổng thống Michael Sata vận động tranh cử rộng rãi dựa trên nền tảng bài Hoa, ông tuyên bố “Zambia đã trở thành một tỉnh của TQ… Người TQ là những người mất lòng dân nhất ở nước này vì không ai tin họ hết,” và ông đã thắng. Gần TQ hơn, Myanmar phá một trong những kế hoạch của TQ nhắm xây thêm bảy đập trên sông Irrawadi, bao gồm đập Myitsone, khi Tổng thống Thein Sein công bố hoãn việc xây đập đến hết nhiệm kỳ của ông vào tháng Tư năm 2016. Đập này có thể làm ngập một vùng có diện tích ngang với Singapore và cung cấp điện năng cho TQ trước hết. Chính phủ TQ choáng người trước sự phản thùng của Myanmar. Và tất nhiên, hầu khắp châu Á, các láng giềng của TQ đang xây dựng những liên minh mới và củng cố các liên minh cũ để tự vệ chống lại một nước TQ có vẻ quyết đoán hơn (Điều này rõ ràng giống như ảnh hưởng…
chỉ có điều không phải kiểu ảnh hưởng mà Bắc Kinh muốn có). Cùng lúc, Chính phủ Nam Phi do Tổng thống Zuma lãnh đạo đã không cấp chiếu khán cho Dalai Lama dự lễ sinh nhật thứ 80 của Desmond Tutu, người bạn cũng có giải Nobel như ông, gây nên phản ứng giận dữ của vị Tổng Giám mục này. Thêm vào đó, đồng nghiệp Josh Kurlantzich của tôi gợi ý rằng ảnh hưởng TQ ở vùng giữa và một số vùng khác thuộc Đông Nam Á dang gia tăng qua những chương trình quản lý bất ổn xã hội của TQ. Dù có những sự gia tăng đáng kể hàng năm các cuộc phản đối ở TQ, tôi không thấy rõ những cuộc ấy chính xác là nói lên điều gì, và dù có những sự ưa chuộng nền độc tài đã có sẵn ở những quốc gia ấy, thì ảnh hưởng TQ, trong khi không phải là không đáng kể, cũng chẳng làm ai sửng sốt lắm. Cuối cùng, mở bất kỳ tờ báo của bất kỳ ngày nào, cũng dễ dàng có cảm tưởng là nếu không có đầu tư của TQ, toàn bộ kinh tế thế giới sẽ sa sút.
Vậy thì ảnh hưởng TQ thịnh hay suy? Câu trả lời là còn tùy thuộc. Quan hệ giữa các nước được xây dựng trên quá nhiều bình diện khác nhau và có quá nhiều tác nhân khác nhau; trog khi ảnh hưởng có thể cảm thấy trong lĩnh vực kinh tế chẳng hạn, thì lại có thể không tồn tại trên những vấn đề nghiêm trọng về an ninh. Những vụ mua nguyên liệu thô rất lớn của TQ ở Úc, đóng góp vào sự phát đạt về kinh tế của Úc, chắc chắn đã gia tăng ảnh hưởng của nước này đối với kinh tế Úc; khi TQ hắt hơi, Úc vội kiếm khăn mù soa. Thế mà, người ta nói Thủ tướng Úc đã bảo Bộ trưởng Ngoại giao Clinton rằng có thể cần sức mạnh để chống lại TQ “nếu mọi việc trở nên sai trái”. Một lần nữa, TQ có ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng đến Úc mà để Úc lên kế hoạch sử dụng vũ lực chống lại đại lục thì không phải kết cục mà TQ muốn.
Chúng ta cũng cần xem xét ảnh hưởng trong nhiều hoàn cảnh đa dạng. Khuôn khổ thời gian là gì? Vấn đề gì? Ai là mục tiêu nhắm tới của ảnh hưởng? Mục tiêu phải đạt là gì? Ảnh hưởng trong đường lối đối ngoại không phải chỉ là vấn đề mà còn là thời điểm cụ thể. Trước khi Tổng thống Obama đi thăm TQ vào tháng 11 năm 2009 chẳng hạn, ông đã không gặp Dalai Lama nhắm tránh phật lòng Bắc Kinh. Vài tháng sau chuyến đi, ông gặp Dalai Lama và rõ ràng làm phiền lòng người TQ. TQ có vẻ có ảnh hưởng trước tháng 11 nhưng sau đó thì không. Ảnh hưởng ấy thực sự có giá trị gì xét về mặt đường lối ngoại giao nghiêm túc?
“Còn tùy thuộc” ít khi là câu trả lời thỏa mãn cho bất cứ điều gì. Nhưng đôi khi nó là câu trả lời đúng. “Còn tùy thuộc” cũng là câu trả lời giúp chúng ta không trở thành quá khiếp hoảng hay quá lạc quan. Ảnh hưởng TQ bao giờ cũng có thể tích cực hay có hại – ma quỷ luôn ở trong các chi tiết – và chúng ta cần chú ý rất kỹ lưỡng khi tìm cách phân tích xem TQ đang đi tới đâu, điều đó có nghĩa gì đối với phần còn lại của thế giới, và chúng ta có thể làm gì về việc đó.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Ảnh hưởng Trung Quốc: thịnh hay suy
----------------------
--lưu ý của anhbasam:
-
- Thượng nghị sĩ Philippines, ông Edgardo J. Angara: ‘Song phương với Trung Quốc chỉ có hại’ – (BBC).
- Trung Quốc lạm dụng lịch sử để đòi chủ quyền ở biển Đông: Abusing History? (The Diplomat).
- Bắc Triều Tiên đả kích chương trình phát thanh truyền hình của Nam Triều Tiên về thống nhất (VOA).
- Nhật Bản và ASEAN sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải– (RFI). – Govt must boost security, economic ties with ASEAN (Yomiuri Shimbun). – Japan, ASEAN to boost sea security (AsiaOne).
- Mỹ quan ngại về việc Đài Loan dự trù triển khai tên lửa ở Trường Sa – (RFI). – US appeals for calm over South China Sea( AFP).
-Thảo luận về bài "Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ" của Hillary Clinton: Debating the Pacific Century (FP 14-10-11) -- Bàn tròn giữa Twining, Grothkopf, Pei và McGregor (McGregor: "Washington can claim credit for bringing Hồ Cẩm Đào & Nguyễn Phú Trọng together" Ối giời ơi! ◄
- Áo mưa No-U đã đến với Phú Quốc – (DLB). – Lập kế hoạch tôn tạo bia chủ quyền tại Trường Sa (GD Online). –MỘT LÁ THƯ CỦA NGƯ DÂN – (Mẹ Nấm).